Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

ĐỒNG CẢM BUỒN




Hôm qua đọc stt của chị về vụ 97%, cộng thêm nỗi buồn của mấy thằng bạn và của chính mình, tôi có viết mấy dòng, chẳng là thi, thơ gì cả...nghuệch ngoạc vậy mà, gửi chị đọc để ...đỡ buồn.


..

Trong cơn phiền não bữa rượu giữa chừng, 
Quật chiếc ly thủy tinh vào tường 
Tiếng vỡ giòn Ghê người hơn xé lụa

Như một tiếng chi thề..

Những mảnh v
Có mảnh chứa cả bầu trời chứa nửa phần gương mặt 
Có con mắt trừng trừng nhìn lại

Cả thế gian không vẹn nguyên 
Vậy mà vẫn lấp lánh 
Trong những phần thủy tinh vỡ

Tiếng chi thề mất hút đi đâu.??

Mà vẫn thế, 
Những gương mặt người không biến sắc 
Cả nhân gian cũng chẳng chút tan nát nào

Tiếng chi thề mất hút đi đâu.?? 
Bạn tôi khóc, 
Có lẽ nỗi đau vẩn vương quanh đó!

29/11/13

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

CUỘC CHIẾN HẰNG - UYÊN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA

Bài chôm từ nhà ĐỨA NÀY
1. Bích Hằng đã vô cùng nhầm lẫn khi nhờ Triển Vì dân. Cũng như nhiều người dân đến nhờ Triển Vì dân. Chưa bao giờ thấy Triển cãi thắng vụ nào nhờ sự hiểu biết pháp luật, nghề chính mà chỉ thấy lên báo và lên báo...
2. Bích Hằng tốt nhất không nên tranh luận vs Thu Uyên mà cứ tiếp tục làm những việc mà Bích Hằng cho là đúng, như tiếp tục tìm mộ liệt sĩ chẳng hạn... Càng không nên nhờ Triển Vì dân xử lý khủng hoảng theo kiểu đứa nào chửi mình thì mình chửi nó to hơn.
3. Bích Hằng là nhà ngoại cảm mà vẫn không hiểu rằng nhân dân không phải Thu Uyên, nếu mình đúng, tốt thì ai nói gì, kể cả VTV cũng nỏ sợ. Và dư luận càng ko fải Triển Vì dân, nên Triển bênh cũng không fải dư luận đứng về mình. Lặng im là tốt nhất.
4. Cuộc chiến Hằng - Uyên đang dần tiến đến hồi kết. Như thường lệ, những cuộc chiến có Triển Vì dân tham gia thì thường rẽ sang những hướng khác, vô cùng cua gấp. Từ chuyện ngoại cảm, chả mấy chốc nó sẽ sang chuyện Thu Uyên có hay dựng xe giữa lối đi còn khóa cổ khóa càng không cho ai dắt xe ra. Hay Thu Uyên hay chậm nộp tiền điện... Như những gì đã diễn ra khi có Triển Vì dân tham gia.
5. Và như dân gian hay nói: Cuộc chiến nào cũng có kẻ chết, người bị thương. Cuộc chiến này càng cho thấy chân lý đó. Cả Hằng và Uyên đều chả thắng trong cuộc chiến này. Độc giả thì thấy rõ, hình như chân ai cũng lấm tí bùn (đương nhiên, ở thời đại mà điện đường trường trạm còn đang ở dạng dự án thì dính tí bùn nó là "bản sắc văn hóa" í chứ). Chỉ có vài người liên tục được lên mạng. Khen và chửi: 50 - 50. Cũng chả hề gì. Tới ngày, cứ xuất hóa đơn phí tư vấn thôi. Xì tiền ra. Không thì ông dần cho nát vi (vây) ra cho í chứ.
6. Thế hành động của chúng ta là gì. Là gập laptop, bấm nút nguồn đi thôi. Đọc làm gì mấy bài lá cải. Cũng như mấy status vớ vỉn dư lày.
Đi ngủ. Giữ sức khỏe cũng là yêu nước. Thật đấy. Em ngủ trước đây.

