Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

Anh zai nào là hắc cờ?

Chiều tám với một Vịt kìu Canada đang hăm he làm rể bên ngoại tớ. Tồng chí này là dân i tờ, đang làm bảo mật phòng gian mạng cho một hãng hàng không và, có tên trong danh sách thành viên X-cà.


Tớ lên dây cót chuẩn bị nghe  tồng chí rủa xả bọn hắc cờ thì quá bất ngờ, tồng chí ấy lại phục lăn lông lốc đám phá tan nát các trang mạng như X-cà, Bô, Dân luận…mấy tháng nay. Tớ chưa xóa xong mù i tờ, tiếng Anh học bữa đực bữa cái bằng A ban đêm, sáng sớm nay đọc bờ bờ cờ thấy bài bẩu trên blog mấy anh Gú gộc lên án hắc cờ là chính phủ (siêu thế), họ đã lần được IP từ Vịt ta.  Tinh nhắc đến Bô, tớ nghĩ hay Bô là thành trì khó hắc nhất…


Tồng chí Kìu giảng, bờ bờ cờ làm chính trị muốn tấn công chính phủ Vịt nên chỉ nhắc Bô nhằm củng cố lập luận chứ về kỹ thuật i tờ, thì phá được X- cà mới là đỉnh, Bô là đinh và IP Vịt thì ngồi ở càrăng căngtai đều thoải con gà mái không cần tính biên cương bờ cõi. Với mối quan hệ trong giới và sự hiểu biết về internet, tồng chí khẳng định chưa có hắc cờ nào đang sống trong nước đủ trình phá X-cà tới mức ấy.


Bô thì tớ chả bàn nữa vì việc hắc chỉ khiến cái chết của Bô nhanh hơn tý đỉnh. Tớ quan tâm tới X-cà  vì hậu  hắc đẻ thêm ra cái x-cafevn-db.info đọc cười nôn ruột. Chính từ đây, tớ mò mẫm đoán các anh zai chị gái hắc là thế này.


Có thể chính các thành viên X-cà choảng nhau, tự hắc. Để đánh lạc hướng hắc thêm dăm cái tên có máy chủ yêu yếu  như Bô, Ta là Phạm…Dăm vài tháng nữa, nếu cái oép hậu hắc kia  phát triển thành X-càxxx thì có thể chuyển thành chính xác.


Rất có thể một nhóm nào đó, biết rất rõ nội tình hàng loạt trang mạng không đuôi vi en đang trong thế rối bời nhân lực vật lực, chống cộng toàn thế giới liên hiệp lại bao năm mà cộng chẳng ngả nghiêng, chi bằng đánh quả hắc cờ, một mũi tên trúng hai cái đích. Vừa đóng cửa trong vinh quang vừa tố được chính quyền cộng  bóp chanh nhân quyền. Hắc, mà dám công khai chỉ dẫn đường đi nước bước và cứ nhẩn nha không buồn núp thế, ngoài trình độ cao cường thì hẳn nhiên, chả còn gì để mất khi bại lộ. Ví dụ, xin lỗi chỉ là ví dụ thôi, hắc cờ là chú Hoàng Ngọc Diêu của X-cà chẳng hạn, thì  Ta là Phạm niệu có nỡ nòng nào nôi chú ấy nộp cho cảnh sát Bơ lìn?


Tồng chí khẳng định 5 năm nữa may ra Vịt ta mới tới trình anh hắc hiện nay, kể cả bác Quảng nổ banh ta lông. Rất hiếm khi tớ chịu phun châu ngả ngọc nếu trong đầu toàn có thể với rất có thể, nhưng nếu giả nhời chính xác được câu tựa trên kia  thì  anh Gú đã mời tớ về làm CEO chứ chả nỡ để thiên tài ngồi mãi chỗ làm nhiều ăn ít  thế này.


 

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2010

Nhậu (chuyện 2)

12h ngày…


Đâm bổ ra chợ. Tía tô, nghệ, mẻ, ốc lựa từng con…. Đích tay mình nấu. Bỏ vào cái hộp giữ nóng, tất tả phi tới bệnh viện. Mẹ chạy theo hỏi vớt, ăn tạm bát cơm hãy đi con, giọng nặng nước mắt.


Phòng 12 của bệnh viện 175. Bệnh nhân nào cũng biết, vào đến khu này thì chỉ còn nằm  chờ ra viện, bằng cửa sau.


Phòng 4 giường, sạch sẽ. Cậu tươi tỉnh vì vừa đi rút nước về. Hớn hở khoe hôm nay rút ra tới hai chai loại hơn lít, nhẹ hẳn bụng. Hít lấy hít để bát ốc nấu chuối cậu khen, nhà có mày nấu là tao vừa ý. Cậu nói luôn miệng, toàn đặt hàng mình nấu các món sẽ ăn trong những bữa tới: măng hầm chân giò, canh dưa cá lẹp, mực khô xào giá, thịt quay kho tàu… Cậu rất sành ăn và nấu ăn ngon. Ung thư gan giai đoạn cuối, di căn đã lên tới gần họng nên lưỡi cậu thụt lại, nói bắt đầu ngọng ngọng. Đồ ăn mang vào chủ yếu để ngửi chứ không ăn được đã cả tuần nay. Bác sĩ bảo tuần sau không rút nước nữa vì cơ thể suy kiệt hết mức rồi. Không rút nước, bụng chướng lên cực kỳ đau đớn và như thế, moócphin sẽ phải tăng liều. Nghĩa là, sẽ không bao giờ tỉnh để mà hít hà thức ăn.


17h ngày…


Nôn thốc nôn tháo ngay trước cửa quán thịt chó gần sân bay, mối nhậu ruột của cậu hàng ngày khi còn khỏe. Chủ quán chắc không lạ lẫm gì chuyện nôn ọe nên cười cười  dội cho xô nước. Miếng thịt gói trong  mảnh lá chuối. Cậu nhăn nhó chạy ra mua cho tao ổ bánh mì. Mình bảo cháu mua thêm cút rượu nữa nhá. Biết thừa mình đùa, cậu vẫn trả lời rất nghiêm ngắn, không không, sợ rượu lắm rồi, chừa hẳn rồi.


Chưa kịp quay người, bà mợ đến. Cậu bỏ tọt miếng thịt chó vào túi áo nhưng mảnh lá chuối tố cáo hai cậu cháu. Nghẹn cứng trong cổ. Cậu còn sống được mấy ngày nữa đâu, mợ ơi…


12h ngày đầu tuần sau…


Lỉnh kỉnh mang xô chậu vào bệnh viện gội đầu và tắm cho cậu. Nghiện rượu nhiều năm, khi phát hiện bệnh đã sang giai đoạn bác sĩ chẩn chính xác ngày giờ ra đi nên không phải xạ trị nữa. Cậu có mái tóc quăn rất đẹp, bạc chưa nhiều, may thế chứ xạ trị thì chẳng còn cọng nào. Cậu bảo họ Phạm tao con giai yểu số, tao là sống thọ nhất rồi đấy. Ráng sống đến khi về hưu đi cậu, mà cậu còn tới 6 năm nữa mới được hưu cơ.


Nước bệnh viện toàn mùi sắt gỉ, khăn mặt cậu nhớt nhợt. Vừa giặt khăn vừa khóc.


9h ngày hôm sau…


Dì từ Hà Nội vào. Bên ngoại có ba chị em. Cực kỳ khắc khẩu, không bao giờ ngồi với nhau quá 5 phút mặc dù rất thương nhau. Dì và mợ thì khắc toàn phần. Yên tâm vì dì là người tận tụy với anh và át vía, mình có thể bày lềnh khênh ốc, thịt chó cho cậu bà mợ cũng không dám làm gì. Nhưng lúc này, ngửi, cậu cũng không còn có thể.


Mắt cậu hôm nay hõm sâu, nằm dẹp gần như phẳng xuống giường. Liên tục rên rỉ và nhăn nhó quãng giữa hai cữ thuốc giảm đau. Cậu nhìn mình, tao nghĩ tiêu cực lắm rồi. Mình bịa, bác sĩ nói tuần sau xạ trị là cậu sẽ nhẹ hẳn đau, giống như khi rút nước ấy. Cô ý tá lúi húi thay bình truyền nói hộ vào mấy câu. Dì tin ngay. Cậu gần như không để ý. Đấy là câu cuối cùng cậu nói với mình vì sau mũi thuốc, cậu không tỉnh lại lần nào nữa.


7h hai ngày sau…


Bác sĩ cho về nhà theo yêu cầu của gia đình. Lúc này mới thấy mặt con gái cậu. Cả nhà chẳng ai hỏi nó biến đâu mất hai tuần nay. Cậu chỉ có mỗi mình nó.


10h sáng hôm sau…


Rút ống thở chọn giờ đẹp. Dứt khoát mình không đến. Hai tiếng sau, dì khóc gọi điện cậu chờ cháu. Mình chải đầu, đi tất đi găng tay đeo cà vạt cho cậu, những thứ cả đời cậu không dùng đến bao giờ kể cả lúc đi nước ngoài. Tay cậu lạnh và cứng dần dưới tay mình. Cậu mở mắt, nhìn đảo một vòng, thở dài một tiếng, rồi đi. Mình để nguyên bàn tay trên mắt cậu cả phút, bình tĩnh bảo mọi người, cậu đi rồi. Ai đó tru lên khóc.


 


 Mười mấy năm  bom đạn chiến tranh ác liệt không làm sứt nổi cọng lông chân…Giá mà cậu đừng uống rượu…

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Nhậu (chuyện 1)

Dong dỏng mình dây, làn da sáng so với người xứ nước phèn, hàm răng đều tăm tắp, thím vào hàng đẹp nhất so với tất cả dâu con trong nhà nội.


Giải phóng về, ruộng nhà nội thẳng cánh cò bay. Kẹp sát hai bên quốc lộ, cả đại gia đình nằm một bên, mình thím mé bên kia. Lúc nào cũng thấy bốn mẹ con thím lụi cụi ngoài ruộng hay mảnh vườn phía trước. Thằng Út lên năm xách cái bình tưới  ngang cần cổ, chạy múc nước từ cái đìa cách hơn trăm mét lên tưới đậu. Có lần  nằm trong võng ngó ra đếm, nó xách được 18 lần thì  chợp mắt ngủ quên, tỉnh dậy thấy nó vẫn đang lẹo vẹo đi với cái bình.


