1.
Sự sa đọa lớn nhất về văn hóa và đạo đức xã hội trong 20 năm gần đây, chính là truyền thông.
TW khóa truớc đã để hẳn một kì "phục hồi nhân phẩm" ngành này, nhưng vô tác dụng.
Phạt tiền, tước thẻ nhà báo và cách chức, thuyên chuyển Tổng biên tập là 3 hình thức mà cơ quan quản lý nhà nước ráo riết áp dụng thời gian gần đây.
Tôi cho rằng, đây là những biện pháp diệt cỏ từ ngọn.
2.
2 áp lực lớn nhất với TBT là tiền và khuynh huớng nội dung báo, nó có quan hệ hữu cơ và KHÓ LƯỜNG ĐOÁN.
Lường đoán bao gồm những gì, tôi xếp theo thứ tự khó dần:
Có ăn khách không?
Có phạm "kị húy" gì ko? Kị húy bao gồm luật pháp, các chỉ đạo cả chính thức lẫn lệnh miệng của tuyên giáo và, các quan hệ khác tùy từng đề tài.
Các khả năng gây hệ lụy xấu hay bị hiệu ứng ngược.
3.
Điều kiện bổ nhiệm TBT hiện nay, danh chính 50% thuộc về phẩm chất chính trị nhưng trên thực tế tôi thấy là 100%. Đó là: đảng viên và cao cấp chính trị. 2 tiêu chuẩn về nghề 3 năm làm báo và bằng đại học chuyên ngành, đều đã BỊ BỎ QUA.
4.
Tổng biên tập phải là nguời thực hiện đuợc cả 3 điều ở mục 2. Và muốn vậy, phải có KINH NGHIỆM. Điều kiện bổ nhiệm TBT phải có 3 năm làm nghề là khoa hoc và rất cần thiết.
Căn nguyên (nhỏ nhất) của việc hỗn loạn thông tin là từ các TBT không có kinh nghiệm làm báo mà ra. Phẩm chất chính trị thông qua cái bằng cao cấp Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Ái Quốc không thể cứu vãn hay bố khuyết được bất cứ mảy may gì cho sự THIẾU kinh nghiệm nghề này.
Thiếu kinh nghiệm nên ko làm chủ đc thông tin, hoặc bị lũng đoạn bởi cấp dưới... chứ ko phải cố tình chống đối cơ quan quản lý. Họ "ngoan"
Với tốc độ thay TBT hiện nay, khả năng dốt dần đều là cực cao. Và đây là lý do vì sao tôi nhận định án kỉ luật dạng này là diệt cỏ từ ngọn.
5.
Căn nguyên lớn nhất, ko phải ở những TBT lớ ngớ nghề và lớt phớt trách nhiệm, mà ở những con cáo đã thành tinh.
Nguời trong nghề, có lẽ đều rành rẽ số tiền khổng lồ trong tài khoản một nữ nhà báo hay các phi vụ làm ăn của một phó tổng. Tôi rất ko tin rằng, lãnh đạo đơn vị ấy không biết hay không liên quan.
Loại "cỏ" này, ngọn cắt cũng còn khó.
Bị tước thẻ, chỉ toàn lũ cáo ăn vặt ăn bẩn.
6.
Có một nơi đổ vấy rất tốt cho sự lở loét của báo chí: tuyên giáo.
Do bị cấm đoán những vấn đề nhạy cảm nên báo chí phải bẻ theo hướng cướp giết hiếp...
Toàn dân mạng đều có niềm tin rằng báo chí bị bóp nghẹt bởi tuyên giáo.
Người to mồm lớn họng nhất, kì thực chưa một lần ngồi nghe tgiáo nói.
Tôi, Beo Hồng, với thâm niên họp giao ban tuyên giáo và với kinh nghiệm bỏ nghề 5 năm chưa bị cũ, tôi nói thế này: TUYÊN GIÁO ĐÚNG trong hầu hết các chỉ đạo.
Ví dụ gần nhất, Formosa.
Nếu nguời làm báo có ý thức công dân và có trách nhiệm xã hội, tự biết điểm dừng tới đâu là đấu tranh bảo vệ môi trường và tới đâu là kích động bạo loạn.
Nếu nhà báo có đủ những phẩm chất ấy, tgiáo thất nghiệp.
Từ góc độ ngoài nuớc nhìn về, tôi thấy thiệt hại môi truờng sống nhỏ hơn rất nhiều lần thiệt hại của môi truờng đầu tư và ổn định XH, vì sự thổi phồng quá đáng của báo chí. Và, sự can thiệp của tgiáo vụ này quá chậm và yếu là đằng khác. (chắc tại sức khoẻ trưởng ban).
7.
Ông Tuấn là BT hứng đủ rác tồn đọng 20 năm nay của bộ này, tính cả mồ ma Văn hoá Thông tin. Sui cho ông, rác, lại đến thời điểm bốc mùi.
Kinh phí nhà nuớc cấp vào hàng thấp nhất.
Trách nhiệm xã hội nặng nhất so với tất cả các bộ khác vì liên quan đến 2 lĩnh vực thiết thân của toàn dân.
Tôi ko am hiểu mảng viễn thông. Chỉ biết rằng ông anh cả sau vài lần tách nhập nay thành chú lùn ko còn mấy khả năng chiếm lại thị phần nội địa.
Tôi được biết ông Tuấn rất sạch. Ông đã xuống tay rất mạnh sau 6 tháng nhậm chức. Ở thời điểm này, tôi tin rằng chưa (not không) anh Ba anh Tư nào dại dột lộ diện can thiệp cho đệ- tử- cáo- tinh của họ...
Như thế, kết hợp cả cáo tinh và cáo do dốt mà hư, trật tự ông thiết lập được hiện nay không bền vững.
8.
Tôi đọc cẩn thận bản quy hoạch báo chí mới nhất năm ngoái và đánh giá rất tốt về góc độ quản lý nhà nước. Nó "lôi" được cơ quan chủ quản báo đồng chịu trách nhiệm với 4T.
Phía người đọc cũng được lợi khi sản phẩm đa dạng đa sắc hơn cảnh trăm tờ như một hiện nay.
Cuối cùng, chính báo chí xác định phân khúc rõ ràng, khả năng tăng doanh thu là khả thi, áp lực cạnh tranh thông tin chắc chắn giảm bớt.
Không tổ chức thực hiện nhanh và quyết liệt quy hoạch này, hết nhiệm kì ông Tuấn vẫn chỉ mãi chạy theo sau, đuổi bắt những con cáo cắp vặt.
Việc cần kíp thứ nhì, phải xây dựng ngay bộ quy tắc ứng xử của nhà báo với mạng XH. Cứ copy nguyên văn của BBC, CNN hay Washington Post...nếu ngần ngại phản ứng cho rằng ta bóp nghẹt tự do ngôn luận.
Lâu dài hơn, xây dựng lại toàn bộ giáo trình cho các trường báo chí.
Trước khi học cầm máy quay học gõ bàn phím, hãy dạy chúng làm người nhân hậu, đừng ép chúng thành hồng vệ binh với những sản phẩm sặc mùi tử khí giữa thời bình.
9.
Báo chí ko phải là quả của một cái cây. Báo chí là cái cây.
Tôi đặt rất nhiều kì vọng vào ông Tuấn, như một người trồng cây.