Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

AI ĐANG BẠO HÀNH AI? -kì 1


tít và stt dưới đây copy từ CỤC GẠCH
Ngồi uống nước chè với sư phụ tán gẫu chuyện đời, chuyện nghề. Sư phụ bảo: Xã hội mình đang bị lệch chuẩn hay nói đúng hơn là chẳng có chuẩn nào nên tất cả đang ra sức bạo hành lẫn nhau.
Lấy ví dụ, vụ các em bé bị 2 cô "bảo mẫu" bạo hành ở Thủ Đức. Dư luận xã hội sôi sùng sục chửi 2 cô này. 
Khi cơn giận gần hạ nhiệt thì người ta quay ra chửi đám nhà báo kền kền khi chụp ảnh 2 cô bảo mẫu. 
Chửi mấy tay phóng viên là kền kền chán, người ta quay ra chửi tay nào đã "chụp ảnh nhóm phóng viên chụp ảnh" 2 cô bảo mẫu.
Chửi bảo mẫu, chửi phóng viên, chửi báo chí, chửi người chụp ảnh... chưa hả, người ta quay ra chửi cả các vị phụ huynh của đám trẻ bị bạo hành là tại sao con bị lâu thế mà không biết, trách nhiệm làm cha, làm mẹ ở đâu?
Chửi đối tượng cụ thể chán, họ quay sang chửi cả đám đông đã chửi 2 bảo mẫu.
Và chốt lại, cái stt này cũng có ý chửi những đứa đã chửi. 
Vậy thì chúng ta chẳng đang bạo hành nhau là gì?
Đoạn này copy từ  ĐÂY
Sự căm thù không hoàn toàn gắn liền với ngu xuẩn nhưng nó luôn là thứ tốt nhất để lợi dụng đám đông ngu xuẩn
Thông thường không nhiều người có động lực hành động để thay đổi mọi thứ tốt hơn nhưng động lực của sự căm thù họ có thể bất chấp tất, làm mù cả lý trí

Đó chính là lý do nó là công cụ đặc biệt ưa thích của bất kỳ thể chế độc tài nào. Lòng căm thù không chỉ dễ lấn át lý trí mà nó đè bẹp những giá trị tốt đẹp bên trong của mỗi con người. Nó không đơn giản nằm ở chỗ lòng căm thù đó ĐÚNG hay SAI mà nó quan trọng ở chỗ bạn đang nuôi dưỡng mầm ác trong tâm hồn và có tính lan truyền mạnh mẽ (cũng giống hành vi tốt) và chắc chắn bạn sẽ gặt hái nó trong tương lai sớm
Đoạn này copy từ BÙI DZŨ
Chàng đã nghe kể nhiều chuyện về tính hung hăng, nóng nảy và sẵn sàng dùng vũ lực của một số bộ phận công quyền, trước phản kháng của bất cứ ai. Trong cái xung đột chồng chéo hiện nay được nhìn thấy ở nhiều tầng lớp, có thể nói rằng, bất cứ phản kháng nào, nếu công luận/báo chí khui ra, sự việc sẽ được đẩy lên đến mức không thể đoán định được. 
Một clip đánh người đưa lên mạng, là một thứ mồi nhử lòng phản kháng đã đè nén quá lâu trong lòng dân chúng, trước những thứ mà có thể họ vẫn nhìn thấy nhan nhản đâu đó, nhưng rồi cũng đành lựa chọn cách bất lực quay đi.

