Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

NGƯỜI VÀ YÊU MA

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

*** Bạn diễn viên chính hỏi,
chị thấy tụi em thua gì so với Broadway. Không buồn nghĩ,  nói luôn, kịch
bản 5-5, diễn viên trình 5-5, còn cỡ Thành Lộc sang đấy diễn có khi thành bố
chúa, duy có  áp  công nghệ kỹ xảo vào sân khấu thì sức ai sánh
bằng vì Việt ta   giờ vẫn mấy cái đèn xanh đỏ hết quay quay lại nhấp nháy
như năm bảy chục năm trước.


Đi coi Âm binh, vở này Ku làng cát Nguyễn Quang Vinh biên vèo trong hai ba
đêm đem tặng đoàn chứ đến giờ theo mình biết, chửa giả Ku ấy xu nào.  Vở rước về 
dăm cái vàng hội diễn-một quái thái của làng nghệ, giết  không dám mà nuôi  phải chiều chuộng hơn mọi đứa bình thường.


Khiếp, diễn viên chính khóc
phát sốt phát rét phát phì cười. Xem xong định nhắn tin xỉ vả cái sự khóc của
nó, nghĩ thế nào lại không sent. Đời riêng con bé này hay cực, không biết sao
bọn báo lá ngón chưa khai thác.


 Chuyện kịch dài dằng dặc một đời người túm lại
trong  2 tiếng lại còn bị cắt cúp cho đúng
với tiêu chí Hội diễn quái thái và áp
lực tai tiếng của tác giả kịch bản. Bù lại, vở có  đến mấy tình tiết rất hay tuy không mới. Ngược  với kịch Lê Hoàng, ắp tình tiết mới mà chả cái
nào hay. Vụ này  bọn làm nghệ nó gọi là
tài hoa.


Lấy tiêu chí Broadway thì ku
đạo diễn là đứa duy nhất được trả lương nếu sang Mỹ làm nghề. Nó dùng  tranh cát làm bối cảnh, các nhân vật còm cõi
nhỏ nhoi dưới  bức phông nền ấy. Tiếc nỗi,
tranh toàn tả thực chả có chỗ nào bay bổng mộng mơ tí cho tranh có tâm hồn, nâng tầm lên hàng tranh nghệ
thuật chứ không chỉ dừng ở mức phụ kể
chuyện
như trong vở diễn.


Và nhắn Ku  Vinh, nên đặt tên vở là Âm hộ chứ Âm binh chả có
nghĩa gì sất.


*** Bi kịch nhất của Nàng men chàng bóng là mình xem nó ngay
sau Họa bì 2, chứ mình  thấy không đến mức la hoảng như báo chí mấy
ngày nay. So ra, còn sạch sẽ chán với mấy cái hài hàng ngày trên TV khắp miền- phương
tiện đại chúng gấp vạn lần rạp phim.


Nhân nào quả ấy, người hay yêu-phàm
nhân dạng  kiếp khổ như nhau…ngần ấy thứ
triết lí  ngọt nhuyễn trong một bộ phim mà
kĩ xảo khiến người ta mộng mơ, câu chuyện khiến người ta tự tưởng tượng thêm
nếm vào nội dung sau khi rời Họa bì.


Thật  đại họa cho văn hóa nước nhà khi người
ta  yêu cầu giành giờ vàng giờ ngọc cho
một  lũ ngợm thần kinh như  Nàng men
chàng bóng
và thu hẹp  Họa bì, cho dù cũng toàn những yêu cùng ma.

TÍNH HỮU ÍCH CỦA CÁI VÔ DỤNG

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Copy của Nguyễn Kim Sơn


 
         
Phật giáo luận giải về sự khổ rất đa dạng, có tứ khổ, thập
khổ, bát khổ
, nội khổ, ngoại khổ cho tới bát bách khổ, vạn
khổ..
. Tức là rất khổ tâm luận về khổ. Nhưng trong các luận giải về khổ vô
cùng phong phú đó không thấy cái khổ vì hữu dụng, hay hữu ích.
Cũng có thể nó nằm trong " ngũ uẩn thịnh khổ".


         
Lão tử và Trang tử thì lại đặc biệt chú ý tới cái khổ mà nguyên nhân của nó
chính từ sự hữu dụng. Các vị đó nhìn sự hữu dụng như là một thứ nguy cơ, một
mối nguy hiểm tiềm năng đe dọa kẻ có nó. Con vật nào thịt ngon thì bị người ta
lùng bắt và giết. Cao xương hổ tốt cho gân cốt người dùng nên chúng bị săn bắt
ráo riết. Sừng tê giác hữu dụng hơn nữa khiến chúng cũng bên bờ vực tuyệt
chủng. Hoa dại thơm và đẹp dễ bị người ngắt hái. Tiếng hót hay của chim là
nguyên nhân khiến chúng vào lồng, và mật của gấu,  lông của nhím, ngà của
voi...đã làm hại chủ nhân của chúng. Kẻ nào chẳng may bị người khác khen là
thông minh, giỏi giang có thể lời khen ấy khiến hắn có thêm vô số kẻ thù. Và kẻ
lỗi lạc không thể có số phận bình thường. Ai biết cái gì khổ với cái đó. Không
biết làm gì, đầu óc ngu si, hưởng trọn thái bình. Cái Vô dụng mới là
điều mà Đạo gia sùng thượng, đề cao, coi đó như một thứ đạo. Đạo để biến mình
thành vô dụng, biết cách vô dụng.


