Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

NGHỊ ĐỊNH 72: LẠI NẮM THẰNG TRỌC ĐẦU

Beo đọc 2 lần Nghị định 72 (72)  và đọc lại nghị định cùng nội dung 97/2008 (97). Thế nên, đủ cơ sở để khẳng định rằng, cả quan chức quản lí lẫn nhà báo tham dự cuộc họp báo về 72 đều chưa ai đọc nó. (Chứ không lẽ trình độ đọc hiểu lại có vấn đề nặng đến thế).
So với 97, 72 có hai nội dung mới hoàn toàn là quản lí việc cung cấp thông tin trên mạng viễn thông di động và trò chơi điện tử. Mới, là mới với nghị định nhưng cũng đã cũ với thực tế đời sống. Đặc biệt mảng quản lí trò chơi điện tử, có thể thấy phảng phất mùi lợi ích cục bộ bẻ ghi 72. Tuy nhiên, chuyện này không lớn nhưng nghiêm trọng, nói phải có dẫn chứng cụ thể, không thể khơi khơi trong một entry blog là xong.
Mảng lớn nhất trong 72 là quản lí internet. Cũng đúng thôi khi trong mảng này dư luận  chăm chăm vào một nội dung thiết thân duy nhất với mình: cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng.
So với 97, 72 có hai điểm mới.
Điều 5/72 quy định thế này: " Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về các thông tin mà mình lưu trữ, truyền đưa, cung cấp hoặc phát tán trên mạng".
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải chịu trách nhiệm (hình sự có thể) những tin bài bạn chép lại của người khác, trong khi trước đây, trách nhiệm  chỉ dừng lại ở  chỗ người sản xuất ra nó.
Và điều mới cuối cùng, điều gây bàn cãi tranh luận và điều bày ra thứ văn hoá đặc trưng của bàn cãi tranh luận ở ta, đó là Trang thông tin điện tử cá nhân  không  cung cấp thông tin tổng hợp.
72 có 3 loại trang thông tin điện tử được định nghĩa không cung cấp thông tin tổng hợp:  nội bộ, ứng dụng chuyên ngành và cá nhân.
Hai loại  đầu rất rõ ý phòng chống việc ăn cắp bản quyền và ngược 180 độ với 97 (khi đó khuyến khích các loại trang này copy càng nhiều càng ít thông tin từ báo chí chính thống). 
Loại thứ 3, tức trang tin điện tử cá nhân (kể cả núp dưới áo các trang mạng xã hội) lại là vấn đề, lớn chứ không hề nhỏ.
Đối với người dùng. Lớn, bởi chế tài về bản quyền với nhóm đối tượng này là.. vô nghĩa vô phương đòi. Lớn bởi nó liên  quan đến tuyệt đại đa số người chơi mạng xã hội và, nó liên quan đến lĩnh vực nhạy cảm bậc nhất của chế độ: cá nhân  bày tỏ chính kiến về chính trị và chính khách.
Đối với nhà quản lí. Không lớn, phải cực lớn mới đúng. Vòi bạch tuộc nào các bác vươn ra nổi để thanh kiểm tra để phạt để mách bộ Công an để bla bla bla..
Người Mỹ, khôn lắm. Bạn có gúc toét mắt  cũng không tìm ra văn bản quản lí nào của nhà nước với loại đối tượng bất trị đầu bò đầu biếu này. 
Nó bắn trách nhiệm cho những thằng Mark Zuckerberg. Và thằng Dúc đó phải tự nghĩ ra những luật lệ riêng, phần mềm quản lí riêng, cho các thần dân của mình để tránh bị ra toà, bởi nhà nước và bởi chính thần dân mình. Ví dụ, không được hé lộ các bí mật cuốc gia, không được pót hình trẻ con làm tình, không được chê bạn Beo 124 pounds là quá mập, vv...
Soi sang ta, nhà nước ôm tất. 72 : "Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này khi có yêu cầu."
Nếu so sánh nghiêm túc và sâu, kì thực ta tự do dân chủ hơn Mỹ hàng vạn lần, bằng chính cái câu gỡ gạc tí quyền lực nhà nước của 72 kia.
Mà điều 5, có một mục sát máu thế này: cấm truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm. 
Sát máu, từ Beo dùng cho chính mình, chứ với cộng đồng mạng, chỉ tự sát thì có, là nói chính quyền ấy.