<!--[if !mso]>
v0003a* {}
o0003a* {}
w0003a* {}
.shape {}
--><!--[if gte mso 10]>
table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}
-->
Copy
của Khải Đơn
Tôi sử dụng công cụ thô thiển nhất
mình có thể có: Google, để gõ vào hai từ khóa.
Với “Thảm họa Titanic”: 942.000 kết
quả
Với “Nửa đời ngơ ngác”: Khoảng
107.000 kết quả
Với “Cao Thái Sơn gay”: 1.000.000
kết quả
Với “Liên hoan phim Châu Âu 2012″:
3.820.000 kết quả
Trong tuần vừa qua, giữa Sài Gòn
này, có một liên hoan phim Châu Âu, với 16 bộ phim rất nổi tiếng được trình
chiếu hoàn toàn miễn phí, với những chuỗi nội dung nặng nề, mạnh mẽ, đẹp, nhân
tính.
Trong tuần này, các sân khấu kịch,
như cái sân khấu tôi ghé tối nay, vẫn mở đèn, đông khách, và sôi nổi.
Trong khi ấy, tất cả những gì báo
chí viết của tuần qua là:
20/30 nhà báo trong cuộc họp báo đã
giơ tay khi Cao Thái Sơn hỏi ai nghĩ tôi bị gay?
Tất cả các trang báo văn nghệ đua
nhau chồng chất những cuộc chửi bới Ngọc Trinh khoe nhà, Ngọc TRinh ngồi trên
mộ, Ngọc Trinh xúc phạm các phụ nữ sinh con gái.
Chưa có thời điểm nào, tôi có thể
ngạc nhiên đến thế về các phóng viên văn nghệ và trang báo của họ.
Vô tình và hữu ý, trước khi bộ phim
Titanic 3D về Việt Nam và xuất hiện ầm ầm ở các rạp, ngày nào tôi cũng nhai
thấy các bài viết như “Thảm họa Titanic lặp lại sau 100 năm”, “Người đàn ông
gián tiếp gây ra thảm họa Titanic”. Thật buồn cười, bỗng nhiên, những nhà báo
văn nghệ lấp đầy trang viết của mình với sự quan tâm về lịch sử, một cái lịch
sử xa lắc, hồn nhiên, bỗng từ đâu ùng ùng dựng dậy vây hết trang báo này, tờ
báo nọ. Vài tuần sau, Titanic 3D đến rạp Việt Nam.
Cũng vô duyên vô tướng như vậy, nàng
Natalie Portman liên tục xuất hiện trên trang báo Việt Nam với cô Thiên Nga Đen
cùng giải Oscar. Cũng trong năm đó, hai bộ phim cực kì xuất sắc khác: “The
King’s speech” và “The Social Network” lẳng lặng như vài dấu chấm mờ nhạt mà
người ta vô tình nhắc đến trên trang báo, kế cạnh diễn viên nữ chính xuất sắc
nhất Natalie Portman. Tôi chưa hiểu là Mark Zukerberg liệu có kém hot hơn
Natalie Portman hay không mà người ta thuần túy quên đi bộ phim chân dung đầy tư
tưởng của anh chàng trẻ tuổi tài hoa này như vậy? Tôi chưa hiểu, cho đến khi
Black Swan rầm rộ lên rạp, tại TPHCM.
Nền văn nghệ bé nhỏ của TPHCM này,
tôi nghĩ, nó cũng không ngu dốt và thiển cận cho lắm. Nó vẫn có những buổi vài
chục người đến nghe đọc tác phẩm “Người đọc” và xem phim “Người đọc” miễn phí
tại Viện Goethe. Nó vẫn có những triển lãm ảnh, triển lãm tranh bé bé xinh
xinh, miễn phí, nhiều mới lạ. Nó vẫn có những đêm nhạc hoành tráng, đầy phẩm
chất, hoàn toàn miễn phí, của lãnh sự quán Nhật, của lãnh sự quán Đức, của một
vài cơ quan âm nhạc, hoặc thuần túy nhất là biểu diễn của dàn nhạc ở Nhạc viện,
với vài trăm nghìn tiền vé một buổi.
