Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

PHÓNG SỰ NÓNG HOT



DƯƠNG TIÊU thực hiện
Đặt chân tới Việt Nam, anh chàng Nick nghị lực vội vã book vé về quê. Trao đổi vs tiếp viên hãng Sorry Airlines, Nick chỉ nói được 2 từ: Ngay và luôn. Tuy nhiên, sau 1 hồi thuyết fục, anh cũng đồng ý ở lại VN như dự kiến. Trả lời trong trương chình trực tiếp, anh xúc động nói: Tôi vô cùng kính fục người VN. Không hiểu sao đến những năm 20 của thế kỷ 21 mà mấy triệu con người vẫn có thể vui cười, trò chuyện, tán gái làm việc mà không có ánh điện, không quạt, không điều hòa... các bạn mới chính là tấm gương cho tôi. Nói rồi, Nick khóc. Ai cũng cảm nhận được SỰ XÚC ĐỘNG của anh. Vâng, Nick đã khóc.
Trong một diễn biến khác, hôm qua Bộ Công thương đã công bố một dự thảo Nghị định trong đó nhấn mạnh sẽ cách chức đầu lĩnh EVN nếu 2 năm liên tục lỗ. Mà EVN thì luôn kêu là đang bán lỗ điện. Phải chăng, EVN cắt điện miền Nam để cắt lỗ, một nhà nghiên cứu thuộc PVN trao đổi vs chúng tôi.
Trong một động thái khác cũng từ Hà Nội, nơi điện vẫn sáng khắp nơi trừ một số xã đồng bào thiểu số, Chủ tịch Thảo đã hủy bỏ lệnh "Cấm cắt điện nhà máy nước cũng như cấm cắt nước nhà máy điện". "Có điện đâu mà cắt với chả cấp", nguồn tin thân cận vs Ủy ban kể. Thay vào đó, người đứng đầu chính quyền thủ đô đã ban hành nghiêm lệnh: Cấm tất cả những gì dựng đứng di chuyển gần đường điện. Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, 11 tổ 169 đã được tung ra đường. Bước đầu, tổ đã tạm jữ hơn 100 người đàn ông có "vũ khí" nguy hiểm trong người. "Con số này còn tăng vì các báo mạng vừa đưa tin Lý Bất Kỳ vô tình đứt váy tiền tỷ", một thành viên tổ 169 hồ hởi nói.
Cũng liên quan đến vấn đề mất điện, Phó Nguyên soái Triều Tiên, đặc phái viên của Kim Ủn đã nói vs Trưởng ban lien lạc TW kiêm Phó Chủ tịch Chính hiệp Tung Của rằng, Triều Tiên không thể đảm bảo đích của các tên lửa hạt nhân không nhằm vào Tung Của. Lý do, trung tâm điều khiển tên lửa hay bị mất điện.
(Tổng hợp tin nghe lỏm dc khi chờ ông bạn siêu âm ổ bụng vì thấy tim thai)

CHUYỆN BẦU ĐỨC GÂY LỘN VỚI GW (TÁM TIẾP)

Sau khi GW trả vốn lại cáo buộc của Bầu Đức thì sự việc có vẻ nghiêm trọng hơn khi tờ báo uy tín hàng đầu thế giới Economist đã phen với GW.  Copy từ cuộc mật đàm trên facebook của ba vị Tuan A. Phung +++, Đào Trung Thành ### và Beo thị. 