Lấy ông chú thứ Bẩy năm 16, thím kể đám hỏi thím chỉ có đúng một cặp vịt xiêm, không có đám cưới vì chú là bộ đội nằm vùng. Ba lần vào cứ thăm chú, ba lần từ mang thai tới sinh nở thím đều một thân một mình. Bên ngoại ở xa, bên nội phải vu lên thím mang hoang thai không nhìn mặt vì lo thím bị bắt. Đến đêm nội mới dám lén sang trông cháu cho thím ngủ. Chú hy sinh khi thằng Út mới 4 tháng trong bụng mẹ. Thím ở vậy nuôi con, nhất quyết không chịu đi bước nữa dù chính nội đi hỏi chồng cho thím.


Ba đứa nhà thím đều học hành đến nơi đến chốn, như tất cả thế hệ sau 75 bên nội. Đứa lớn học nông nghiệp. Lấy chồng khá giả, lành hiền, trừ khi xỉn. Nhậu về lôi vợ ra đánh chửi. Mười đêm hết chín con vợ phải trốn ra ruộng mỗi khi thằng chồng ngật ngưỡng về. Khóc lóc  bỏ về nhà, thím đuổi con quay lại. Cũng đến mấy năm sau chuyện li dị mới giải quyết xong. Thằng cựu anh rể buồn, ngày nào cũng qua rủ thằng nguyên em vợ đi nhậu giải khuây. Chuyện gì đến phải đến.


Thằng Út, giờ đã là giáo viên tiếng Anh của trường cấp 2, lên lớp bữa quên giáo án bữa bỏ dạy, tệ hơn, có bữa chưa dã hết rượu, nó mang cuốn toán lớp 3 của vợ, một giáo viên, ra dạy trong giờ Anh văn lớp 9. Trường quê, hiệu trưởng thể tất không đuổi việc mà chỉ chuyển nó xuống dạy thể dục ở cấp 1. Dĩ nhiên, để nhận được sự thể tất ấy, thím phải lạy lục đủ cả ban giám hiệu. Giòng họ lòng vòng, không mất đồng nào. Thím nói kiểu như người trúng số.


Dạy thể dục, dư thời gian, thằng Út nhậu gấp đôi. Nó xỉn triền miên. Trong một lần như thế, nó đánh vợ, tiện tay, đánh luôn thằng cháu bên vợ, mới 6 tuổi, gây thương tích 21%. Không nói thì cũng biết lần này, thím chịu đựng thế nào trước sự rủa xả của sui gia. Đổi lại, thằng Út có cái giấy bãi nại.


Tờ bãi nại ấy chỉ là tình tiết giảm nhẹ, tòa xử nó 15 tháng tù giam.


Tối qua, thím lên kiếm. Lần đầu tiên đi thang máy, thím tụt dép bỏ  ngoài. Mắt thím khô không một giọt nước.


Thím lên Sài gòn, nhờ kiếm luật sư cãi cho nó án treo khi kháng án. Thím sợ. Thím biết nó đáng tội. Nhưng bây giờ khi tỉnh rượu nó còn ngoan, mai mốt ngồi tù rồi nhỡ ra, chút ngoan ấy cũng không còn nốt…


Khổ thân thím.

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Suy nghĩ từ cải cách y tế Mỹ

Bài của bác Nguyễn Quang A


Sau khi được thực hiện, luật này sẽ cải tổ sâu sắc xã hội Mỹ, một sự điều chỉnh rất khó khăn và vô cùng lớn. Nó sẽ đảm bảo thêm cho 32 triệu người Mỹ các dịch vụ y tế cơ bản mà họ chưa được hưởng.


Đảng Dân chủ từng định đưa ra đạo luật cải cách y tế từ nhiều chục năm qua nhưng đều thất bại. Lần này họ đã thành công.


Trong khi các nhà nước phúc lợi châu Âu đã đảm bảo dịch vụ y tế cơ bản cho mọi người từ lâu, hệ thống y tế của Mỹ dựa quá nhiều vào sự tự nguyện, vào thị trường, vào khu vực tư nhân, khiến hàng chục triệu người không có bảo hiểm y tế.


Phúc lợi xã hội tạo gánh nặng cho nhà nước ở các nước châu Âu và buộc các nước này có những cải tổ hệ thống để nâng cao hiệu quả. Với đạo luật này, Mỹ dường như tiến đến một nhà nước phúc lợi hơn.


Đảng Cộng hòa và các hãng bảo hiểm y tế tư nhân ở Mỹ phản đối kịch liệt dự luật này và sẽ tìm mọi cách để cản trở việc thực hiện nó trong tương lai. Họ có rất nhiều lý do phản đối, từ giảm quyền tự do của nhân dân đến lấn quyền của các bang, v.v.


Nhưng một trong những lý do cơ bản là ý thức hệ. Họ mang “con ngáo ộp xã hội chủ nghĩa” ra để dọa dân Mỹ, để biện hộ cho sự phản đối của họ, nói rằng luật này cho phép nhà nước can thiệp quá sâu vào lĩnh vực y tế và khiến nước Mỹ trở nên “xã hội chủ nghĩa” hơn.


Nếu chỉ hiểu “xã hội chủ nghĩa” là nhiều dân chủ hơn, nhiều phúc lợi hơn cho người dân, thì các nhà nước phúc lợi Tây Âu “xã hội chủ nghĩa” hơn Mỹ nhiều, dù thực chất, họ là các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại.


Chủ nghĩa tư bản có khả năng tự điều chỉnh và đã có sự điều chỉnh rất nhiều so với chủ nghĩa tư bản man rợ thời trước Marx. Luật Cải cách Y tế Mỹ là một minh chứng nữa cho sự điều chỉnh như vậy.


Trung Quốc rất khôn khéo đi theo con đường mà họ gọi là “chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc”. Con đường mang mầu sắc Trung Quốc là gì? Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, khu vực tư nhân phát triển, cải cách mạnh khu vực doanh nghiệp nhà nước, nền kinh tế hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.


Nhà nước phúc lợi trước kia ở Trung Quốc mới dành cho số ít (trong bộ máy hành chính nhà nước, doanh nghiệp nhà nước). Nay Trung Quốc đã có kế hoạch cải cách hệ thống phúc lợi, trong đó có y tế, cho số đông.


Đấy là con đường nhanh nhất, hữu hiệu nhất để chấn hưng Trung Quốc.


Nhân tranh cãi về cải cách y tế ở Mỹ, có thể thấy, cả ở Mỹ lẫn Trung Quốc và nhiều nơi khác, người ta đang ngày càng đi theo hướng tránh kinh nghiệm xấu, học cách làm hay và tìm cách làm cho chúng thích ứng với điều kiện của mình, sẵn sàng thử nghiệm những cách làm mới.


Đấy có thể là cách khôn ngoan để cải tổ xã hội, nền kinh tế và hệ thống phúc lợi, để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, để chấn hưng đất nước.


Bài này hay, để đây đã, bình sau

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

rất hay nhưng ít để ý


Copy từ Trương Duy Nhất


Một số báo đang chỉ trích, phê phán Bộ Giáo dục- Đào tạo phạm lỗi “quên” in dòng chữ “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc” bên dưới “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong mẫu bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng.


          Tôi nghĩ trong việc này Bộ GD-ĐT đúng, người đang hiểu sai chính là phía chỉ trích. Quốc hiệu Việt Nam viết đúng và đủ là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngay trong tấm hộ chiếu của mọi công dân Việt cũng chỉ vỏn vẹn hàng quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, không bao giờ có thêm tiêu đề “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc”.


Cũng như nhiều văn bằng của Pháp, họ cũng chỉ ghi hàng chữ trên cùng là “Cộng hòa Pháp” (République francaise), chứ đâu “thèm” thòng thêm hàng tiêu đề “Tự do- Bình đẳng- Bác ái”.


          Có những việc sai lâu quá, sai đến mức mặc nhiên tưởng là đúng. Đến khi sửa cái sai đó cho đúng, lại tưởng cái sự sửa đúng kia là sai.


Ngày 02/7/1976, Quốc hội có nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô thì tên nước được xác định là CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Các Hiến pháp 80, 92, sửa đổi 2001 cũng ghi như vậy.
Thông tư 03 năm 2009 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn dịch quốc hiệu ra tiếng Anh cũng chỉ dịch CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Như vậy Quốc hiệu (tên nước) chỉ là CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM.
Chỉ có Thông tư liên tịch số 55 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản có ghi: Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM' và " Độc lập- Tự do- Hạnh phúc".

Căn cứ vào đây để "bắt lỗi" Bộ Giáo dục là không đúng, vì Thông tư này chỉ hướng dẫn trình bày văn bản.


ĐẶNG MINH QUYÊN


TIÊU NGỮ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI


VIỆT NAM Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc (Indépendance, Liberté, Bonheur).
HOA KỲ In God we trust (Chúng ta vững tin nơi Thượng Đế).
LIÊN XÔ cũ (Vô sản trên toàn thế giới, hãy đoàn kết lại).
ANH Dieu et mon droit (không viết bằng Anh ngữ mà viết bằng Pháp ngữ) Thượng đế và quyền chính đáng của tôi.
PHÁP Liberté, Égalitte, Fraternité (Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ - khi trước người ta thường dịch chữ “Fraternité” là Bác ái và kể ra nghe chữ này còn thuận tai hơn). Riêng thời kỳ 1940-1944 thì tiêu ngữ của Pháp là “Travail, Famille, Patrie” (Lao Động, Gia Đình và Tổ Quốc).
ĐỨC Einigkeit und Recht und Freiheit (Thống Nhất, Quyền Luật và Tự Do).
Bỉ L’Union fait la force (Hợp quần gây sức mạnh).
THỤY ĐIỂN Mỗi vua có một tiêu ngữ riêng. Hiện tại là:
Tất cả cho Thụy Điển theo nhịp điệu thời gian.
THỤY SĨ Mỗi người cho mọi người, mọi người cho mỗi người.
ẤN ĐỘ Sự thật tất thắng.
TÂY BAN NHA Thống Nhất, Vĩ Đại và Tự Do.
TUNISIE Liberté, Ordre, Justice (Tự Do, Trật Tự, Công Lý).
THỔ NHĨ KỲ An bình trong xứ sở, An bình ngoài biên thùy.
CANADA A mari usque ad mare. Từ đại dương này sang đại dương kia.
CỘNG HÒA TRUNG PHI Thống Nhất, Phẩm Cách, Lao Động.
HY LẠP Ma force c’est l’amour de mon peuple, La Liberté ou la Mort (Sức mạnh của tôi là tình yêu dân tộc tôi. Tự do hay là chết).
DOTHÁI Résurrection (Phục sinh).
NAM PHI Ex unitate vires: Hợp quần gây sức mạnh.
Patria o Muerte, Venceremos: Tổ quốc hay là chết, chúng ta sẽ thắng.
AI CẬP Im lặng và kiên nhẫn, Tự Do, Xã hội chủ nghĩa, Thống nhất.
HUNGARI Tất cả quyền hành là của Dân chúng
MÊHICÔ Cao hơn nữa và xa hơn nữa
NICARAGOA Dios, Patria y Honor (Thượng Đế, Tổ Quốc và Danh Dự).
TÂN TÂY LAN Onward (luôn luôn thẳng tiến).
PAKISTAN Ittehad, Yaquin-i-Mukham, Tanzim (Thống Nhất, Vững Tin và Kỷ Luật).
HÀ LAN Tôi sẽ đứng vững
BỒ ĐÀO NHA O bem da Nacao: Lợi ích của quốc gia.
SINGAPORE Cầu cho Tân Gia Ba được thịnh vượng.
SYRIE Thống nhất, Tự do, Xã hội chủ nghĩa.
THÁI LAN Tổ quốc, Tôn giáo, Nhà vua.
URUGUAY Được tự do tôi không tấn công ai và cũng không sợ ai.


