Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

ĐI HẢI PHÒNG

***
Việt nam có hai địa phương, đấu đá trở thành đặc điểm mang tính truyền thống. Đấu
đá từ quan tới dân, tức không cần bất cứ lí do gì. Ham đấu đá đến độ không tụ
nổi ở đâu cái hội đồng hương. Đó là Hải Phòng và Hà Tây (cũ).


Trong
khi  rất tương đồng về mọi điều kiện
thiên thời địa lợi trừ nhân hòa, 6 tháng không quay lại đã thấy Đà nẵng thay
đổi thì 20 năm nay, Hải phòng gần như đứng yên một chỗ. Khá hơn cả là
một khu siêu thị do dân Sàigòn ra đầu tư nhưng, hết khu A bị cháy đến khu B có…
ma lang thang cả ban ngày.


Tuy
thế, nhìn vào những quy hoạch với đầu tư 
ở khu du lịch Đồ sơn, lại thấy cái việc Hải phòng đứng yên là điều may,
may không thể tả nữa đằng khác.


***
Mình làm báo, nên tuyệt nhiên không tin vào thông tin trên báo chí. Nhất là dựa
vào những thông tin ấy để mà bình luận nhận định thì khả năng rơi vào lố bịch
là 99,99%. Sự kiện náo loạn làng báo từ hôm trước tết tới giờ ở Tiên Lãng, mình
tịnh không  viết chữ nào, vì lí do đó.


Trước
khi kể chuyện mắt thấy tai nghe ở Tiên Lãng, mình cóp bài này về. Đầu tiên vì
thấy những phân tích về luật là đúng. Sau nữa, ai hay đọc blog mình hẳn biết,  mình bẩm sinh chúa ghét các loại
hưu trí chuyện gì cũng xía vô phán như đúng zồi. Riêng ông này, từ vụ đất Tiền
Giang, vụ ứng cứ đại biều cuốc hội…cho tới vụ Tiên Lãng, mình luôn luôn xếp vào
hàng, rất trơ tráo.


*** Những chữ in nghiêng là ý
kiến của ông Đặng Hùng Võ phát biểu trên Tuổi trẻ- một tờ về cơ bản đáng
tin duy nhất, ở dạng bài phỏng vấn, so với cả làng báo hiện nay.


1. Với các quyết định giao
đất cho ông Vươn, phải khẳng định không thuộc trường hợp đất công ích do cấp xã
đứng ra đấu thầu, cho thuê trực tiếp để tạo ngân sách xã. Đây là việc giao đất
cho hộ gia đình cá nhân, theo Luật đất đai năm 1993, cụ thể là theo nghị định
64 về việc giao đất sản xuất đối với đối tượng ở đây là giao đất sản xuất trồng
cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì thời hạn giao đất được Luật đất
đai quy định là 20 năm.
Cách tính thời hạn được xác định nếu quyết định đó giao sau ngày 15-10-1993 thì
được tính từ thời hạn ban hành quyết định giao đất. Nếu giao đất từ trước thời
điểm trên thì bắt đầu tính thời hạn từ 15-10-1993. Như vậy, thời hạn mà huyện
Tiên Lãng giao đất cho ông Vươn quy định 14 năm là trái luật, mà phải giao 20
năm mới đúng.


Cần chú ý rằng gia đình anh Vươn đã có đất 64 ở Bắc Hưng.
Ông Vươn đã được giao đất Nông nghiệp ổn định lâu dài tại nơi ông Vươn thường
trú xã Bắc Hưng cùng chung với gia đình 7 khẩu là 2940 m2 (bình quân 420
m2/khẩu).
Tại thời điểm ra quyết định giao đất làm đầm thì đây không phải là đất nông nghiệp
mà là quỹ đất bãi bồi ven biển chưa sử dụng, đã được khai tại tờ bản đồ số 9
kèm theo sổ thống kê thời kỳ đo vẽ năm 1985 (BĐ 299) chỉnh lý năm 1990 thể hiện
thửa 43 diện tích 33.600 m2, thửa 44 DT 60000 m2, thửa 107 DT 63.800 m2, thửa
169 DT 99.000 m2 và thửa 168 DT 13.540 m2 đều ghi là bãi cát, bãi bồi (các thửa
này là vị trí diện tích 21 ha), còn phần ngoài hướng ra biển (phần diện tích
19,3 ha) chưa được thể hiện trên bản đồ.
Điều này chứng tỏ đây là đất bãi bồi chứ không phải đất 64.

Trích Luật Đất Đai 2003
Điều 80. Đất bãi bồi ven sông, ven biển
1. Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên
sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển.
2. Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào
thì do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó quản lý.
Đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt
lở do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý và bảo
vệ theo quy định của Chính phủ.
3. Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất
hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.

Đất bãi bồi ven sông, ven biển chưa sử dụng được Nhà nước giao cho hộ gia đình,
cá nhân tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất để sử dụng
vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng
năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để
thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối.
4. Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất bãi bồi ven sông, ven biển
thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn giao đất còn lại.
5. Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư đưa đất
bãi bồi ven sông, ven biển vào sử dụng.


