Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

CÁI GỌI LÀ LÒNG YÊU NƯỚC (COPY)

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

Tôi đi công tác ở Trường Sa 16
ngày về, lạc hậu thông tin vô cùng. Nhưng một trong những tin tức cập nhật đầu
tiên khi chuẩn bị về đến đất liền là “những lời kêu gọi xuống đường “tuần hành”
(hoặc cái gọi là “biểu tình”) phản đối Trung Quốc. Mục đích chính của cuộc kêu
gọi lần này thoạt nghe có vẻ rất hay: phản đối sự khiêu khích của Trung Quốc đối
với biển Đông bằng việc mời thầu các lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý của chúng ta và ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc Hội thông
qua.
Mặc dù về đến nhà đã khá khuya, mặc dù còn bộn bề công việc riêng sau chuyến đi
dài ngày, tôi vẫn cố dành thời gian lướt qua hàng chục trang web để nắm “tinh
thần” của cuộc phát động lần này. Và sáng nay, sau khi mọi chuyện đã xảy ra,
tôi có một vài suy nghĩ xin mạo muội nói thẳng: Một lần nữa, lòng yêu nước của
nhiều người dường như đã bị lợi dụng. Tôi có lý do để nói thế vì:
Thứ nhất, động thái khiêu khích vừa rồi của Trung Quốc nằm
trong chuỗi các động thái với mưu đồ độc chiếm biển Đông và “nắn gân” các nước
có tranh chấp rất tinh vi. Tuy nhiên, cách thể hiện sự khiêu khích của Trung Quốc
chỉ là những lời tuyên bố. Theo thông lệ Quốc tế, hành xử của Việt Nam trước sự
khiêu khích này không thể nào khác hơn ngoài những tuyên bố phản đối của các Tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền và Nhà nước ta đã thực hiện đúng với những gì cần
làm. Các bạn có thể thấy:
- Trung Quốc tuyên bố lập "thành phố Tam Sa" ở cấp vùng (Trung Quốc từng
có ý định lập thành phố Tam Sa ở cấp huyện, nhưng sau đó hủy bỏ quyết định trắng
trợn này) nhằm quản lý các quần đảo trên Biển Đông, ngay lập tức, lãnh đạo
Khánh Hòa và Đà Nẵng lên tiếng phản đối Trung Quốc, khẳng định Hoàng Sa và Trường
Sa là bộ phận không tách rời của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kịch liệt
lên án việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa".
- Đến khi Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) ngang ngược thông
báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam, cũng ngay lập tức Người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã yêu cầu Trung Quốc phải hủy bỏ
ngay việc mời thầu sai trái nói trên. Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt
Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao Công hàm phản đối
CNOOC mời thầu tại Biển Đông. Cùng ngày, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam (PVN) họp báo để phản đối Trung Quốc mời thầu phi pháp.
- Giới quan sát và các chuyên gia Quốc tế việc Trung Quốc mời thầu là
"hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền
pháp lý của mình trong luật quốc nội" và đánh giá việc CNOOC mời thầu tại
Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam vốn được luật pháp quốc tế thừa nhận. Từ đó, giới nghiên cứu quốc
tế nhận định sẽ không có công ty nước ngoài nào quan tâm tới lời mời thầu phi
pháp của Trung Quốc.
- Như vậy là đã rõ, hành động của Trung Quốc cũng chỉ là hành động khiêu khích
bằng tuyên bố của 1 đơn vị kinh tế của Trung Quốc. Phản ứng của Chính phủ Việt
Nam là hoàn toàn kịp thời, đúng quy định và hiện nay cũng chẳng có và sẽ chẳng
có bất cứ công ty nước ngoài nào nhận lời mời thầu phi pháp trên của Trung Quốc.
Thế thì tại sao vẫn có biểu tình giống như là Trung Quốc đã và đang khai khai
thác dầu tại vùng biển của chúng ta vậy? Hành động xuống đường phản đối có cần
thiết hay không? Những người yêu nước xuống đường chung với những gương mặt