Nàng và thời trang


Rất khó tìm được tác giả ảnh cũng như thời trang của nàng vì toàn thể đại gia chỉ chăm chăm làm việc ấy và mình nàng có đến 2 tủ đầy nhóc quần áo. Bộ này bà nội nàng mua bên Úc.



Nằm kiểu cleopatre, không ai chỉ đạo mà nàng tự diễn. Không ai nhận sắm bộ này cho nàng.



Đi bơi và vòng 2 nàng bắt đầu có vấn đề. Mẹ nàng mua, 100 nghìn ba bộ rất xinh.



Giả nai bên phụ huynh. Không  nhớ ai mua bộ này.



 Xuất chúng nhá, chơi được bài Nu na nu nống bằng ghi ta. Dì nàng gửi về,  nàng toàn đeo kính mát trong nhà.



Sao bác này dài thế nhỉ? Bộ này ông nội mua.

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010

Xin lỗi, ai mới là con đĩ

Thấy tờ cướp giết hiếp mạt sát Lê Kiều Như ghê quá, Beo sống chết kiếm một cuốn Sợi xích. Và bình lựng nhanh của Beo thế này.


Phần hình ảnh trong sách là rất đẹp. Người mẫu hoàn hảo, hấp dẫn nhưng không thô tục. Bố cục ảnh chuẩn. Ý tưởng tạo hình lãng mạn và so với rất nhiều ảnh của chân dài khác thì hơn hẳn ở chỗ… có ý tưởng. (Beo để quên máy ảnh ở HN, vài bữa nữa post lên hầu bà con toàn bộ phần hình ảnh này để chứng minh nếu không vi phạm bản quyền của bạn Lê Kiều như).


Phần chữ nghĩa. Đoạn sex nặng đô nhất đã post  bên blog Cô gái đồ long, còn lại tổng thể thì ngô nghê chưa sạch nước cản chuyện viết lách. Tuy nhiên không đến mức bẩn thỉu đồi trụy, như một số tờ báo quy kết.


Có mấy điều Beo nhận thấy từ vụ đấu tố Sợi xích thế này.


Thứ nhất, nhận định Sợi xích là một sản phẩm độc hại, Beo thấy nó chưa chắc độc hại hơn mấy thứ đang nhan nhản từ các phương tiện thông tin đại chúng cho tới văn chương nghệ thuật, hàng ngày. Nam sinh giết bố chặt khúc thả trôi sông, nữ sinh cứa cổ  bố sau khi xời cả bố lẫn con, giai 36 ngủ với gái  80 thế nào hay bố chồng  làm tình mấy chục kiểu với con dâu…mô tả dài kỳ tỷ mỉ, khuyếch tán kiếm ăn, mà cũng bàng hoàng, cũng báo động đỏ, nện chuông vàng…cảnh tỉnh người khác thì Beo không tin về khoản đạo đức của người đi cảnh tỉnh. Đấy là Beo chưa nói đến góc độ, giả thử Kiều Như là chủ tịch quận N nào đó chẳng hạn, có khi cô lại được tôn vinh là Hồ Xuân Hương thế kỷ 21, chưa biết chừng. Và đấy là Beo cũng chưa nói đến góc độ khác nữa, ngay cả những thứ xem nghe đọc ngắm đang được tung hô, chưa chắc đã độc hại. Khác chăng là Hermet made in Beijing thì tinh xảo hơn Hermet made in cholon mà thôi.


Thứ nhì. Lê Kiều Như sai bét ra rồi khi ra mắt sách mà chưa nộp lưu chiểu tuy nhiên, về phía nhà xuất bản, dừng phát hành là một động thái hèn, thiếu bản lĩnh. Để bảo vệ sự an toàn (không phải uy tín) của anh, anh hy sinh thương hiệu của đối tác và danh dự của tác giả, và như vậy, nhà xuất bản thêm mấy cái thiếu nữa, thiếu trách nhiệm, thiếu cái tình của người cầm bút.


Thứ ba. Beo không hiểu tại sao  rất đông các loại nhà cứ giữ quan niệm (ngoài mồm) sản phẩm chữ nghĩa cao quý lắm lắm, áp dụng  loại hình quảng bá của các sản phẩm khác vào chữ nghĩa là làm nhục nền văn học nước nhà để rồi từ đó, xỉ vả Lê Kiều Như háo danh. Ai sẽ từ chối một buổi ra mắt sách ở New World hay Melia? Ai sẽ mơ bọn nhà báo im tiếng trước tác phẩm của mình? Ai không muốn bán tác phẩm mà chỉ để  dành làm quà tặng thân bằng quyến thuộc?...và ai, sẽ liệt kê ra được danh sách các Ai kia?


Lê Kiều Như đáng được tôn trọng, vì không giống lắm người chỉ là kẻ chủ mướn đi bán thuê. Cô ấy bán cái mình có.

một con Người (tiếp nữa)


Mình vốn dễ nuôi, ăn như hạm chẳng cảnh vẻ gì nhưng quả tình, ngồi ở những cái quán như tối qua thì rất hiếm khi. Khu giải tỏa sát bờ sông, chủ nhân trong khi chờ di chuyển đã che tạm mấy tấm bạt lên vừa làm nơi ở vừa bán hàng. Bàn ghế phủ một lớp bụi nhờ, nền gạch đất khập khiễng. Bánh canh rất ngon, nấu đúng kiểu quà quê miền Nam . Chủ quán thắt bím tóc dày nói nhiều vẻ phân trần trà đá pha bằng nước có đun sôi. Hết nửa bát, một con chuột tướng phi qua chân. Định thần 2 phút, ăn tiếp, dĩ nhiên chả còn ngon lành gì, ghế lại quá bé để rút hai chân lên. Cực kỳ thoải mái, với gió sông và với D.


Ăn xong chở nhau ra cầu Thủ Thiêm đứng lẫn vào đám  hóng mát. Gặm mãi không hết cái bánh đa 5 ngàn giòn tan. Cằu nhằu với D. những đồn thổi của thiên hạ. Dịch ra tiếng Việt bài về D trên blog cũng sai. D hiểu ra chuyện rất nhanh, phải chứng minh các thế lực thù địch nhung nhúc xung quanh thì mới có thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến tới cấp toàn quốc ta chứ. Nhưng nàng cũng nên cẩn thận, phải thế này phải thế kia…Cây cầu mới tinh rất đẹp. Sông mênh mông nhìn xuống gai gai tới đầu ngón tay. Trời lồng lộng chợt thấy thiên hạ thảm hại. Blog, nơi nương nhờ chút thở than, nơi ghi ra trung thực những cảm nhận cuộc sống hỗn mang này, còn khuya Beo mới cẩn thận với cẩn trọng, nhá. Đanh đá vừa vừa thôi. Mà blog nàng cũng có âm mưu đấy chứ khi viết về D cho đến khi D chịu làm đơn thôi việc mới dừng là gì. Uh, thì bạn cứ thử sống đúng với mình một lần đi, sảng khoái lắm nhé. Như Beo đây, blog bị chửi khắp thế giới mạng, Beo chỉ  thất vọng hơi hơi vì các phản biện cấp đàn em quá, chưa đọc được cái nào thật đã để tranh luận lại. Dăm bạn ủng hộ Beo ẩn danh không dám để public. Nghĩ cũng khổ, ảo còn sợ, đời thực chấp nhận phận con sâu cái kiến, không ngạc nhiên.


Quanh Beo còn hàng tá tin đồn. Nào là đang xin quay lại cơ quan cũ, tức là bẩu Beo ăn lại chỗ vừa ói ra ấy. Nào là đang lợi dụng một lão hết xí quách và cặp kè với một phi công trẻ…Beo lên mây tưởng tượng mình cứ như là Thủy Tiên Phi Thanh Vân. Chỉ hơi tiếc, những tin đồn chả sang trọng mấy trừ chuyện phi công trẻ. D nhất trí ngay. Hiếm, vì D và mình ít khi đồng quan điểm nhanh như thế. Nhưng riêng với bạn thì không nhá, tớ háo sắc, phi công phải khá zai tý chứ tuyển bạn, người ta bảo tớ mù thẩm mỹ. Điều này D cũng nhất trí, nhanh hơn điều trước.


Mai mốt già, D sẽ đi lang thang khắp nơi bằng xe máy, viết và vẽ. Vợ đẹp con xinh thế, ai nuôi? D nuôi. Chứng khoán xanh đỏ như chong chóng, nuôi bằng mắt à. Sự cố lớn  trải qua trong cuộc đời khiến D thay đổi nhiều, trừ một thứ, thuộc về bản chất, hắn là người lãng mạn. Hết thuốc chữa. Có mà viết một ngàn entry, cũng không thể lay chuyển. Nhưng chuyện về D, thì sẽ còn tiếp tục.


 


Coi xong Sợi xích của Lê Kiều Như roài. Rảnh sẽ biên về chuyện này.


 


 


 

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Lại là ông, Thayer!

* Thời tiết đủ 4 mùa trong một ngày. Hoa mộc li ti vàng thơm ngát hoa lộc vừng trổ dài đong đưa đong đưa. Mọi cuộc làm việc dẫn cả nhau ra bờ Hồ. Làm ít tám nhiều.


Bò vào xe từ Tân Sơn Nhất về, đất trời rộng sao em không bến đỗ, lầm bầm chửi bậy, chính mình cũng chả biết chửi ai. Lái xe thấy mặt hầm hầm vội tắt nhạc, định bảo cứ để nghe lại thôi, chán chả buồn mở miệng. Kết thúc một cuộc rong chơi bao giờ cũng zở người zở ngợm, mất ít nhất một ngày.


