Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

AI KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CẮM CỜ?

By Lê Như Hùng
Stt này tôi viết để tưởng niệm những người lính đã hy sinh hay may mắn còn sống vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh hào hùng và bi thương, những người đã làm nên thống nhất đất nước!
"Tôi đi bộ đội năm 73, tháng 6 năm 74 là đã vào tới miền Đông Nam Bộ, thuộc trung đoàn đặc công 116, sư đoàn 2, bộ tư lệnh Miền. Đặc công rừng Sác cũng là một đơn vị thuộc sư đoàn này. Về sau thì thuộc quân khu 7, năm 77 thì sư 2 này bị giải tán, tôi di chuyển 2 lần sang hai phiên hiệu sư đoàn nữa, công việc không còn là đặc công mà chủ yếu trông coi đám lính ta bị kỷ luật phải đi rèn luyện. Năm 85 tôi đã là đại úy, về sau tôi từ chối nhận quân hàm thiếu tá và về nghỉ chế độ thương bệnh binh vào năm 90. Tôi cũng từng từ chối việc được cử đi học an ninh ở CHDC Đức. Giờ tiền chế độ thương tật hàng tháng của tôi chỉ có hai triệu, quá thiệt thòi; đám lính ngày xưa làm liên lạc cho bọn tôi năm 76 giờ có mấy thằng thiếu tướng, một đứa đang là tư lệnh phó quân khu 7 đứa khác trước là chỉ huy trưởng bộ tư lệnh thành phố đã chuyển đi đâu không rõ, cái đứa hiện chỉ huy trưởng cũng thế... Mấy hôm nay thấy ti vi chiếu hết nhân chứng lịch sử này đến nhân chứng lịch sử kia kể chuyện về những giờ phút cuối cùng trước khi ta cắm cờ trên dinh Độc lập, nhưng tôi thấy không trúng, có nhiều cái nhảm... Tôi là một trong 4 người lính trung đoàn 116 ngồi bám trên chiếc xe tăng thứ 2 vào dinh, chiếc xe 843 này là rẽ trái sau khi qua cổng..."
"Mãi tới ngày 26 đơn vị tôi mới được biết là sẽ giải phóng Sài Gòn. Chúng tôi chính là đơn vị đánh chiếm căn cứ Long Bình, một căn cứ nữa giờ là nơi của trường sỹ quan lục quân 2. Đêm 28 thì tự nhiên mới thấy xe tăng và thiết giáp không biết ở đâu ra mà nhiều thế, là xạ thủ B40 suýt nữa thì tôi đã tương vào đoàn xe vài quả. Lúc đầu đám lính bọn tôi kháo nhau, cứ bảo quân ngụy suy yếu té ra chúng còn đầy ra kia, về sau qua pháo sáng thì mới phát hiện ra dải băng đỏ trên cánh tay và cờ xanh đỏ, trời... quân chủ lực mình! Trung đoàn 116 trở thành đơn vị phối thuộc hợp đồng tác chiến... Chúng tôi được phân chia bám theo xe tăng từ lúc ấy. Trên chiếc xe 390 cũng có 4 người đơn vị bọn tôi... Tôi cũng là một trong số không nhiều người của trung đoàn 116 được giao cầm cờ giải phóng, lúc đó những anh cầm cờ phải là lính có nhiều thành tích chiến đấu. Tôi lẽ ra là người đầu tiên cắm cờ trên nóc dinh độc lập, vì tôi là thằng lính cầm cờ có mặt đầu tiên trên nóc sân thượng dinh Độc Lập vào lúc hơn 10g sáng ngày 30-4-1975 đó!"
"Từ ngã tư Biên Hòa vào trung tâm Sài Gòn phải qua mấy chiếc cầu, trong đó trận Rạch Chiếc là rất ác liệt, cũng do một đơn vị đặc công khác của sư đoàn 2 đánh và giữ từ một hai ngày trước. Từ ngã tư Thủ Đức vào thì không phải là không còn ác liệt, nhất là ở cầu xa lộ Biên Hòa, ở khu vực đó tôi còn phải bắn tới 2 quả B40 cơ mà. Thực ra đoàn xe tăng của trung đoàn 66 (quân đoàn 2) đã bị bắn cháy gần chục chiếc nên 2 xe 843 và 390 mới thành dẫn đầu. Hình ảnh kinh hoàng nhất là chiếc xe tăng ta bị bắn cháy ngay trước chân cầu Sài Gòn, cách một đoạn thôi. Các chiến sỹ xe tăng ấy khi bật nắp nhào ra là những quầng lửa, chắc đó là những người lính chủ lực cuối cùng hy sinh ngay trước khi ta chiếm dinh Độc Lập! Ngay thời điểm đó còn có 2 máy bay của địch định ném bom phá cầu Sài Gòn, nhưng vì hỏa lực quân ta, nhất là 12 ly 7, nên chúng đã ném bom chệch sang bán đảo Thanh Đa. Thật không biết, nếu chúng ném bom trúng và cầu Sài Gòn bị sập, thì diễn biến giải phóng Sài Gòn có thể sẽ khác vì quân địch vẫn còn đông và mạnh lắm..."
"Khi các xe tăng chúng tôi vượt lên tiến qua cầu Sài Gòn thì đã có biệt động thành xuất hiện dẫn đường ngay, chứ không có chuyện lạc đường hay không ai biết đường! Các chiến sỹ biệt động cũng là của sư đoàn 2 chúng tôi đã cài cắm và ém vào nội thành trước đó vài ngày rồi! Khi vào được dinh Độc Lập, xe 843 của chúng tôi có hơi vướng cổng rồi sau đó rẽ hướng vòng trái vào dinh, tôi nhảy xuống cầm cờ nhào vào. Một nữ biệt động dẫn tôi chạy theo cầu thang bộ lên nóc dinh. Khi tôi chuẩn bị cắm cờ (treo cờ) thì nữ đồng chí biệt động hỏi "đồng chí thuộc đơn vị nào?", tôi đáp "đặc công Miền, trung đoàn 116, sư đoàn 2". Nữ đồng chí biệt động ấy bèn ngăn lại "tuy cùng sư 2 với đồng chí, nhưng đồng chí không được phép cắm cờ đâu, chúng tôi đã nhận được lệnh trên là chỉ có lính của quân đoàn 2 mới được cắm cờ trên dinh Độc Lập thôi!" Là lính, phải chấp hành mệnh lệnh, phải tuân theo mỗi chỉ dẫn của biệt động thành, chúng tôi đã được phổ biến như thế từ ngày 28... Vậy là tôi lại đi xuống dưới sân dinh Độc Lập..."
"Xuống tới tiền sảnh đã thấy quân ta xua đám ông Dương Văn Minh ra ngồi bệt hai ba hàng ở bậc lên xuống trước dinh rồi, tay lính nào cũng lăm lăm súng trên tay. Một phóng viên người Pháp tiến tới phỏng vấn tôi, trả lời được hai ba câu thì chỉ huy tiểu đoàn tôi vừa mới kịp vào dinh, tiến tới ra hiệu cho tôi không được trả lời nữa. Phóng viên người Pháp đó nói tiếng Việt rất sõi... Khi quân ta dẫn ông Minh sang đài phát thanh thì đơn vị tôi lại tập hợp để đi đánh chiếm Tổng nha cảnh sát, sau rồi lại quay về chiếm giữ đài phát thanh. Tối hôm đó, 30-04-1975, đơn vị tôi về đóng giữ cư xá Đô Thành..."
"Mãi đêm hôm đó, ở cư xá Đô thành, chúng tôi mới được bữa cơm no, do người dân quanh đấy thổi rồi mang tới cho ăn. Từ hôm 26 đến tối hôm đó chúng tôi ăn uống linh tinh chả thành bữa, riêng ngày 30 ăn từ sáng sớm rồi mải đánh nhau mãi tới tối mới có bữa... Đêm đó, tại cư xá Đô Thành, đơn vị chúng tôi còn xem được ti vi Sài gòn phát đoạn phim quay có cảnh tôi cầm cờ chạy lên nóc dinh Độc Lập mà không được cắm, có cả bóng cô biệt động kia nữa..."
- Có nhiều nhân chứng chứng kiến việc bác cầm cờ chạy lên nóc dinh Độc Lập theo sự chỉ dẫn của nữ biệt động kia và rồi không được phép cắm hay không?
- Nhiều chứ! Ít nhất là 8 đặc công 116 chúng tôi bám theo trên 2 chiếc xe tăng 843 và 390, cô biệt động thành, nhà báo Pháp... Khi tôi từ nóc dinh xuống thì trung đoàn 116 của chúng tôi vào dinh đã nhiều, họ đều biết chuyện này...
- Đồng đội cũ cùng trung đoàn của bác còn nhiều không? Các bác có hay gặp gỡ nhau không?
- Có chứ! Bọn tôi vẫn gặp nhau thường xuyên, nhất là 8 thằng thân nhau lắm... Mỗi lần gặp nhau, chúng tôi vẫn hồi tưởng lại nhiều chi tiết của ngày 30-4 năm ấy mà chính sử chưa thấy nhắc tới bao giờ...
- Bác nghĩ sao về việc mình không được phép cắm cờ hồi ấy? Sao bác không cắm liều đi, cho dù cô biệt động có cấm cản?
- Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản mình là lính của đơn vị phối thuộc cho quân đoàn 2, lệnh cấp trên là phải tuân thủ chấp hành thôi. Và nói thật, lúc vào chiếm được dinh Độc Lập rồi, chúng tôi không hề nghĩ việc mình hay ai cắm cờ lại trở thành nhân vật của lịch sử, con người của lịch sử cả. Chỉ nghĩ đơn giản thế là sắp hòa bình rồi, sắp khỏi phải đánh nhau rồi, đất nước sắp thống nhất rồi... Về sau có nghĩ, nếu mà lúc ấy tôi cứ làm bừa đi thì có lẽ đời mình sẽ khác hơn, sẽ khá hơn... Nhưng tại lúc đó không nghĩ được như vậy!
- Ai có thể là nhân chứng, bằng chứng cho những gì bác kể?
- 8 anh em và toàn bộ đặc công trung đoàn 116 có mặt tại dinh Độc Lập lúc đó, cô biệt động dẫn tôi chạy theo cầu thang bộ lên nóc dinh chắc vẫn còn sống, nhà báo người Pháp kia, người nào đó đã quay đoạn phim phát trên ti vi Sài Gòn đêm ấy và bản thân đoạn phim đó...
- Bác có gì nói thêm nữa không ạ?
- À, mấy tháng sau thì các đơn vị vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975, hình như vào lúc 10g23p, có tập và diễn lại để quay phim, đơn vị tôi cũng có tham gia, nhưng khi họ chiếu lại bộ phim được gọi là tài liệu này thì tôi không nhận ra mình và đơn vị ở đâu cả. Nói thật nhá, diễn cả đấy, quân ta lúc vào dinh Độc Lập không có quân phục sạch sẽ và đẹp đẽ như trong phim đâu...
Người cựu chiến binh có mặt tại dinh Độc Lập và không được phép cắm cờ đầu tiên lên nóc dinh là anh em đồng hao với một người anh học chuyên trước tôi một khóa cùng trường. Bác ấy hiện đang sống tại thị trấn Hoằng Hóa, Thanh Hóa và "rất ngại kể về một số chuyện của ngày 30-4-1975 mà mình là một trong rất nhiều nhân chứng, bởi vì các ông ấy đang nói khác..."
Tôi nghĩ, lịch sử nên khách quan và công bằng - các nhà sử học rất nên nghiêm túc và tôn trọng các sự kiện thực tế, sự kiện lõi. Nếu họ muốn tìm thì nhân chứng, vật chứng ngày 30-4 của 40 năm về trước hãy còn nhiều đó, đừng đợi cho tới lúc mọi thứ phôi phai đi hết thì chúng ta và con cháu chúng ta lại cứ phải chấp nhận nhiều chi tiết lịch sử ngụy tạo, "diễn để quay phim tài liệu". Và không chỉ mỗi ngày 30-4-1975...