 *** Beo nói rồi. Các trả lời của Bầu Đức toàn chuyện vặt và đôi co kiểu này, Bầu Đức thua chắc. Vấn đề mấu chốt tìm cho ra thằng nào tài trợ cho GW và ai sẽ hưởng lợi khi Bầu Đức "rút" khỏi 3 thị trường này (thêm Myanmar trong tương lai không xa)


 +++Nói chung là" như đại đa số các "đại gia" Việt, tôi nghĩ bầu Đức quen thuộc việc bỏ tiền mua quyết định của chính trị gia sau hậu trường chứ chưa biết sử dụng giới chuyên gia để giải quyết những vấn đề chuyên biệt mà mình không có khả năng tư xử lý như thế này. The guy hasn't have a clue in dealing with professional attacks and yes he needs professional helps, kudos for bác (Beo dịch: Cu ni không biết cách hành xử với những chiêu trò chuyên nghiệp nên hắn cần sự trợ giúp của bọn chuyên nghiệp, bác Hồng Hồ vô cùng trẻ đẹp ạ)


*** chính xác là như thế. đó là chưa nói đến chuyện sử dụng chuyên gia để dự báo các khủng hoảng truyền thông loại tương tự như với GW khi vươn ra làm ăn với thế giới mà vụ này là tiêu biểu.

 ### Vâng. Theo tôi đây là "lợi ích của Việt Nam" tại Căm Pu Chia và Lào nên chúng ta cần giúp đỡ doanh nghiệp của mình chống lại các lợi ích khác. Cụ Phung có chiêu nào không khi vấn đề môi trường đang được đặt ra ở mức toàn cầu nhỉ?



+++ Hiện tại trong kinh tế Việt Nam các doanh nghiệp tư nhân lớn vẫn đa phần là các doanh chủ chụp giật thành công chủ yếu nhờ thành tích "phá sơn lâm đâm hà bá", vượt lên trên đối thủ bằng quan hệ với giới chính trị gia chứ chưa phải bằng sáng kiến/management skills sáng tạo ra sản phẩm & dịch vụ ưu việt hơn cho thị trường. Giai đoạn này là giai đoạn đầu phát triển tư bản trong các quốc gia hay còn gọi là thời của "robber barons" như thời Rockefeller & JP Morgan bên Mỹ. Thế nên báo cáo GW mỉa mai gọi nhại HAGL & Geruco là bọn "Rubber Barons". Vì robber barons kinh doanh bằng kinh nghiệm & quan hệ đặc quyền - vốn phải được giấu kỹ - nên với họ việc sử dụng professional advisors, là những người muốn sử dụng phải tiết lộ đầy đủ thông tin & chia sẻ suy nghĩ tính toán chiến thuật chiến lược - là một việc khó khăn và đòi hỏi phải thay đổi hệ quy chiếu - paradigm changing - trong cách làm việc. Việc này đối với những người thường tự cao về tiền bạc và quan hệ của mình như các "đại gia" Việt là việc rất khó làm và chỉ khi bị bắt buộc - đặt vào trong một tình thế không thay đổi không được như tình thế của HAGL hiện nay - thì may ra các bạn robber barons phiên bản Việt Nam mới nghiêm túc cân nhắc vấn đề... . 

*** Từ phần lí thuyết của TAP, Beo cho rằng đây là tính toán siêu hạng của NGƯỜI tài trợ cho GW, cũng như sẽ có các tổ chức quốc tế khác tương tự, thực hiện các loại báo cáo này. Nó sẽ ép chính phủ Việt thay đổi tận gốc quy trình quản lí khối doanh nghiệp. Mộng mơ xa hơn, nó diệt được "nhóm" tham nhũng lớn nhất, cơ bản nhất hiện nay chứ ko chỉ mấy chú CSGT ăn bẩn vặt.

+++ "Chiêu trò" - nói theo nghĩa professional techniques để xử lý vấn đề environment & các vấn đề khác không thiếu đ/c Đào ạ, nhưng đấy là phần mà giới professionals như anh em tôi thường phải yêu cầu khách hàng ký retainer hay issue mandate trước khi đưa vì một đặc điểm nữa của giới robber baron Vietnam hiện tại là thường chỉ thích hỏi giải pháp nhưng khi được yêu cầu thanh toán cho dịch vụ thì thường hay nại lý do: chưa thấy advisors "làm được gì" mà mới chỉ "nói miệng" hay "vẽ trên giấy" - khổ cái tư vấn mà không dùng miệng & dùng giấy thì dùng gì bây giờ - thôi! Do vậy họ lấy lý do vì mình "không thấy" added value của các tài sản vô hình như professionalism/expertise của advisors nên không muốn trả tiền cho ý tương, technique và chiến lược được tư vấn... 