** Cả Hà Nội lên cơn say nhân sự trung ương. Hôm ngồi bờ Hồ với hai người bạn, không tám được gì vì cả bọn lắng nghe bàn bên cạnh sắp xếp TW. Một anh zai đen nhăng nhẳng người thao thao đã bàn với anh Ba Dũng toàn bộ thành ủy rồi, hỏng mỗi Ba Tính là lỗi nó thôi. Tớ nghĩ chắc đây là mật danh chứ không phải tục danh vì sau đó hỏi đến hai ba người thạo tin, nhăn trán bóp đầu mãi không rõ Ba Tính là ku nào.


Ngay đúng bữa bạn Tàu nhanh đăng tin cá chết tanh nồng nặc trên hồ Trúc bạch thì tớ ngồi nhậu đốc tờ Thanh trên chiếu bên bờ hồ này, giữa một chiếu toàn hài danh nói tục kinh người Vân Dung, Công Lý… chắc là vừa dự đám cưới Hiệp gà ra và một chiếu, có mấy bạn trẻ  gái xinh như mơ zai quắt như củi. Mấy chiếu này xếp gạch bốn chỗ liên đoàn 2011 rất thú vị như sau:


Lao động trí óc:  Vô Kỵ, Ao, Lú


Lao động chân tay: Y Vân, Vua Zời và Một Nhát thế chỗ bổ sung


Ngồi mát ăn bát vàng: Hách


Hình nhân thế mạng: Ráo xư


Bạn nào hok hỉu chịu khó vào mấy forum tra cứu thêm.


*** Nhà Việt nam chính trị học Thayer hôm nay lại lên tiếng trên Bờ Bờ Cờ. Quả thực không đọc hết nổi vì mới nửa bài báo đã thấy ông ấy sai gần hết rồi, ví như ông ấy bảo nội dung kỳ họp TW đang diễn ra là thông qua văn kiện báo cáo chính trị hay là bàn thảo về danh sách nhân sự sơ bộ khóa tới. Nhân sự dự kiến mà lộ danh tính từ bây giờ đến năm sau có mà thành thương binh bậc 4 tuốt lấy ai làm việc, thế nên không cần khôn ngoan mấy thì người làm tổ chức lúc này cũng phải lấy sự bình ổn tình hình làm đầu. Văn kiện chưa đưa ra Đảng cơ sở thảo luận mà đã thông qua, từng ấy cái đầu đâu có ngu đạp lên điều lệ Đảng thô thiển vậy. Có những điều viết sai khó hơn viết đúng, ca Thayer này là một ví dụ điển hình. Không thể lý giải, những vấn đề công khai tới tận vỉa hè biết thế mà ông này không biết, quái thật.


Lại sắp được du hí với zai xinh gái đẹp roài. Lần này còn  đi thêm Argentina và Bolivia, đám bloggers bố cu chánh phó sở lượn suốt, cứ gọi là nuốt nước bọt ừng ực nhé.


 


 


 


 

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Giải Hội và Trịnh Hội

Beo không xem lễ trao giải Cánh diều vàng của Hội điện ảnh tối qua, nhưng chuyện Trịnh Hội đoạt giải, cùng với bộ phim mà nếu  gọi đó là điện ảnh sẽ cười đau hết các cơ quan đoàn thể, thì Beo đã đoán ra cả tuần nay.


Đầu tiên là việc một vài báo mạng đưa rất đậm tin ảnh Trịnh Hội lấy vợ mới. Trịnh Hội chưa phải là ngôi sao hàng hot gì và cũng đừng nói với Beo là tổng biên tập các báo ấy không biết chuyện Trịnh Hội bị cấm nhập cảnh. Thứ hai, việc các đề cử giải Cánh diều vàng được giữ bí mật đến cùng, cũng đừng nói là nghiệp vụ phóng viên kém đến mức không săn được tin mật đến thế.


Việc Beo sắp nói ra đây có thể  võ đoán hồ đồ. Hội đã chuẩn bị dư luận cho giải thưởng của mình khá chu tất và hy vọng, giải thưởng trao cho nhân vật nhạy cảm này sẽ khiến danh dự hội được chút nào cứu vãn, chí ít là được tiếng dũng cảm đối đầu với chính quyền thay vì chỉ là công cụ như xưa nay. Nhưng nước cờ này Hội đi sai, sai cơ bản. Cái nhận lãnh sớm nhất là phản ứng của người trong nghề và dư luận, nhưng Beo thấy rằng loại phản ứng này chả mấy signé, vì Hội nhận thường trực nên nhàm. Cái cần phải đặc biệt dè chừng là, món tiền còm ngân sách dành cho các hội nghề nghiệp, nhân cái cớ giải thưởng sẽ bị cắt không còn xu teng trong tương lai gần. Cách đây vài năm, dư luận rộ lên chuyện các hội nên tự đi bằng chân của mình, không ăn thuế nhân dân nữa và như vậy, cũng ít bị lệ thuộc hơn về nhiều chuyện (chuyện chứ không phải vấn đề, vì chả hội nào có khả năng có vấn đề, không riêng gì Hội điện ảnh). Beo nhớ lúc ấy, một vài vị lãnh đạo các hội cuống lên thanh minh thanh nga giải trình giải thích, gọn lại còm còn sống lắt lay, chứ cắt hết ngân sách tan hàng tắp lự.


Theo báo chí hải ngoại, Trịnh Hội là một luật sư, nhiều năm làm không công giúp các thuyền nhân ổn định quê hương mới. Cùng với cựu bố vợ là Nguyễn Cao Kỳ, thời gian đầu quay về VN, nhất là thời gian làm bộ phim hữa hùng vừa đoạt giải kia, Trịnh Hội khá được trọng vọng săn đón ở trong nước.


Rất nhanh sau đó, Trịnh Hội bị phát giác tham gia Đảng Việt Tân, một tổ chức bị liệt vào hàng khủng bố do từng dùng vũ trang xâm nhập quy mô lớn vào Việt Nam. Tất cả các nhân vật liên quan đến đảng này đều automatic miễn vô.  Không chỉ thế, Trịnh Hội chủ xướng thành lập VOICE, quy tụ giới văn nghệ sĩ trí thức, có lẽ lại là để phản biện cái gì đó.


Sau khi bị cấm nhập Việt Nam, Trịnh Hội qua Campuchia tiếp tục gầy dựng phong trào. Anh bạn láu cá Cămbốt này thấy thu Trịnh Hội không đủ bù chi khoản mếch lòng cho Vịt teo, Ếch im băng…nên cũng mời Hội quay lui  hẹn ngày không tái ngộ.


Beo để ý, một vài phóng viên văn hóa, nhà văn nhà thơ trẻ hiện nay, nhất là ở phía Nam , không quan tâm đến chính trị và hãnh diện vì điều đó. Có bạn  hồn nhiên mắng Beo bà viết lách hổng hỉu gì hết trơn, tự do dân chủ liên quan gì đến văn nghệ. Chả cá biệt gì, Beo nhẩm đếm có đến 1/3 trong số Beo biết đó không thể kể đủ tên họ của 4 vị nguyên thủ hiện nay. Chiều kích của một tác phẩm văn nghệ phụ thuộc vào rất lớn sự am hiểu chính trị xã hội của tác giả. Đẳng cấp Bóng đè và  tuột xích gì đó của em người mẫu rất xinh, vừa bị NXB Hội nhà văn đình phát hành, khác nhau chính ở chỗ này đây.


Việc chính quyền không phản pháo gì với giải thưởng đêm qua, với Beo nên nhục nhiều hơn vui. Đấy là biểu hiện khinh ra mặt với những sản phẩm mà chính người sản xuất cũng tự biết, hiệu ứng xã hội thấp thê thảm.


Đừng có mà đổ lỗi Con kiến mà leo cành đa đấy nhé!

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2010

Viết riêng cho phi công trẻ

Ngày xửa ngày xưa, uh, mà thật ra cũng chưa xưa lắm.


…..


Người đẹp biết viết gì bây giờ, ngoài sự sợ hãi và lo lắng, cho con.


That`s my destiny. Không, tuyệt đối không phải thế đâu con  ạ. Đấy là số phận của một thằng khác, nó trốn chạy bằng cách đẩy phần gánh vác nặng nề lên đầu con. Con ơi, một đứa trẻ, một con người…Trái tim mẫn cảm yếu đuối của con, tuổi đời của con đã dẫn con đi lạc vào bờ bụi.


Con chấp nhận người phụ nữ ấy, hay con chấp nhận cuộc sống bản năng thật của con, con đều phải đối đầu với miệng lưỡi thế nhân, đối đầu với muôn vàn bất hạnh đang chờ đón con, ngay ngưỡng cửa kia.


Thôi vậy, con cứ sống đời con. Người đẹp ở ngay sau lưng và ủng hộ con, chứ còn biết làm gì bây giờ nữa.


Nhưng, người đẹp đau đớn.

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Năm tuổi

Năm sung tháng hạn, đến quà ngày liền bà cũng  sự cố.



Quà của gái đẹp. Bên ngoài nó nhấp nhánh màu rượu chát đẹp cực kỳ. Bỏ quên trong túi áo khoác, đinh ninh mất trên máy bay. Rấm rứt mất mấy ngày liền, bữa nay lấy đồ giặt về mới thấy. Món này là iu iu nhất.



Phi công  tặng. Loay hoay rơi vào kẹt thang máy phải gọi thợ bảo trì tới mới lấy ra được.



Lão í mua. Gọi được đúng một cuộc thử máy vào chính số mình rồi không chịu SIM. Gắn SIM lại vào máy cũ dùng đã 4 năm, anhô ngon lành. Phải sắm một con bò mới cho cái dây thừng này rồi đây.



Bạn thỉnh cho. Hạt cây bồ đề Đức phật từng ngồi. Tất cả các sao xấu chạy ze kèn nên quà này bình an vô sự.



Gái em chọn. Chủ yếu mua là vì cái hộp đẹp. Chửa biết bôi vào đâu.


Còn một món quà nữa, lấy ra chụp hình để khoe tý nhưng lóng ngóng thế nào toàn bộ phần hoa lá và âu yếm nhất dính lại tủ lạnh. Sorry zai ngoan nhất trong các nhà của mẹ. Mẹ yêu con.

Trung hoa cộng hòa nhân dân quốc (phần Khựa bẩn và mới tinh)

Chưa thấy báo chí nào lên tiếng vụ Khựa đang gây chuyện với Việt ta ở Vịnh Bắc bộ, điểm  thăm dò dầu. Cái này không  tầm tranh nhau  luồng cá hay cắt trộm lưới, cái này tàu to súng nhớn à nha.