         
Cái vô dụng có từ thuyết của Lão tử, Lão tử trọng ngu, trọng vô ích,   phản
đối trí tuệ, càng ngu càng tốt. Lão tử cho cái khôn ngoan là biết đặt mình dưới
người, đặt mình sau người. Đang ở cao thì mau xuống thấp, đang ở trước biết ẩn
ra sau. Không tiến, không lên, không cao, không đại mà thoái, xuống, ẩn, tàng.
Nó đều chỉ cái vô dụng. Triết lý vô dụng của Lão tử có gốc từ triết học tự
nhiên của ông. Đạo tạo ra mà không dấu vết, cho không kể công, mẫu mực hơn hết
mà không tuyên bố về sự mẫu mực đó.


         
Vô dụng trong thuyết Lão tử là chỉ cái tự nhiên, thuận tự nhiên, hữu dụng được
đưa về phạm trù cái nhân vi. Hữu dụng, tranh, cạnh, xảo,... thuộc về nhân vi.
Thực ra cái ngu chân chính mà Lão tử đề cao nhất là loại cái ngu là đỉnh cao
của trí tuệ, tức bậc trí giả biết cách làm cho mình như ngu " đại trí
nhược ngu".
Tức cái ngu chủ động, ngu siêu việt trí chứ không phải
ngu thuần túy là ngu. Lão tử bằng vô dụng để mong đạt tới cái đại dụng, đó là
bảo thân, duy trì sinh mệnh, hài hòa, xã hội không cạnh tranh, ai ai cũng
nhường nhịn, không có chiến tranh... từ đó mà thủ tiêu những tai họa đe dọa con
người.  


         
Trang tử đẩy mạnh quan niệm về cái vô dụng trong phương diện triết lý nhân
sinh. Con rùa lết cái đuôi nơi ngòi rãnh để hưởng hết tuổi trời là  tượng
trưng cho cái vô dụng. Con rùa được người ta mang về để chết khô nơi chốn miếu
đường,   trên bàn thờ thần thỉnh thoảng bị người ta lấy một mảnh mai
để cúng, bói là biểu tượng cho sự hữu dụng. Cái cây Vu cây Lịch, nhờ phẩm chất
vô dụng, gỗ không dùng được vào việc gì, mùi vị thì hôi thối... nên nó được yên
và cao mãi tới nghìn dặm. Vô dụng, theo Lão - Trang có cái  đặc biệt hữu
ích của nó.


        
Từ góc nhìn hiện đại, đề cao vô dụng có cái quái gở của nó. Nó là phản tiến bộ,
phản giáo dục, phản nhiều thứ.  Nhưng không phải mọi sự quái gở đều vô lý
cả. Thực hư thế nào, tùy nghi chiêm nghiệm.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Ở ĐÂU ĐÓ


Ngày nặng nề

Rơi lên em

Nỗi nhớ anh

Mỗi sáng

đau đớn như nỗi chết

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

HÓNG

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->Copy của Miến xào

Suốt tuần, kể từ khi doanh nhân
Nguyễn Đức Kiên bị bắt, đi đâu gặp ai cũng nghe chuyện anh Kiên. Người bảo :
“ông biết không, nó là đệ anh sáu nên bị anh ba tẩn”, người khác thì thầm : “ai
bảo lân la chơi với anh ba, giờ anh tư đập chết ăn thịt”. Báo chí tranh thủ
khai thác thông tin cá nhân, nào là anh Kiên học ở Học viện Kỹ thuật Quân sự, ở
C 156 rồi được đi Hungary (mẹ kiếp, hỏi chúng mày 156 nghĩa là gì, đi Hung thì
anh ấy làm gì chắc ngồi vặt hết lông d ái cũng đ éo trả lời được, và, anh Kiên
đ éo học cái gọi là Học viện nhé, nói cho nó vuông).
Hóng chuyện là cái bệnh chung của loài người đi bằng 2 chân trở lên. Nhà ăn rau
muống cả tuần thì cũng nhất thiết phải quan tâm tới thằng kia ăn thịt bò Kobe
hay thịt bò Úc nhợn, còn đĩa rau luộc nhà mình lỡ có lẫn con sâu có khi cũng đ
éo để ý. Bệnh hóng này đặc biệt nặng đối với các công dân Vịt, nặng ở chỗ liều
mạng, có ít sít ra nhiều, lười biếng ngồi một chỗ rồi phán, rồi đoán như thánh.
Thế nên mới bị bọn chính trị gia lợi dụng triệt để.
Đù mẹ cái xã hội chỉ thích sống bằng tin đồn

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

CHỊ ƠI

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";
}

-->

Lóng lánh đi rồi, 8h30 sáng
thứ sáu tuần trước. Không nói với ai câu nào.


Sáng nay, đón chị về nhà. Nhìn
chồng chị ôm chị trên tay, mình biết chị đã tha thứ cho người đàn ông ấy.


Thương chị quá, chị ơi.

chuyện về  chị đây http://blog.yahoo.com/beo/articles/269386/index

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

LÝ XUÂN HẢI

Không như mọi đồn đoán thêu dệt, vốn xuất phát từ lối nghĩ không-thể-thoát-ra-được của các thế hệ dân-nghèo-thành-thị, hầu hết các doanh nhân hàng đầu phía Bắc hiện nay khá độc lập với giới chính khách.

Họ còn mẫu số chung nữa là có nền học vấn cực tốt và, làm ăn chộp giật thế nào chưa biết nhưng sống rất tình cảm.

Hải ngoài đời nhẹ nhàng, tinh tế,  viết lách vào hàng sư phụ mình. Không ít lần mình xúi chơi blog đi, Hải chỉ cười bảo, chưa phải lúc.

Trước tối lâm nạn cùng lúc với bầu Kiên, trưa  mình và Hải ngồi càphê. Hải kể, bầu Kiên đang dự tính khi chị Diệu Hiền của Bình An về nước sẽ cho chị ấy ít tiền. Cho, đúng nghĩa đen giữa hai con người với nhau chứ không phải một cách nói khác của nghiệp vụ ngân hàng.