*** Nói chuyện "chi tiền" cho lĩnh vực này của doanh nhân ta thì kể cả ngày không hết và không chỉ riêng Bầu Đức, ngay bọn Tây vào Vn cũng Việt hóa. Một cái Quỹ của bọn Anh khi gặp chuyện hỏi Beo kinh nghiệm giải quyết. Câu đầu tiên Beo bảo cấm chi tiền cho bọn đến xin tiền, câu thứ hai là bạch hóa cái sai của các chú ra, sorry khách hàng rối rít vào, cái nào các chú đúng thì kiện tới chỗ này...chỗ này... và gào thật to lên. Các chú làm theo, đại thắng xong, mang phong bì tặng...tất cả lũ, từ kẻ oánh mình lẫn advisor nghiệp dư Thị beo. Cười hoài mỗi khi nhớ lại.


### Túm lại, vụ này cần xử lý ra sao? Chứ còn vạch ra cái sai hay bằng chứng thì thằng Global Witness nó trưng ra trong bản báo cáo 52 trang của nó rồi. Biết đâu HAGL lại nhờ VCI Legal tư vấn nhỉ?


+++ Ậy! Cái đó thì đã hẳn, bác Hong Ho đã đề nghị từ đầu còn gì: "xùy tiền ra"- bầu Đức ơi! Nói đến đây lại nhớ vài câu ngạn ngữ vặt "Professionalism doesn't come cheap" since "there is no such a free lunch in life" (Beo: Của rẻ là của ôi Làm gì có của chùa)



Cái này mới vui nè : https://www.change.org/en-GB/petitions/arsenal-fc-end-arsenal-s-partnership-with-company-behind-land-grabs-in-south-east-asia (Beo: kêu gọi CLB Arsenal tẩy chay HAGL).
Đào Trung Thành: Beo nghĩ có cách xử lí hết sức hợp thời, sẽ được (chí ít) là báo chí và cư dân mạng (Việt thui nha) ủng hộ kịch liệt; vu cho Tàu back up bọn GW.


### Hehe. Đúng đấy, nên vu cho "nước lạ" đứng đằng sau vụ này. Nhưng mới chỉ giải quyết được mặt đối nội. Còn tại Lào và Cam? Dùng trò gì? Trò "xùy tiền" có thể được nhưng chưa hẳn chi đậm bằng các bạn khác đâu. 

Ai rảnh coi thêm Ở ĐÂY

TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ (tiếp)