Trưa qua, gần chục thần dân mạng chúng tớ đã cười sặc cơm canh đồ kho đồ xào lên mũi khi tám chuyện về chân dung các lãnh đạo mạng X-cà  bị tung  hê phơi bày. Thật ra, tớ không care chuyện có bạn hai mang ba mang vừa dự hội nghị Việt Kìu yêu nước ta vừa ùđ má VC, thú vị nhất với tớ là thấy trong danh sách có không ít bạn là Khựa thật Khựa xịn  trăm phần trăm, đã ra tay hăng hái chống Khựa góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ choViệt ta trước khi bị hacker  oánh sụp chỗ alô. Gậy ông đập lưng ông lấy mỡ nó rán nó hay là dương đông kích tây, toàn những thứ mà Binh thư yếu lược tân thời chẳng thể làm nổi thì bạn X-cà này thực hiện được. Hay, hay, tiên sư anh Tào Tháo (trích truyện ngắn của Nam Cao vì tớ không thấy câu nào hay hơn thế).


Linh mục Nguyễn Văn Lý vừa được tha tù sớm, chàng bị  xuất huyết não thể nhẹ di chứng của bệnh cao huyết áp. Rút kinh nghiệm hố hàng vụ nhà rân trủ Bùi Kim Thành, lần này ngại đại sứ quán lờ lớ lơ chuyện rước chàng sang xứ thần tiên chữa chạy. Người hàng xóm kenờđờ nhân olympic mùa đông đại thắng lợi nhận họ nhận hàng thay, ngài đại sứ quán mừng lắm. Tớ mà là ngài, tớ sẽ đưa chàng sang Trung Nam Hải chữa bằng lạc đà biếu thiết bản kim tiền thảo hoắc dương dâm, vừa được tiếng nhân đạo vừa làm bẽ mặt Cừu ta. Đúng bài bạn X-cà.


Hài vật vã cho cái sự đời!

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010

Trung Hoa cộng hòa nhân dân quốc


Ba mươi năm cải cách mở cửa đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của Trung Quốc, từ một nước nghèo vừa thoát qua thảm họa diệt chủng trí thức cách mạng văn hóa vươn dậy trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 08-09 cho thấy vị thế nổi bật của Trung Quốc trong trật tự chính trị-kinh tế quốc tế khi không bị động tuân theo luật chơi do Mỹ áp đặt mà trở thành một trong những chủ thể quan trọng định ra luật chơi quốc tế. Trung quốc cũng tham gia ngày càng sâu vào quá trình định giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường toàn cầu. Các dòng chảy tư bản ngày càng đổ nhiều về các trung tâm tài chính mới trên đất Trung Quốc như Thượng hải, Hồng kông, Quảng Châu…Nắm trong tay lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới (2 400 tỉ USD), Trung Quốc đã trở thành chủ nợ của nước giàu nhất thế giới: Hoa Kỳ.


Trung Quốc công khai tuyên bố về việc phát triển theo chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc mà thực chất, đang thực thi một cuộc cải cách và phục hưng Khổng giáo, làm cho Khổng giáo trở thành tinh hoa tột đỉnh của văn minh nhân loại. Với quan niệm thâm căn cố đế Trung Quốc là trung tâm vũ trụ, người Trung quốc từ cổ đại tới đương đại đều muốn có một ngọn cờ tư tưởng mang dấu ấn của trung tâm vũ trụ đó. Trung Quốc đang hợp lý hóa, chính đáng hóa các yêu sách lãnh thổ và văn hóa của họ với logich chỉ giành lại thứ đã mất của họ. Thứ logich này đồng hành với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, nước lớn.


Kinh tế tăng trưởng nhanh (trung bình 9,8% năm) và chi phí quốc phòng còn tăng nhanh hơn thế (15,5%), Trung Quốc đã khởi động xây dựng chiến lược quân sự toàn cầu trên cơ sở quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào thích ứng với quốc tình quốc lực mới. Đóng tàu sân bay, xây dựng Hạm đội biển xanh, xây dựng căn cứ quân sự tại Tây Thái bình dương và Ấn độ dương, còn có một vài căn cứ nằm sát Việt nam trên vùng biển Campuchia, Thai Lan, Myanma.


Điểm đặc biệt nhất, quyền lực cứng  được tập trung  cao độ vào trong tay một số ít lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản, tạo cho Trung quốc khả năng thiết chế, huy động năng lực cao độ và ít bị ảnh hưởng hay lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích xuyên quốc gia, xuất thân từ chính Trung Quốc hay bên ngoài. Mô hình này nếu thành công sẽ trở thành cấp số nhân đối với quyền lực tổng thể của Trung Quốc.


Rất nhiều nước luôn có thái độ hai mặt với Trung quốc. Một mặt họ cần Trung Quốc cho sự phát triển của mình, mặt khác lại lo ngại tính bành trướng của Trung Quốc và mong muốn liên kết bao vây chiến lược để hạn chế bớt đặc tính rất Trung Hoa này….


***


Bài này viết riêng tặng một bạn hiền trong FL, cầu cho bạn ý đọc xong lăn đùng té xỉu mọc một nốt tàn nhang trên mũi, chừa cái tội nằng nặc đòi Beo viết nghiêm túc cho  zống chí thức đi.


Bồi nữa đây

Đọc cái entry “bồi bút” bên blog chị Beo, nhịn không nổi. Em cũng làm một cái góp vui.


Học trường Tuyên giáo thì thế nào là bồi bút theo quan niệm của một số thầy khá đơn giản: nhận phong bì rồi viết bài này nọ kia.


Em nhớ là có dạo một loạt các thầy bên ngoài vào trường giảng, có một thầy gì đó vào giảng rất hay mà tự nhiên quên béng mất tên. Thầy hỏi một câu giữa lớp: người ta đưa phong bì thì có nhận không? Đặc biệt là đi làm điều tra, khi người ta đưa phong bì thì có nhận không?


Tất nhiên chả đứa nào bảo “có nhận”.


Thầy bảo, thế là các em quá ngu. Nếu các em không nhận thì người ta sẽ cảnh giác, sao nó lại lạ đời thế nhỉ, các em chưa về đến tòa soạn thì người ta đã alo về đến nơi rồi. Các em cứ nhận cho tui, rồi về cứ sự thật mà uýnh bỏ tía đi cho tui.


Ôi ngưỡng mộ. Đúng là được cả đôi đường còn gì hihi.  Vừa có nhuận bút vừa có tiền phong bì bơm xe.


Nhận phong bì hay không nhận phong bì có thể được xét với góc độ tiểu xảo chứ không hẳn chỉ là đạo đức.


Có mỗi cái chuyện nhà báo có nhận phong bì khi họp hành này nọ không thôi mà nói hoài. Nói năm này qua năm khác. Thằng Sắn Thái Bình bạn em ở báo PLTPHCM (họ thật là Ngô, nhưng Quang Thiện bạn em đổi nick thằng bé thành Sắn) nó bảo bên ý còn có nguyên cả một cái hội thảo nội bộ tòa soạn. Anh Râu em ở báo V thì bảo đại khái là đăng tin có lợi cho một ai đó tức là có cái gì đó khuất tất đằng sau. Đại khái là phía sau đó có chuyện phong bì này nọ. Quá khả nghi!


Chuyện phong bì hay không phong bì, chuyện có lợi cho ai đó hay không có lợi cho ai đó (đối tượng trực tiếp được nói đến trong tác phẩm) chả quan trọng. Làm thế nào để có được tác phẩm cũng không quan trọng. Quan trọng nhất là tác phẩm được sản xuất ra Có Hay Không?


Không hay vì không nhận phong bì thì phải nhận mà khai thác cho hay hơn. Hay rồi mà còn cầm phong bì nữa thì lúc đó mới xét tiếp. Trong hai thằng ấy thì thằng đưa phong bì là thằng hơi ngu.


Có một điều khoản trong đạo đức báo chí nói rằng: Không vì lợi ích của một ai đó, kể cả bản thân mà bỏ qua không công bố một sự thật hoặc cố tình công bố một sự thật. Cái này em đọc được ở trên một tấm bảng phoc mi ca ở tòa soạn Lao Động hồi còn đóng ở Hàng Bồ. Lâu lắm rồi. Hồi đó em đứng nhìn cái gần như là khẩu hiệu ấy, nhìn gẫy cổ. Em nghĩ về nó rất lâu, và bây giờ nhắc lại không phải ai đã làm ở Hàng Bồ cũng nhớ.


Quyền công bố. Quyền ấy bây giờ ra sao?


Hồi em còn được quyền đi lại tung tăng sung sướng, em viết suốt ngày. Trong đầu không có khái niệm bồi bút hay không bồi bút. Chỉ có khái niệm Có Hay Không mà thôi. Em đưa một bài cho bạn em đọc khi báo ra nóng hôi hổi, khi nó đọc em nhìn nó chăm chú, chỉ để hỏi nó một câu: có hay không? Nó nói không thì em buồn một phút, bảo là mày chả biết đ’o gì là hay ho cả, rồi em đi viết cái khác. Nó nói có thì em sướng mười phút, bảo là dạo này cậu rất tinh tế, rất khá đấy haha, rồi em đi viết cái khác. Trung bình mỗi ngày em di chuyển hơn 100km lấy tin và có thể viết được một cái phóng sự ngắn. Có tháng em viết tới 24 cái phóng sự khác nhau, mà em tự tin nói là chẳng tệ hại lắm. Gọi là đăng được. Em cứ sung sướng như thế. Vui em viết điều tra, buồn em làm phóng sự. Vui thì mới tỉnh táo được, buồn thì mới nghĩ chậm lại được. Đi đánh nhau cũng thú lắm. Đánh bố nọ, đánh bố kia. Thằng Đức Vinh bạn em ở báo PLVN là thằng đánh rất ghê, đến nỗi mỗi khi nó xách cặp ra khỏi tòa soạn là y như rằng thể nào cũng có một chú tầm cỡ Chủ tịch xã sẽ đi đời. Giờ đây người ta không dùng cụm từ như “ông A bị báo chí đánh” nữa. Vì nó chả ra đánh. Nó như kiểu mát xa chân, cù nách vậy thôi. Lâu lắm rồi thì phải, chả thấy ai đánh ai một quả cho ra hồn, để em đọc ké.  


Em thì tất nhiên như lâu lắm rồi cũng chả đánh ai. Vui cũng chả đánh, buồn cũng chả đánh. Em như bỏ hắn dòng Bôi đen, bơi luôn sang dòng Tô hồng. Muốn nói ai cái gì em cũng giảm trừ bớt đi cho nhẹ nhàng. Như các đồng nghiệp thôi.


Em lâu lắm rồi như chẳng vui chẳng buồn. 