Hải cũng rất thương người phụ nữ ấy.

Chuyện trên giời dưới biển gần ba tiếng đồng hồ, Hải tuyệt nhiên không nói gì về những ngày sắp tới của chính mình.

Mình lấy máy ra bấm vài kiểu nhân khi Hải đang nói chuyện điện thoại. Mình định bảo, thần sắc xấu quá. Nghĩ thế nào, lại thôi.

Hải 49, năm cuối của hạn tam tai.

Không linh cảm, cũng chẳng bất ngờ, tai nạn hôm nay Hải đã tiên lượng từ cách nay gần hai tháng.

Ý định xin nghỉ việc ở ACB, Hải có  từ đầu năm.

Cách Hải vào nghề ngân hàng cũng lạ. Về nước, nhận chân công chức ba cọc ba đồng bức bối, lại thêm buồn chuyện gia đình riêng, bầu Kiên khi ấy rủ, về làm ngân hàng.

Hải xin một tuần để nghĩ câu trả lời.

Trong tuần ấy, Hải ôm  một cuốn tập hợp toàn bộ các thông tư chỉ thị…về ngân hàng nghiền ngẫm và rút ra kết luận, phải đọc từ cuối ngược lên vì chỉ cần đọc một bản mới nhất là đủ.

Ngân hàng là nghành kiến thiết nên những giấc mơ từ những con số khô  khốc và những đồng tiền lạnh băng. Không biết, từ đâu mà giới tài phiệt nước mình luôn bị biến thành kẻ  tội đồ, mỗi khi có biến động.

Hôm qua,  nhắn tin vào máy Hải, dù biết rằng còn lâu lắm Hải mới đọc được. Nghĩ thương Hải quá, tội nghiệp doanh nhân nước mình quá.

Hôm nay, chưa biết nhắn bạn câu gì.


Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

TRÌNH VIỆT LÙN HAY CAO- HAY CÂU CHUYỆN NGU DÂN THỜI MỚI- KÌ CUỐI

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

nếu thường xuyên ngụp lặn ở dưới mức
trung bình thì nguy cơ được xem là một quốc gia thiểu năng trí tuệ chắc khó
tránh khỏi.


Khi một đất nước được xem là kém cỏi
trong Đổi mới/Sáng tạo, thì đồng nghĩa với việc đất nước ấy không thể tự phát
triển được. Nó chỉ tồn tại được bằng cách bán cho đến cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, vắt cho đến cùng cực sức cơ bắp để làm thuê cho người khác.Khi những thứ
đó không còn nữa thì sao?


Trên
đây là những nhận định của Tia sáng, dựa vào một bảng xếp hạng mà Tia sáng cố
tình đánh lận  của Liên hiệp quốc (vì LHQ
không xếp hạng trí tuệ).


Hàng
năm, có hàng chục bản cáo cáo tương tự  bảng
Chỉ số sáng tạo toàn cầu, đánh giá đủ các mặt của đời sống xã hội thế giới. Mỗi
đối tượng đọc chắt lọc ra những điều cần thiết cho nhận thức của mình.


Không
phải ai cũng có thể đọc được nguyên bản, số người  ít- nhiều hiểu được những thông điệp truyền tải
từ nguyên bản càng hẹp hơn nữa. Thế nên mới cần đến trí thức, thổi sự sống vào
những con số vô hồn và dẫn giải cho số đông phải làm gì tiếp sau đó.


Tuy
nhiên, dẫn giải theo cách  bẻ đôi con số
8, rồi từ 2 con số 0 thu được đó ra sức miệt thị quốc gia mình,  gieo rắc những nhận thức  u tối cho dân tộc mình lại là  một cách ngu dân cũ kĩ của một giới  khá  mới:
tưởng mình nguy hiểm.


Chẳng
cần bóng gió, Tia sáng phơi trắng phớ trong bài mong muốn lôi Ai kia
ra trước vành móng ngựa. Nhưng phải mượn hai con số 0 bẻ ra từ số 8 để luận tội,
thì chỉ xứng là công-tố-viên-hạng-bét.


TRÌNH VIỆT LÙN HAY CAO- ĐỌC TỪ BẢN CHỈ SỐ SÁNG TẠO TOÀN CẦU-KÌ 2

<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Nguyên gốc, nó là  bảng CHỈ SỐ SÁNG TẠO (hoặc đổi mới, cách tân) toàn
cầu, chứ không phải là CHỈ SỐ TRÍ TUỆ 
như Tia sáng lập lờ đánh lận con đen. Từ bảng xếp hạng này, có thể thấy ra
được xu hướng chuyển động của kinh tế-xã hội  toàn cầu đang dịch chuyển và phát triển ra sao.


Trước tiên,
phải hiểu rõ một vài khái niệm trong bảng xếp hạng:


- Điểm sáng tạo liên quan tới
GDP


- Sự sáng tạo ảnh hưởng trực
tiếp tới tương lai phát triển toàn cầu


- Sự khác biệt ở điểm số sáng
tạo nói lên nhiệm vụ từng nước trong quá trình toàn cầu hóa: Nước có điểm sáng
tạo cao là nước thu nhập bình quân đầu người cao, có khả năng tạo ra kiến thức,
khoa học và kĩ thuật mới, trực tiếp ảnh hưởng tới phát triển kinh tế toàn cầu
và ngược lại, là nước có điểm sáng tạo thấp.


- Việc
phát triển kinh tế toàn cầu không đồng đều ở mỗi quốc gia, vì thế so sánh điểm
số sáng tạo hàng năm để thấy được hai điểm chính yếu nhất: Hiệu quả của chính
sách kinh tế và xã hội của quốc gia đó (so với các quốc gia khác) và sự thay đổi
nhiệm vụ của quốc gia đó trong chuỗi giá trị  toàn cầu.


