Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

ĐÃ NGU CÒN TỎ RA NGUY HIỂM

Lê Công Định là người nhận
bản án nhẹ nhất so với tội danh trong cáo trạng trong vụ  mấy vị âm mưu lật đổ chính quyền hiện tại để
lập ra chính quyền mới, trong đó có 5 vị 
bộ trưởng chủ chốt mang các mệnh kim mộc thủy hỏa thổ, theo tử vi. Xém Bộ
trưởng
giáo dục từ chối chức bộ trưởng nên vô can, 4 vị ngồi tù, xém bộ trưởng
tài chính lâu nhất, 16 năm.


Cùng với Nguyễn Tiến Trung,
Định được cho  là thành khẩn hối lỗi và
tuân thủ mọi kỉ luật trong tù tốt nhất. Cộng với việc đã chấp hành được 2/3
thời gian, Định đủ các điều kiện để tới đây sẽ được giảm án, trả tự do.


Không phải tị nạn chính trị,
lại càng không phải nhờ phía Mỹ can thiệp, mà chính Định đang xin định cư tại
Hoa kì. Việc này cũng chỉ thực hiện được khi Định ra tù, có tư cách công dân để
lên thực hiện các thủ tục pháp lí với Sở (không cần bộ) tư pháp. Bộ nội vụ hay Bộ Công an
chả  liên quan gì sất đến việc  định cư này.


Cái tựa bài dành cho mẩu tin của RFA.


Một  bạn vừa hỏi, tị nạn chính trị và định cư hơn
thua nhau điểm nào?. Tị nạn chính trị thì không còn cửa quay về cố hương, định
cư –đương nhiên là đi về thoải mái. Ứng xử với hai dạng di dân  trên thế nào là tùy luật pháp từng nước.


Bạn cũng khỏi lo
lắng cho việc có thể Định sẽ không được xuất cảnh. Theo chỗ Beo biết, tất cả
các tù nhân mang án chống chính quyền đều được tị nạn thoải mái nếu có quốc gia nhận, thậm chí ngay cả khi đang
ngồi trong tù. Ví như trường hợp Nguyễn Văn Lý, chính phía Việt Nam gợi ý Mỹ
đón nhận nhưng Mỹ từ chối. Sau có Canada nhận nhưng vị linh mục này lại
từ chối không đi. Còn Định, vì xin định cư nên phải chờ khi phục hồi tư cách
công dân mới làm được các thủ tục.


Mà, nhìn vào thực
tế hiện nay, còn gì vô hại cho cộng sản  hơn là chống cộng từ hải ngoại, hả bạn?

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI.2


Ân hận.



Để ra được quảng trường Độc
lập, tiếng Ai cập là Tahrir, ngoài sự liều mạng, khoản mình bẩm sinh có thừa,
cần thêm trí thông minh vượt trội để nghĩ cách…trốn đoàn.


Ra  vào khách sạn ở Cairo bị xét túi, bỏ áo giày thắt lưng qua máy
soi y như lên máy bay. 4h sáng. Trời lạnh căm. 2 chú bảo vệ ngồi hút thuốc. Xế
ngoài cổng một xe cảnh sát, cũng 2 chú đang hút thuốc trong xe. Mình lân la, từ
đây ra  quảng trường bao xa. 5 cây số (kì thực chỉ 5 phút xe). Gọi hộ
tao cái taxi. Chú cảnh sát tiến lại, mày
sẽ không an toàn khi ra đấy.
Tao muốn xem quá, giúp tao với. Chú  thứ hai cẩn thận dụi tắt thuốc trước khi tiến
tới, giọng đầy vẻ dễ thương, không có ai
đâu, bọn phiến loạn (chữ chú dùng) 1h chiều mới tập trung, giờ này chúng nó còn
ngủ hoặc  tụ tập trên facebook. Mảy muốn đi thì tao chở ra đấy một vòng.

Hơi ớn, thân gái chẻ dặm trường,
thanh kìu các chú rồi quay về phòng. Hùi hụi ân hận.


10h sáng. Thủ sẵn đôi giày
xẹp trong túi. Đoàn ghé thăm Bảo tàng, cách 
quảng trường chỉ chừng ba  bốn
trăm mét.  Hai thú vui phải  chọn một. Rất nhiều hiện vật lấy từ Kim tự
tháp mình đã được xem ở bảo tàng Anh và trong cuộc trưng bày di động tại bảo
tàng San José bên Cali. Cũng đeo tai nghe cũng xếp hàng vào
nghiêm chỉnh bởi mọi người cảnh giác có ý canh chừng. 5 phút sau, mình …đi
toilet.