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

ĐỘC HÀNH ĐÊM



Trước, cho ngày thêm dài, bay đêm. Giờ, thời gian là của mình, vẫn bay đêm. Bỏ lại sau lưng luôn là những nỗi nhớ.
Nhớ Giai xinh Gái đẹp, nhớ Ba Mẹ, nhớ chồng, đa mang thêm nỗi nhớ người đàn ông không đáng nhớ.
Đôi khi nhớ cả tiếng lá dưới chân hay con Chinchila tinh quái trong trò chơi trốn tìm mà nó luôn thua cuộc.
Giai xinh bảo, mammy một mình bao năm qua cửa kiểm soát an ninh là hình ảnh buồn nhất đời con.
Gái đẹp bảo, ngày bé con mơ thành người đàn bà như mẹ, can đảm chèo lái cuộc đời.
Một mình.
Nay con cầu mong sự xớt chia đắng cay từ người đàn ông của mẹ.
Con lớn thật rồi. Và mẹ vẫn đi những chuyến độc hành đêm.

CHUYỆN ANH HẠNH –tiếp



Trước khi kể tiếp câu chuyện, Beo trả lời một bạn có nick Giai Thanh, inbox thế này: Việc TMH dùng báo chí đánh HTH ở Thanh Hóa ngay sau ĐH6 là do Sáu Búa chỉ đạo, thực chất TMH chỉ là tay sai hồng vệ binh (theo một nghĩa nào đó) trong âm mưu chính trị của Lê Đức Thọ mà thôi! Theo em được biết thì HTH cũng bị oan sai, hiện còn đầy tư liệu về việc đó, có liên quan tới các bút tích viết tay của Lê Đức Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Lê Huy Ngọ,...
Beo, tuy không một ngày làm ở TTT nhưng biết khá rõ, biết không thua gì người trong cuộc trong vụ HT Hòa, trả lời bạn thế này: tất cả những vụ đình đám nhất của làng báo, nhân danh chống tiêu cực, liên quan đến các nhân vật chính trị thì, hoặc vô tư làm hồng vệ binh hoặc chủ đích làm tay sai cho những âm mưu chính trị, và “chiến thắng” là vì vậy.
Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy trong vụ án Trương Văn Cam không nằm ngoài “định luật” Beo đúc kết cho bạn trên.

3. Anh Hạnh, trong lần trả lời phỏng vấn (duy nhất-với Đoàn Quang, TBT báo Tiếng nói Việt nam) cho đến nay sau 10 năm, đã nói Nhân tình, thế thái và xã hội đã nhiều đổi thay. Có những thời điểm, con người không những chỉ cần phải im lặng mà còn cần phải biết cách im lặng thế nào, và có những điều phải im lặng đến suốt đời.
Trong cả một trang phỏng vấn dài, Trần Mai Hạnh chỉ chịu nói duy nhất một chi tiết đến nỗi oan khiên của mình:
Tháng 7/2011 khi tìm lại được Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng và Giấy giới thiệu công tác của tôi do đích thân đồng chí Hồ Hữu Phước, Bí thư Đặc khu ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ký ngày 7/12/1969 gửi Bộ biên tập Việt Nam Thông tấn xã được lưu giữ và bao quản vĩnh viễn tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, tôi đã chạy thẳng tới báo cáo ông Đỗ Phượng- nguyên TGĐ TTXVN và ông Đinh Trọng Quyền, Bí thư chi bộ đảng Tổ phóng viên VNTT tại chiến trường Quảng Đà thời ấy. Ông Quyền là người giới thiệu và đọc quyết định kết nạp tôi vào Đảng. Ông Đỗ Phượng, ông Đinh Trọng Quyền đã ôm tôi rất chặt, những giọt nước mắt tôi tưởng mình không bao giờ khóc được nữa đã lặng lẽ rơi.
Đây là bằng chứng cực kì quan trọng phản bác lại tội danh B quay mà báo chí ngày ấy làm nhục Trần Mai Hạnh. (Beo đang thuyết phục anh Hạnh cho chụp hình vật chứng này rồi sẽ viết cụ th ở mục 4). Tội danh thứ hai là nhận hối lộ.
Sự thật thế nào và báo chí ngày ấy đã cùng với hệ thống tư pháp bỏ tù Trần Mai Hạnh ra sao?
4.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