4.
Cũng trong chuyến đi 10 ngày lênh đênh trên biển, có một sự bất ngờ tới mức "gây sốc" cho toàn bộ đoàn công tác. Đó là dù quan sát ở bất cứ góc độ nào, cũng chỉ thấy có ta và.. ta và... biển. Thế nhưng ngay khi tàu HQ960 "tình cờ" chạm trán với tàu hải giám Trung Quốc (bẻ lái cắt ngang vuông góc) thì ngay lập tức thấy lù lù 2 tàu chiến của hải quân Việt Nam xuất hiện. Tất cả mọi người đều không biết các tàu chiến này ở đâu ra, và càng sốc hơn nữa khi được cho biết họ đi theo bảo vệ đoàn công tác ngay từ khi rời cảng!!! Chưa hết, khi đặt chân lên tới An Bang, mình còn được tận mục sở thị một buổi huấn luyện của đặc công biển Việt Nam với hành trình bơi hàng chục km mỗi ngày luyện tập mang theo vũ khí đổ bộ vào đảo và hiệp đồng tác chiến với các chiến sĩ tại trận địa. Có thể tin hay không tùy bạn, nhưng họ còn có khả năng nằm im dưới nước sâu trong suốt nhiều giờ đồng hồ cho đến khi được lệnh tiếp tục "hành quân" vào đảo.
Tuy nhiên, tất cả các trang thiết bị vũ khí, súng ống đạn được, quân lính tinh nhuệ… của chúng ta không phải được sinh ra để tấn công mà là phòng thủ. Việt Nam còn yếu, nên chủ trương của chúng ta là đối thoại và hợp tác, dựa trên việc thu thập, củng cố rồi tuyên truyền các bằng chứng lịch sử để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Việt Nam không bao giờ đối đầu, không bao giờ dùng vũ lực, không bao giờ "phát pháo" trước trong mọi tình huống để kẻ thù có thể dựa vào làm nguyên nhân gây chiến. Trong khi đó, chúng ta bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền tất cả những đảo chìm, đảo nổi, bãi cạn... mà chúng ta đang có. Luôn luôn bày tỏ quan điểm phản đối, nêu rõ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán không thể tranh cãi của Việt Nam với các đảo, quần đảo, bãi cạn mà chúng ta thực sự có chủ quyền, BAO GỒM CẢ NHỮNG NƠI ĐÃ BỊ KẺ THÙ DÙNG VŨ LỰC CHIẾM ĐÓNG TRÁI PHÉP (trong lịch sử). Điều mà các bạn hay gọi là "nhai đi nhai lại".
5.
Liên quan đến việc tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, bắn phá khi khai thác trong khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và tàu cá Trung Quốc ngang ngược tiến vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt trái phép thì do chính những nhà báo của mình NHIỀU KHI không nắm rõ thông tin nên việc tuyên truyền dễ gây ra những nhầm lẫn căn bản.
Đầu tiên phải hiểu thế này. Trường Sa và Hoàng Sa là quần đảo tức là gồm nhiều đảo nhỏ. Với mỗi đảo thì chúng ta lại có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến việc xác lập chủ quyền, nhưng gần gũi nhất có lẽ là "lãnh hải". Nếu chỉ xét riêng về lãnh hải, thì các bạn cứ tạm hiểu như một vòng tròn kim cô xung quanh các đảo. Nếu chúng ta xác lập chủ quyền ở 1 đảo, thì mặc nhiên chúng ta có thêm chủ quyền ở một đường biên lớn hơn chạy xung quanh đó nữa.
Tập hợp các đường viền như vậy ở tất cả các đảo mà chúng ta có chủ quyền nó sẽ là nơi chúng ta mặc nhiên đi lại và khai thác. Chứ không phải cứ lấy cây bút rồi khoanh một vòng "to đùng" bao hết các đảo lại cho rằng đó là vùng bất khả xâm phạm của mình. Vậy nên chủ quyền của chúng ta sẽ là một vùng thực sự rất... loằng ngoằng, có chỗ thì chồng chéo, có chỗ bị "hở" ra. Và theo luật, cái chỗ hở đó là hải phận quốc tế. Dù nhìn vô bản đồ nó có vẻ nằm hoàn toàn trong "khu vực" quần đảo Trường Sa.