Và thế là chạy nhanh nhất có
thể, nhắm thẳng chỗ các đụn khói đang bốc lên phi đến. Quãng giữa cảnh sát và
người biểu tình là …rác. Loay hoay tìm cách leo lên cái bục ximăng tròn cao,
không biết xây để làm gì giữa quảng trường. Từ sau lưng, ai đó nhấc bổng lên.
Eddy. Nước mắt bắt đầu giàn giụa, cay giống như khi cắt hành. Họng rát nhanh.
Giơ cao máy bấm một loạt ảnh. Đám đông dạt dần về phía mình, hai xe cứu thương
ò e í. Eddy lại nhấc bổng xuống, lôi chạy.


Ngược ra chừng  5 chục mét thì dừng lại. Hai cô bé không nhìn
rõ mặt khum tay đựng nước suối và bảo mình mở mắt nhúng vào. Rất nhanh hết hẳn
cay. Các cô không cho chụp ảnh. Eddy thì thoải mái, thiếu đôi giày 10 phân  đâm ra chiều cao mét sáu của mình quá khiêm
nhường so với chú. Một trong hai cô nói được tiếng Anh, cho mình số điện thoại
và hẹn hò alô nhau.


Kể thì nhanh chứ có lẽ mình
luẩn quẩn ở đấy cũng khí lâu. Quay về xe, mọi người đã túc trực và đang chờ.
Chẳng ai mắng mỏ gì, thậm chí còn xúm lại xem ảnh, kể cả bác đại sứ.


Gái em alô, Dédé ngày nào
cũng lo lắng. Có bữa tay Dédé run rẩy , hỏi tại sao gái chị lại lao đi vào chỗ
bắn nhau  máu me thế. Lão í, khỏi bàn.
Chả biết lạng quạng thế nào mà lại làm thơ. Một bài thơ đẫm nước mắt sinh li tử
biệt mụ vợ có cấu tạo cơ thể rất lạ, càng ít ăn càng béo.


Đời mình, toàn làm xong rồi
mới ân hận và chửa một lần biết rút kinh nghiệm bao giờ.


Buồn cười vãi.


Lịch làm việc kín bưng. Mọi
hoạt động cá nhân chỉ còn mỗi đêm. Có con bé phiên dịch xinh như mộng nhưng nó
đuối quá, thế là toàn lang thang một mình. Muốn không  đơn độc, chỉ có bài rủ nhóm phục vụ đi xem
múa không quần.


Vé vào cừa quãng 20 đô Mỹ.
Trên sân khấu người phục vụ đang lau dọn. Các cô đứng ngồi la liệt xung quanh.
Cô nào cô nấy cả ba vòng đều to, dính tí ti vải những chỗ nhạy cảm. Trả thêm 5
đô các cô nhảy lên lòng làm dăm động tác giả ngay tại chỗ. Muốn làm thật vô bên
trong. Cả lũ kinh quá,  phi ra khi xuất
diễn còn chưa bắt đầu và bia chưa kịp bật nắp.


 Rất nhiều hè phố ở Tel Aviv, tầm chập tối, các
cô rải đầy name card in hình và số điện thoại. Ai Cập là xứ đạo hồi và Dubai là chỗ giành cho dân
từ giàu tới siêu giàu, lẽ thế nên không tìm thấy mấy trò này.


Cách nay hai mấy năm, lần đầu
tiên xem sexy show ở Thái, mình đã xót xa cho thân phận đàn bà. Cảm giác đó giờ
đã nguội. Tình dục, khi không phải gánh trong nó những giá trị đạo đức nào, cầm
bằng là trò giải khuây, thì giải khuây.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI.1


Mệt.



Không phải đi du lịch nên
những gì thú vị thuộc về văn hóa không biết. Công việc thì những chuyện gay cấn
hấp dẫn lại không được phép kể. Mình mua được một loại oxy hóa lỏng ở Tây tạng,
nhỏ 6 giọt dưới lưỡi mặt tươi như bông suốt 10 tiếng, ai cũng khen mình khỏe
nhất đoàn dù toàn bộ cơ xương rã rời tơi tả. Ngẫm, đời mình sao toàn những tréo
cùng ngoe.