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

NGƯỜI DỆT TẦM GAI- vi thùy linh

Có 3 người đàn bà thơ lụy tình nhất trong thơ: Thảo Phương, Vi Thùy Linh, Nồng nàn phố. Nồng nàn phố thì mình không biết, còn chị Hương và Linh, người sao đời sao, thơ vậy.
Chị Hương đã đi xa. Hai người còn lại, chắc chắn sẽ không đi đường dài được với dòng thơ rất “nữ quyền”ấy. Thật tiếc.
Mình không nhớ bài này của Linh trong tập Vili hay Đồng tử. (Không biết có ngoa ngôn không khi mình nói, rất ít người hiểu nghĩa của tên hai tập thơ này).

Chúng mình ở hai miền
Ngày nào em cũng khóc…

Anh yêu của em ơi
Em yêu anh điên cuồng
Yêu đến tan cả em
Ào tung kí ức
Ngày dài hơn mùa
Em (có lúc) như một tội đồ nông nổi
Em nghe thấy nhịp cánh em ái ân
Một làn gió thổi sương thao thác
Đêm run theo tiếng nấc
Về đi anh!
Cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi anh
Đưa em vào giấc ngủ nồng nàn, quên đi những chập chờn trĩu nặng
Ngày nối ngày bằng hi vọng
Em là người dệt tầm gai…
Em nhẫn nại chắt chiu từng niềm vui
Nhưng lại gặp rất nhiều nỗi khổ
Truân chuyên đè lên thanh thản
Ôi, sự trái ngược-những sợi tầm gai!
Không kì vọng những điều quá lớn lao
Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ nỗi buồn- những sợi tầm gai- không ai nhìn thấy
Gai tầm gai đâm em đau đớn
Em chờ anh mãi…
Tưởng chừng không vượt nổi cái lạnh, em đã khóc trên hai bàn tay trầy xước
Những giọt tâm hồn thấm xót mưới ngón tay rớm máu
Ngay cả khi anh làm em buồn thảng thốt
Em vẫn hướng về anh bằng tình yêu trọn vẹn của mình

Dệt tầm gai đến bao giờ
Mỗi ngày dài hơn một mùa
Dệt tầm gai đến bao giờ

Về đi anh
Cài then những ngón tay trầy xước của em bằng anh.

30.4

30.4, vẫn xác quyết ý cũ: những người máu lửa nhất ngoài chiến trường chĩa súng vào nhau, cả những vị tướng cân não nhau, là những người tôn trọng nhau nhất, hay nói theo trào lưu: dễ hoà hợp nhất.
Và buồn cười nhất, đám "lính kiểng", cái đám sống nhiều nhất sau chiến tranh, cả bên này, cả bên kia, thường hằm hè nhau nhất, dai nhất.
Năm nay, phong trào "ăn năn", chọc ngoáy, lật lọng của các lồng chí ấy nhà mình có vẻ "trăm hoa đua nở", đặc biệt các lồng chí kiểng "sót" qua chiến tranh. Toàn bộ thì không dám nói, nhưng phần lớn các gương mặt nổi trội, chả phải hết hèn đâu. Hehe. Các vị ấy đã "ăn" lòi họng nhờ cái chế độ mà các vị đang xét lại, xưa giờ. Giờ đíu còn cơ chế cho các vị ăn tiếp, nên tập làm "triết gia", làm "dân chủ", viết hồi ký "hết hèn". Các vị vẫn hèn!
Đáng thương, đám trẻ trâu cầm quạt cho các vị "hết hèn", nào Thích Phản đối, nào Tôi Không Thích... Hehe, thương!

Hậu quả chiến tranh, suy cho cùng, lớn nhất, là mất mát những thành phần tinh tuý nhất của đất nước, cả bên này lẫn bên kia. Những người giỏi, người tài, những người máu lửa. Còn lại... một nước Việt buồn.
By Quang Bui


Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

30/4 .. NGỔN NGANG SUY NGẪM !

Định không " ngứa mồm" mà - thật đéo chịu nổi với một lũ vô trách nhiệm với chính bản thân chúng và chối bỏ Tổ quốc cứ lải nhải như chó ngậm rẻ rách. Thêm một vài đứa vong ân bội nghĩa phản bội chính nó, kiểu chó hùa ...
Quá khứ ư ? Mỗi người tự hỏi mình ấy trong cái dòng máu Việt vẫn chảy trong huyết quản ấy.
- Có chấp nhận làm nô lệ không ? KHÔNG !
- Có muốn đánh đuổi đế quốc không ? CÓ!
- Nhân dân Miền Nam có muốn nổi dậy thoát khỏi ách Mỹ và chế độ Diệm không? : CÓ (ai bảo không thì tự đi mà xem lại tư liệu về những phong trào nổi dậy của nhân dân MN từ năm 1960 nhé )
......
Quá khứ và lịch sử đã diễn ra thế, là chính sự lựa chọn của hầu hết con dân nước Việt. Trên thực tế, cũng chỉ có 1 con đường: là phải chấp nhận những cái giá quá đắt để mà thoát nô lệ..... mà chọn lựa thế rồi thì ngẩng đầu lên mà sống cho hiện tại đi, sao lại quay quắt lại rồi gào lên " tôi sai lầm, tôi vỡ mộng, tôi bị nhồi nhét ....". Xin lỗi cuộc đời đi, cái chữ " tôi" của quý vị đéo có tí giá trị gì, nhất là khi quý vị nhổ nước bọt vào quá khứ của chính quý vị và sự lựa chọn của quý vị, càng đéo có giá trị gì trước vong linh của 2 triệu người vĩnh viễn nằm lại trong các nghĩa trang trải suốt dọc chiều dài đất nước.
---
Có một thực tế khác đang diễn ra là các con đường lớn ở Thành phố tưng bừng đèn hoa chi chít, mình chả thấy đẹp và thấy cái không khí ngồn ngộn tiền của vứt đi ấy thật xa lạ! .. chả thấy đẹp mà chỉ thấy xót xa.. ƯỚC GÌ ngày kỷ niệm 40 năm là ngày ĐẠI LỂ CẦU SIÊU cho Vong hồn 4 triệu đồng bào đã chết vì bom đạn, vì sự lựa chọn thoát kiếp nô lệ, cho một cái tên Việt nam được trọn vẹn trên bản đồ Thế giới như hôm nay. Cho cả đồng bào máu mủ vì cách trở 30 năm mà thiếu thông tin, vội đi tìm miền đất hứa mà vĩnh viễn nằm lại ngoài biển Đông .
Nhà văn Chu Lai đau đớn thốt lên rằng : "Chiến tranh không bao giờ là ngày hội!"
Đúng ! Xin đừng đổ tiền dân vào những trò diễn quá dở và lại cào xé vết thương mới kịp lên da non.. sao không làm đúng lòng dân ? vì dân một lần ? đống tiền í. để khoan sức dân, miễn thuê 3 năm cho dân ????
Lễ kỷ niệm xa lạ với Dân quá !
By Kẻ học hầu chuyện

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

HÃY YÊU NHAU ĐI

Mình  thích "phong trào" tỏ tình qua tin nhắn Em yêu anh của các bạn trong nước. Yêu là một từ không bao giờ cũ, không bao giờ  sáo mòn. Mình không tin có ai đó trên đời phát chán khi nghe mấy từ ngọt ngào đó.
***
1. Ông ấy chỉ là một thực khách. Ăn xong. Trả tiền. Tip 15% theo đúng chuẩn Mỹ.
Ông  ấy nghe thấy tiếng  kêu bất thường của máy thông gió mà gần hai chục mạng chủ nhà, chẳng ai hay biết.
Xin phép cẩn thận. Leo lên nóc  sửa cả tiếng đồng hồ. Xuống, thêm nửa tiếng rửa dầu dính tay và dặn dò cẩn thận, có một  bộ phận gì đó ông ấy không thể sửa được, phải thay thế, đại khái vậy.
Không biết lấy gì cảm ơn, ngoài hai tiếng cảm ơn. Ông ấy để lại mỗi cái tên: David. Cũng ko biết viết thế đúng chưa nữa.
2.Trên đường từ Bay Area đi Las Vegas. Lại đại khái, có một  bộ phận gì đó của xe rớt ra, cả xe không ai nhìn thấy.
Thằng ku xăm trổ đầy người trong hình,  cũng khách đổ xăng, nhìn thấy. Nhanh nhẩu lấy bộ đồ nghề từ xe nó, cởi áo, cùng Giai xinh loay hoay sửa rất lâu mới xong. Mình, bản năng gốc Việt, có đi có lại mới toại lòng nhau, mua một thùng bia (12 lon) cho. Nó từ chối vì chưa đến tuổi được uống, đưa cả bằng lái chứng minh. Nó tên Bill.
Cũng chỉ biết mỗi cảm ơn suông.
3. Julien. Một ông chủ nhỏ người Singapore.
Lần đầu tiên đến Mỹ. Cái gì cũng thích, hớn ha hớn hở chụp không biết bao nhiêu hình. Mây cũng chụp. Ấy vậy nhưng, chỉ ra mỗi siêu thị sát nhà mua quà cho con và ngày 2 bữa gặm Hamburger. Bảo đi chơi chỗ nọ chỗ kia dứt khoát không chịu đi. Toàn bộ thời gian, nó dành chỉ vẽ cho con dâu mình, quần quật quá như được trả mức lương CEO. Tối về, ku cậu úp sấp thẳng cẳng ngay ra sàn không buồn lật ngửa lên.
Nó dạy các con mình từ cách rửa bát, cọ sàn nhà. Nó bảo, bất cứ việc gì đã làm là phải thật chuyên nghiệp và ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất, phải làm thật chuyên tâm.
Mai, nó về lại Sing. Chỉ mấy ngày ngắn ngủi, chính mình học từ nó những bài học dài như  đời người.
Lại vẫn chỉ biết nói hai từ cảm ơn, suông.
***
Cứ trao thật nhiều những từ yêu thương cho những người quanh mình. Đừng tiết kiệm và lo lắng trở thành sáo ngữ. Sẽ có ngày, bạn nhận lại ngọt ngào của cả xã hội, như từ   những David, Bill, Julien…
Thật đấy! Thử xem!



Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

HOA NƠI CHIẾN TRƯỜNG

1- bốc phét về vụ hoa + súng một tẹo nhé. Thật ra ý tưởng parody một hình ảnh cũ này không mới. Thậm chí parody theo kiểu tương phản, thay súng bằng hoa cũng không mới. Rất nhiều người đã làm rồi. Tuy thế để làm nó cho hay ho thì lại rất khó. Vấn đề cốt lõi của các tác phẩm parody nằm ở việc chọn nguồn để parody. Nếu chọn nguồn sai, bản cải biến sẽ nhạt nhẽo và thậm chí phản cảm, theo nghĩa thiếu di sự duyên dáng và minh triết mà một bản parody hậu hiện đại cần phải có. Vấn đề thứ hai của Parody là chọn điểm và chọn chất liệu để parody ( sẽ nói rõ hơn trong ví dụ bên dưới)
2-Sự minh triết ở đây là gì? đó là - như Linda Hutcheon từng dẫn lại định nghĩa của Ziva Ben- Porat, 1979 về parody như sau: "Biếm phỏng (parody) là sự tái hiện mạo xưng, thường có tính hài nhạo, nhắm vào một văn bản văn chương hoặc một đối tượng nghệ thuật", là sự "tái hiện lại một hiện thực đã được mẫu hóa, dạng hiện thực mà bản thân cũng đang tái hiện lại một hiện thức gốc khác", "với mục đích bóc trần ra mưu chước hay phương sách của văn bản mẫu thông qua sự đồng hiện của cả hai mã trong cùng một thông điệp - và như vậy, sự minh triết ở đây chính là việc thông qua bản parody thành công, toàn bộ mưu chước hay phương sách, mục đích hay bài học ẩn giấu của bản gốc, đều sẽ bị bóc trần ra trong một ánh sáng mới, nhiều phần hài hước. 
3- Không phải ngẫu nhiên, các thủ pháp parody luôn được nhân vật hề chèo sử dụng. Như chúng ta biết, trong các vở chèo cổ, Hề chèo chính là một nhân vật hai mặt, mà các hành vi hay lời thoại của nhân vật đó luôn ngầm ẩn vạch trần các mưu chước của phe quyền lực trong xã hội, dù là thần quyền hay vương quyền. 
4- các thủ pháp của hề chèo bao gồm đế, giễu, nói ngoa, phóng đại, nói kép nghĩa, nói lái, nói xuyên tạc, và nhất là kiểu nói parody trong nghệ thuật hề chèo Bắc Bộ. Lấy một thí dụ mà theo tôi là tiêu biểu cho thao tác "tái hiện mạo xưng (alleged representation) hay "xuyên văn cảnh hóa" (trans-contextualization) thường thấy ở parody. Trong một vở chèo cổ, câu nói nền phông Tiếng lành đồn xa, Tiếng dữ đồn xa đã bị hề biếm phỏng thành Quan đồn lột da, Quan phủ lột da, hay trong một vở khác, hề nhại người nói chữ: Con Chiến quốc đa nhi phúc đại tự vâm vâm sa lao thượng bất đắc. Tuy nhiên, nghĩa của câu này, theo cách hiểu của hề là: Con "đánh nước" (hề hiểu "chiến quốc" theo nghĩa đen là "đánh nước") vào nhiều nên bụng to như vâm cát bò (hề hiều "lao" là "bò lên bò xuống" chứ không phải "con bò") lên chẳng được. Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB Văn Hóa, 1973, (tr. 42, 43) 
5.
6-Như ta thấy, ngoài việc chọn đúng chất liệu để parody, Bùi Chát cũng chọn đúng điểm để parody. Việc anh không thay đổi câu đầu, câu giữa, hoặc chọn cách can thiệp nào khác vào bản gốc, mà chỉ thêm vào câu cuối một chữ đã cho thấy đầy đủ tài năng của anh trong việc tìm ta điểm dễ tổn thương nhất trong bản gốc để tác động vào và rồi để lột trần ra được cả một hệ thẩm mỹ tàng ẩn sâu trong bản gốc ấy, tức hệ thẩm mỹ bị chi phối bởi hình hệ tư duy về thế giới cũ. 
7-trở lại với các tác phẩm hoa nơi chiến trường, có thể thấy mục đích parody ở đây chính là việc thông qua parody các bức ảnh chiến tranh chụp trực tiếp trên chiến trường- thay súng bằng hoa, nghệ sĩ muốn tìm cách vạch trần ra tính phi lý của chiến tranh, cũng như tính giả mạo của cái gọi là ảnh phóng sự chiến trường mà ai cũng biết rằng sự ttrung thực của các bức ảnh ấy luôn là kết quả của việc lựa chọn đăng bức nào và không đăng bức nào để có lợi cho phe ta và có hại cho phe địch.

8-Với mục đích này, theo tôi việc chọn lựa các bức ảnh nguồn của tác giả là chưa thành công. Các bức ảnh nguồn có vẻ như được chọn một cách ẩu, không có concept xuyên suốt. Có những bức đậm tính bạo lực quá, chẳng hạn bức ảnh một tù binh phe kia đang bị một lính phe này giữ tay để cho một lính khác đạp vào mặt. Ở đây, sự tàn bạo thực tế của bản gốc đã vượt quá khả năng giễu nhại của bản parody, và làm cho hành vi parody mất đi sự hài hước và do đó-minh triết mà nó cần phải có, để chỉ còn là một trò đùa ác độc và vô duyên. Ngoài ra, các điểm parody cũng như vật liệu parody ( các cành hoa) cũng cho thấy sự thiếu lao động của nghệ sỹ, khi chúng thiếu đi sự tinh tế của một kẻ hiểu bản gốc đến đáy. Theo góc nhìn của tôi, dường như các cành hoa cũng như các điểm mà cành hoa được đặt vào trên các bức ảnh gốc đều là các chọn lựa theo kiểu ngẫu hứng (copy and paste) chứ chưa phải là kết quả của các suy tư chặt chẽ và các thử nghiệm kĩ lưỡng 
8- Nói tóm lại, về ý tưởng, triển lãm "Hoa nơi chiến trường" là ok. Nhưng về thực hiện thì chưa tới. Có lẽ nghệ sĩ của "hoa nơi chiến trường" chưa đủ sức là một người đọc lý tưởng, và do đó, chưa thể đủ tầm để chuyển hoá ý tưởng của anh/chị ta thành ra tác phẩm tốt.
9-hoặc cũng có thể nghệ sĩ của Hoa nơi chiến trường mắc một bệnh chung của nghê sĩ Việt Nam- mới nẩy ra 1 ý tưởng là đã lao vào làm ngay, không bỏ thời gian nghiên cứu để biến ý tưởng đó(idea) thành 1 lõi cốt khái niệm (concept) cho tác phẩm.
Bài của Như Huy