Thứ hai, nhìn vào thứ hạng Việt Nam năm 2012 và so sánh với  một vài nước trong khu vực (bảng xếp hạng xếp
 Đông nam á và Thái bình dương vào chung
một nhóm), rất dễ để thấy thế này:


Phi,
GDP/ đầu người > 4 600usd. Xếp thứ 95


Indo,
> 4 300 usd. Xếp thứ 100


Việt,
<3 300 usd. Xếp thứ 76


Như
vậy, hệ thống sáng tạo Việt thuộc vào hàng  hiệu quả so với tiềm lực kinh tế, hoàn toàn
chưa đến mức quá tồi tệ như Tia sáng bình luận.


Theo
như bản báo cáo, Việt Nam
nằm ở nửa dưới của bảng xếp hạng ở những mục:


Đầu
vào: môi trường vận hành của viện và tổ chức chính phủ, nguồn nhân lực và khả
năng nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, luật pháp bảo vệ nhà đầu tư.


Đầu
ra: nguồn lao động tri thức, thành quả nghiên cứu và phát triển, sản phẩm trí
tuệ, khả năng bảo vệ và kiếm lời từ bản quyền và tác quyền


Cũng
có một vài mục, Việt Nam
nằm ở thứ hạng cao, tuy nhiên chỉ mang tính tạm thời, ví dụ như: Điểm tín dụng
(đứng thứ 20). Việt Nam
đang trong thời kì phát triển mạnh của ngành tài chính, cho nên việc có được một
khoản tín dụng là không khó khăn. Thế nhưng, chiểu theo thực tế đang diễn ra, khi
nợ xấu tăng cao thì các ngân hàng  bắt đầu
thắt chặt tín dụng. Điều này sẽ làm giảm thấp điểm tín dụng và ảnh hưởng tới điểm
số sáng tạo (của năm 2013).


Và cuối cùng, một vài giải pháp không mấy khó khăn,  có thể 
thực hiện được ngay lập tức,  hiệu
quả sẽ cải thiện thứ hạng trong bảng chỉ số sáng tạo toàn cầu rất nhanh, cụ thể
như sau:


- Nâng
cấp các hệ thống hành chính thành chính phủ điện tử.


- Tuyên
truyền, giáo dục và tôn vinh sự sáng tạo trong tầng lớp trẻ.


- Lập
các quỹ đầu tư để khuyến khích và hỗ trợ người có ý tưởng mới


- Thúc
đẩy phát triển khoa học cơ bản, vì đây là cốt lõi để phát triển sự sáng tạo một
cách có khoa học


- Tăng
cường các chương trình hợp tác nghiên cứu giữa các viện nghiên cứu, trường đại
học với doanh nghiệp để đạt được hiệu quả thực dụng nhất. (đồng thời tránh được
tình trạng dư thừa)


- Phối
hợp với các doanh nghiệp tổng điều tra nhu cầu  lao động tay nghề cao, từ đó điều chỉnh chương
trình giáo dục đại học và dạy nghề cho phù hợp với thị trường


- Cải
thiện hệ thống bảo vệ bản quyền và tác quyền nhằm hỗ trợ các chủ nhân sáng tạo
(từ nhà khoa học cho tới vị nhạc sĩ) kiếm lời từ các sản phẩm trí tuệ của họ


- Khuyến
khích, kêu gọi  mọi người đóng góp vào cơ
sở dữ liệu trí tuệ thế giới (wikipedia)


 


Còn
tiếp

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

TRÌNH VIỆT LÙN HAY CAO HAY LÀ CHUYỆN PHÂN NỬA CÁI BÁNH MÌ-KÌ 1

<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Bản
gốc từ báo Tia sáng. Khỏi dẫn link vì hầu hết báo mạng vớ được bài tổng xỉ vả
quốc gia, lại dựa trên những nghiên  kíu
của Tây nữa thì thôi rồi, nhất loạt đăng lại.



những điều mà bản dịch tiếng Việt chưa nói hết, so với  bản báo cáo do trường đào tạo MBA số một thế
giới Insead thực hiện cho  tổ chức WIPO của Liên
hợp quốc. Và từ chỗ chưa nói hết như thế, Tia sáng kết luận xanh rờn: Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu
trí tuệ toàn cầu (WIPO thuộc LHQ) công bố tưởng như vô hồn đã nói lên rằng trí
tuệ quốc gia VN đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng
chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.


Để
đánh giá sự sáng tạo một quốc gia,  điểm
số dựa trên 2 tiêu chí, tạm gọi là Đầu Vào và Đầu Ra. Được tính theo 4 bước
sau:


 


-     
Đầu vào:



5 nguồn:


1.
Các viện và tổ chức


2.
Nguồn nhân lực và nghiên cứu


3.Cơ
sở hạ tầng


4.Sự
tinh tế của thị trường


5.Sự
tinh tế của cách kinh doanh


Số
trung bình của 5 chỉ số trên là chỉ số đầu vào của Sáng tạo.


Tia sáng dịch: (1)Các tổ chức
nhà nước, (2) Nguồn lực con người, (3) Cơ sở hạ tầng, (4) Độ chín của thị trường,
và (5)  Mức hoàn thiện của kinh doanh.