Rã rời đến độ xuống sân bay,
mấy chú xuất nhập cảnh háo hức buôn chuyện, chú Giang trưởng ban tiếng Việt của
BBC bị cấm nhập cảnh,  mình buông câu cảm
thán khổ, thế nó quay lại Mỹ bằng hãng
nào.
Cũng phải nghĩ một lúc mới hiểu tại sao mấy chú có vẻ mặt tẽn tò thế. Hẳn
nhiên, Anh và Mỹ là hai nước khác nhau chứ.


Hôm cuối ở Israel dịch giùm cho một bác, không
nhớ nổi từ khâm phục nói thế nào. Hôm
ở Cairo còn
quên cả số phòng. Tháo giày vất túi ngay đầu thang máy, lết đôi chân tan nát vì giày cao gót xuống  tiếp tân chỉ để hỏi phòng tao số mấy. Sáng hôm sau, thấy ngay chỗ vất túi là …cái điện
thoại nội bộ với chỉ dẫn rất cụ thể số của tiếp tân.


Phấn khích.


Hai bác tỉ phú tự lái máy bay
riêng đưa xuống Jerusalem.
Mỗi chiếc chỉ ngồi được 2 người, số còn lại đi ô tô. Đương nhiên, làm sao thiếu
xuất mình.


Trong những bộ phim hành động
hay có cảnh máy bay đuổi nhau nghiêng 
mình lách bay giữa các núi cát sa mạc. Chúng mày có sợ không. Mình nhân vật phụ đu bám ăn theo, nhiệm vụ là
dịch câu hỏi chứ không được quyền phát biểu ý kiến. Phải chơi bài lá mặt lá
trái. Tiếng Anh chúng tao khoái cực ra
tiếng Việt thành anh ơi máy bay chuẩn bị
xuống thấp
. Giống như khi chơi mấy trò mạo hiểm, không cách gì không hét
lên. Bác tài thấy mình phấn khích thế hạ
độ cao
thêm ba lần nữa.


Những gợn mây lặng im. Cát  dưới chân không đơn điệu một màu vàng  buồn thảm bởi những tạo tác muôn hình vạn
trạng từ thiên nhiên, cũng lặng im. Sự sống chỉ cảm thấy trên tầng
xanh thăm thẳm.
Chưa khi nào mình gần với các đấng linh thiêng đến
như thế.



Trên đường bay chỉ cần hỏi cái gì dưới kia là oạch, hạ cánh xuống
cho xem. Tại trang trại của một Moshav cung cấp 75% lượng xuất khẩu ớt (loại ớt
Đà lạt) của Israel
sang châu Âu, tình cờ gặp mấy chú em Việt nam đang thực tập. Tốt nghiệp đại học
nông nghiệp trong nước, sang đây một tuần chỉ đi học một buổi, ngày còn lại
các em  được phân về các nông trại lao
động trực tiếp và có  lương. Làm 5 tháng  đủ trả hết các chi phí bỏ ra ban đầu cho chuyến đi. Mình xúi chúng nó, cố gắng ăn cắp công nghệ của họ, đừng chăm
chắm biến mình thành anh nông dân làm thuê.


Biển chết nhìn từ trên cao,
đẹp mê li rùng rợn. Nước ở đây muối chiếm 36% nên người không thể chìm, xuống
tới gần thắt lưng thì người từ từ nổi. Nhẹ cân thậm chí có thể khoanh chân  ngồi trên mặt nước. Không được phép tắm quá 15
phút một lần. Dĩ nhiên, ngâm thêm có mà hóa thành mắm à.


100 % màu của nước biển.



Chửi bậy.


Văn hóa Việt đi trước hàng
hóa vào Israel.
Hình chụp tại ngôi thành cổ xây từ 2500 năm trước công nguyên. Thách mà nhịn chửi bậy.


CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐÃ THÀNH CÔNG Ở ISRAEL

*** Israel là quốc gia rất
nhỏ, hơn 7 triệu dân, tuyệt đối không có tài nguyên thiên nhiên, nước sử dụng
được đếm bằng…giọt và, liên miên có chiến tranh. Chiến tranh nhiều đến độ, để qua
được Israel
phải vòng vèo thêm 3 tiếng trên trời bởi không ít nước, đặc biệt là các nước
Arab, không cho qua không phận. Còn muốn sang Arab phải bay xiên qua   Jordan với những thủ tục in-out mệt
mỏi tại sân bay.