CHUYỆN ANH HẠNH



1. Âm mưu viết entry này có từ cách nay ba bốn năm. Vì nhiều lý do chưa thể thực hiện được mà chính yếu nhất là không muốn khuấy động vết- thương- không- thể- liền- da của anh chị ấy.
Anh. Dứt khoát không cho viết.
Chị. Tự giải tỏa những đau khổ không thể tưởng tượng được bằng thơ.
Và Beo, trong cơn báo chí đang sục sôi đòi lôi những người làm oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn Bắc Giang ra trước vành móng ngựa, thì nghĩ, bao giờ báo chí tự đưa mình ra trước pháp trường, khi trực tiếp hủy hoại tan nát đời một con người.
Trần Mai Hạnh chỉ là một trong số những nạn nhân đó. (Câu này hàm ý rồi sẽ kể đến những người khác).
2. Nếu muốn cắt nghĩa được nguồn cơn sâu xa của vụ án Trần Mai Hạnh, thì phải  lược qua bối cảnh báo chí 10 năm trước và tiểu sử của chính anh 30 năm trước nữa.
30 năm trước, Tổng giám đốc TTX Đào Tùng (đã mất) và Phó là ông Đỗ Phượng đã chép nguyên mô hình của thông tấn xã Tiệp Khắc về Việt nam khi sản xuất những ấn phẩm trực tiếp tham gia thị trường, thay vì  gián tiếp làm ngân hàng tin tức cho báo chí như truyền thống.
Ba ấn phẩm về ba lĩnh vực ra đời lần lượt theo thứ tự: Giải trí (Văn hóa thể thao quốc tế, sau bị tuyên giáo bắt buộc đổi tên thành Thể thao văn hóa nhằm giảm nhẹ tính tiên phong trong các quan điểm về văn hóa của tờ này); Chính trị xã hội (tờ này luẩn quẩn đổi đi đổi lại tên Tin tức tuần và Tuần tin tức) và một tờ chuyên về khoa học. Ba tờ báo này ngay lập tức thống lĩnh toàn bộ hệ thống báo chí toàn quốc, vì lợi thế nguồn tin vốn được độc quyền của TTX thời bấy giờ.
Như một luật bất thành văn cho tới tận hiện nay, ai nắm mảng chính trị xã hội gần như chắc chắn bước  cả hai chân vào ghế lãnh đạo cao hơn trong tương lai. Trần Mai Hạnh là một trong những người khai sinh, người đầu tiên tổ chức nội dung kiêm phóng viên, thi thoảng kiêm luôn họa sĩ vẽ maquette và nhân viên sửa morat của tờ Tuần tin tức.
Tuần tin tức đi tiên phong,  trước cả Tuổi trẻ ở phía Nam, trong việc chống tham nhũng, nhắm vào các cấp lãnh đạo vốn bất khả xâm phạm. Đình đám nhất là phanh phui tiêu cực tại Thanh Hóa khiến cho quan đầu tỉnh Hà Trọng Hòa mất chức. Một việc cho tới thời điểm đó là chưa từng có.
Các Tổng biên tập của TTX thời đó xứng đáng được viết hoa trân trọng, bởi đó là những người thực sự xuất sắc về nghề. Các đời sau này xuống cấp, không phải thấp dần đều mà theo phương thẳng đứng.
Sau toan tính chiến lược nhân sự của Bộ biên tập TTX, Trần Mai Hạnh, lúc này là Phó tổng TTT, “văng” sang Đài Tiếng nói Việt nam.
Tổng giám đốc VOV, ủy viên trung ương, Phó chủ tịch hội nhà báo VN, Trần Mai Hạnh là gương mặt sáng giá nhất trong danh sách quy hoạch chức bộ trưởng bộ Văn hóa thông tin (nay tách thành hai bộ) cho kì đại hội 4/2006.
Ngày 25/2/2003, khai mạc phiên tòa xét xử Trương Văn Cam, tục gọi Năm Cam.
3.