“thích biểu tình”, thích quấy rối và nhiều gương mặt “có vấn đề” với Chính quyền
có đạt được đúng mục đích ban đầu của lời kêu gọi hay là mục đích khác? Đó
chính là sự lợi dụng lòng yêu nước.
Thứ hai, kết thúc cái gọi là biểu tình, tuần hành ôn hòa, tôi lướt qua hàng chục
trang web: nổi bật lên không phải là sự thỏa mãn của lòng yêu nước chính đáng
mà là sự hả hê của những tổ chức, cá nhân khi đã tập hợp được một lượng người cần
thiết xuống đường để cho thấy “Chính quyền, công an phải vất vả”, để cho thấy
những tổ chức, cá nhân đó có thể hiệu triệu được mọi người, để có thể “tập dần
thói quen phản kháng của người dân với chính quyền”. Những bài viết ở các trang
web, blog, facebook miêu tả việc bắt bớ, đánh đập, đàn áp, tôn vinh những “ngọn
cờ” với những thông tin “thêm mắm, dặm muối”, mô tả những chi tiết (qua lời kể,
thậm chí là trí tưởng tượng phong phú của một ai đó) đầy rẫy trên mạng, từ đó
những dòng phản hồi (comments) của một số phần tử mang tính bắc cầu (lấy chuyện
biểu tình chống Trung Quốc nói sang chuyện chế độ hiện nay, lấy chuyện yêu nước
để đả kích Chính quyền, Công an…) tiếp tục xuất hiện, càng nhiều, và cuối cùng
kết luận chung của những bài viết này cho buổi sáng hôm nay là “…một chiến thắng
của những công dân Việt Nam trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội ngày hôm nay”. Bây
giờ các bạn đã nhận thấy mục đích chính của những kẻ phát động biểu tình lúc
này chưa? Đó chính là sự lợi dụng lòng yêu nước.
Thứ ba, những “ngọn cờ” như Bùi Thị Minh Hằng, Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh
Trọng Hiếu, Huỳnh Công Thuận, Juse Lê Duy… nếu đủ tỉnh táo các bạn có thể nhận
ra họ là ai và vì sao họ lại luôn hăng hái xuống đường biểu tình bất cứ lúc nào
miễn có lý do nào đó. Những “ngọn cờ” ấy, nếu chịu khó tìm đọc trên các trang
web (thậm chí là những trang web của các tổ chức phản động khác nhau ở hải ngoại)
cũng có thể vạch trần bộ mặt thật của họ. Những khẩu hiệu, phát ngôn của họ sặc
mùi đả kích chính quyền, đả kích chế độ nhưng lại mặc màu áo “bảo vệ biển đảo
quê hương”. Chính vì thế, tôi không ngạc nhiên khi thấy những băng rôn kiểu
“Hãy hành động xứng đáng tiền thuế của nhân dân”, “đoàn kết dân tộc, tôn giáo…”
xuất hiện, thậm chí, tôi còn kinh bỉ kẻ đã viết băng rôn “với hình ảnh Ngọc
Trinh mang dòng chữ “đầu hàng Trung Quốc thì cạp đất mà ăn à?”. Đó chính là sự
lợi dụng lòng yêu nước.
Thứ tư, tôi từ Trường Sa về. Suốt 16 ngày ở nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc,
tôi đủ kiến thức và sự tự tin để khẳng định với các bạn rằng: Việt Nam chúng ta
đang làm rất tốt việc giữ gìn biển đảo quê hương. Chúng ta vẫn tiếp tục khai
thác tài nguyên, khoáng sản, vẫn tiếp tục phát triển kinh tế biển để làm giàu
cho Tổ quốc mà không có bất cứ kẻ ngang ngược nào có thể cản trở. Vậy thì, thay
vì xuống đường, đứng chung hàng ngũ với nhiều thành phần cơ hội, cải lương, phản
động… các bạn trẻ nên dành sức lực ấy làm việc có ích cho tổ quốc. Hãy học thật
giỏi, hãy làm việc thật hăng say nhằm có nhiều điều kiện đóng góp công sức phát
triển biển, đảo Việt Nam, hãy suy nghĩ cách nào đó để lính đảo bớt cực nhọc
giúp họ vững tay súng, cách nào đó để ngư dân bớt khổ giúp họ yên tâm bám biển,
hãy đóng góp những gì có thể khi Tổ quốc cần, như vậy chính là yêu nước.
Xuống đường chung “chiến tuyến” với những kẻ cơ hội, góp phần giúp chúng đạt được
mục đích hay là suy nghĩ chín chắn để có hành động phù hợp, các bạn hãy tự quyết
định.

link : http://www.facebook.com/nghng

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC- TƯƠNG LAI THẾ GIỚI?