Hiện trên sàn giao dịch chứng
khoán NASDAQ, số doanh nghiệp Israel nhiều hơn cả 4 nước Nhật Hàn Trung quốc và
Sing cộng lại. Không ít những ông chủ  khổng lồ nhất thế giới có mặt trên đất nước
này đến từ Mỹ, Ấn độ, Đức…Xuất khẩu hướng vào thị trường cao cấp và  sản phẩm mà Israel thu lợi nhuận cao nhất là bán
các ý tưởng, được  kết hợp chặt chẽ từ
hai yếu tố sáng tạo và táo bạo. Và hình như, đây chính là tinh thần Do thái.


Khi người Israel có ý tưởng, anh ta sẽ triển
khai nó ngay trong tuần. Tổng thống S. Peres, người vừa sang Việt nam, nói thế
này, diễn văn rất hay, nhưng anh định làm
gì tiếp theo?
. Tỉ phú hàng đầu Israel , ông  Stef Wertheimer, lời khuyên đầu tiên với
người Việt cũng là, nói ít thôi làm nhiều
lên
. Ông là nhà sản xuất vũ khí và chủ một khu công nghệ cao đẹp hơn
bất cứ công viên  giải trí nào ở Việt
nam. 85 tuổi, cụ có bộ sưu tập xe hơi cổ dăm chục chiếc, không rõ có còn chạy
được không.


*** Israel có hai
mô hình tổ chức nông nghiệp là Moshav và Kebbutz, giống hệt mô hình hợp tác xã
nông nghiệp của ta trước khoán 10. Kebbutz cổ nhất ra đời từ năm 1949 và tồn
tại cho đến giờ (toàn bộ hình minh họa chụp từ Kebbutz này). Kiến trúc Kebbutz
theo hình tròn, tâm điểm là các công trình công cộng. Tỏa đều ra từ trung tâm là các hộ dân, mỗi hộ được chia 4,5ha đất. Phần
giáp trung tâm là nhà ở, phía sau là đất canh tác hay chăn nuôi. Lãnh đạo Kebbutz gồm một hội
đồng  21 người do tất cả xã viên trên 18 tuổi bầu, Hội đồng
bầu chọn chủ nhiệm. Chủ nhiệm là người duy nhất có lương, chịu trách nhiệm điều phối mọi
hoạt động của Kebbutz trong nhiệm kì 4 năm. Moshav tách ra từ Kebbutz, cho phép
thêm một số yếu tố tư hữu về tư liệu sản xuất.


Hai bữa cơm miễn phí tại nhà
ăn tập thể. 19 món ăn và 4  món uống cả
thảy.




Đến phiên trực lau bàn



Shop trong làng. Tất cả hàng
hóa ở đây không bán, ai cần gì thì tự động vào lấy.



Nhà trẻ




Nhà máy sản xuất sữa của làng.
Phần sản phẩm dư thừa không dùng hết từ nhà máy này sẽ bán và chia đều cho các
hộ. Ở một Kebbutz khác còn có nguyên một công ty chuyên cung cấp các giải pháp
xử lí nước và nhà kính, sản phẩm xuất khẩu tới 15 nước-nhiều nhất là châu Phi- tính
tới thời điểm này. Từ bà Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ông
tỉ phú sở hữu hàng loạt công ty cho đến chú lái xe, đều tự hào khoe nguồn gốc
nông dân của mình. Trước kia, trẻ con còn ngủ tập trung ở nhà trẻ, bà Bộ trưởng
là một trong những người đầu tiên đưa ra ý kiến để 
trẻ con về ngủ với bố mẹ. Hầu hết các căn nhà đều tam đại đồng đường, như
Việt nam.




Đường làng. Hiện có 490
Kebbutz và Moshav trên toàn đất nước Israel. Không được phép thuê nhân
công, tức là không có ông chủ và đầy tớ. Không có sở hữu riêng tư liệu sản
xuất. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Chủ nghĩa cộng sản hiển hiện ở đây,
không còn bàn cãi.



Bức này chẳng liên quan gì
đến nông nghiệp, đưa lên vì nàng đẹp quá. Nàng là phi công quân sự. Trong
chương trình huấn luyện của phi công quân sự Israel, có tám tuần bị tra tấn thật
bằng nhiều hình thức, giả định trường hợp bị quân thù bắt giam. Thật tiếc không
được phép viết nhiều. Phân vân hoài, ai nỡ đánh nàng bằng xích sắt nhỉ?



Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

HÀNH TRÌNH QUA BA BỂ

KÌ 3: JERUSALEM


Con đường dẫn vào nơi Chúa bị hành hình chỉ bé  đủ hai người đi thế
này, không rộng mênh mông với một biển người, như các phim Hollywood
mình đã coi.



Đây là nơi các giáo phái đánh
nhau để giành giật từng milimét đất, trong suốt hai ngàn năm qua.
Chìa khóa  ngôi đền do hai gia đình giữ. 6h sáng, một
gia đình đến lấy chìa mở cửa, 9h tối mang giao lại sau khi khóa cửa. Tập tục
này tồn tại đã tám trăm năm và vẫn được giữ cho đến giờ.



Cây thập tự Chúa bị đóng đinh
được cắm tại chính đây. Mùa hành hương, người ta phải xếp hàng chừng 6 tiếng
mới có thể  tới được.



Phiến đá nơi Chúa được hạ
xuống để tắm rửa.



Hang đá, nơi đặt xác Chúa và
ba ngày sau, một nữ tu thấy Chúa phục sinh.


Hai ngàn năm, Thiên chúa giáo
khiến tất cả những ai chống lại nó trở nên vĩ đại.




HÀNH TRÌNH QUA BA BỂ

KÌ 2: DUBAI


Dubai là tiểu vương lớn thứ hai trong  quốc gia liên bang với 7 thành viên của các
tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Triệu rưỡi dân với 180 quốc tịch, Dubai liên kết làm ăn với
230 chính phủ. GDP tăng trung bình hàng năm hơn 15% khiến Dubai là nền kinh tế phát triển nhanh nhất
thế giới.


Liệu có ai tin, cả một thành
phố mà từng kiến trúc tự thân nó đã là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo tuyệt
đẹp, mọc lên chỉ sau 7 năm. Năm 2004, nơi đây là sa mạc mênh mông cát.



Sân bay Al Maktoum lớn nhất
thế giới 120tr khách/năm, đẹp nhất trong tất cả các sân bay mình đã qua. Dĩ nhiên,
chuyển từ cưỡi lạc đà sang cưỡi máy bay có lẽ dân bản xứ Dubai cần thêm một thời gian dài nữa.



Nhìn từ cửa phòng khách sạn.



Khách sạn này nằm dưới lòng
biển. Giá phòng thấp nhất 2.700 đô Mỹ/đêm và cao nhất là 33 ngàn. Cái này mới
choáng váng, rất khó để đặt được phòng nếu không book trước cả tuần lễ.



Thượng đế tạo ra trái đất và
người Trung quốc làm những phần còn lại.
Không biết trên thế giới nước nào không có người
Hoa và các sản phẩm tiêu dùng rẻ tiền của họ.
Một khu chợ khổng lồ của người Hoa.



Sheikh Mohammed, quốc vương Dubai, đã định hình cho chính quyền của mình thế này: chúng tôi điều hành Dubai như điều hành một công ty. Dubai mở
cửa, nói thế nào nhỉ, rộng hết cỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài khi cho phép
chuyển 100% lợi nhuận về nước, miễn  hết các loại thuế như thuế xuất nhập
khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp…và, tạo mọi điều kiện cho phép, khuyến khích
các doanh nghiệp được toàn quyền hành động.



Ngả mũ khâm phục tầm nhìn
chiến lược của Sheikh, kinh ngạc trước trí tuệ sáng tạo của con
người, ấy vậy nhưng mình cho rằng, sự thành công của mô hình điều hành tập
quyền có thể mang lại sự giàu có vô biên nhưng sự giàu có đó,  không song hành với thế lực trên trường quốc tế của Dubai.
 Kẻ đang và sẽ nắm giữ-điều khiển toàn
thế giới chính là những người Do thái, Israel.



HÀNH TRÌNH QUA BA BỂ

Kì 1:  AI CẬP


Ai cập là khúc giữa của hành
trình qua ba nước Trung đông. Mình hạ cánh xuống xứ sở này vào thời khắc khá
đặc biệt: không có chính phủ. Tổng thống vừa tuyên bố từ chức và Hội đồng quân
sự lâm thời chưa thành lập, cuộc biểu tình đẫm máu ngập tràn truyền thông thế
giới đang ở thời điểm căng thẳng nhất.