Copy của Huy Bom

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

chuyện chính chị

Thiên hạ dộn dàng ăn mừng em Lê Thị ra tù cứ y như là chiến thắng dòn dã của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân hải ngoại mà quên bẵng đi rằng, sau bao tranh đấu chửi rủa, sau ngài đại sứ quán ngài chợ lý… vào úy lạo mấy cuốn thánh kinh, em vẫn phải ngồi tù đúng đến ngày đáo hạn. Và coi chừng,  sốp-binh thêm 2 lần nữa thì thời hạn quản chế được quy đổi ngang, em về lại xứ khu bốn đẩy ra khu ba đẩy vào đưa sang Lào Lào không nhận mà lập vương quốc riêng, làm nữ hoàng của thần dân hải ngoại thêm dăm năm nữa.


Thiên hạ cũng dộn dàng be bét sai vụ kháng án của 4 chàng phái dân chủ. Chỉ có hai anh zai đồng hương Lê Thị là  Thăng Long và Duy Thức, không chịu chấp nhận bản án thôi vì cho rằng bị vu cho  làm dân chủ trong khi các anh í chỉ muốn làm chủ không dân.


Lắm thứ dộn dàng quá nên thiên hạ chả  buồn ngó ngàng đến đề tài thời sự nhất hấp dẫn nhất là nhân sự đại hội 2011, sẽ được đưa lên bàn Tiệc, tuần cuối tháng này.


Năm 1986, HLV đội tuyển Argentine lúc đó là Carlos Bilardo, chưa WC nào từ đó tới nay mà có HLV bị báo chí, dư luận xã hội dập cho tơi bời hoa lá đến thế. Một mình chống lại tất cả, Bilardo cương quyết giữ đội hình ấy, chiến thuật ấy. Dừng lại ở đây thì cũng đáng ngưỡng mộ ý chí và bản lĩnh Bilardo lắm rồi thế nhưng, khi ở trên đỉnh thế giới, ông ấy chẳng thèm chửi lại câu nào. Làm bóng đá là chấp nhận sống chung với lũ…khốn nạn (câu này copy của ông bầu phố Núi).


Việt ta có một bác, chả biết tại sao từ lúc ló mặt làm quan đến giờ báo chí phang tới tấp mà theo quan sát của tớ, nếu chủ thuyết của bác thành công, thì phải phong thánh cho bác ấy mới xứng.


Chủ thuyết ấy là tìm lại sự trung thực cho giáo dục, suy rộng ra cho cả xã hội, cái lõi của mọi vấn nạn. Biểu hiện lâm sàng của  bệnh thiếu trung thực tràn ngập khắp châu thân, ai cũng thấy, ai cũng biết, ai cũng chửi trong nhiều năm song khi có người tiên phong tìm thuốc chữa chạy, lại hùa nhau đập cho họ hết đất sống. Điều đó chứng tỏ, tâm bệnh còn nặng gấp vạn lần thân bệnh.


Bỏ qua chuyện hoạn lộ của bác Người Tốt này hao hao bác Nghìn Cân, nghĩa là còn quá trẻ lên quá nhanh nên bị một vài người nhìn xa chông dộng chặn trước đỡ vướng đường mai hậu họ, thì việc bác ấy không được báo chí yêu là không thể giải thích. Thời cụ Nguyễn Văn Huyên tớ bé quá chửa biết gì, còn sau đó ngắm nghía các đời bộ trưởng giáo dục, mỗi đời phá từ một tí tới nhiều tí, không thấy xây được gì mặc dù ngân sách giáo dục mỗi năm mỗi tăng. TP Hồ chủ tịch tớ ngân sách cho văn hóa và thể thao cộng lại bằng đúng 1/10 cho giáo dục. Bác Peace chẳng hạn, bây giờ thi thoảng bác phán giáo dục trên báo cái gì cũng như đúng dồi trong khi chưa ai kịp quên, bác  ký lệnh đổi cả hệ chữ latine sang hệ chữ…không thể đặt tên làm suýt nữa, mẹ con tớ tái mù chữ.


Bác Người Tốt được đào tạo chính quy bài bản ở những nơi tốt nhất thế giới. Tư chất là người dám xông thẳng vào chỗ tử huyệt, dám chịu búa rìu, dám xuất hiện ở những điểm và thời điểm nóng nhất. Nhìn nhanh những quyết sách của bác thấy cũng là người thoáng đạt và thực tiễn. Dòm sang hăm mí bộ khác, phỏng mấy ai bằng. Có bác sau một đêm ngủ dậy, tự dưng lượm được một đống sao trên ve áo. Lại có bác khi nhận nhiệm sở nhìn phiên bản họa tiết trống đồng treo trên tường, quát tranh chi rứa không màu mè chi hè. Bác này mới khủng, giải thích năm lần bảy lượt không phân biệt email, blog và web là khác nhau, bác túm quần lại chúng nó là anhtẹcnét, phức tạp quá. Cách trả lời phỏng vấn của bác khiến  nettizen củng cố tin đồn facebook bị đóng cửa là thật chứ mấy ai biết, nếu có hỏi đóng google hay yahoo, thì chắc  luôn bác ấy cũng OK.


Nhưng bói đâu ra tới hăm mí ông Bilardo, hả zời?


 

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2010

copy từ Đàn chim việt







Căn bệnh trầm kha hoang tưởng của thế kỷ?


 Nguyễn-Khoa Thái Anh


Thật sự tôi cảm thấy có một chuyện gì không ổn trong sự hồ hỡi của một số người hải ngoại reo mừng quá độ, tuyên bố vung vít, diễn giải sự kiện một cách chủ quan cho sự trở về của Luật sư Lê thị Công Nhân như một chiến lợi phẩm, đạt được do chính sự tranh đấu hậu cần (hải ngoại) của mình. Có ai cảm thấy sự phong thánh của cô Công Nhân như một Jeanne D’arc của Pháp, hay con cháu hai Bà của Việt Nam không, hay chỉ riêng tôi?


Hình như trong mấy chục năm qua, từ ngày đảng Cộng sản Việt Nam đổi mới, mở cửa để tìm lối thoát cho mình, Việt Nam đã có nhiều điều tệ hại, tiêu cực hơn những tiến triển khả quan cho đất nước và dân tộc. Có phải do các nỗi uất ức không lối thoát,  những cơn tuyệt vọng trầm luân vì thực trạng tụt hậu về nhân quyền, mất chủ quyền của đất nước mà những lên án, cáo buộc, hô hoán của nhiều người hải ngoại đã trở thành những lời nguyền rủa thừa thải, những tuyên bố, phát biểu ồn ào,  vô nghĩa, những bài thơ sáo rỗng, không đi đến đâu? Nhiều lúc tôi ước ao trời cao có mắt, biến những lời chửi rủa thù hằn, những phát biểu thậm xưng này thành những bài kinh cầu thành tín, mầu nhiệm có thể biến đổi thực tại Việt Nam, thay thế lãnh tụ với những người biết đặt quyền lợi của đất nước trên quyền lợi cá nhân, phe đảng mình!


Ảo vọng đầu tiên của những kẻ cuồng nhiệt tự gán cho mình cái mác dân chủ ở hải ngoại là sự cuồng tín, thịnh nộ của chính họ trong một thế giới cách biệt ở hải ngoại. Ảo tưởng thứ hai là họ có thể tạo ảnh hưởng, gây tác động đến những diễn biến ở trong nước. Không hiểu trong thâm tâm sâu thẳm họ có tin rằng sự hô hào ồn ào, chị hát em nghe của họ sẽ gây phản cảm, không thuyết phục được ai ngoài sự trấn an cho con tim bé nhỏ, nỗi lòng thấp thỏm hoài nghi cho sự bất lực của chính mình?


Không hiểu người ta có thể áp dụng tâm lý học Tây phương để gọi cho hội chứng của căn bệnh hoang tưởng trầm kha này là “projection” (phóng rọi) không? Nói nôm na, trường hợp projection/phóng rọi xảy ra khi chủ thể (người trong cuộc) vì một hạn hẹp hay bất lực nào đó không đạt được ước muốn của mình nên ‘phóng rọi’ ước muốn đó vào đối tượng mình tin yêu. Chẳng hạn như cha mẹ ủy thác hay đặt trọng vọng đỗ đạt cao vào con em mình, hoặc giả khán giả đem ước ao thành đạt hay chiến thắng đặt vào tài tử ciné hay cầu thủ/vận động viên của đội nhà. Ở đây, khi chính bản thân con người vì nỗi sợ hay một lý do nào đó không dám, hoặc không làm được một điều gì thì tất nhiên họ cần thần tượng hóa hay thúc đẩy một nhân vật dũng cảm nào đó thay thế cho họ.


Theo tâm lý học, đây có thể là một ước muốn bình thường nếu nó không đi quá trớn. Cha mẹ không thể ép buộc con cái phải đỗ đạt cao, học hành quá sức nếu môn học đó không đúng sở thích hay năng khiếu của con mình. Cả một dân tộc lại càng không thể gán ghép nhiệm vụ, trọng trách của họ cho một vài cầu thủ đối trọng trong khi mình chì là kẻ bàng quan, làm khán giả reo hò, cổ vũ như trong một trận đấu bóng.


Nhiều quý vị đọc giả đã nghe những lời nói chân tình của Lsư Lê thị Công Nhân khi Tường Thắng của đài SBTN hỏi: “Lsư  Lê thị Công Nhân có gì nhắn nhủ với người Việt hải ngoại không?”


“Tôi rất mệt… cũng không biết nhắn nhủ một điều gì cả…” Cô nhắc lại hai câu hỏi của Công An bên mật vụ ở Hà Nội khi họ vào phỏng vấn khi cô đang ở tù Thanh Hóa, hai câu đã gây rất nhiều ấn tượng với cô:Chị có thấy rằng là chị đã thất bại chưa? Chị có thấy rằng cuộc đời chị dở dang không?” Rồi cô mượn hai câu này để nói lên tâm tư mình, nhắn nhủ 90 triệu người Việt, 87 triệu trong nước và khoảng 3 triệu người ở hải ngoại:


“Tôi thấy rằng là tôi không thành công, tôi chưa thành công và tôi thấy rằng mọi thứ cũng thật sự là dở dang,” cô nói tiếp một sự kiện sau đây mà cô lập lại đến 3 lần: “Tôi chỉ có thể làm cái phần của tôi, chứ tôi không thể làm được cái phần của 90 triệu người Việt Nam khác và nếu như cái lý tưởng của tôi có thất bại thì tôi nghĩ rằng đó cũng là điều rất đúng… và mọi thứ có dở dang thì nó cũng không cần phải nói nhiều vì các anh chị và mọi người cũng biết công việc và tất cà các khía cạnh khác của cuộc sống và dù có gì đi chăng nữa thì tôi nghĩ rằng tôi đã có những việc làm và những giây phút mà mình cảm thấy thật sự tự do đó là khi tôi sống theo cái lý tưởng của tôi và rất may là sau 3 năm ngồi sau song sắt nhà tù thì tôi thấy rằng cái lý tưởng đó nó không sai (nó không sai), nhưng có thể cuộc đời tôi sẽ không thể thành công vì lý tưởng đó, nhưng đối với tôi thì điều đó nó cũng không phải quá quan trọng.