Trong trào lưu bài
xích các công ty nhà nước hiện nay thì đây là bài rất đáng để đọc.
Copy của Joshua Kurlantzick,
chuyên theo dõi Đông Nam Á của Hội đồng quan hệ đối ngoại, một tổ
chức độc lập của Mỹ, đăng trên Bloomberg Businessweek số ra ngày hôm nay
. Tưa bài do Thị Beo sáng chế.


5 năm qua, khi
ngày càng nhiều các nước phát triển loạng choạng trong cuộc khủng hoảng, một
loại chủ nghĩa tư bản mới đã nổi lên như một thách thức các nền kinh tế thị
trường. Ở hầu khắp các nước đang phát triển, chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong
đó nhà nước hoặc sở hữu các công ty hoặc đóng một vai trò quan trọng trong việc
hỗ trợ hay chỉ đạo, được thay thế dần cho thị trường tự do.


Đến năm 2015,
 các quỹ tài sản nhà nước sẽ kiểm soát 12
nghìn tỷ USD, tăng nhanh hơn các nhà đầu tư tư nhân.


Từ năm 2004
đến hết năm 2009, 120 công ty thuộc sở hữu nhà nước xuất hiện lần đầu trong
danh sách của Forbes, trong khi 250 công ty tư nhân đã sụp đổ. Công ty nhà
nước kiểm soát khoảng 90% lượng dầu toàn cầu, khác xa với quá khứ, khi BP và
Exxon-Mobil có thể ra lệnh cho cả thế giới.
Ngay cả khi chủ nghĩa tư bản nhà nước đã tăng như vậy, một số nhà nghiên cứu,
doanh nhân và các chính trị gia vẫn cho rằng, hệ thống này không khuyến khích
sự đổi mới- chìa khóa để tăng trưởng dài hạn. Ian Bremmer, chủ tịch của Tập
đoàn Eurasia và là tác giả của cuốn Thị
trường tự do: Ai thắng trong cuộc chiến tranh giữa Công ty tư nhân và công ty
nhà nước,
lập luận rằng, tư bản nhà nước " hủy diệt tất cả các
hình thức khác bởi lo ngại có thể không kiểm soát được”.
Đó là một sai lầm khi đánh giá thấp tiềm năng sáng tạo của chủ nghĩa tư bản nhà
nước. Ví như Brazil và Ấn Độ đã sử dụng các đòn bẩy quyền lực nhà nước để thúc
đẩy sự đổi mới những lĩnh vực quan trọng, và quá trình này đã  sản sinh ra các công ty tầm cỡ thế giới. Mặc
dù chi tiêu quá mức, chính phủ Trung Quốc cũng đã can thiệp hiệu quả để thúc
đẩy phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến đòi hỏi công nghệ cao. Như
vậy, tư bản nhà nước đã phá vỡ những ý tưởng cho rằng  họ không thể thúc đẩy sự đổi mới để phù hợp
với nền kinh tế phát triển. Tư bản nhà nước mới có thể đẩy các công ty đa quốc
gia Mỹ và châu Âu vào thế bất lợi nghiêm trọng trong cạnh tranh toàn cầu.