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

SỰ THẬT ĐẰNG SAU TRUYỆN TẤM CÁM-hết

Hơi dài, nhưng đặc biệt giá trị. Của một bạn có nick Yevon
3.4. Trục trặc trong bản Tấm Cám 1886 của G.Jeanneau:
Như trên vừa trình bày, Tấm cám mà ta biết thực ra là bản viết của tác giả “độc đáo, nhân văn hơn cả” Vũ Ngọc Phan đã chỉnh sửa ( và vô tình làm nó tệ thêm) dựa trên phiên bản Tấm Cám cuối thế kỷ 19 do G.Jeanneau thu thập. Tất cả căn nguyên đến chỉ từ cái đoạn “ Tấm thật thà hướng dẫn, Cám tự làm” rồi bị thêm vào khúc sau “ Tấm làm mắm Cám” với 2 tính cách Tấm trái ngược hoàn toàn mà chỉ cách nhau có vài câu. Vì sao bản 1886 lại có sự chắp ghép 2 ending thế này?
- trong quá trình nghiên cứu, đối chiếu 2 bản của người Choang ở Quảng Tây và bản người Tày ở VN, người ta xác định rằng: “ 2 bản này vốn cùng 1 gốc.”. Lam Hồng Ân nhận xét: “ Bản Ta Gia – Ta Luân của người Choang rất có thể là bản biến dị của truyện nàng Diệp Hạn của TQ.”. Qua sự công bố này, ta có thể khẳng định 1 sự giao thoa tình tiết truyện lẫn nhau 1 cách vô tình trong các dân tộc sống gần nhau. Bản 1886 tìm thấy ở Mỹ Tho, 1 vùng đất Nam Bộ với đầy dân di cư từ các tộc khác nhau như Chăm, Việt, Cam,… mà mỗi dân tộc lại mang theo mình dăm bảy truyện Tấm Cám. Đặt những thứ na ná ấy ở gần nhau thì thế tất yếu là rồi những chi tiết của chúng sẽ bị trộn lẫn vào nhau lúc nào ko biết, tạo ra hiện tượng 1 câu chuyện với “ râu ông nọ cắm cằm bà kia” mà ta thấy. Xét ra, Tấm cám của Cam – Việt – Chăm giống nhau 1 cách kỳ lạ chi tiết “ chị em sinh đôi”, “ Tấm bị giội nước”,… điều này càng củng cố suy luận trên, chỉ khác Ending 1 chút là bị 1 thế lực ko phải Tấm giết hại, hay là đi tắm trắng với nhau vô tình chết mà thôi . Và ta nên nhớ, cho đến bản 1886, sự “ trộn lẫn” này ở bản VN chỉ mới là thêm cái câu “ Tấm lấy xác cám làm mắm gửi dì ghẻ” ráp thêm vào đoạn trước “ Tấm và Cám cùng nhau đi tắm trắng, Cám nhờ Tấm giội hộ, Tấm thật thà giúp,…”, chứ chưa bị trộn lẫn lộn xộn đến mức ráp cả 2 motip “ dì ghẻ” và “ chị em sinh đôi” vào 1 như Vũ Ngọc Phan đã làm.
- Tại sao lại là nước sôi? Kha khá số bản Tấm Cám đi theo hướng Cám bắt chước giội nước sôi rồi chết này, thậm chí có bản như Myanma, Cám chẳng hề nghe Tấm nói mà chỉ là nghe theo 1 bà hàng nước bá vơ nào đó rồi làm theo và chết. Những bản khác thì Cám và Tấm rủ nhau đi tắm trắng, hoặc Cám nghe Tấm kể rồi tự tắm 1 mình. Câu hỏi đặt ra là “ ai lại có thể nghĩ ra chuyện 1 người hý hửng tin vào chiêu tắm trắng bằng nước sôi?”. Câu hỏi này tưởng khó trả lời, ai ngờ thật dễ: Đơn giản vì đã có 1 thời nhân loại chứ chẳng chỉ Đông Nam Á có 1 niềm tin thần bí vào chiêu hồi sinh nhờ than và nước nóng. Ở New Ghine, Victoria, Melanedi,… vẫn còn lưu lại tàn tích niềm tin “ chết vì nước sôi rồi tái sinh” này. Ở 1 số vùng, người tham dự lễ phải nằm xuống để người ta rắc than hồng nóng lên, hoặc bò qua 1 ngôi nhà dài hẹp đang có người tưới nước sôi từ trên xuống. Medea lừng danh Fate/Stay night, trong truyền thuyết cũng từng hồi sinh 1 con dê bằng cách băm vằm nó rồi ném vào nồi nước sôi. Như vậy, chi tiết Cám tin tưởng rồi bắt chước đi tắm trắng bằng nước sôi, hay chuyện Tấm may mắn ngã vào hố nước sôi hay bị giết bằng nước sôi mà hồi sinh là 1 niềm tin cổ đại, vô cùng logic đối với người xưa. ( Còn ai ngày nay muốn thử xem có hồi sinh thật không thì… mời.)
- Tại sao lại là làm mắm và mẹ ăn con? Nếu vừa trên tôi đã giải thích nền tảng cảm hứng của cái ending “ chị em sinh đôi, Cám bắt chước tắm nước sôi và chết” thì chi tiết “ Cám bị vua/thần/ kiếm làm mắm và mẹ Cám ăn nhầm” bên mô tip dì ghẻ con chồng lại chịu ảnh hưởng từ 1 motip truyện cổ tích khác cực kỳ na ná. Đó là motip phù thủy ăn nhầm thịt con cũng nổi tiếng ko kém mà ta hay nghe nhất là “ Căn nhà bánh ngọt”, “ Chú Bé Tí Hon”. Hãy để ý kỹ, trong những truyện kiểu “ nhà bánh ngọt” cũng có đề cập tới vấn đề cha mẹ trong gia đình. “ Dù ghẻ ôm đứa con riêng của chồng vào bỏ trong rừng.”, đó là cái mở đầu của những truyện kiểu này. Vô tình, nó hao hao cái OP “dì ghẻ” của motip Tro Bếp. Như trên đã nói, trong thế giới cổ tích, những thứ hao hao nhau thì rất dễ bị trộn vào nhau. Còn ở đây, loại motip câu chuyện “ mụ phù thủy ăn nhầm thịt con” và motip Tấm Cám “ dì ghẻ con chồng với cái ending mẹ ăn nhầm con” lại giống nhau đến kỳ lạ. Ta điểm sơ:
Tấm Cám “ dì ghẻ”:
- Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi. Sau khi ăn gần hết mắm, mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng khóc giúp đâu.”)
- VN ( Vũ Ngọc Phan): “ Tấm ( đáng lẽ là ai đó ngoài Tấm) làm mắm gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con quạ đậu gần đó kêu “ ngon ngỏn ngòn ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng”. Mụ nổi giận đuổi quạ đi. Sau khi ăn gần hết mắm, mụ phát hiện sự thật, chết.
Mụ phù thủy ăn thịt nhầm con:
- Chú bé tí hon ( Pháp): vợ chồng nghèo bỏ rơi 7 đứa con trong rừng. Chúng lạc vào nhà mụ yêu tinh có 7 đứa con gái đều ăn thịt người. Tí hon là em út trong 7 đứa con bị bỏ rơi, thông minh nhất, đã lừa tráo 7 cái mũ của 7 anh em lên đầu 7 đứa con gái đang ngủ rồi cùng nhau bỏ trốn. Trong đêm tối, mụ dì ghẻ giết nhầm những đứa con mình mà không biết.
- truyện của người Berberes ( Châu Phi): 1 đứa trẻ bị mụ chằn bắt ăn thịt, bị đứa trẻ lừa giết con gái mụ thay thế. Mụ ăn thịt con mà ko biết. Khi ăn, một con mèo bảo “ Thịt ấy có mùi sữa bà đấy!”. Mụ nổi giận đánh đuổi con mèo.
-truyện cổ Bắc Âu ghi 1 câu chuyện tương tự: 1 đứa trẻ bị mụ phù thủy bắt được, đã giết tráo đứa con gái mụ để thay thế. Mụ phù thủy không biết, cứ đinh ninh múc súp bày cho cả nhà ăn, cho con mèo một phần. Mèo nói: “ Nhổ đị, mẹ chồng ăn thịt nàng dâu.”
….
Như trên, ta đã thấy sự tương đồng giữa motip truyện “ mụ phù thủy ăn nhầm con” và những bản Tấm Cám thuộc motip “ dì ghẻ con chồng”. Sự khác nhau giữa cái OP và Ending hầu như ko lớn. Chỉ là ở Tấm Cám “ dì ghẻ con chồng”, thường là 1 ai đó trừ nhân vật chính đứng ra làm việc đó, trong khi trong “ mụ phù thủy ăn nhầm con” thường đó là chính nhân vật chính.
Sự khác biệt ko lớn này đã bắt đầu gây ra hệ quả hòa trộn vào nhau. Bằng chứng qua không ít phiên bản đã thể hiện sự giao thoa vô tình giữa 2 motip vốn dễ bị xem là na ná nhau này khi mẹ con Cám được mô tả là “ mụ yêu tinh mê hoặc cha Tấm, chuyên ăn thịt người”/ “mụ vợ kế là phù thủy ăn thịt người” ( VD như truyện Ú Thêm của Thái) hay tương tự với truyện của người Iceland. Rõ ràng nhất của chi tiết giao thoa này là câu chuyện nổi tiếng Bạch Tuyết với motip giống như nằm giữa “ Tấm Cám: dì ghẻ con chồng” và “ mụ phù thủy ăn nhầm con”. Chính sự na ná này cuối cùng đã khiến Vũ Ngọc Phan vô tình mắm muối thêm cho bản Tấm Cám 1886 của G.Jeanneau theo hướng motip truyện “ mụ phù thủy ăn nhầm con”, khi ông chuyển luôn nhiệm vụ làm mắm biếu dì ghẻ thẳng cho nhân vật chính. Thậm chí vụ con quạ kêu rồi bị đuổi đánh cũng na ná đến trùng khớp những cái ending “ phù thủy ăn con”.
- Mâu thuẫn chủ đạo của Tấm Cám, chị em hay dì ghẻ con chồng ? Thật thảm hại là 90% người được hỏi sẽ trả lời là “dì ghẻ” nhưng thực tế là ko phải vậy. Trừ đi số lượng những bản khá lớn theo motip “ chị em sinh đôi” thì những bản theo motip “dì ghẻ” cũng đều nên lên sự chủ động rất nhiều của Cám. Cám bảo mẹ ngăn Tấm đi hội, Cám bảo mẹ cấm Tấm thử giày, Cám bảo mẹ chặt cau giết Tấm, Cám làm thịt chim, chặt xoan, đốt khung cửi. Thậm chí nhiều ending theo motip dì ghẻ ghi sự ngoan cố đến mức liều chết của Cám lên đến cực điểm. VD bản của Myanma, Hoàng hậu giả vẫn ngoan cố phủ nhận tội ác, đòi mang cả kiếm thần ra xử và chỉ bị giết khi kiếm thần tự phóng tới băm Cám ra như bùn. Như vậy, Đặc điểm cơ bản của Tấm Cám là mâu thuẫn chị em, trong khi đặc điểm của “ Mụ phù thủy ăn nhầm con” thường mâu thuẫn phải là “ mụ dì ghẻ/ phù thủy – đứa con sắp bị ăn thịt.”.
Những sự na ná quá nhiều thế này đã tạo ra thảm cảnh truyện Tấm Cám với cái ending bị ghép ( chỉ 1 cái ending thôi) năm 1886, qua tay các nhà phục chế như Vũ Ngọc Phan, nó được thêm đủ thứ mắm tôm từ bao nhiêu motip na ná Tấm Cám, tạo ra cái phiên bản Tấm Cám bị error độc nhất vô nhị, nơi nhân vật chính có hành động giống như đang phát triển tính cách. Và đó là tất cả căn nguyên của bao nhiêu buổi hội thảo chửi nhau um sùm từ gần 50 năm nay. Có một số người như Phan Hải Triều đã nêu luận cứ nghi vấn “ có 1 sự chắp nối khiên cưỡng, pha trộn yếu tố ngoại lai” trong truyện Tấm Cám mà ta biết hiện nay ( bản Vũ Ngọc Phan). Ông ta đã nói đúng 1 phần dù thực tế không có bằng chứng gì, chỉ thuần đổ cho nước ngoài trong khi khẳng định “ người VN hiền thế sao mà thế được”. Sự thật, truyện Tấm Cám của Vũ Ngọc Phan trở thành như thế là kế quả do pha trộn nhiều chi tiết từ các motip không phải Tấm Cám, lại thêm sự cắt bỏ những chi tiết quan trọng trong bản 1886 mà người thu thập cứ tưởng là motip thừa ( VD như chẳng hiểu gì về tín ngưỡng hồi sinh nhờ nước nóng hay sự nhấn mạnh mâu thuẫn chị em ruột, cứ sợ “ bạo lực”, “ đoạn này 2 đứa rủ nhau đi tắm sao mà giả giả quá” rồi thêm mắm bỏ muối khiến cho nó vốn chẳng bạo mấy, giờ chính thức trở thành “horror”.). Đó là lỗi của người thu thập và biên tập vậy.
Tổng hợp từ:
- bài viết của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh.
- Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám ( Phó giáo sư Chu Xuân Diên. Tạp chi Văn Hóa Dân Gian số 2/ 1999)
-Truyện Tấm Cám và sự đánh tráo số phận con người ( Nguyễn Tấn Đắc).