Chưa hết, trong lịch sử một số đảo chúng ta đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đi. Cho nên, dù cái đường vòng quanh đảo đó là lãnh hải của Việt Nam nhưng trong thực tế nếu tầu thuyền của ngư dân đi vào đó thì sẽ bị xua đuổi và bắn phá. Tức là các tàu đó bị bắn phá do xâm phạm vào "lãnh hải có được vì chiếm đóng trái phép" của Trung Quốc, nhưng lại là "lãnh hải dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế và căn cứ lịch sử không thể tranh cãi" của Việt Nam. Cho nên báo chí sẽ phải đưa tin là tàu cá ngư dân bị bắn trong vùng lãnh hải "của Việt Nam". Thậm chí Bộ Ngoại Giao cũng phải tuyên bố như vậy. Và chính sự nhập nhằng này cũng khiến nhiều người cho rằng chúng ta quá hèn kém khi để cho ngư dân bị vạ lây như vậy.
Tương tự với việc Trung Quốc xua đội tàu cá hàng chục chiếc "tràn vào khu vực Trường Sa và Hoàng Sa" của Việt Nam để đánh bắt trái phép. Trong thực tế, quanh năm suốt tháng đều có tàu cá của Trung Quốc "mon men" đến gần các đảo của Việt Nam. Và khi này, chắc chắn 100% chiến sĩ trên đảo sẽ theo quy trình để có hành động xua đuổi thích hợp và mức cao nhất là sẵn sàng chiến đấu không khoan nhượng nếu việc xua đuổi không thành công.
Tuy nhiên, nếu các tàu cá này đi vào những vùng "lỗ thủng" của lãnh hải đan xen giữa các đảo thì thực tế không xâm phạm lãnh hải Việt Nam nhưng vẫn coi là "ùa vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam được". Điều tương tự xảy ra nếu các tàu này đi vào lãnh hải của các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị đánh cướp bằng vũ lực và chiếm đóng trái phép trong quá khứ. Chưa kể theo thông lệ quốc tế, nếu tàu họ "vô tình" đi vào một vùng lãnh hải nào đó thực sự hoàn toàn thuộc Việt Nam thì mình cũng không thể nào ra bắn phá mà trước tiên là xua đuổi. Và trong đại đa số các trường hợp, khi mình xua đuổi thì nó sẽ dời đi. Nhưng báo chí vẫn coi đấy là việc ùa vào vùng lãnh hải của Việt Nam.
6.
Tóm lại những việc mà chính phủ đang làm - THEO CÁ NHÂN MÌNH ĐÁNH GIÁ - là hoàn toàn đúng đắn về đường lối chính sách, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của đất nước. Sau khi đi thực tế, theo cách gọi của đoàn công tác, là "thăm và kiểm tra các đảo" thì phải nói là mình hoàn toàn yên tâm rằng ít nhất là các đảo mình đang giữ sẽ khó mà bị Trung Quốc đánh chiếm. Những sự vi phạm chủ quyền theo dạng quấy nhiễu của Trung Quốc chúng ta đều có quy trình đối phó an toàn nhất.
Về phía cộng đồng quốc tế, chúng ta đang làm cực tốt việc "nhai đi nhai lại bài ca phản đối" mọi lúc mọi nơi, trên mọi phương diện dù sự vi phạm có lớn như con voi hay nhỏ như con kiến. THEO THÔNG LỆ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ, ĐIỀU ĐÓ LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG! Chúng ta cũng chấp nhận việc "gây hiểu lầm" về năng lực bảo vệ ngư dân hay năng lực phòng thủ khi sẵn sàng ra tuyên bố chủ quyền ngay cả trong trường hợp thực ra chúng ta chỉ bị vi phạm chủ quyền theo lý thuyết. Theo mình, đây là một đánh đổi cực kỳ quan trọng và dũng cảm. Các bạn hãy đọc thật kĩ phần trên để hiểu và cùng đi giải thích cho nhiều người khác cùng hiểu nữa.
Việc tốt nhất mà mỗi người chúng ta có thể chung tay, theo mình chính là nâng cao nhận thức, kiến thức về luật biển, về UNCLOS, phải hiểu được lãnh hải là gì, đường cơ sở là gì, cơ sở xác lập chủ quyền biển đảo thế nào, vùng nội thủy là gì, vùng đặc quyền kinh tế là gì, thềm lục địa là gì, thềm lục địa mở rộng là gì... v.v... và v.v... Chừng nào làm được như vậy chúng ta mới mong hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu về tình hình chiến sự tại Biển Đông.

TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ



Trích đăng lại bài này từ facebook Lão Kuông, như một sự ủng hộ các bạn đang bị ném đá vì kể chuyện Trường Sa... quá đà.

Trong phạm vi những gì mình hiểu biết thông qua tự tìm tòi nghiên cứu, phỏng vấn những người có ảnh hưởng, có uy tín trong xã hội và Chính phủ, thông qua thực tế mắt thấy tai nghe khi ra Trường Sa và tiếp xúc với các chiến sĩ, mình xin được cung cấp thêm thông tin thế này để các bạn tham khảo nhé.
1.
Trung Quốc là nước lớn, mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt như Kinh tế, Quân sự, Vũ khí, Đạn dược và tiếng nói trong Cộng đồng Quốc tế. Nếu "đánh nhau" tay đôi, thắng thua không biết, nhưng chắc chắn phía chịu thiệt hại nặng nề là Việt Nam của chúng ta. Khi nói chuyện với các tướng lĩnh từ cấp thấp đến cấp vừa, cấp cao của Việt Nam, mình phải ghi nhận một điều là chẳng ai "run sợ" nếu buộc phải sa vào tình thế chiến tranh. Chúng ta "anh hùng" 1, họ anh hùng gấp 1 triệu lần. Khi chúng ta hứa hẹn này kia trên bàn phím, họ đã và đang anh hùng bằng những hành động và việc làm thiết thực.
Các bạn có biết trong một chuyến đi đón công binh làm nhiệm vụ xây dựng từ một đảo chìm về lại đất liền, tai nạn đã xảy ra. Không rõ vì lý do gì mà chiến sĩ công binh này mất tích (có giả thiết trượt chân ngã rơi xuống biển khi đang câu cá). Rất nhiều tàu cứu hộ đã được phái ra vùng biển đó cấp tốc tìm kiếm trong nhiều ngày trước khi chấp nhận mất đi 1 người đồng đội. Dù đó là điều không ai mong muốn nhưng toàn bộ các chiến sĩ có mặt trên tàu cũng như các cấp chỉ huy tại đất liền đã bị kỷ luật từ quân đến tướng. Mất vạch, mất sao và nhiều hình thức kỷ luật cộng thêm khác nữa. Kể chuyện này để các bạn hiểu rằng mạng sống con người không phải là thứ để mang ra làm chuyện mua vui như vậy được. Mình nhấn mạnh, đó là sự mất mát của chỉ duy nhất 1 người.
Các bạn có biết khi Trung Quốc cử tàu hộ tống mang dàn khoan khổng lồ cao hàng trăm mét ra tìm cách thả xuống biển Đông để khai thác dầu khí, chiến sĩ của chúng ta trên các nhà giàn đã phải thay nhau theo dõi ngày đêm, kết hợp chặt chẽ với chỉ huy tại đất liền để giám sát nhất cử nhất động của tàu địch. Nếu bất cứ khi nào đội tàu hộ tống này có dấu hiệu ngưng lại tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì lập tức chúng ta phải cử tàu chiến ra "xua đuổi" không cho dàn khoan này được thả xuống dù với bất cứ lý do gì. Chúng ta “tuyệt đối yếu” hơn đối phương, trong khi chúng lại thường xuyên gây hấn, kích động để Việt Nam "ra tay" trước. Khi ấy, chúng sẽ có lý do hợp pháp để đánh chiếm vào những hòn đảo của chúng ta.