Diễn
giải chi tiết ( tức là nửa kia của cái bánh mì) như sau:


1.Các
Viện và Tổ chức:


a.    
Môi trường chính trị


Ổn định chính trị


Hiệu quả của nhà nước


Tự do báo chí và ngôn luận


b.    
Môi trường pháp luật:


Chất lượng luật pháp


Chặt chẽ luật pháp


Chi phí giảm dư thừa


c.    
Môi trường kinh doanh:


Dễ dàng để mở doanh nghiệp


Dễ dàng để giải quyết khủng hoảng


Dễ 
dàng khai thuế


2.Nhân
lực và nghiên cứu:


a.Giáo
dục:


Ngân sách cho giáo dục


Ngân sách cho công chúng / số học sinh


Tổng thời gian cho việc học (năm)


Điểm PISA (chương trình kiểm tra học sinh toàn cầu)
các môn đọc, toán, và khoa học


Tỉ lệ thầy và trò


b.Giáo
dục đại học:


Đăng kí đại học


Tốt nghiệp của khoa học và kĩ thuật


Đăng kí đại học tại địa phương


Đăng kí đại học tại nơi khác


c.Nghiên
cứu và phát triển:


Tỉ lệ các nhà nghiên cứu/ dân số


Ngân sách cho nghiên cứu


Chất lượng của các viện hay tổ chức
nghiên cứu


3.Cơ
sở hạ tầng:


a.Công
nghệ thông tin và liên lạc


Khả năng truy cập


Mục đích sử dụng công nghệ thông tin


Chính phủ điện tử


b.Cơ
sở hạ tầng chung:


Khả năng cung cấp điện (kWh)


Mức sử dụng điện


Chất lượng thương mại và giao thông


Tổng vốn cho cơ sở hạ tầng (%GDP)


c.Vững
chắc của hệ sinh thái:


GDP/đơn vị của năng lượng sử dụng


Hiệu suất môi trường


Tiêu chuẩn ISO 14001 về môi trường


4.Sự
tinh tế của thị trường:


a.Tín
dụng:


Khả năng dễ dàng nhận tính dụng


Tín dụng trong nước cho tư nhân (%GDP)


Nợ của tài chính vi mô (%GDP)


b.Đầu
tư:


Khả năng bảo vệ nhà đầu tư


Giá trị thị trường (%GDP)


Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch (%GDP)


Giao dịch của vốn liên doanh


c.Thương
mại và cạnh tranh:


Áp dụng thuế quan


Thuế quan phi nông nghiệp


Nhập khầu


Xuất khẩu


Cường độ cạnh tranh trong nước


5.Sự
tinh tế king doanh


a.Lao
động có kiến thức


Việc làm chú trọng kiến thức


Số công ty có lớp huấn luyện


Doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu và
phát triển


Doanh nghiệp tài trợ nghiên cứu và phát
triển


Điểm GMAT


Số lượng người thi GMAT


b.Sự
liên thông sáng tạo


Đại học/ ngành công nghiệp hợp tác
nghiên cứu


Mức độ phát triển theo vùng


Tài trợ nghiên cứu và phát triển từ nước
ngoài


Dự án liên doanh


Đăng kí bản quyền trí tuệ với nước
ngoài


c.Hấp
thụ kiến thức


Tiền bản quyền và tác quyền


Nhập khẩu công nghệ cao


Nhập khẩu máy tính và dịch vụ thông tin


Nguồn vốn FDI


 


-     
Đầu ra :


1.Kiến
thức và công nghệ được sản sinh ra


2.Sản
phẩm sáng tạo.


TS dịch: Kết quả khoa học
(Scientific outputs), Thành quả sáng tạo (Creative outputs) .


Số
trung bình 2 chỉ số trên là chỉ số đầu ra của Sáng tạo.


Diễn
giải chi tiết như sau:


1. Sản phẩm kiến
thức và công nghệ


a.Sự
tạo thành kiến thức


Bằng sáng chế trong nước


Tiện ích của sáng chế trong nước


Bài báo công nghệ và kĩ thuật


 b.Ảnh
hưởng của kiến thức


            Tăng trưởng quyền lực của đồng tiền


Doanh nghiệp mới


Chi tiêu cho phần mềm vi tính


Số lượng tiêu chuẩn ISO 9001


c.Sự
khuếch tán kiến thức:


Nhận tác quyền và bản quyền


Xuất khẩu công nghệ cao


Xuất khẩu dịch vụ máy tính và thông tin


FDI chiều ra.


 2.  Sản phẩm sáng tạo


a.Sáng
tạo phi vật thể


Đăng kí nhãn hiệu nội địa


Mô hình doanh nghiệp công nghệ thông
tin truyền thông


Mô hình tổ chức công nghệ thông tin
truyền thông


b.Sáng
tạo hàng hóa và dịch vụ


Sức tiêu thụ của giải trí và văn hóa


Số lượng phim rạp/ dân số


Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo


Xuất khẩu dịch vụ sáng tạo


c.Sáng
tạo mạng


Tên miền cấp cao


Mã số quốc gia


Wikipedia nhập hàng tháng


Lượng video đăng tải trên youtube


 


-     
Chỉ Số Sáng Tạo: Chỉ số Đầu ra chia cho chỉ số Đầu vào


 

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

ÔNG KẸ KÌA !

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Ngày 2/8, thượng viện Mỹ ra
nghị quyết ủng hộ tuyên bố DOC.


Ngày 3/8, lần đầu tiên người
phát ngôn bộ ngoại giao Mỹ, thoát khỏi cách nói nước đôi thường  thấy, bày tỏ rõ ràng quan điểm của chính phủ Mỹ
về tình hình biển Đông.


Ngày 4/8, Trung quốc triệu tập
đại sứ (phó) phản đối.


Tối 5/8 giờ Bắc Kinh, người
phát ngôn TQ lên TV chửi Mỹ tan nát, trong đó gián tiếp lên án Việt và Phi cố
tình làm to chuyện  gây rối thêm tình
hình. Ngay sau đó, gia tăng căng thẳng với Việt nam.


Ngày 9/8, bộ trưởng ngoại
giao TQ đi ba nước Indo, Mã và Bruney.