SỰ THẬT ĐẰNG SAU TRUYỆN TẤM CÁM-3

Hơi dài, nhưng đặc biệt giá trị. Của một bạn có nick Yevon
3.2. Lịch sử bản Tấm Cám mà ta biết.
Thực tế cái gọi là “ truyện cổ tích Tấm Cám” mà ta vẫn thường nghe hiện nay không phải là bản Tấm Cám gốc mà là bản … viết của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Ông đã dựa vào các mẫu truyện Tấm Cám mà Landes, Leclere, … đã thu thập hồi cuối thế kỷ 19. Mà bản có nội dung gần với bản Tấm cám ta biết nhất là bản tìm thấy năm 1886 của G.Jeanneau. Cụ Vũ đã dựa vào những bản tìm thấy năm 1886 này, thêm mắm bỏ muối 1 ít, thế là viết ra câu chuyện “Tấm Cám revenge độc nhất vô nhị trong lịch sử Tro Bếp, phiên bản cổ tích duy nhất có sự phát triển tích cách nhân vật” ( tự hào đi).
Cụ thể bản Tấm Cám 1886 chung quy là thế này:
- Tấm – Cám là chị em sinh đôi
- 2 người đi bắt tép để được xét ai là chị, ai là em
- Tấm bị giội nước sôi hoặc bị chặt cau rơi vào hố nước sôi
- Tấm tái sinh nhiều lần rồi gặp được vua.
- Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám muốn đánh tráo tiếp bèn hỏi “ Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ ngày xưa chị bị em giội nước sôi nên trắng”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tiêu Tùng.
- Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ.
Còn bản của Vũ Ngọc Phan là thế này:
- Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ
- 2 người đi bắt tép để … giành yếm
- Tấm bị chặt cau chết, chẳng có nước sôi nước lạnh gì cả, chỉ có ao hay giếng mà thôi.
- Tấm tái sinh nhiều lần, gặp lại vua.
- Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám thấy Tấm trắng đẹp quá nên ghen ghét, bèn hỏi “ Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ muốn trắng thì để chị giúp cho”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tấm bảo Cám đào cái hố rồi chui xuống, Tấm kêu quân đổ nước sôi xuống. Cám tiêu tùng.
- Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ.
Như ta thấy, bản tìm được năm 1886 đã có dấu hiệu chắp ghép và phi lý ở đoạn ending. Cụ thể là lẽ ra chỉ dừng ở đoạn Cám làm theo, chết, thì nó lại phang tiếp thêm đoạn Tấm làm mắm Cám. Từ cái ending “ bắt chước thất bại” phổ thông của motip “ chị em sinh đôi”, Ko biết vô tình hay cố ý, G. Jeanneau đã thêm vào đoạn “ Tấm mắm cám gửi dì ghẻ”, trong khi đáng ra có chi tiết này thì ko thể có chi tiết kia và ngược lại ( và người làm mắm cám theo đúng logic phải là 1 ai đó ngoài Tấm). Đó là theo tư duy logic cổ truyền cổ motip Tấm Cám. 
Cụ Vũ Ngọc Phan có lẽ cũng đã nhìn thấy điều kỳ cục này nên đã cố sức sửa, mà càng sửa càng… bậy. Cụ thể cụ đổi Tấm Cám từ chị em sinh đôi sang dì ghẻ con chồng. Đã thế, cụ sửa luộn vụi bắt cá phân định chị em thành “giành yếm”, biến chi tiết đó thành thừa thãi. Vụ chặt cau thì cụ bỏ luôn nước sôi. Dẫn đến hệ quả tất yếu là khi Cám hỏi “ sao giờ chị trắng” thì Tấm làm sao nói “ tại hồi đó em giội nước sôi chị” cho được ( vì có bị giội đâu mà nói)? Thế là cụ “ đâm lao thì phóng theo lao”, sửa luôn lời nói của Tấm thành 1 câu lừa gạt “ muốn trắng thì để chị giúp cho” và thế là cụ đã đạt tới mục đích hàn gắn những chi tiết có vấn đề ở ending thành ending trả thù độc nhất vô nhị ( chưa tính ba cái câu mắm muối của cụ: “ lấy tranh chồng chị”, “ lấy chồng tao “ … gì gì ấy nhé). Và con cháu cụ cho nến nay được thỏa thuê mà bình luận cái sự ác độc của Tấm 1 cách phí thời gian mà chẳng hiểu gì.
3.3. Những trục trặc của bản Tấm Cám hiện đại của Vũ Ngọc Phan: 
Chúng ta lưu ý 1 điều thuộc về căn bản của truyện cổ tích: đó là nhân vật không bao giờ có sự phát triển tính cách. Như Thạch Sanh, dù bị đúng 1 kẻ lừa nhiều lần vẫn tin sái cổ kẻ đó. Những truyện “ Ăn Khế trả vàng” cũng thể hiện người em như 1 kẻ ngốc, thật thà kể cho anh chuyện con quạ, thật thà đổi nhà, trong khi tên baka nhất cũng sẽ tự hiểu tên anh tự dưng ôm cả nhà cửa ra đổi là vì lý do gì. Đây là cái đặc trưng cơ bản trong tính cách nhân vật, mà nhiều người thời nay đọc thường gọi là “nhân vật hiền lành, thụ động, thật thà,…ngu ngu.”. Kỳ thực, nói các nhân vật “ngu ngu” thôi thì chưa đúng, ta phải bảo rằng họ chỉ là cái máy không hề có suy nghĩ thì đúng hơn. Cũng bởi chỉ là cái máy phát thanh gượng ép của tác giả dân gian cách đây 1000 năm nên mỗi nhân vật chỉ luôn đóng chết 1 nhân cách. Thạch Sanh thật thà, nghe lời thì sẽ luôn nghe lời, dù là 2 lần bị dụ đi gặp chằn và đại bàng. Cũng tương tự, Tấm dẫu bị bạc đãi thế nào thì vẫn tin sái cổ khi nghe em/ mẹ chặt cây câu mà lại nói mình đuổi …kiến. Nếu kể ra thì ko biết bao giờ mới xong. Một điều nữa là tính cách nhân vật luôn được trình bày ngay ở đầu câu chuyện. VD như trong “ ăn khế trả vàng” nói thẳng ngay: Người anh tham lam, người em thật thà. Và tính cách nhân vật cứ đóng chết như thế cho đến khi kết thúc.
--- > vậy, nếu nhân vật cổ tích mang cái đặc trưng cơ bản là “ tính cách mỗi người đóng chết theo lời giới thiệu ban đầu” thì sao cái gọi là “ Truyện cổ tích Tấm Cám” ( thực tế là truyện … hiện đại Tấm Cám. Tác giả: Vũ Ngọc Phan.) mà ta biết lại xuất hiện chi tiết mô tả Tấm gian hùng, Tào Tháo ở đoạn cuối, khi mà ngay từ đầu truyện đã quy ước đóng chết rằng “ Cám lười biếng, tham lam, độc ác, Tấm hiền hậu, thật thà, đảm đang.”??? 1 nhân vật bị đóng chết nhân cách là “hiền” thì tuyệt đối chỉ có thể cam chịu, cố sống rồi chờ ai đó giúp đỡ, hơi hơi chủ động hơn là mong đối thủ chết 1 cách vô tình. Chúng ta ngày nay đọc vào có thể bảo Tấm – Cám của Thái ( 2 người rủ nhau đi tắm trắng, Tấm thật lòng kể nguyên nhân mình trắng, thực lòng giúp Cám trắng đẹp, ai ngờ Cám chết ấy.) hay Thạch sanh của ta là đạo đức giả lộ liễu. Ờ, há 1 người bị người kia giết nhiều lần vậy mà có thể thật thà giúp đỡ người đó? Ờ, há Thạch Sanh ko cách gì mà ko biết Lý Thông là kẻ hại mình? Há ảnh ko hề biết chuyện ông trời – cha ảnh, sẽ sét đánh mẹ con anh Lý khi họ về? … Nếu xét theo 1 tác phẩm hiện đại, cái điều nghi vấn đó là chính xác. Nhưng xét theo tư duy logic của truyện cổ 1000 năm trước, điều các vị đang suy nghĩ đây mới là … phi logic. Thạch Sanh hiền, người em hiền, Tấm hiền, … thì cứ đóng chết như thế, sao sao thây kệ, có hợp logic thực tế không cũng mặc. Đơn giản đến cực kỳ.
Nhưng đáng tiếc, khi chế biến Tấm Cám, cụ Vũ Ngọc Phan ko hề để ý chi tiết “luật tâm lý” tối quan trọng này của cổ tích. Thế nên cụ đã nhìn cái bản bị chắp ghép ending 1 cách vô tình hay cố ý của G.Jeanneau thành 1 bản bị lỗi, nhưng là bị lỗi do “ chưa thể hiện rõ cái kết trả thù” chứ ko phải là cái mâu thuẫn tâm lý ko thể xảy ra của Tấm trong đoạn kết, TỨC LÀ NHÌN THEO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI, CHO RẰNG TRUYỆN MIÊU TẢ CHƯA SÁT SỰ TRẢ THÙ. Thế nên cụ mới thêm mắm bớt muối, biến cả chị em sinh đôi thành cùng mẹ khác cha, tạo ra cái bản mà ta biết. Và chỉ ở 1 bản Tấm Cám duy nhất của Vũ Ngọc Phan này, người ta mới có thể phăng ra cái gọi là “ logic phát triển tính cách nhân vật Tấm” ( Hoàng Tiến Tựu), thậm chí… thơ văn hơn là “ từ 1 cô gái hiền lành nhân hậu trở thành 1 cô gái có tinh thần…đấu tranh” ( Phạm Xuân Nguyên”, hoặc là giàu tính triết học như trong bài viết “ Bàn về cách ứng xử của truyện cổ tích Tấm Cám “ đăng trên tạp chí văn hóa dân gian số 4 năm 1996, tác giả Bùi Văn Tiếng dựa vào: 
“ tôi cứ bị ám ảnh bởi ý kiến của L.Tonstoi: 1 trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán con người là chúng ta hay gọi và xác định… người này tốt, người kia ác,… trong khi con người là tất cả…” 
rồi cứ thế phăng tá lả thành: 
“ đây là chỗ thiếu nhân văn nhất nhưng lại là chỗ nhân văn hơn cả trong cách ứng xử nghệ thuật của tác giả Tấm Cám. Thì ra 1 người dịu dàng như Tấm cũng có thể trở thành độc ác, vì thế, muốn tự hoàn thiện mình, con người phải hết sức cảnh giác trước nguy cơ tha hóa…. Phải chăng đó là bức thông điệp mà người nghệ sĩ dân gian xưa, thông qua cách ứng xử nghệ thuật độc đáo của Tấm Cám, muốn gửi đến thế hệ mai sau?” ( ặc, trí tưởng tượng bay xa ko cần cả sữa Pristi)

SỰ THẬT ĐẰNG SAU TRUYỆN TẤM CÁM-2

Hơi dài, nhưng đặc biệt giá trị. Của một bạn có nick Yevon
III. Sự Thật?
3.1. Dì ghẻ con chồng hay chị em sinh đôi?