2. Quyết định giao bổ sung
19,3ha đất do huyện Tiên Lãng ký ban hành ngày 9-4-1997 nhưng lại tính thời
điểm giao đất từ ngày 4-10-1993 rồi UBND huyện lý giải việc tính thời hạn như
vậy vì ngày 4-10-1993 đã có quyết định giao 21ha đất cho ông Vươn, nay chỉ giao
bổ sung nên tính cùng một thời điểm cũng không đúng.
-Luật đất đai 1993 không cho phép tính như vậy. Nếu thời điểm năm 1997 huyện
Tiên Lãng ban hành quyết định điều chỉnh diện tích giao đất thì có thể được,
nhưng quyết định năm 1997 của huyện Tiên Lãng là quyết định giao đất bổ sung,
do vậy thời hạn giao đất bắt buộc phải tính từ ngày ban hành quyết định
9-4-1997, thời hạn giao đất cũng phải là 20 năm, tức là đến năm 2017 mới hết
hạn. Còn việc giao 21ha đất vào thời điểm năm 1993 thì được tính đến năm 2013
mới hết hạn.


Tất nhiên vì đây
không phải là đất nông nghiệp 64 cho nên lập luận này của bác không còn đúng
nữa, đây là cái sai thứ hai của bác.
Theo Luật Đất đai 1993 thì khu vực này thuộc nhóm đất mới bồi (Điều 50 Luật Đất
đai 1993: “Việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định.”),
đất chưa sử dụng (Điều 72 Luật Đất đai 1993). Như vậy, Luật 1987, Luật 1993 đều
cho phép điều chỉnh theo các quy định riêng của Chính phủ. Đến lượt mình, tại
Nghị định 64/1993 và các nghị định sửa đổi, bổ sung sau đó như Nghị định
85/1999 và Nghị định 04/2000, Chính phủ ủy quyền cho UBND cấp tỉnh. Cụ thể,
khoản 3 Điều 5 Nghị định 64/1993 quy định: “3. Đối với đất trống, đồi núi trọc,
đất khai hoang, lấn biển thì hạn mức của hộ, cá nhân sử dụng do Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương
và khả năng sản xuất của họ, đảm bảo thực hiện chính sách khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi để sử dụng các loại đất này vào mục đích sản xuất nông
nghiệp.”
Khoản 5 điều 70 Luật đất đai 2003 nói rõ “5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi
trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa
vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Như vậy, ông Đoàn Văn Vươn được giao 40,3 ha đất, dù không theo thời hạn chung
(20 năm) là không có gì trái luật.[RIGHT][B]Nguồn[/B]:
Diendan.Eva.Vn[/RIGHT]
.


3. Hiện nay việc giao đất
theo nghị định 64 nếu tính từ thời điểm sớm nhất là từ ngày 15-10-1993 thì chưa
có trường hợp nào đến hạn phải thu hồi và cũng chưa có địa phương nào xem xét
xúc tiến thu hồi vì chưa có chủ trương chung là thu hồi hay giao tiếp. Với diện
giao đất 20 năm đến nay Quốc hội cũng chưa quyết là hết thời hạn giao đất thì
làm gì.
-Nên việc huyện Tiên Lãng lại chủ động làm trước về chủ trương là điểm sai nữa


Lại một cái sai lầm
nghiêm trọng nữa của bác Võ. Luật pháp là cái khung mà chúng ta phải theo. Mấu
trốt ở chỗ chúng ta không được làm những gì luật pháp cấm, nhưng được phép làm
những gì mà trong luật chưa nói tới.


4. Còn nếu thu hồi để giao
đất cho dự án đầu tư được phép nhưng việc thu hồi này phải căn cứ vào nghị định
84. Với quyết định thu hồi 19,3ha đất đối với ông Vươn thì mục đích thu hồi
không rõ ràng. Giả sử có thu hồi giao cho dự án đầu tư thì tại thời điểm ban
hành quyết định ngày 7-4-2009 phải tuân thủ theo trình tự thủ tục của nghị định
84. Tức là phải qua các bước từ chủ trương thu hồi đất, kiểm đếm tài sản, lập phương
án bồi thường hỗ trợ tái định cư tổng thể, ban hành quyết định thu hồi đất gửi
đến từng hộ gia đình, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư chi tiết và
công bố công khai tại trụ sở xã để tiếp nhận đóng góp ý kiến của người dân bị
thu hồi đất... Nhưng trong quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối
với diện tích 19,3ha không có nội dung nào ăn nhập với nghị định 84, và đây
cũng là điểm sai.


Huyện làm cả mà bác ko biết


5. Huyện Tiên Lãng có
những quyết định giao tới 20 ha, trong khi theo khung giao đất bãi bồi ven sông
ven biển ở Quyết định 773 của Thủ tướng, diện tích tối đa là 10 ha.


Quan điểm này cũng không đúng. Quyết định 773-TTg ngày
21-12-1994 của Thủ tướng Chính phủ “Về chương trình khai thác, sử dụng đất
hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng” là
Quyết định liên quan đến các dự án, trong đó các đề án tổng quan của Thành phố
được gửi về Bộ phận thường trực Chương trình trước tháng 8-1995 để xem xét, còn
địa phương dựa vào đề án chung tổng quát mà đưa ra phương án xây dựng các dự án
cụ thể và cân đối kế hoạch trong 5 năm 1996 – 2000 và kế hoạch hàng năm trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Rõ ràng về mặt nội dung và thời gian thì
đây là những chương trình và dự án hoàn toàn khác biệt với việc giao đất bãi
bồi cho gia đình ông Vươn với mục đích nuôi trồng thủy sản. Do vậy không thể áp
dụng máy móc quyết đinh 773-TTg cho trường hợp của ông Vươn được.


Kì 2: Tiên Lãng bắt  đầu sai từ đâu?


Kì 3: Vươn trên báo khác Vươn
ngoài đời những gì?


Kì cuối: Gốc của mọi gốc.