***


Giờ này có lẽ những người từng
khuyến cáo Việt nam nên ôm chân núp bóng ông
kẹ
Mỹ để chống Trung quốc, hẳn đã thấy Trung quốc sợ ông kẹ ra sao, hẳn đã thấy lợi bất cập hại nếu nống lên ông kẹ kìa là thế nào?


Chính sách ngoại giao Việt ở
biển Đông, tự lực cánh sinh, chỉ kết
thành bó đũa
với ASEAN, và xứng đáng gọi là thành quả ngoại giao khi Việt
đóng vai trò chính yếu trong việc kí kết được tuyên bố DOC.


Nay đến COC.


Trung quốc đã có 2 phiếu của
Lào và Campuchia, thêm ba phiếu sau chuyến (đang) đi của Dương Khiết Trì, bó đũa ASEAN của Việt vị chi còn một nửa.


***


Việc lập đàn tế lễ cầu cho  Tàu đánh Việt của Bùi
Hằng- tiếng thét đại diện cho đám nhân xĩ  chí
thức vỉa hè, chưa biết chừng sẽ... thấu cao xanh.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

ĐỪNG TẤN CÔNG DÂN ĐEN

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";
}

-->

9, 14, 23 ngàn là những con
số tàu đánh cá được Trung quốc xua ra  xâm phạm trái phép vùng biển Việt, đây
là thông tin báo chí đang thổi dồn dập vào tai bạn đọc.


Việt nam hiện có gần 100 ngàn
tàu cá trong đó, hơn 14 ngàn có khả năng đánh bắt xa bờ.


Chuyện ngư dân xâm phạm lãnh
hải nhau xảy ra như cơm bữa, đặc biệt  ngư trường nào giàu dòng cá ngừ. Bắt
ngư dân Việt, sau đó phạt tiền hoặc phạt tù, lần lượt từ cao xuống  như sau : Indonesia, Malaysia, Trung quốc, Philippine,
Đài loan, Thái lan …Tuy nhiên, vì truyền thông chỉ chọn sự gây hấn của Trung
quốc để đưa tin, nên dư luận nhầm tưởng các quốc gia kia thân thiện.


Theo báo chí Mỹ, Trung quốc
có 23 ngàn tàu cá tại đảo Hải nam. Sau khi lệnh cấm đánh bắt (của chính Trung
quốc) hết hiệu lực, 9 ngàn tàu đã ra khơi, so với năm 2011, con số này ít hơn
gần 1 ngàn.


Một điều có lẽ ai cũng biết
nhưng cũng nên nhắc lại, tại Trường sa, Việt nam chiếm ưu thế số lượng đảo và
bãi đá ngầm (24) so với các nước đang tranh chấp khác (Trung quốc 6). Hiện
trạng này, DOC yêu cầu các bên  tham gia
phải giữ nguyên.


Một điều có lẽ ai  cũng biết nhưng hình như cố tình lờ đi hoặc
nói ngược lại, hải quân và cảnh sát biển Việt nam đang hoạt động hết sức tích
cực và hiệu quả trong bảo vệ vùng biển chủ quyền.


Việt nam và Trung quốc đang dùng đúng một sách chung:  cửa tiền cả hai
chính phủ bắt chặt tay lấy tình hữu hảo, lý hòa bình làm trọng nhưng cửa hậu, thả
cho dân đen quăng bom ném đá nhau mà dân
đen báo chí  là ví dụ điển hình nhất.


Tội vạ gì trên trường quốc
tế, vấy hết cho dân đen, là sạch.


 Trong trường hợp cụ thể ở đây, dân đen là ngư dân, thử hỏi Inđô Mã Tàu
Phi hay Việt…có khác gì nhau sự cực nhọc vất vả kiếm sống.


Hỗ trợ, sát cánh  cùng chính phủ chống Trung quốc bằng cách tấn
công dân đen, là tiếp tay cho hành
động bất nhân.


Tạo tâm lí bất an cho dân
chúng và  tạo mối hận thù giữa các dân đen, cũng là hành động bất nhân nốt.


dàkhú lại lỗi òi

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

GIỌNG HÀ NỘI nói nốt cho rõ

<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";
}

-->

 <!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

*** Ông Cao Huy Thuần, trong luận văn tiến sĩ làm tại Paris Đạo
thiên chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt nam,
viết đại ý thế này: Khi
người Pháp chiếm Nam kì, toàn thể quan lại đều bỏ đi khỏi vùng bị chiếm. Bắc và
Trung kì ngược lại, tuy hết sức bối rối và bỡ ngỡ vì các biến cố nhưng, hầu hết
đều muốn tại chức.


Phát hiện ra đặc điểm vùng miền này, người Pháp đã đề ra
chính sách cai trị như sau: ở Bắc kì, làm yên tâm dân chúng cùng cai trị họ, thi
hành chính sách dân chủ, việc bình định do chính nông dân bản xứ đảm
trách. Ở Trung kì, thi hành chính sách quý tộc, việc bình định do văn thân
bản xứ nhận lãnh.


Cũng theo Cao Huy Thuần, người Pháp đã thất bại khi vận hành
chính sách trên. Diễn giải theo một góc nào đó, không thể áp đặt khí chất nông
dân lên người kẻ chợ.


Ông Cụ chắc chắn giỏi vạn lần hơn người Pháp khi dựng hàng
loạt văn thân lên bình định xứ Bắc thế nhưng, tư duy hệt nông dân. Diễn
giải theo kiểu Beo, hồn Hàng thịt da Trương ba


*** Beo bỏ nguyên ngày, mò mẫm trong thư viện Sg xem từ 1954
đến 2012, tìm xem có công trình (không phải sách văn học) mang tính dân tộc học
nào nghiên cứu sâu về  HN và, chưa thấy cuốn nào khiến tâm phục. Có cụ
Nguyễn Vinh Phúc (đã mất) được phong là nhà Hà nội học, nhưng cụ vốn dân Thanh
hóa nên phả vào Hà nội không ít chất hoa thanh quế của cụ.