Có lẽ ít người phát hiện ra điều này. Nhưng có ít nhất 2 kiểu OP cơ bản khác nhau, dẫn tới 2 cái ending cơ bản cũng khác nhau tương ứng. 
Thường nhắc đến Tấm Cám hay Tro Bếp, ta thường nghĩ đến 1 câu chuyện về xung độ “ dì ghẻ - con chồng”, nhưng thực tế không phải như vậy. Tấm Cám có đến 2 motip cơ bản là motip “ Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ” và “ Tấm – Cám là chị em ruột sinh đôi.”, một motip khá thịnh hành ở Đông Nam Á. Điều này nghe tưởng như đùa nhưng thực sự số bản theo motip “ chị em sinh đôi” là rất lớn. Theo thống kê, ít nhất nó bao gồm:
chiếm tới 2 trong tổng số 3 bản Chăm thu thập được.
các bản Campuchia
Bản Tấm Cám VN ( bản của Landes và bản của Jeanneau)
Các bản của dân tộc ít người trong phạm vi VN.
*. Nếu theo motip “ dì ghẻ con chồng” thì diễn biến câu chuyện thường là:
- 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó” là người thân cô ta đầu thai.
- “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”.
- “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ. 
- Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ con dì ghẻ giết và đánh tráo.
- Tro Bếp tái sinh liên tục.
- Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.
Ending:
- Mẹ con dì ghẻ bị tiêu tùng, bởi những thế lực khác nhau tùy theo phiên bản mỗi nước. 
*. Nếu theo motip “ chị em sinh đôi” thì câu chuyện sẽ thu hẹp về phạm vi gia đình và mâu thuẫn 2 chị em hơn, cụ thể:
- Tấm – Cám được mẹ/cha dặn đi bắt cá, người bắt nhiều sẽ được xem là chị ( và Tấm bị Cám tráo giỏ.).
- 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó” không có can hệ máu mủ gì với người thân đã chết cả ( vì bà mẹ vẫn còn sống sờ sờ kia). “ Cái gì đó” đơn giản chỉ dùng để làm bạn và để lấy áo quần dạ hội.
- “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”.
- “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ.
- Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ và em ruột giết chết và đánh tráo, thường là theo lối giội nước sôi rồi băm xác đem giấu. Do là chị em sinh đôi nên người em giả dạng rất dễ dàng.
- Tro Bếp tái sinh liên tục.
- Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.
Ending:
- Cám bị ưu tiên chết, cái chết nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố gắng giống chị để tiếp tục đánh tráo”. Bà mẹ ruột thì tùy, thường là chẳng nghe đá động gì cả. Lý do đơn giản vì motip này đã hoàn toàn thiên về xung đột chị em.
Như ta thấy, 2 chuỗi motip này dẫn tới 2 cái ending thuộc loại “ liếc thì có vẻ giống nhưng xem kỹ mới thấy khác.”. Thường ở motip “ dì ghẻ con chồng”, nó mang ý nghĩa “ tòa án, trừng trị” nơi 1 ai đó ( tuyệt đối không phải Tấm) sẽ đứng ra phân xử Cám và làm mắm cô ta gửi mẹ sau khi sự thật phơi bày. Còn nếu theo motip “chị em sinh đôi” thì ending theo hướng nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố đánh tráo lần thứ 3” vốn đã xảy ra suốt mạch truyện.
Để hiểu rõ hơn, tôi nêu ra list các ending:
- Tày: Tua Gia Tua Nhi ( Mẹ vua sai Tua Gia khoan về nhà mà giả làm người bán bánh. Hoàng Hậu Tua Nhi ko nhận ra, hỏi cô bán bánh làm sao mà trắng đẹp thế, cô trả lời nhờ tắm nước sôi. Hoàng hậu hí hửng làm ngay, chết.)
- Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi. Sau mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng khóc giúp đâu.”)
- Campuchia: Neang Kantoc ( Hoàng hậu giả Neang Chong Angkaat chạy vào rừng, mất hút vĩnh viễn ko ai còn nhìn thấy. ---- > làm điểm tâm cho cọp beo. Cha thì bị cá sấu lôi đi)
- Myanma: Bé (Hoàng hậu giả đòi đem gươm thần phân xử. Gươm thần giết người, vua làm mắm biếu dì ghẻ)
- Xre: Gơ Liu ( Gơ Lat bị hoàng tử lệnh làm mắm)
- Hre: Ú (. Cao bị chồng Ú giết làm đồ ăn, cha mẹ bị ong đốt chết)
- Thái: Ý Ưởi ( Nghe Ý Ưởi nói trắng nhờ tắm nước sôi, Ý Nọong nấu nước sôi, nằm vào máng bảo Ý Ưởi giội hộ.) 
Còn nhiều, nhiều, nhiều nữa. Nhưng tôi đá ra chỉ nhiêu đây thôi. Tóm lại là như thế này:
- Theo phiên bản “ dì ghẻ” thì không thể có đoạn bắt tép nhưng thường lại thêm vào chi tiết con vật nuôi của Tấm là cha/mẹ hóa thân. Còn đoạn kết luôn là Hoàng hậu giả bị vạch mặt và bị chủ yếu là chồng của Tro Bếp biến thành mắm cá ( quái quỷ gì mà dân xưa ghiền mắm cá thế ko biết, tận đến cả Châu Âu như Ý cũng mắm cá) hoặc “nhẹ nhàng” hơn là bị thần thánh ( thánh kiếm, thần linh) hay động vật ăn thịt “thưởng thức” ( như bản Campuchia một người chạy vào rừng chơi với beo, 1 người chơi với cá sấu).
- Theo phiên bản “ sinh đôi” thì câu chuyện nghiêng về xung đột chị em và nhấn mạnh sự giống nhau của 2 người. Bắt buộc phải có vụ bắt tép để phân xử ai chị ai em. Chi tiết “con cá là cha mẹ” bị loại bỏ. Tấm phải chết vì nước sôi. Cái chết của Cám liên quan đến chủ đề “ sự đánh tráo” nhiều hơn. Do Tấm sau khi trở về đã trắng hơn trước, Cám cấp tốc tìm cách trắng như Tấm để nhanh chóng giết người và tráo đổi lần nữa. Tấm thật thà giải thích nguyên nhân mình trắng ( Bởi thế nên đoạn giữa của motip “sinh đôi”, Tấm bị giết hầu như phải vì bị giội nước sôi hoặc là bị chặt cau rồi rớt vào hố nước sôi,… bắt buộc phải có nước sôi). Cám hý hửng làm theo ( hài hước hơn là Cám rủ Tấm cùng đi … tắm trắng, nấu nước, rồi bảo Tấm giội phụ, Tấm thật thà giội giúp, ai ngờ… như bản của Thái.)
Nhưng vấn đề ở đây là ending theo phương pháp “trừng phạt” cho cả mẹ con Cám lại có thể áp dụng luôn cho cả motip “ chị em sinh đôi” miễn là cho Tấm đứng ngoài. Sự lộn xộn đến từ chỗ này.

SỰ THẬT ĐẰNG SAU TRUYỆN TẤM CÁM-1

Hơi dài, nhưng đặc biệt giá trị. Của một bạn có nick Yevon
I. Xuất xứ:
1.1. Gốc tích, quê quán:

Tấm không phải là tên thật của nhân vật nữ chính trong truyện. Kỳ thực, tên phổ thông nhất của cô ta là “ Tro Bếp” ( Cinderella theo tiếng Anh) , dịch sang tiếng Việt là “Lọ Lem”. Cái tên này được dùng chung tất cả các nước châu Âu. Tùy nước mà tên gọi có khác nhau đôi chút:
Pháp: Cendrillon
Ý: Cenerentola
Rumani: Cenusotca
Nga: Cernuska hay Doluska
… Tất cả cái tên đều có nghĩa chung là “ Tro Bếp”.
Còn ở các nước ngoài phạm vi châu Âu, cái tên này thay đổi nhiều hơn, không còn phụ thuộc vào ý nghĩa từ “Tro Bếp” nữa :
VN: Tấm- Cám
TQ: Diệp Hạn 
Choang: Ta Gia - Ta Luân 
Tày: Tua Gia - Tua Nhi 
Chăm: Neang Cantoc - Neang SongAngcat/ Mu Gajaung - Mu Haloek
Campuchia: Neang Kantoc - Neang Chong Angkaat 
Myanma: Bé 
Xre: Gơ Liu 
Hre: Ú 
Thái: Ý Ưởi 
Hmong: Gàu Nà 
Các tên khác:
Kajong - Halek
Ko Giong – Hu Lếch.
Lưu ý 1 điều: Bạch Tuyết thuộc 1 motip truyện gần giống chứ không phải là Tro Bếp, đừng hiểu lầm.
1.2. Các phiên bản:
Thật sự là khó có thể thống kê hết đã từng có bao nhiêu phiên bản Tro Bếp trên toàn thế giới, ta chỉ có thể biết rằng mức độ phổ biến của câu chuyện này cực kỳ rộng lớn, từ đất Nga xa xôi đến VN mưa rào, xuyên qua Trung Đông sa mạc, tràn xuống cả Châu Phi nóng nực. Không đâu là không có “Tro Bếp”, hầu như không dân tộc nào là không có ít nhất một phiên bản như thế cho mình. Chỉ riêng Việt Nam thôi người ta đã tìm ra ít nhất 35 phiên bản. Theo một cuốn sách cũ mà tôi quên mất tựa đề, truyện “Tro Bếp” có tổng cộng ít nhất 200 phiên bản trên toàn thế giới ( 200 hay 2000 tui ko còn nhớ rõ, phải chi tôi tìm lại được cuốn ấy, chỉ còn nhớ tác giả hình như là Đinh Gia Khánh.). Đó là chưa tính đến những truyện được phóng tác từ motip này, ví dụ như bộ phim Lọ Lem lừng danh của Want Disney hay câu chuyện Tro Bếp của Andescen viết lại.
1.3. Tro Bếp tồn tại từ bao giờ:
Không bao giờ có thể biết. Nhưng nếu xét trên bình diện chung của truyện cổ, vốn là những truyện xuất hiện từ thế kỷ thứ 10 sau công nguyên, khi những thể loại như sử thi, thần thoại, anh hùng ca đã chìm vào dĩ vãng thì ta tạm chấp nhận Tro Bếp là một idol xuất hiện vào thế kỷ thứ 10. Bản Diệp Hạn của Trung Quốc cũng ghi nhận sự xuất hiện sớm nhất của nó là thế kỷ thứ 9, vậy là suy luận của chúng ta tạm xem là trùng khớp.
II. Những chi tiết chung trong motip truyện:
2.1. Con cá hay người mẹ?