“… Và tôi nghĩ rằng với những gì mà tôi đã làm thì có lẽ nó hơn cả những gì mà cái cá nhân tôi trong cái tỉ số dân số học này có thể làm được thì quá sức của tôi rồi…”


Nói tóm lại những người tự gán cho mình cái mác dân chủ cần phải làm bổn phận của quý vị và hãy để yên cho “nữ anh thư” của mình hai chữ bình an.


“Leave her alone!”


 Đây là ý kiến bình tĩnh nhất, khôn ngoan nhất trên mạng hải ngoại cho đến hôm nay. Đây hình như cũng là người duy nhất không muốn em Công Nhân tái tù vì với cái đà ăn theo nhau vung vít thế này, thì việc em í quay lại Thanh Hóa được đếm bằng ngày.


 

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

Bồi bút


Dẫn 2 chuyện, một là vụ tết rồi có một bộ phim (bá láp) lôi nhà báo ra xỉ nhục, một kia là  bài báo bên Úc viết về vụ ăn hối lộ 12 triệu ôbama trong hợp đồng mua giấy in tiền của Việt ta.


*


Tớ có hơn 1/4 thế kỷ chuyên theo dõi mảng văn hoá nghệ thuật. Phong bì lớn nhất nhận được trong suốt quãng thời gian ấy là miếng vải may quần của Nhà hát Hòa Bình tặng nhân dịp tất niên năm không nhớ. Thi thoảng  có cái phong bì  một hai trăm kẹp chung với tài liệu họp báo hoặc  để chung trong cái túi to, khi  cuốn sổ khi hộp cắm bút, cục chặn giấy  in tên nhà tài trợ…Cũng trong từng ấy năm, chưa một lần nào tớ bắt gặp, thậm chí chỉ nghe xì xào thôi cũng không, về chuyện nhà báo văn hóa nghệ thuật có phong bì mới viết, tệ hơn nữa mới khen.


Hồi đạo diễn Đào Bá Sơn  ra mắt bộ phim đầu tay, tớ và một vài bạn khác chẳng phải mù câm điếc không thấy những chỗ dở, chỗ non tay và lại cũng chẳng phải cảm động vì sự đẹp zai của ông đạo diễn tây lai này mà bốc ông lên tận mây xanh. Đơn thuần tớ nghĩ trong số đông phim tầm tầm thì phim ông có những lao động tâm não thật sự và chúng tớ hè nhau tôn vinh điều đó. Phim sau ông làm không còn được như thế, tớ phạng cho một bài. Đang từ chỗ anh em ngọt xớt, ông nhìn tớ như đinh zỉ phân rưỡi. Trường hợp này tớ gặp không chỉ riêng một ông Sơn, kể ra đây bởi có chi tiết thú vị, mấy năm sau đạo diễn Lê Cung Bắc còn nhớ được câu chữ tớ viết trong bài báo đó.


Lê Thị Liên Hoan ngày ấy cũng chưa nổi phần phật như bây giờ. Khởi thủy bút danh cũng như loại hình độc đáo của đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện trên báo Văn nghệ TW, tớ phát hiện thích quá mời Lê Hoàng về cộng tác, nghĩ ra cho nhà bác ấy cái tên đề mục, đôi bên  ăn ý rất đẹp. Từ đó thấy Lê Thị ăn khách, bác  sản xuất đại trà, cằn nhằn mãi không xong tớ cắt cái rụp chuyên mục. Tớ cũng giữ ý, khi Lê Hoàng cộng tác bản báo ít khen phim Lê Hoàng và khi khen, cũng không phải vì Lê Hoàng là cộng tác viên. Chưa bao giờ Lê Hoàng cho tớ và mấy em đánh máy cần mẫn gõ bản thảo cho bác ấy 1 cái kẹo caosu và không vì lẽ đó mà bọn tớ đánh đồng đẳng cấp Lê Hoàng với Dũng khùng, cho dù bác ấy ngũ tuần  còn  phải chạy theo đuôi bọn teen teen kiếm ăn như hiện nay.


Khen chê trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật mang rất nhiều cảm tính. Cảm tính của phóng viên văn hóa hơn khán giả bình thường ở chỗ có nền tảng là sự hiểu biết (ít hoặc nhiều tùy người) lý luận của nhà phê bình và thực tế dày dặn sống động của nhà báo. Mù nhạc mà đi coi đến cả chục đêm diễn tháng rồi thì cũng phân biệt  zốc khác za,  tê no không phải là nữ trầm. Theo chân đến ba đoàn phim mà không phân biệt được đâu là lỗi đạo diễn, đâu là lỗi diễn viên trên phim thì chỉ có nước chuyển viết báo sang  viết kịch bản. Dĩ nhiên, cũng không thể bỏ qua yếu tố tình cảm riêng. Mới đây, Sến thở phào nhẹ nhõm vì không phải viết bài đá đểu hội thơ Nguyên Tiêu theo chỉ đạo, trả mối hận Hữu Thỉnh hộ sếp. Bạn phụ trách văn nghệ báo Tuổi trẻ  rất ghét sự hợm hĩnh dối trá của một nhà văn Đồng nai, anh zai  đừng mơ xuất hiện trên tờ báo danh giá này khi bạn ấy chưa về hưu. Mèo ác, Đồ Long, Hạnh phúc lang thang…toàn những đứa sắc như dao cau nhưng thấy rõ, các bạn í khi viết đều nương tay cho đồng vốn bỏ ra của nhà sản xuất, cho lao động khổ sai của các nghệ sĩ. Đừng tưởng bở. Cầm một đồng dấm dúi của họ, họ khinh như mẻ ra mặt. Mà nghĩ nước mình đúng là rất hiếm giống ai, một đồng của người có tiền lại to bằng mấy trăm  của người không …


Đặc điểm nổi bật nhất, chung nhất là không bao giờ dân làm văn nghệ thấy đứa con tinh thần của mình xấu. Suy ra, đứa nào không thấy nó đẹp tức là ngu rồi dốt rõ. Khen thì xếp vào hạng viết PR ăn tiền, chê thì liệt sang loại ngu lâu dốt bền khó đào tạo. Lượng truy cập khẳng định  tin này đông người đọc, tuyên giáo phán theo đuôi thị hiếu thấp kém…Nay đến cái phim cấp 3 nó cũng mang ra cười cợt được thì hẳn, có thể gọi phóng viên văn hóa là bồi bút, giống như bồi bàn, vậy.


Quên, tớ từng nhận được hai món quà cực qúy, cực hiếm, từ  nhạc sĩ Phú Quang và nhà văn Trần Hoài Dương. Đó là lời cảm ơn sau khi báo ra.


**


Chuyện thứ hai liên quan đến  tác giả bài báo bên Bển. Hoá ra không phải tây mà là ta chăm phần chăm. Cộng tác viên của tờ báo lớn nhì Việt ta. Dài, lằng nhằng. Tớ đọc kỹ bài báo cái đã, biên sau.


Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

Khai ấn

Thành thói quen, trong rằm tháng Giêng, chị em nhà Beo năm nào cũng lượn một vòng khắp đình chùa miếu phủ phía bắc. Hành trình bắt đầu từ Mười O Ngã ba Đồng lộc. Xuống sân bay Vinh, đi chừng hơn bốn chục cây tới mộ mười O. Trên mộ lúc nào cũng có người cung tiến các O bồ kết gội đầu, gương lược…Có năm Beo cẩn thận, sắm biếu các O mỗi người một cái nón lá, một đôi dép mang tận Sàigòn ra. Vẫn biết các O không nằm dưới 10 nấm đất kia, mà thịt xương đã tan ra nơi nào quanh đó, nhưng lần nào cũng muốn khóc khi khấn vái các O. Trong vùng  còn hang Tám cô, gọi là tám cô nhưng thực ra là 4 cặp nam nữ, một tảng đá lớn sụp xuống chặn cửa hang khi họ chui vào  tránh bom. Đồng đội không làm cách nào cứu họ vì sự thô sơ của phương tiện ngày ấy. Đầu tiên họ còn được chuyền cháo và nước vào hang thông qua ống nứa, chiến tranh ác liệt khiến  cứu hộ bỏ cuộc. Truyền rằng, cả tuần sau đó còn nghe tiếng rên rỉ trong hang. Họ  may mắn hơn mười O Đồng lộc vì còn xương cốt để lại cho người thân, đỡ hận.


Nằm  gần như đối diện hai bờ sông Lam là  đền Bến Củi và lăng mộ ông Hoàng Mười. Giống như rất nhiều huyền thuyết liên quan đến xứ Nghệ xứ Thanh, các nhân vật nửa thực nử hư, được lịch sử và địa phương hóa khá đậm. Ông Hoàng mười khi  được gắn là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, hoàng tử của vua Thái tổ, khi thì là Hoàng tử thứ 10, con của vua sông biển Bát Hải đại vương. Đây là nơi rất nhiều đại đại gia hay về tế lễ mỗi khi chuẩn bị vụ làm ăn lớn. Ngoài áo mũ tiền vàng, đại gia tiến cụ  ngựa to bằng( có khi còn  hơn) ngựa thật. Mấy năm gần đây, Beo gặp cả  các em chân lấm tấm ghẻ móng sơn trắng quần trễ rốn gần tới ấy, cũng cúng ngựa. Cửa đền, sát bờ sông trong veo mênh mông nước có những cây lộc vừng cổ thụ, đẹp mê ly hồn trận. Đền nằm lưng chừng núi, nhỏ như  hầu hết những ngôi đền nguyên thủy Việt.


Vùng này còn đền Độc cước. Tích xưa cụ xuống biển trấn hải tặc thì địa tặc làm loạn và cụ lên bờ hải tặc lại bắt thuyền ngư dân. Cụ tự chẻ đôi người chia đôi nơi khiến cả hai tặc sợ chết khiếp, từ đấy dân yên ổn làm ăn. Tượng thờ cụ có nửa người, gọi Độc cước là vậy.