Tìm đọc chơi vậy thôi. Giả dụ, (hai) ông thị trưởng Hà
nội  giờ 
tự dưng tìm đến các nhà văn hóa đặt hàng viết lại hay xây mới một bộ
chuẩn giá trị văn hóa cho Hà nội, nhỉ?


Ai chứ bà ngoại nếu còn sống sẽ nói bằng giọng Hà nội, rất
ngọt và nhẹ:  chó cũng có váy lĩnh ạ.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

HOA CỦA NGUYỄN QUANG LẬP

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Có cái này tặng KU
VINH
. Nhân thể tặng  cái này cho blogger BỌ LẬP.



Hình xin bên nhà bạn Hòa bình

TRÔNG...ẢNH MÀ BẮT HÌNH DONG

Cứ hình dung, một ngày đẹp
trời nào đó tại quốc hội, toàn thể đại biểu đánh quần đùi áo thun ba lỗ (cho
mát) trong phiên khai mạc.

Đã tưởng tượng, thôi thì tưởng
tượng cho chót
, ông Nguyễn
Tấn Dũng mặc bộ đồ đánh tennis dự họp đại hội đồng liên hiệp quốc.

Còn cái này,  hoàn
toàn có khả năng sẽ diễn ra, khỏi mất công tưởng tượng: Ông Lưu Đức
Khánh, giám đốc điều hành Vietjet air (trái) bận bộ
pyjama trong những sự kiện như bức hình dưới đây.



Cả thế giới này, người ta mặc
định các loại y phục theo từng loại sự kiện và thời điểm (của người mặc và  của sự kiện), thậm chí nó còn gánh cả sứ mệnh
kì đức.

Tréo ngoe với các mặc định
của thế giới văn minh như ba tưởng tượng trên, thì nghiễm nhiên được xếp vào
hàng thiếu giáo dục- từ này đồng nghĩa với từ vô văn hóa.

Thu hút khách bằng mông vú
đàn bà, Việt chưa là cái đinh ba phân so với Thái. Chỉ khác tí ti: người Thái
không vác sexy show ra diễn ở Hoàng cung.

Tiếp viên hàng không, chuẩn quan
trọng nhất là lịch thiệp, vì đây là phương tiện vận chuyển  sang
trọng
(tạm cho vậy vì đắt tiền). Nhìn bức hình, vừa thấy thương mấy đứa trẻ
vừa khinh bỉ lãnh đạo Vietjet Air không thể tả.



Mình sẽ không bao giờ đi cái
hãng này, cho dù phải lội bộ.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

GIỌNG HÀ NỘI

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

--> 

Viết trong lúc nhớ bà ngoại.


 


***


Ngày xưa, các cụ phân chia
vùng miền, thật giỏi. Hà nội tròn vành vạnh, bước một bước ra mạn Hà đông hay
Bắc giang…ngữ âm đã khác, khác hẳn.


Cách ăn nết ở, cũng khác.


Có lẽ vì thế, mới sinh ra câu
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài… Mới
sinh ra cái kiêu hãnh NGƯỜI HÀ NỘI.


Trong sự vận động không ngừng
của xã hội, có những giá trị được  giữ
gìn hay đào thải một cách tự nhiên, và có những giá trị cần có sự can thiệp, dẫn dắt hoặc tác động từ nhóm
người thượng tầng xã hội.


Khi giai cấp công-nông lên nắm
chính quyền, lẽ đương nhiên, các giá trị văn hóa từ hai giai cấp cần lao này
phải lên ngôi, phải thống trị và, Hà nội là nơi nhận hưởng triệt để nhất so với tất cả các vùng miền khác.


Không chỉ thế, các giá trị này
còn được thăng hoa thông qua  sự xưng tụng, cổ súy của đám văn nhân kẻ sĩ xu
thời, không mấy ai xuất thân từ Hà nội, dĩ nhiên.


Vài chục năm chiến tranh đói
ăn thiếu mặc, người ta khuyến cáo dân chúng rằng cám bổ hơn gạo. Hết đói, lại
cố níu kéo cái quá khứ khốn khổ khi nâng phở chửi cháo quát  lên tầm…đặc sản văn hóa thủ đô.


Người ta gìn giữ những câu
nôm na mách qué như bảo vật quốc gia và khinh khi các bậc thức giả túc Nho chân
chính ra mặt.


Có một thời, bất cứ cái gì
hướng đến cái đẹp hình thức, đều bị lên án, bằng câu cửa miệng đồ tiểu tư sản.


Chỉ với một vài năm tẩy rửa chất tiểu tư sản ấy,  di chứng để cho tới giờ: Thủ đô nay gần như không
cần đến cái đẹp bên ngoài.


Hàng loạt những building,
hình khối, màu sắc, thậm chí chơi đến cả ánh sáng, từ đẹp tới cực đẹp mọc lên ở
Sàigòn, Đà Nẵng, Cần thơ… trừ Hà nội. Một không gian đẹp như Mỹ Đình, quy ngang
hoạch dọc lổn nhổn, siêu thị trông nghiêm cẩn như trung tâm hội nghị còn trung
tâm hội nghị cấp quốc gia lại rất dễ lầm 
tưởng khu vui chơi cấp huyện nào đó.


Quán xá vỉa hè Hà nội, nhiều
vào hàng nhất nước.