Cairo nhìn từ trên cao phủ một màu bụi cát.



Những người biểu tình cực
trẻ. Họ tự lập ra các nhóm kiểm soát tất cả các ngả vào quảng trường Độc lập,
trung tâm của cuộc biểu tình, để tránh những người tham gia mang vũ khí bắn
cảnh sát. Điều 2 hiến pháp  viết, Ai cập là
đất nước Hồi giáo. Dù chỉ chiếm 10% nhưng người Thiên chúa giáo đòi phải được
khẳng định. Và, đây là dịp tốt nhất. Anh chàng Eddy này được tính là một người
bị thương, bị bắn bằng súng cao su bởi một người Thiên chúa giáo. Cái súng  trông rất giống một thứ đồ chơi trẻ con sản
xuất ở Trung quốc và được bán ngay tại quảng trường. Mình hỏi, chính phủ từ chức
rồi, biểu tình chi nữa. Eddy bảo, không 
được bỏ điều 2, nên biểu tình tiếp. Eddy không thích hòa
bình à? Thế Rosa (Beo) không thấy vui à? Bạo động mà là cuộc vui ư, Eddy ôi là
Eddy.



Hai bức hình cách nhau đúng
một con đường.



Nằm trên hai mỏ vàng là con kênh
đào lịch sử và kì quan thế giới nhưng du lịch Ai cập vào hàng tệ nhất thế giới.
Xung quanh Kim tự tháp nồng nặc phân ngựa. Người bán hàng rong đeo bám khách du
lịch mọi chỗ. Kẹt xe liên miên. Thi thoảng giữa phố thấy một đám cừu trên dưới
chục con đang được bày bán và phương tiện di chuyển bằng la thế này  vẫn thông dụng.



Dĩ nhiên mình chẳng bảo Ai
cập nghèo vì hiện GDP gấp đôi Việt nam trong khi dân số tương đương. Hai bên bờ sông Nil huyền thoại lung
linh những ngôi nhà cao tầng. Bữa tối trên du thuyền sang trọng, vũ công múa
bụng uốn lượn trong điệu múa gợi khơi dục vọng đầy trong trẻo. Và, bất cứ ở đâu
cũng có thể gặp những người đàn bà như bước ra từ tranh tượng cổ.





Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

KÌ QUÁI THẾ GIỚI

*** Dốt toán bẩm sinh, ngồi
nguyên ngày tính mãi không ra cái này. Gửi 110 nghìn tin nhắn bầu chọn
cho Vịnh Long vào top 7 kì quan thế giới, ông Tuyển tốn hết bao nhiêu thời
gian?

Giả thiết 1. Nếu Chúa đảo
Tuần Châu không ăn ngủ đụ ị, bấm đủ 3 ca 24h/ngày, 1 tin nhắn hết 4 phút (3.3
phút là quãng nghỉ để nhắn tiếp theo quy định nhà mạng và 0.7 phút bấm nội dung),
vị chi 1 ngày, Chúa nhắn được 360 tin.  Với
110 nghìn tin, Chúa tốn hết 300 ngày 1 giờ và 20 phút.

Giả thiết 2. Chúa có ngừng
nhắn để ăn ngủ đụ ị, thì lấy tổng số tin nhắn chia cho ( lấy 15 nhân số giờ
Chúa nhắn trong ngày) thì ra số ngày Chúa chi cho việc nhắn tin.


Không ai chống đối cuộc chơi,
nhìn ở góc độ nào đó cũng thú vị và có ích, của cư dân mạng. Nhưng khiến cả một
cuốc gia, từ  lão tỉ phú tới thằng kiết xác, từ quan thượng thư tới đứa bé 5 tháng tuổi, thành những diễn-viên-hài-không-duyên
quả đúng là vô tiền khoáng hậu. Sâu xa của sự vô tiền khoáng hậu này, mình biết
chỉ bắt đầu từ sở thích cá nhân của hai ba ông, quyền to đủ mức để phớt lờ lời
can ngăn, hãy để sự kiện  diễn ra theo
đúng tầm vóc của nó, của unesco Việt nam.