Nếu tình huống xấu nhất là Trung Quốc chiếm thành công 1 đảo của Việt Nam (điều này khó có khả năng xảy ra) thì chúng ta sẽ làm gì? Lên tiếng nhờ cộng đồng quốc tế ủng hộ mình ư? Cũng được, nhưng Trung Quốc sẽ ngay lập tức la làng lên rằng họ không đi xâm lược, không đi đánh chiếm đảo của Việt Nam. Họ chỉ đang "đòi lại" những gì thuộc về “chủ quyền bấy lâu nay” của họ. Trung Quốc sẽ ngay lập tức ngang ngược nói rằng chính Việt Nam mới đi chiếm đảo của Trung Quốc và bây giờ "bị lấy lại". Hãy nhìn vào những gì Trung Quốc đang ngày đêm bắc loa tuyên bố một cách trơ trẽn về Hoàng Sa sẽ hiểu điều mình nói. Tất cả những gì Trung Quốc CẦN, CẦU MONG VÀ CHỜ ĐỢI LÚC NÀY chính là một hành động thiếu kiềm chế bất kỳ từ phía Việt Nam để họ có thể đàng hoàng phát pháo. Và đó cũng chính là điều mà tất cả chiến sĩ của chúng ta ngoài hải đảo phải thuộc nằm lòng. Phải luyện chí rèn gan, giữ vững lập trường và kiên định để tránh tuyệt đối phạm vào sai lầm như vậy.
2.
Còn về vấn đề kiện tụng, ngay khi ngồi ở trên tàu ra Trường Sa mình đã hỏi một luật sư có tiếng. Cô ấy nói Việt Nam không thể nào làm như vậy được. Thứ nhất, chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (bạn nào có comment ý này vô cùng chuẩn xác). Nếu chúng ta chỉ cần "lên gân" với Trung Quốc thì có thể hàng chục triệu gia đình sẽ lâm vào cảnh lầm than bằng những đòn đánh vào kinh tế. Để thoát ra khỏi sự lệ thuộc này, cần rất nhiều nỗ lực và thời gian. Thứ hai, ngay cả nếu chúng ta "kiện thắng" thì tòa án Quốc tế cũng không có chức năng hành pháp. Họ CHỈ CÓ THỂ KÊU GỌI bên "thua kiện" thực hiện điều ABC nào đó. Tòa án Quốc tế không giống như tòa án trong nước để có thể có chế tài buộc ông A bà B nào đó phải vào tù hay ông C phải bồi thường cho bà D vài chục triệu, trả lại tang vật trong vụ án v.v... Tức là đừng quá kỳ vọng việc tòa án Quốc tế sẽ giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ai đó nói rằng chúng ta cần “đánh động” thì xin thưa, việc đi kiện tụng như thế chẳng đánh động được cái gì ngoài việc khiến cho Trung Quốc có cớ sử dụng các đòn trừng phạt phi quân sự nhắm tới Việt Nam. Cùng với đó, họ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên cộng đồng Quốc tế và cô lập Việt Nam, bao vây kinh tế v.v... Trong khi đó, cái mà chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Thế nên phương án kiện là KHÔNG NÊN VÀ KHÔNG THỂ, vì chúng ta sẽ bị hại nhiều hơn lợi. Và cũng cần nói thêm rằng việc "tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế" không đồng nghĩa với việc phụ thuộc hoàn vào vào một "Quốc gia đồng minh" nào cả. Thật ngây thơ khi cho rằng Mỹ, hay Nga hay Nhật sẽ giúp chúng ta một cách vô tư và họ chẳng có ý đồ gì trong đó. Nên nhớ, tiền của dân nước ngoài ta đóng thuế, máu của binh sĩ người ta không có mang qua "cúng chùa" cho Việt Nam đâu ạ. Điều này sẽ rất dễ để hình dung ra được khi các bạn tránh được việc đồng nhất giữa việc bảo vệ chủ quyền biển đảo với việc "chống một mình Trung Quốc".