Phổ thông hơn, những sân khấu kịch,
cải lương vẫn sáng đèn. Những người phụ nữ vẫn ôm chặt lấy con mình, đưa tay
gạt nước mắt, khi nhân vật nữ trên sân khấu khóc rức tiếng, chia tay người yêu.
Diễn viên khóc cười như một con tằm bé tẹo, nhả hết tơ, khóc sạch nước mắt cho
tròn vai diễn, rồi lụm cụm thu vén đồ đạc, đứng nhìn những khán giả lặng lẽ kéo
ghế ra về. Sự cảm thông chất chồng chỉ diễn ra trong những tiếng cãi cọ đớn đau
trên sàn diễn và sự câm lặng của lớp khán giả dưới bóng tối đèn, lúp xúp, ít
nhiều vẫn còn lam lũ.
Nghệ thuật ở thành phố này cứ sống
và sống, hồn nhiên và hồn nhiên, khóc cười đến vô vàn những cung bậc, hồn nhiên
và vi vút như tiếng nhạc va vào tường sân khấu nhà hát.
Nghệ sĩ, khán giả đâu có ai bỏ rơi
họ đâu. Nghệ sĩ – sự đồng cảm vẫn còn nguyên nguyên vẹn, y như thuở nào trong
những câu chuyện già của của người xưa.
Rất tiếc, chỉ có các nhà báo vứt bỏ
nghệ thuật.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về một
comment trên Facebook khi tôi vì quá tức cười đã trích dẫn lại phản ứng của
20/30 nhà báo khi được hỏi là có nghĩ Cao Thái Sơn gay hay không.
Anh ấy viết: “Điều làm anh ngạc
nhiên nhất là có tới 30 nhà báo tới dự buổi họp báo ấy! “
Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn là
thậm chí còn có cả buổi tường thuật trực tiếp trên nhiều báo online về cái cuộc
họp báo để phân bua “Tôi là chuẩn men” của Cao Thái Sơn. Có 30 nhà báo đến dự
cuộc họp báo ấy, phá lên cười, và nhanh tay post thông tin thành bài trên tất
cả các mặt báo.
<!--[if gte mso 10]>
table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}
-->
Còn ở Liên Hoan phim Châu Âu, với 16
bộ phim xuất sắc, thậm chí có cả “In a better world” cũng thắng giải Oscar
(Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất), và chưa kể phim này đã xuất hiện lần 2,
sau liên hoan phim Đan Mạch vừa rồi, nó vẫn chưa hề được ai thèm cả mặt chú ý
mà lăng xê cả km như “thảm họa chìm tàu Titanic 100 năm trước” cả.
Những trang báo viết về sách, rất
chăm chú giới thiệu Lolita, rất chăm chú giới thiệu Ai và Ky ở xứ xở những con
số tàng hình, nhưng cũng bằng từng đó trang báo, họ lờ đi tất tần tật các thể
loại sách triết học quan trọng được in lại, sách khoa học hay được tái bản, tác
giả xuất sắc cũ được tái bản… đều lũ lượt lên kệ trong trạng thái lờ đờ, lơ tơ
mơ, như những kẻ già đuối sắp chết. Chẳng ai thèm chú ý đến chúng, chúng không
thể “hot” như nàng Lolita….
Phóng viên văn nghệ – họ vẫn sống
bằng tiền của những người đoc – và như những tên kẻ cắp – họ ăn tiền từ những
sản phẩm viết ra – dành cho người đọc – họ ăn tiếp “lai” thứ 2 từ những công ty
phát hành phim, những công ty sách chịu nhá mồi, thả tiền. Họ vứt những buổi
hòa nhạc sang một bên, họ vứt bỏ những quyển sách phải đọc ngay ngắn hết từng
trang mới viết giới thiệu nổi, họ quẳng những bộ phim công chiếu mà không biết
điều mớm tiền quảng cáo…
Họ không đọc.
Họ không xem.
Họ đi họp báo. Xem thằng gay.
Nhìn người mẫu cởi quần cởi áo, bình con này vú to, đùi bự, làm gái là không
tốt.
Và họ nói: Nền văn nghệ chúng
ta thật tởm, showbiz thật quá tởm.
Nhưng.
Họ rất tởm!