Không cần từ nào để bình nữa


*** Một chiều ngồi trong
quán, nhìn dòng người đông đúc trôi qua, Giai xinh bảo, số đông kia không ai ý
thức được mình đang bị điều khiển, chỉ bởi dăm ba người. Khi người chăn cừu còn
mải mê trên Brokeback Mountain thì xứ mình, thượng tầng chỉ thuần là  tầng áp mái thôi, giai mẹ ạ!




Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

CHUỒNG KIỂU GÌ?


*** Từ hôm xảy ra chuyện bé sơ
sinh bị bắt cóc ở Hà nội, không ngày nào mở báo ra mà không chửi bậy. Mất con,
chưa hóa điên là may mắn lắm rồi nhưng xung quanh bố mẹ đang quẫn trí kia chả
lẽ không còn một ai tỉnh táo, nhất là trong cái gia đình ấy, để lường định tình
huống, kẻ bắt cóc sẽ phi tang bằng hình thức xấu nhất. Giữa làm ầm ĩ trên các
phương tiện truyền thông, (kịp) thuê luật sư kiện tụng y bác sĩ, kéo cả trăm
người đến bắt đền bệnh viện và lo lắng cho việc bảo vệ sinh mạng con mình, gia
đình kia đã chọn cách đầu.


*** Tìm được em bé rồi, đến
lượt công an khoe chiến công. Đầu không bằng đất cũng bằng bã đậu khi các chú khoe
lục tung Hà nội lên tìm em bé thay vì, nếu có tí nơ ron trong não, chỉ cần
khoanh vùng xác định nghi phạm. 
Ngàn vạn lần cảm ơn anh taxi cung
cấp tí tin chứ không giờ này, hẳn các chú vẫn cong đít lục, mả Ông cụ, số 7… cũng
cương quyết không từ.

Đọc đến đoạn chinh
thám cả đoàn các chú súng ống lúc lỉu bao vây căn nhà chỉ có  đứa bé 5 ngày tuổi và can phạm đang ngủ say
như chết, bồng bé ra khỏi khu vực cực kì nguy hiểm dồi các chú mới xông vào, đánh thức con ác phụ thấp bé nhẹ cân dậy
trước, tiếp đó chĩa thẳng súng giữa mặt nó hô vang, giơ tay lên  hàng thì xống
chống thì chết. Mịa, ướt hết cả quần.


*** Nhìn mấy bức hình trong
khuôn viên bệnh viện hôm tìm được em bé, mình nghĩ những ai bảo dân mình ( Hà
lội) vô cảm nên ngắm nghía kĩ rồi tự vặn nhỏ volume. Tức là toàn thể các loại y
bác sĩ y tá y công, cộng với người nhà thăm nuôi, cộng với phóng viên của hơn
700 tờ báo, cộng luôn các loại bà sắp đẻ vừa đẻ vứt con nằm đó, dễ cũng đến hơn
nghìn, nhào ra chia vui. Cũng may, không mất tích thêm bé nào nhân dịp cái sự
vui tưng vui bừng của đám đông kia.


*** Bò thế, làm chuồng kiểu gì để không mất?



Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

KHOE CỦA





Nàng, rất yêu Nhị nương. Ngày càng điệu.



Nhị nương, đầu đít nguyên một cục tròn xoe. Bà nội gọi là xe hủ lô. Đang tập ăn bột loãng và đã biết cãi nhau với chị.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

LAN MAN CHUYỆN LUẬT VĂN HỌC


Bản đầy đủ thế này cơ



Chuyện vài tờ báo ở  TPHCM ghi sai tên một đề xuất dự án luật của
đại biểu Nghệ An Nguyễn Minh Hồng đã dấy lên một làn sóng ảo tưởng của hàng
loạt nhà thơ. Chỉ sau một ngày báo ra, có khoảng chục nhà thơ nhảy lên báo,
web, blog. Người thì dỗi ai bảo cứ làm thơ phản động cho lắm vào để giờ người
ta ra luật. Người thì thì bảo không được không được, hãy để các nhà thơ được tự
do sáng tạo, đừng bắt chẹt hồn thơ. Có  nhà thơ hứng lên còn bình ngon lành một bài
hoành tráng vì sợ luật nhà thơ (nếu có) sẽ triệt tiêu luật thơ (niêm luật trong
thơ).