CHUYÊN GIA KINH THẾ

Dĩ nhiên, Beo nghĩ  trẻ con đọc BÀI NÀY của NVP cũng hiểu rằng tác giả của nó đang kêu gọi  dân cảnh giác, vì việc chính phủ huy động vàng của họ để (rất nhiều khả năng) bán cho Trung Quốc.
Beo không phản đối gì ý đồ (nếu có) không hề xấu ấy. Tuy nhiên, nói phải củ cải cũng nghe, chứ nói thế này, củ cải cũng phải thúi hoắc.
(in nghiêng trích trong bài)
Trên bình diện từng cá nhân thì quyết định giữ vàng hay bán vàng ra lấy vốn làm ăn là quan trọng và ảnh hưởng đến thu nhập hay rủi ro cho thu nhập của cá nhân ấy.
Nhưng trên bình diện toàn bộ nền kinh tế thì huy động hay không huy động vàng của dân có khác gì nhau đâu.
Cash and cash equivalent. Bạn NVP hay khoe sành tiếng Anh, chắc hẳn ko thể ko biết câu này trong kinh tế. Tiền và những thứ gần như tiền. Giá trị trong giao thương của tiền hay vàng là như nhau. Và như thế, hãy thay chữ vàng bằng chữ tiền trong câu của NVP, sẽ thấy ngay nó ấu trĩ ra sao.
Một lượng vàng lưu thông trên thị trường và một lượng vàng chôn dưới gầm giường mà cho rằng không khác gì nhau, nhận định ấy mới là cái sự khác không thể khác hơn.
Chiểu theo logich: Xin các chuyên gia đừng kêu gọi huy động vàng trong dân với lý do sợ nó nằm như thế lãng phí!!! Đem đi đâu thì nó cuối cùng cũng phải nằm một chỗ chứ sao nữa, nó không ở trong tay người này thì nằm trong tay người khác? Beo hoàn toàn có thể lập luận thế này: thế thì vàng chôn trên đất Trung Quốc hay đất Việt Nam, khác gì nhau.
Beo không biết có công thức kinh tế nào trong hoạt động kinh doanh lại tính (và tính được) cả số tiền không nằm trong vòng luân chuyển. Bởi khi hoạch định kinh doanh, doanh nghiệp phải dựa trên nguồn vốn thực có và nguồn vốn dự trữ của ngân hàng (cần phân biệt chữ dự trữ ở đây ko phải nguồn vốn phòng rủi ro). Cơ hội sản xuất kinh doanh nó không phụ thuộc vào chuyện dân có cất giữ vàng hay không. Nhưng cơ hội làm ăn lớn hay sự thành bại của “cơ hội” ấy lại phụ thuộc không nhỏ vào việc nguồn vốn dự trữ kia nhiều hay ít.
Trong bài báo, câu này mới là đỉnh của đỉnh:
cả năm qua tìm mọi cách để bán vàng ra thị trường, sau khi nhập vàng từ nước ngoài về, sao nay lại tìm cách để huy động vàng từ dân? Thế không phải cách hay nhất là đừng bán thì khỏi tìm cách “huy động” về trở lại?. Ô hay, phàm buôn bán, không xúi người ta chao chát mua ra bán vào liên tục thì chớ, lại dạy đừng bán và khỏi mua, thì nó ra kiểu thị trường nghĩa địa gì?. Lập luận hết sức buồn cười này có lẽ xuất phát từ  quan niệm vàng không phải là tiền nên đem đi đâu thì nó cuối cùng cũng phải nằm một chỗ.
Bonus thêm đỉnh nữa. Khi không trưng ra được bằng chứng gì (kể cả không đáng tin) cho việc chính phủ huy động vàng của dân để (rất nhiều khả năng) bán cho Trung Quốc, thì việc so sánh Trong khi đó Trung Quốc đang tích cực mua vàng vào, chứ không phải là bán vàng ra trở nên hết sức phi khoa học vì hai chủ thể khác nhau hoàn toàn (chính phủ Việt huy động vàng trong dân và chính phủ Tàu thu gom vàng). 
Nó y như việc khen Beo đẹp gái hơn chú Thaothức SG vậy.
Bạn này từng bị mình kẻ cho một lần thế này:  http://beoth.blogspot.com/2013/08/lai-chuyen-bau-uc-va-nghiep-vu-phong.html
thanh minh thanh nga luôn là mình rất coi trọng nghiệp vụ bạn này mới "kẻ" chứ các thường dân khác, dell thèm đọc.