Brazil có lẽ là ví dụ tốt nhất của một hệ thống tư bản nhà nước. Chính phủ Brazil
đã can thiệp với các ưu đãi, cho vay và trợ cấp để thúc đẩy các ngành công
nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ Mỹ và châu Âu. Đồng thời, các công
ty nhà nước hậu thuẫn mạnh mẽ, đảm bảo chính phủ  không trở thành những boondoggles (chả biết dịch là chữ quái quỷ gì)
chính trị.
Ba thập kỷ trước, chính phủ Brazil đã cho nhà sản xuất máy bay Embraer  các khoản trợ cấp khác nhau khi nhận thấy lợi
nhuận từ một phân khúc thị trường trong lĩnh vực này: máy bay tầm ngắn. Nếu
phụ thuộc hoàn toàn vào đầu tư tư nhân, công ty có lẽ đã thất bại, thay vào đó,
ngày nay nó phát triển mạnh mẽ, trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới của
máy bay tầm ngắn. Tương tự như vậy, nhà nước đầu tư vào Petrobras, một
công ty khai thác dầu khí với một ban quản lý độc lập, đã làm cho Petrobras  đủ khả năng cạnh tranh với các gã khổng lồ
đa quốc gia như Chevron, Shell và BP.
Bằng cách chọn các ngành công nghiệp có thể thống trị thế giới để đầu tư,
Brazil đã tạo ra các công ty đủ tầm cạnh tranh quốc tế trong một loạt các
ngành công nghiệp, từ hàng không vũ trụ đến năng lượng. Nhiều công ty được nhà
nước Brazil hậu thuẫn đã sống sót qua khủng hoảng toàn cầu tốt hơn nhiều so với
các công ty đa quốc gia.
Tư bản nhà nước với nhiệm vụ sinh lợi nhuận và quản lý độc lập đã mang lại thành
công cho một số nhà nước khác.


Singapore đã
sử dụng ưu đãi của chính phủ để thúc đẩy các công ty dịch chuyển vào các ngành
công nghiệp như năng lượng mặt trời và năng lượng sạch, trong đó, mặc dù không
nhất thiết phải có lợi nhuận, sẽ là các công nghệ mới nổi của thế kỷ này.


Hơn 40 phòng
thí nghiệm, nghiên cứu kỹ thuật thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ có nhiều bằng sáng
chế hơn so với tất cả các doanh nghiệp tư nhân trong nước cộng lại.


Ở Trung
Quốc, sự can thiệp chính trị trong việc hỗ trợ các công ty nhà nước đã khiến lợi
nhuận và sự đổi mới  tệ hơn ở những nơi
như Brazil. Tuy thế, trong những năm gần đây, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của
Trung Quốc đã tăng liên tục (theo xếp hạng các quốc gia của Diễn đàn Kinh tế
Thế giới), trong khi chỉ số của Mỹ giảm.
Một số quốc gia phát triển có thể hạn chế tư bản nhà nước bằng cách thu hẹp
 thị trường (của tư bản nhà nước) hoặc
kiểm soát kinh tế của chính họ chặt chẽ hơn. Không có giải pháp thực sự
khả thi. Khi tư bản nhà nước mở rộng hoạt động toàn cầu, công nghệ, quan hệ
quốc gia, vốn.. là gần như không thể cạnh tranh. Về lâu dài, các quốc gia
nợ nần nhiều phải đối mặt với những thách thức rất lớn nhằm cải thiện lợi
tức của họ. Họ không đủ khả năng đầu tư các nguồn lực vào các công ty như
các công ty tư bản nhà nước của Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc có thể.
Thay vì cố gắng để ngăn chặn, hoặc tệ hơn cấm cản, sự gia tăng của
hệ thống tư bản nhà nước,
sẽ tốt hơn nếu các công ty Mỹ, châu Âu và chính phủ 
học hỏi từ họ. Singapore cung cấp một mô hình nhà nước có thể can thiệp vào nền
kinh tế mà không có đàn áp tinh thần kinh doanh. Chính phủ xác định các ngành
công nghiệp rất quan trọng, các công nghệ tiên tiến trong tương lai để đầu
tư, và cung cấp các khoản đầu tư cho các doanh  nghiệp nhỏ, cố gắng thu
hút lao động tay nghề cao từ các quốc gia khác và sử dụng nguồn lực nhà nước
để đảm bảo rằng, các trường đại học tập trung vào nghiên cứu khoa học sẽ mang
lại lợi tức lớn trong tương lai.


Hoa Kỳ đã từng thành công trong việc  sử dụng các chính sách tương tự trong quá khứ,
trước khi chính sách nhập cư hạn chế cả người có tay nghề, chính quyền tiểu
bang và liên bang cắt giảm tiền từ các trường đại học cho các chương trình
khác, và ngay cả những ý tưởng của chính phủ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp
mới như năng lượng sạch nay cũng đã trở thành những cuộc chiến về chính
trị.