Trong khi có thể dễ dàng  móc túi người 
Sàigòn hơn 500 ngàn đồng cho 2 gắp kem kèm theo vô số hoa lá bày biện và
một chỗ ngồi đẹp thì Hà nội, đang còn truy tìm đứa nào ăn cắp bản quyền kem cây,
đứng mút trên vỉa hè Tràng tiền của mình.


Kẻ sĩ  Hà nội gốc, lên báo chửi nhau nhiều cũng vào
hàng nhất nước.


Có hàng vạn dẫn chứng, xã hội
thủ đô đã và đang vận động ngược với bản chất-tinh thần người Hà nội, như thế.


***


Không ai bảo thủ đến mức lấy
những giá trị cũ ra để làm chuẩn mực, làm thước đo cho sự phát triển hiện tại. Thế
nhưng, ngay cả các giá trị cũ, rất khó tìm kiếm  được các công trình nghiên cứu, ghi chép
một cách tổng quát, có hệ thống khoa học (như với kụ rùa hồ Gươm chẳng hạn) ở đâu, toàn lẻ mẻ và mang nặng tính ngẫu
hứng cá nhân.


Đang viết

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

ĐỘC GIẢ, BẠN ĐÃ BIẾT MÌNH BỊ KHINH RẺ THẾ NÀO CHƯA?

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

Cách đây hai năm, chính xác là vào ngày 13.07.2010,
Vietnamnet có bài phỏng vấn “Họa sĩ quỳ xin sĩ tử đừng sờ đầu rùa lên tiếng”.
Bài báo này là phần trả lời…dư luận của họa sĩ trẻ Phạm Huy Thông về việc anh
quỳ gối cõng trên lưng mình tấm biển báo “Xin đừng sờ đầu rùa” và được cho là
đã làm sững sờ dư luận.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

Hai
năm sau, vẫn câu chuyện ấy (và hình ảnh ấy) được Vnexpress “trang trọng” đăng
lại như một sự việc vừa mới diễn ra mà nghe đâu phóng viên Vnexpress đã tác
nghiệp từ… facebook. Chỉ khác chăng ở chỗ, nếu hai năm trước, Vietnamnet xác
định đó là họa sĩ Phạm Huy Thông thì ở lần này, Vnexpress chỉ có thể lấp lửng
như một kiểu chưa xác định danh tính.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

Không
dừng lại ở đó, hai ngày sau Vietnamnet xào lại bài...của chính mình trên Vnexpress và lấy
tên là HK.







Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Thị trường và phi thị trường


copy của Nguyễn Văn Phú blog


* Vì sao những
biện pháp phi thị trường lại được dư luận trông chờ và không bị doanh nghiệp
phản ứng mạnh? Vì sao hiện tượng này sẽ có những hệ quả xấu về lâu về dài?


Nếu đứng về lý, rất dễ bác bỏ
yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với các ngân hàng thương
mại phải giảm lãi suất cho những khoản vay cũ về dưới 15%. Luật các tổ chức tín
dụng quy định tại điều 91: Tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức lãi suất huy
động vốn; Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất. NHNN
không có cơ sở pháp lý nào để yêu cầu các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho
những khoản đã cho vay bình thường. Đây là giao kết dân sự giữa hai bên, không
liên quan gì đến NHNN. Các ngân hàng thương mại đã huy động vốn dài hạn với lãi
suất cao thì cũng phải cho vay cao tương ứng nếu không muốn thua lỗ.


Thế nhưng trên thực tế, hầu như
không có sự phản đối công khai nào từ phía các ngân hàng thương mại. Họ chỉ đối
phó bằng các chiêu thức thường thấy như trì hoãn, chọc lọc người vay để giảm
lãi suất, đặt ra những điều kiện bổ sung… Công khai chỉ thấy các lời trần tình,
cần thêm thời gian, cần sự đồng thuận của hội đồng quản trị, cần cân nhắc rủi
ro… Trong khi đó, không ít phương tiện thông tin đứng về phía doanh nghiệp đi
vay để chất vấn giới ngân hàng: “Hạ lãi suất, không lẽ là chuyện đùa?” Quan
chức NHNN cũng khẳng định sẽ xử lý các ngân hàng không chịu giảm lãi suất cho
các khoản vay cũ.


Không lẽ tinh thần tôn trọng
nguyên tắc thị trường trong lãnh vực ngân hàng đã lụi tàn? Nguyên do chính là
vì giới ngân hàng từng bỏ lơ nguyên tắc thị trường để được hưởng lợi từ lâu nay
khó lòng nói khác.


Nếu áp dụng đúng nguyên tắc và
tôn trọng luật lệ một cách đằng thẳng, nhiều ngân hàng không thể nào vượt qua
yêu cầu tăng vốn điều lệ mấy năm trước, không thể nào cho nhiều dự án “sân sau”
vay vượt quá tỷ lệ quy định, không thể nào cho vay vượt quá mức huy động… Tình
trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng cũng không dễ diễn ra. Quan trọng hơn cả,
tình hình nợ xấu không thể che giấu và báo cáo sai lệch như thời gian qua được.
Vì nỗi lo cho sự an toàn của cả hệ thống, NHNN từng đối xử với mọi ngân hàng,
cả tốt lẫn xấu như nhau, không công khai sức khỏe của từng ngân hàng để khách
hàng chọn lựa, không xử lý mạnh các sai phạm của một số ngân hàng khác…


Sự nương nhẹ của cả hai bên dẫn
tới tình trạng như hiện nay khi NHNN điều hành thị trường bằng mệnh lệnh hành
chính và hướng điều hành là tùy thuộc vào lợi ích hay mục tiêu ngắn hạn. Cứ mãi
như thế, biết bao giờ mới khởi động quá trình tái cơ cấu thật sự hệ thống ngân
hàng, làm cho nó lành mạnh và hoạt động đúng nguyên tắc thị trường?