Quý vị chắc chẳng quên được chi tiết con cá bị mần thịt nhỉ? Phiên bản Tro Bếp của ta xem con cá là hình ảnh người mẹ của Tấm. Kỳ thực, hầu hết những phiên bản motip ở riêng khu vực Đông Á mà theo hướng “ Tấm – Cám không phải là chị em ruột” thì hầu như đều viết 1 chi tiết rất quan trọng rằng: “ cái con/ thứ đó là mẹ Tro Bếp đầu thai.”. Hãy điểm sơ sơ lại list truyện Tro Bếp:
TQ: Diệp Hạn ( mẹ Diệp Hạn hóa thành cá vân mắt đỏ, bị ăn…)
Choang: Ta Gia - Ta Luân ( mẹ Ta Gia thành chim khách/ chim quạ, bị ăn thịt…)
Tày: Tua Gia - Tua Nhi ( Mẹ Tua Gia thành bò, bị ăn thịt)
Myanma: Bé ( mẹ Bé thành rùa, bị ăn thịt)
Hre: Ú ( Mẹ được vua Thủy Tề cứu hóa thành người cá)
Hmong: Gàu Nà ( mẹ Gàu Nà thành bò/ chim, bị ăn thịt.)
Thái: Ý Ưởi ( mẹ chết biến thành con cá vàng nhỏ.)
Như vậy, ta thấy rằng rất nhiều phiên bản Tấm Cám đã mô tả việc mẹ con Cám ăn thịt mẹ Tấm dưới 1 hình thức ước lệ ( mẹ Tấm đang trong lốt cái gì đó). Cái “con cá” ấy, hầu như luôn thể hiện ám chỉ “ là 1 hóa thân của 1 người thân Tấm.” chứ không đơn thuần là con vật dùng để luyện lấy Ultima weapon ( ý tôi nói là vụ chôn xương để lấy áo quần đẹp á.). Thậm chí 1 vài dị bản, Mẹ Tấm đóng thay luôn cả vai trò của ông tiên giúp Tấm cưới vua ( cái này khá ít, chỉ có thể xem là trường hợp cá biệt). Cái ý nghĩa này thường xuất hiện khi “ Tấm – Cám không phải là chị em ruột” ( bởi nếu là chị em ruột, tức mẹ Tấm còn sống, thì con cá ấy là hiện thân của kí rì đây?)
Ý nghĩa “ cái con bị ăn thịt ấy là mẹ/ cha của tôi đầu thai” theo khảo sát cho đến thời điểm hiện tại, chỉ thấy xuất hiện ở khu vực Đông Á mà thôi. Những nơi khác nó đơn giản chỉ là vật dùng để chôn xương lấy áo, với xuất xứ có khi chỉ là rất bá vơ như “ Tro Bếp đang ngồi khóc thì con cá ở đâu bơi lại”, hoặc trọng đại hơn 1 chút là “ thần hiện ra tặng cho con cá.”
2.2. Sự giúp đỡ từ thế lực siêu nhiên:
Cái này chắc tôi ko phải nói nhiều. Đơn giản là trừ vài cá biệt, mẹ/cha đã chết của Tấm ở các bản Đông Á sẽ vừa đóng vai trò “ cái con bị ăn thịt” vừa đóng luôn vai trò ông tiên, thì hầu hết các phiên bản đều giao nhiệm vụ giúp đỡ này cho 1 thế lực bất bình thường VD như Bụt ( Việt Nam), hay đạo sĩ, thần thánh, bà tiên,…
2.3. Chiếc giày hay bàn chân?
Tấm ở VN được hoàng tử/vua phát hiện qua chiếc hài thêu. Tro Bếp ở châu Âu được phát hiện qua chiếc giày pha lê/ thủy tinh. 1 số nước khác, Tro Bếp được phát hiện qua những món còn … trần tục hơn VD như …guốc gỗ. Sự phổ biến của phiên bản “ nhận biết qua thứ người ta mang dưới chân” khiến không ít người nhầm lẫn đôi giày làm thứ giúp nhà vua phát hiện ra và công nhận Tro Bếp.
Kỳ thực, nếu ta để ý, nguyên nhân Tro Bếp được phát hiện là do “ chiếc giày quá nhỏ, nhỏ đến nỗi những cô gái có đôi chân nhỏ nhất cũng vẫn còn lớn hơn đôi giày kỳ lạ đến hai lần.”. Sau này, người ta phát hiện ra một số phiên bản khẳng định điều này. VD như bản Campuchia hay một số bản khác tại những xứ không quen đi giày dép, Neang Cantoc ( Tro Bếp) được nhận ra nhờ vua trông thấy đôi bàn chân nhỏ nhắn chẳng lầm vào đâu được.
Như vậy, thứ giúp Tro Bếp được nhận ra và trở thành hoàng hậu là … đôi bàn chân nhỏ chứ không phải chiếc giày nhỏ. Sự ngộ nhận này đã tồn tại trong rất nhiều thế hệ.
2.4. Tái sinh liên tục:
Đặc điểm riêng của các bản Tro Bếp vùng Đông Á là câu chuyện chưa kết thúc sau khi Tấm thử giày mà sẽ kéo dài quan 1 lần hoạn nạn nữa với sự kiện tái sinh liên tục. Tấm sau khi chết sẽ liên tục biến thành đủ thứ cây cỏ , con vật cho đến khi nhà vua nhận ra. Lần này dĩ nhiên là dông dài và phức tạp hơn vụ thử giày hồ nửa đầu truyện.
Thống kê 1 số quá trình biến hóa của vài phiên bản tiêu biểu:
Bản Chăm của Landes: rùa – măng – chim – cây thị
Bản Chăm của Leclere: rùa – chim – măng – cây pen
Bản Việt của Vũ Ngọc Phan: chim – cây xoan – khung cửi – cây thị
Bản Việt của Landes: Chim – măng – cây thị
Bản Tày: Chim – tre – 2 quả trứng
Bản Xơ Rê: trúc – chim – cây thị
Bản Hơ Rê: chim – cà – cam
Bản Khmer: chuối – tre
Bản Myanma: Bồ câu – đu đủ
Bản Lào: quả tum
Bản Thái Lan: chim
Ta lưu ý 1 điều: hầu hết các phiên bản thì Tro Bếp có sự trùng hợp là bị biến thành chim và bị ăn thịt.
2.5. Ending của Cám:
Trừ vài bản phóng tác của Andescen hay người khác, hầu hết đều ghi nhận kết cục ko tốt đẹp gì cho Cám ( 100% là bị giết theo nhiều cách khác nhau.). cái này sẽ được đề cập ở mục III.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

NƯỚC MĨ CÓ HÀNG NGÀN ÔNG CHẤN

Ông Chấn ở đây là ông Nguyễn Thanh Chấn, bị tù oan. Vậy luật pháp Mĩ đã có những phương cách gì để giảm thiểu các “ông Chấn”
Có 3 cách để được giải tội trong hệ thống luật hình sự Mĩ: 1. Đưa đơn chống án trước khi bị kết tội, 2. Chống án sau khi bị kết tội, 3. Dẫn độ bị cáo tới trước tòa. 
Qui trình (1) khá đơn giản, nếu bị cáo không hài lòng với bản án của mình ở tòa án quận, bị cáo có thể tiếp tục kháng án dần dần lên tòa phúc thẩm tới tòa án tối cao. Tuy nhiên, sau khi đã kháng án đến tòa tối cao mà vẫn thua thì bản án bắt đầu có hiệu lực chính thức và bị cáo phải bắt đầu thụ án. Chỉ có khỏang 1%-2% bị cáo được giải tội trong qui trình này hàng năm.
Qui trình (2) diễn ra sau khi (1) kết thúc và  tiêu chuẩn kháng án cũng khó hơn rất nhiều. Qui trình (2) đa số được qui định theo từng tiểu bang, nhưng nhìn chung khá giống nhau: trong quá trình thụ án, nếu bị cáo có bằng chứng mới chứng minh công tố viên phạm sai lầm nghiêm trọng hoặc có bằng chứng chứng minh sự vô tội của mình thì có thể đem đến tòa án quận nơi bị cáo bị kết tội để giải trình. Sau đó, tòa có đồng ý nghe lại vụ án hay không phụ thuộc vào 2 tác nhân: mặc ý của thẩm phán- công tố viên và sở cảnh sát đồng ý mở lại vụ án. Qui trình (2) cũng đi theo trình tự của qui trình (1), từ tòa án quận dần dần lên đến tòa án tối cao. Chỉ có khỏang 14% bị cáo được giải tội trong qui trình (2)
Qui trình (2) là qui trình phổ biến nhất để giải tội, tuy nhiên, con số 14% là trước khi công nghệ DNA được luật hóa trong bộ luật hình sự. Sau này, con số được giải tội chỉ còn hơn 3%. Cũng chỉ có chưa tới 200 bị cáo được giải tội nhờ DNA cho tới hết 2014. Hầu hết các vụ này đều rơi vào “cướp hiếp giết” vì chỉ có đa số các vụ này mới có bằng chứng DNA. 
Hầu hết các bị cáo được giải tội đã thụ án trên trung bình là 5-15 năm trước khi được giải tội.
Qui trình (3) habeas corpus (lệnh trích xuất phạm nhân của tòa- chữ của LS Tuấn A.Phùng) là công cụ đầu tiên của ngành luật pháp để giải án cho các “bị cáo” vô tội.  Habeas corpus xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, phổ biến vào thế kỉ 17-18 ở Đế quốc Anh và được ngành luật pháp Mĩ tiếp thu ngay từ thời lập quốc. Qui trình này bắt đầu từ tòa án liên bang, bị cáo nếu có đủ bằng chứng chứng minh vô tội có thể trình bày trước tòa và nếu thuyết phục được thẩm phán liên bang, ông/bà ấy có thể ra lệnh habeas corpus để dẫn độ bị cáo từ nhà tù tiểu bang hoặc nhà tù quân đội tới trước tòa để được giải tội. Trước đây, đa số các vụ habeas corpus nhằm giải oan cho các tù nhân chính trị hoặc các án tử hình. Hiện tại, gần như tất cả các lệnh habeas corpus nhằm vào tù binh chiến tranh bị giữ bất hợp pháp ở Guantanamo hoặc các vụ trục xuất người nhập cư.

