Phần trước, Beo viết về mô hình tổ chức của các doanh
nghiệp phi lợi nhuận, phần này, cho bạn nào tò mò muốn biết, các doanh nghiệp ấy làm những gì. Beo lấy hai ví dụ một cực lớn một nhỏ xíu, chứ
triệu rưởi doanh nghiệp, nó phong phú đa dạng thánh ai rành rẽ hết.
Goodwill là một tổ chức cực kì lớn với mạng lưới 165
địa điểm, họat động tại 15 quốc gia. Nó có nhiều họat động: dạy tiếng Anh (hoặc
tiếng sở tại) cho người nhập cư, trẻ em thất học, người lớn mù chữ…; Tìm kiếm
việc làm cho người thất nghiệp; Nhà mở cho người vô gia cư cư trú qua đêm; Cứu
trợ cấp thời cho những nơi thiên tai…
Goodwill có một hệ thống thùng thu gom đồ cũ tại những
nơi công cộng và lọat cửa hàng chuyên tiêu thụ lọai đồ thu gom được này. Không thiếu thứ gì cho sinh họat gia đình, từ đồ gỗ tới chén dĩa, từ sách vở tới giày dép. Thi thỏang,
có thể lụm được ở đây bình, lọ, chân nến, sách, tranh, băng đĩa nhạc…giá một
vài đô, sản xuất từ những năm thế kỉ trước của châu Âu, đẹp và độc mê man. Làm việc
trong những cửa hàng này đa phần là tình nguyện viên ko lương. Sọan đồ ra kệ,
dán giá, xếp lại đồ khách vứt vương vãi…nói thì nhẹ nhàng nhưng nếu đứng hết ca
6 tiếng, ỏai về ko nuốt nổi cơm vì ám mùi đồ cũ. Tuy thế, tình nguyện viên xin
làm rất đông, phải “xếp hàng” mới đến lượt.
Hẳn nhiều bạn biết khu chợ quần áo cũ khổng lồ gần
miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang. Nó có nguồn gốc từ lọat cửa hàng Goodwill này, cứu
trợ cho Campuchia sau khi chế độ Pol Pot sụp đổ. Còn tại sao nó vượt biên sang cứu
trợ thêm dân Việt, Beo ko biết.
Beo đã gặp bà, một vẻ đẹp Mỹ điển hình, trông giống
hệt cô đào lừng danh Michelle Pfeiffer, hơn con lớn Beo tý tẹo tuổi. Bà đi khắp nơi, bằng nhiều hình thức, tuyên truyền rằng, trẻ và nhà trường phải học cách cứu mình trước khi đợi cảnh
sát cứu. Cùng đi với bà, thường có một quan chức cảnh sát, chỉ dẫn luôn các cách tự cứu cụ thể ra sao. Bà quyên góp tới nay được hơn nửa triệu đô.
còn tiếp.