Nhỏ nên cảm giác linh thiêng. Những ngôi đền từ Vinh đổ ra bắc trùng tu mới đây chung một môtíp và quá lớn, dù rất đẹp, tương truyền là có công rất lớn của bác  đương kim bộ trưởng 4 T, như đền thờ bà Triệu, đền thờ An Dương Vương, Nguyễn Huệ…


Lấy Hà nội làm tâm. Đi về hướng tây có đền Và thờ Sơn tinh. Một tỷ phú Sơn tây, từ một người bán đồng nát, nhờ vụ giải tán kho vũ khí quân dụng lúc sau giải phóng với tướng Đoàn Khuê, phất lên khủng khiếp, đã cung tiến tiền để trùng tu đền Và bằng cách dỡ tan  đền cũ và đập nguyên đoạn tường rào  cổ, Beo uớc quãng hơn 20m. Tỷ phú đã cho nâng nền hậu cung đền, dân Hà Nội đổ lỗi cho trận lụt thế kỷ năm nọ là do hành động phạm thượng này mà ra. Beo thích nhất ở đền Và là  rừng lim cổ thụ bao quanh đền. Năm nay đi lễ muộn nên chưa kịp đến, chả biết ông tỷ phú lùn tịt kia có tha cho lim không.


Mạn  này còn có chùa Mía, đền Mẫu, làng cổ Đường lâm. Cách đây hơn chục năm, Đường lâm làm Beo ngất ngây, giờ cái đoạn chặn xe thu tiền qua cổng làng từ ngoài đường đã khiến Đường lâm như chán vạn nơi khác. Chùa Mía, ngôi chùa có nhiều tượng và tượng đẹp nhất Việt nam (dĩ nhiên trong tiêu chuẩn đẹp của Beo bao hàm cả việc nó không hoành tráng kỷ lục  nọ kia). Beo có một kỷ niệm lần nào nghĩ cũng gờn gợn. Thói quen mang từ miền nam ra, mỗi lần lễ bái xong thường vuốt vào  tượng rồi xoa lên đầu lên tóc cho mát mẻ may mắn. Khi ấy chùa vắng vẻ nếu không đi nhằm ngày lễ trọng. Bức tượng Quan Thế âm phía phải chính điện gương mặt sống động tuyệt đẹp chập chờn trong ánh đèn dầu leo lét. Beo vừa xoa tay vào vạt áo Ngài bỗng nhiên, nguyên một bàn tay Ngài rời ra rơi vào tay Beo. Cảm giác ớn lạnh chạy dọc  xương sống. Bức tượng  đất bị hư hại từ trước và bàn tay  đã được vá lại bằng thanh  tre trong lõi, biết vậy nhưng Beo sợ đến mức không lễ tiếp được nữa. Năm đó, tiền Beo kiếm được chỉ một tháng  đủ nuôi con chu du Anh, Mỹ đến tận giờ chưa hết.


Hướng Bắc Ninh có chùa Hàm Long, chùa Tiêu và Phật tích… Nơi nào cũng dầy dặn tích cổ kể cả ngày không hết. Phật tích đang được đại gia Phạm Nhật Vượng cung tiến  tu bổ lại. Khi tiến hành, phát lộ một cái tháp ngay dưới nền chính điện cũ. Bà bạn Beo,  học tới tiến sĩ thần phật học gì đó bên Mianma khuyên, đầu năm đầu tháng thì đừng nên tới Phật tích vì đấy là nơi ngày xưa các cụ trấn yểm âm binh, nhưng các cụ thua. Việc phát lộ cái tháp xây dở khiến đến giờ Beo mới tin bà bạn mình đúng tuy vậy  vẫn thích đến đây, phần vì phong cảnh trên cả đẹp, phần vì đại đức trụ trì là bạn lão í nhà Beo. Đại khái trong khi Beo cung kính dạ thưa thì có đoạn đối thoại thế này. Tao gọi mày bằng thầy khó quá. Thế anh cứ gọi em là  em cũng được. Thế thì mày phải đội mũ vào chứ đầu tóc mày thế kia anh em cũng vẫn khó gọi. Phật tích có một sư thầy viết chữ Hán cổ  rất đẹp. Năm ngoái Beo xin thầy chữ Cổ đạo thiểu nhân hành,  sai lão í đóng khung rồi treo trên tủ sách, về thấy lão đã treo chữ ngang còn xỏ xiên, ngang ngược gì chả được, thiên hạ chỉ xin  một chữ  lộc chữ phát, em tham xin gấp mấy lần, thế nó có nghĩa gì thế, Beo giải  lấy chồng dốt rất chán.


Beo cũng từng được chiêm bái bộ kinh cổ chép trên gỗ từ thế kỷ 13 để ở chùa Bồ Đà (dân gọi là chùa Bổ) bên Bắc Giang, thuở ấy chắc kẻ trộm đồ cổ chưa biết đến nên nó được để lỏng chỏng ngay trên mấy cái kệ gỗ sơ sài.


Kết thúc một ngày hướng này là đền bà Chúa Kho. Xe đỗ cách đền gần 2 cây số, kệ sắp lễ như kệ sách 5 tầng kín đầy sân rộng  phủ ngập chính điện, không ai lấy nhầm lễ ai. Làm ăn thì vay mà không làm ăn thì xin lộc rơi lộc vãi Bà. Beo hay được ưu tiên vào tận đại điện. Tưởng tượng cảnh quỳ trên lớp tiền dày 10 phân, tiền thiên hạ đứng ngoài thả vào lả tả trên đầu trên cổ khi mình hành lễ, dù Bà cho phát hay không thì cảm giác sung sướng cũng kéo dài rất lâu sau.


Vệt Quảng Ninh là nhiều điểm hành hương nhất. Xuất phát từ sáng sớm tại Hà nội, non tiếng sau là tới đền Chu Văn An. Đền mới được tu bổ, lại quá to quá hoành tráng với đá trắng đá xanh. Phụng mỏ như diều hâu, chỉ thấy tam linh vì tìm mãi không thấy con ly đâu. Mộ thầy trên cao 600m nữa, nghe đâu sắp được xây lại, còn là hoành tráng nữa. Thôi thì thích to cứ to, nhưng  phải đề biển cũng to mộ này ai cho tiền xây, nhìn ra bất kính bất nhã thêm bất nhân thế nào ấy, mà toàn là thầy cô giáo mới chán chứ.


Thêm một đoạn ngắn nữa là tới Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi thảnh thơi nằm trước khi mang oan án vì đàn bà. Nhìn những cây đại 600 năm tuổi trong sân chùa, Beo liên tưởng chuyện cụ dùng mỡ viết lên lá cây, kiến ăn mỡ đục lá  thành chữ Lê lợi vi quân Nguyễn Trãi vi thần, rồi thả  xuống sông cho dân gian truyền tụng với chuyện rùa đòi Gươm ngoài hồ Hoàn Kiếm. Đánh thẳng vào đức tin, vào tâm linh dân chúng, làm dân vận như cụ quả là bậc siêu, sau này ngoài cụ Hồ ra, chưa ai bắt chước thành công.


Cách Côn sơn dăm cây là đền Kiếp bạc, nơi diễn ra hầu hết những sự kiện lớn nhất trong đời thánh tướng Trần Hưng Đạo. Kiếp Bạc cũng là nơi duy nhất thờ đủ gia đình gồm vợ, 6 người con, 2 con rể là vua Trần Nhân Tông và tướng Phạm Ngũ Lão cộng với hàng loạt danh tướng thời Thánh, tổng cộng 30 pho. Dưới bệ tượng Thánh Trần có một đường hầm vừa đủ người chui qua chừng hơn chục mét. Các cụ già, năm thì bảo chui qua để cầu tự, năm lại bảo cầu duyên. Cái gì Beo cũng dư nhưng năm nào cũng chui, chẳng khấn được gì vì lồm cồm bò sợ cụng đầu. Coi như được thánh ngự, an tâm cả năm.


Trên đường tới Yên tử có lướt ngang đền Sinh thờ Trần bát đế. Không rõ đền này được xây dựng từ năm nào nhưng Beo đóan nó được xây để bất phân kém cạnh  đền Lý bát đế. Hồi chiến tranh trường học sinh miền nam đóng ở đấy nên dĩ nhiên đền cũ đã bị phá sạch sành sanh. Ai dị đoan thì lấy đấy làm ví dụ sửa mình, phá đình phá chùa thế mà ăn lộc chùa mệt nghỉ, leo lên tướng tá mấy chục ông có lẻ sau này.


Beo leo Yên tử từ khi khi chưa có cáp treo và chùa Đồng còn nhỏ xíu như chuồng chim bồ câu. Nằm trên đỉnh cao nhất mà phần bằng phẳng có thể đứng lễ chỉ quãng mấy chiếc chiếu,  xung quanh chùa Đồng là vực. Thỉnh mấy tiếng chuông, lúc sau mây tụ thành mưa ào tới, thanh sạch như người thoát trần. Con suối mùa hành hương thường cạn, nơi ngày xưa đức Vua ném cây gậy trúc bảo với 36 nàng phi nếu gậy chảy ngược lên núi thì các nàng quay về triều còn nếu chảy xuôi theo dòng thì được theo ta. Một số nàng tuẫn tiết tại chỗ, số còn lại chết rải rác trên đường hồi kinh. Chết ở đâu dân lập miếu thờ tại đó. Beo mấy lần ném thử ở  mấy khúc suối khác nhau, gậy đều chảy xuôi.


Đến Yên tử mới thấy  ngưỡng mộ người xưa. Từ bỏ ngai vàng về nơi thâm sơn cùng cốc, làm bạn với mây trời và với thầy lang người… Trung quốc An Kỳ Sinh. Yên tử sau này có cáp treo và rác, những chỗ nguy hiểm nhất có tay vịn bậc đi. Beo mê  hàng tùng, đẹp như không có thật. Nguyên vùng rừng đông bắc  đi trên trực thăng quân sự, cứ chỗ nào thấy Tùng mọc nhiều là y như rằng, dưới ấy có phế tích thời Trần. Giống Tùng này Beo còn thấy một hàng trước cửa Tỉnh ủy Gia Lai. Dân bảo ngày xưa cả Gia Lai toàn Tùng. Giải phóng về, Bùi San, chủ tịch ủy ban quân quản ra lệnh chặt Tùng trồng bàng thay thế. Đầu hè sâu đen to bằng ngón chân cái ăn bàng trụi lá. Ông Bùi San này còn có tích được đi vào thi ca khi về làm bí thư (hay chủ tịch Beo không nhớ rõ) Huế, Bùi San cùng với Trần Hoàn, Hai thằng hợp lực phá đàn Nam Giao để  trồng sắn.


Quảng Ninh là địa phương Beo đánh giá quản lý khai thác di tích thắng cảnh tốt nhất Việt Nam . Không thể hiểu nổi tại sao năm nay lại mời phó vua liền bà về khai ấn khai hội Yên Tử. Beo để ý, dân đồng chiêm làm lễ tịch điền khôn vật. Vua đi cày lấy hình quay TV thôi, chứ chính lễ các cụ hành trước đó cả rồi ( thà vua giả cày thật còn hơn vua thật đi giày rồi cày trên ruộng khô không khốc). Thằng cháu nó lú thì còn thằng chú nó khôn.