Bị cáo sau khi được chứng minh vô tội và giải án, tùy theo từng bang, có thể được bồi thường tiền từ 100usd/ngày bị án oan cho tới tối đa 200.000usd/năm đã ngồi tù. Một số bang tân tiến như Massachusetts, ngòai bồi thường tiền còn có thêm các chế độ trợ cấp hoặc miễn phí đi học hoặc dạy nghề các cấp, nhằm mục đích giúp bị cáo hòa nhập lại với xã hội. 

chưa biên xong

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Ai mua hành, mua dưa đê

Trước khi bạn đọc tiếp, phải găm vào đầu rằng, tôi rất trân trọng các bạn đang nỗ lực tiêu thụ dưa và hành tím cho bà con nông dân. Thậm chí, tôi còn kêu gọi anh em, bạn bè hùn sức mua giùm nữa. Rào đón vậy, vì tôi chúa ghét mấy người đọc loáng thoáng, chẳng cần hiểu ất giáp gì, úp cả sọt đá vào đầu người khác. Rào đón vậy, vì tôi sắp đặt ra một vấn đề hoàn toàn khác.
Năm nay, anh em kêu gọi mua giúp bà con dưa và hành tím, vì thương lái ép giá, dồn bà con vào cảnh khốn cùng. Tôi nhớ rằng, hè năm ngoái cũng khá nhiều người kêu gọi người Hà Nội mua giúp bà con vải thiều bị chất đống vì không vượt được cửa khẩu sang Trung Quốc. Đồ chừng, dăm tháng nữa, sẽ lại có một loại nông sản nào đó cần cấp cứu, bởi vì, với kiểu này, rồi thì nông dân vẫn đổ dồn vào một loại cây, loại trái nào đó mà họ tưởng rằng sẽ được thu mua nhiều;rồi thì sẽ được mùa; rồi thì thương lái lại dở trò mua rẻ mua ép; rồi thì hàng đống nông sản lại nguy cơ đổ bỏ… Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ lặp lại, chỉ khác là mỗi mùa tội đồ lại là một loại nông sản khác.
Trong khi ấy, báo chí chính thống thì nhất mực than thở, lo lắng và cảnh báo thương lái thao túng. Truyền thông xã hội thì xôn xao kêu gọi mua hàng từ thiện. Chẳng anh nào bày cho người nông dân một cách thấu đáo làm thế nào để họ trồng cây gì, nuôi con gì thì thương lái không ép uổng được, bởi thị trường nhất định sẽ cần, bởi có nhà máy, có doanh nghiệp nhất định sẽ thu mua để chế biến, để gia tăng giá trị nông sản. Mà bày thế đách nào được, vì nông dân quê tôi có lên phây quái đâu, có đọc báo quái đâu, hoạ hoằn thì xem tivi cốt chỉ để xem mấy cô minh tinh Hàn sướt mướt hoặc mấy tay xã hội đen Tàu vẩy súng là cùng (!)
Quay trở về với chuyện mua dưa, mua hành. Bởi anh bạn thân của tôi bên Bộ Công thương đang nỗ lực hô hào, vận động mang dưa ra bắc bán hộ bà con nông dân, nên tôi cũng muốn đóng góp bằng cách xơi dưa cho thật nhiều. Đưa con vào quán cà phê, dõng dạc ép cả nhà uống nước ép dưa hấu ủng hộ, cậu chạy bàn mặt ngượng nghịu bảo, nhà em mấy hôm nay không nhập… Ơ hơ, thế là thế quái nào? Muốn ủng hộ nông dân thì phải ăn căng bụng dưa miếng, chứ dùng đồ chế biến là không xong rồi.
Đọc đến đây, bạn lại đổ lỗi cho chính sách nhà nước chứ gì, đổ lỗi cho hệ thống lưu thông hàng hoá chứ gì. Câu ấy lúc quái nào mà chả đúng, bởi nhà nước và hệ thống chẳng là thằng cha nào cả. Câu hỏi của tôi là, lúc mà hàng chục ngàn hộ nông dân a dua, đổ dồn trồng hành, trồng dưa thì truyền thông ở đâu? Công cụ nhà nước trong tay mà các kênh truyền thông chuyên biệt cho nông dân èo uột, lèo tèo, và chả đủ hấp dẫn để kéo nông dân quê tôi ra khỏi các kênh tin giật gân, đấu đá, ra khỏi các bộ phim diễm tình. Nghe nói, bên Thái có hẳn một kênh truyền hình nông nghiệp cực kỳ ăn khách, và họ chẳng hề mượn giấy phép để phát phim truyện hoặc game truyền hình thực tế để câu khách. Sao ta không có nhỉ?
Còn, truyền thông xã hội khá là dễ dàng khơi gợi sự thương cảm của công chúng, kích động sự phẫn nộ, nếu cần. Chỉ cần thông qua vài KOL (những người có ảnh và dẫn dắt dư luận), vài người có danh phận là có thể tạo ra một làn sóng ủng hộ hoặc phản đối. Nhưng những vấn đề mà họ ủng hộ hay phản đối thành trào lưu rất hiếm khi là một đề tài nghiên cứu khoa học, một chính sách xã hội, một dự án corporate philanthropy (từ thiện xã hội của doanh nghiệp).
Điều gì mà truyền thông, và nhất là truyền thông xã hội làm dễ hơn nhỉ? Kêu gọi các tấm lòng thiện nguyện, góp cơm, góp áo, mua giúp vài chục cân dưa, vài lạng hành tím? Hay là vận động mang tri thức đến cho nông dân, đưa báo chí và internet đến mỗi thôn làng, dạy họ làm nông nghiệp theo cơ chế thị trường, làm marketing, chọn làm ăn với doanh nghiệp uy tín, tham gia vào vùng nguyên liệu được quy hoạch...? 

Chắc chắn là điều thứ nhất rồi. Cho nên, các bạn hãy chuẩn bị một mùa mua hàng thiện nguyện tiếp theo nhé.
By: Lê Quốc Vinh

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

LỖI-NỖI HỆ THỐNG ?

1. Lâu nay, một từ khá trở nên thông dụng: lỗi hệ thống. Beo cũng hay dùng nhưng, nói cho  hợp chào liu chứ kì thực, chả hiểu mịa gì mấy.
Nhưng Beo tin, lỗi hệ thống hoàn toàn có thể sửa được, bằng biện pháp hành chính, ko cần cao lương mỹ vị gì cao xa.
Đưa và nhận hối lộ là do con người. Sửa con người,  biện pháp hành chính nào đuổi theo kịp ?
Ở đây có hai mặt của một vấn đề.
Một mặt. Họ phải được giáo dục về lòng tự trọng và tính trung thực từ khi còn nằm nôi và, lớn lên trong môi trường đầy rẫy lòng tự trọng lẫn tính trung thực, chí ít như ông bà cha mẹ xung quanh. May ra…
Mặt kia. Khi con người sống trong một hệ tư tưởng nào đó quá lâu, lâu tới vài thế hệ, họ sẽ bị tác động một cách vô thức các giá trị mà hệ tư tưởng ấy mang lại. Đặc biệt là giá trị đạo đức xã hội.
Khốn khổ khốn nạn. Giá trị đạo đức xã hội ấy đang được định đoạt bởi “một lũ đạo đức giả, trí thức nửa mùa, bởi các bạn Tây học hoặc du nhập được tí Tây chưa ngấm kịp đã đòi dạy dỗ người khác, bởi đám giàu sổi ăn thùng uống chậu, bởi showbiz và đám lá cải chuyệch choạng thích đồ fake …”.(nhời vàng một bạn nào đó ko nhớ  nguồn).
2. Sáng To đại tướng giả nhời cuốc hội mà rằng, phần đông cảnh sát giao thông không nhận hối lộ.
Dõ thật, đi họp đi hành mà cất cmn não ở nhà vác cái đầu lâu rỗng,  phát ra  cái ngôn cho bọn tham gia giao thông thị thành nó chửi cho tắt bếp trên mạng xã hội.
Logic thế này: 1. Cảnh sát thổi. Không phạm luật. Sợ đex bố con thằng nào. Nhất là dân Bắc cờ; 2. Cảnh sát thổi. Biết mười mươi mình phạm luật. Dúi cho cảnh sát ít tiền, đỡ mất công cả buổi lên kho bạc nộp phạt rồi sang công an lấy giấy tờ lằng nhằng. Đằng nào cũng mất tiền, hối lộ nhanh gọn lẹ tiện lợi hơn nhiều.
Vậy, Sáng To đại tướng cứ nhận phắt, vâng, quân tôi cứ đứng đường là nó  ăn, không trừ thằng nào. Vậy để diệt tận gốc, kính trình cuốc hội cho tôi phạt thằng hối lộ hơn cả nặng. Phạt lè lưỡi nó ra. Phạt vỡ mặt nó ra.
Nó vi phạm pháp luật hai lần, sau đó nhâng nháo như mình là nạn nhân khốn khổ của những kẻ đại diện chế độ.
Dĩ nhiên, cả biện pháp vĩ mô ở 1 hay vi mô ở 2 của Beo thị, chỉ giảm thiểu được hối lộ vặt.
Bọn ăn to, thì chỉ theo dọn shit cho nó.
Là Beo nói, cả hệ thống theo dọn cho nó ý.