Các ý như tăng cường sức mạnh quân sự, tăng cường trợ giúp ngư dân bám biển thì Việt Nam đã và đang làm rất tốt. Còn phải làm đến thế nào mới thỏa lòng tất cả mọi người thì đó là câu hỏi không thể có đáp án chung. Cách đây 4 năm, việc di chuyển từ tàu hải quân vào tiếp cận nhà giàn được thực hiện bằng... dây thừng! Hiện nay chúng ta đã có xuồng CQ có thể vào tận nơi một cách dễ dàng. Trước kia các chiến sĩ phải phấn đấu cả 6 tháng trời để được một lần gọi bộ đàm về liên lạc với đất liền thì ngày nay, 100% đảo nổi đảo chìm và nhà giàn của chúng ta được trang bị trạm thu phát sóng vệ tinh của Tập đoàn viễn thông. Chúng ta có cả hệ thống liên lạc internet đủ mạnh để thực hiện họp online, chữa bệnh từ xa. Đời sống ở Trường Sa giờ đây đã hoàn toàn thay đổi.
3.
Ngày trước, mỗi khi đọc tin Trung Quốc khai trương một tòa nhà nào đó ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm đóng phi pháp, mình rất cay cú và tự hỏi "tại sao một việc đơn giản thế mà Việt Nam không làm, cứ để cho Trung Quốc một mình một chợ?". Ngày hôm nay thì thấy nó khởi công xây nhà. Ngày mốt thì thấy nó rồng rắn đưa người ngựa ra đốt pháo khánh thành. Ngày sau nữa lại thấy nó làm sân bay. Ngày sau sau nữa lại thấy nó đưa khách ra tham quan du lịch? VẬY TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG CHỊU LÀM NHƯ VẬY MÀ CỨ PHẢN ĐỐI LÊN PHẢN ĐỐI XUỐNG LÀM GÌ???
Và đến khi mình được nghe chuyện về lực lượng công binh, là những người đi phá mìn mở đường xây nhà trên đảo thì mình đã tự có câu trả lời rồi. Tóm lại một cách đơn giản và dễ hiểu thì xây nhà trên đất liền khó 1 thì đặt một viên đá trên mặt biển khó gấp 1 vạn lần. Mình ước gì tất cả các bạn có thể tận mắt chứng kiến nhà giàn có 8 cây cột thép choài ra làm "chân chống" với mỗi cây cột có đường kính khoảng chừng nửa mét, lại được giằng thêm hàng chục cây thép nhỏ hơn để đan kết vào nhau sừng sững giữa bạt ngàn sóng nước. Và nếu các bạn biết rằng cách đó 4 năm, những nhà giàn vững chắc kiên cố như một tòa lâu đài thép đã bị kéo đổ nhào xuống biển, mang theo cả một tiểu đội mãi mãi không bao giờ trở về được đất liền, các bạn sẽ "cảm" được một phần của công việc xây cất ở nhà giàn cũng như trên các đảo.
Hãy thử hình dung, nếu bạn đang ở giữa một đảo san hô, xung quanh ngập nước chừng 1m, xuồng CQ không thể nào tiếp cận, tàu hộ tống chở theo nguyên liệu là xi măng đá tảng buộc phải neo đậu cách đó chừng 5km thì bạn sẽ làm thế nào để mang vác được xi măng, gạch, đá, sắt thép rồi canh thủy triều lên xuống để đổ cho được một cây cọc bê tông đầu tiên xuống rồi "khô lại" giữa lòng biển khơi? Hãy cố hình dung đi. Chỉ cần hình dung với nhiệm vụ là một cây cọc bê tông duy nhất chứ chưa nói tới những gì lớn lao to tát. Khi đã lờ mờ tìm ra một cách làm nào đấy, bạn sẽ tự có câu trả lời cho câu hỏi "đơn giản" được bôi hoa toàn bộ ở phía trên.
Cũng có thể tiết lộ với các bạn rằng ở phạm vi bán kính chừng 1km quanh các đảo (thay đổi tùy theo diện tích) là cơ man các cọc bê tông sừng sững để sẵn sàng "nghênh chiến" với các loại tàu thuyền... [Các chi tiết sâu hơn liên quan đến vũ khí và hệ thống chiến đấu, phòng thủ ở đoạn này đã bị cắt ]. Thực sự, nếu được đặt chân lên một đảo tại Trường Sa, các bạn sẽ biết rằng "Việt Nam tuy không hiếu chiến, nhưng để đánh được vào các đảo của Việt Nam là cả một vấn đề".