Một điều rất buồn cười đã bám sâu trong tư duy văn nghệ sĩ
Việt là luôn mồm kêu gọi sự tự do, dân chủ nhưng cứ nghe đến luật là nổi đóa,
là chối ngay mà không hề ý thức được rằng, xã hội càng tự do thì luật càng
nhiều. Còn tự do kiểu không cần luật là sự tự do của: một là hạng lưu manh, du
đãng, hai là cầm thú, dứt khoát không phải của con người. 


Nếu hiểu như thế thì việc gì phải sợ luật? Và bất kỳ nhà
nào cũng cần có luật hết, cả những người làm văn học. Có thể, do những đặc thù
của văn học (vốn chuộng sự tự do trong tư tưởng) nên giới sáng tác tỏ ra khó
chịu khi nghe đến luật là điều dễ hiểu nhưng điều đó không có nghĩa làm văn học
thì không cần đến luật. Chả riêng gì tôi, nhiều người có thể nhìn thấy không ít
người trong giới sáng tác hiện nay nhân danh sự tự do trong sáng tác để xâm hại
đến các cá nhân, tổ chức. Chuyện giới văn chương đạp đâm nhau bằng văn chương
không thiếu và có cả những nhà văn chán đời, bất lực, bất mãn thời cuộc mà ngậm
tiền của các tổ chức cá nhân  bên ngoài
để chống phá đất nước. Điều này là có thì cớ gì văn học lại không có luật? Vấn
đề nằm ở chỗ những người soạn luật, phải soạn sao để bảo vệ lợi ích hợp pháp
của các cá nhân, tập thể nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sự tự do trong tư tưởng
của giới sáng tác văn chương.

PHÁP LUÂN CÔNG

Chuyện bên Tàu


Diễn đạt đơn giản, pháp luân
công là một phương pháp tu thiền, luyện khí để có thể chữa được cả tâm bệnh và
thân bệnh (một số bệnh như cảm mạo phong hàn viêm nhiễm nhẹ…). Nó gồm 5 bài tập
với những động tác không mấy khó, na ná như yoga, 4 đứng và 1 ngồi.


Pháp luân công ra đời quãng
năm 1992, người chủ xướng là Lý Hồng Chí, hiện đang sống tại Mỹ. Sau 7 năm
tuyên truyền và phát triển môn sinh không gặp trở ngại gì tại Trung Quốc, tới
năm 1999 thì có chuyện.


Chuyện bắt
đầu từ vụ công an Thiên Tân bắt 45 người đang ngồi thiền tại một con đường gần
như được mặc định cấm tụ tập đông người. Ngay sau đó, 10 nghìn môn sinh Pháp
luân công kéo đến Trung Nam Hải định làm loạn. Trực tiếp thủ tướng Chu Dung Cơ
đứng ra giải quyết. Biện pháp trung dung ôn hòa của Chu
không chỉ giải tán được đám đông trước mắt mà còn khiến Pháp luân công hài
lòng.


Nếu ai quan tâm đến chính
trường Trung quốc, hẳn phải biết quan hệ không mấy hữu hảo giữa Chu và chủ tịch Giang Trạch Dân từ trước đó. Vụ việc ngay
lập tức được Giang Trạch Dân lật ngược lại, với lập luận pháp luân công được sử
dụng như một công cụ chống Đảng
và bằng chứng là 10 ngàn người tụ tập kia. Quãng tháng 4/5-99, Trung quốc chính thức cấm
và ra tay đàn áp Pháp luân công.  Như
vậy, bản chất việc cấm đoán này không thuộc về triết lí hay hoạt động của pháp luân công, nó
chỉ thuần là kết quả cuộc “đánh nhau” giữa hai ông  đỉnh
thiên.


Chuyện bên ta


Khi thiên hạ hoặc chán pháp
luân công đến tận cổ hoặc vẫn tập nó như cách thể dục dưỡng sinh, vài tháng gần
đây, nó lại lác đác có mặt ở Việt nam.


Không tử tế đã đành, mà cái
gì tử tế cách mấy vào Việt rồi cũng méo mó rị mọ. Trước tiên, pháp luân Việt
chọn những chỗ không giống ai để…thiền. Tại Sàigòn, Beo gặp một nhóm áo vàng ngồi
nhắm mắt chắp tay trên vỉa hè, góc ngã ba A. De Rhode-Nam kì khởi nghĩa chiếu
thẳng sang dinh Độc lập. Beo thấy mấy vị hơi khùng khùng vì chỗ bờ tường ấy
khai kinh khủng và giờ tan tầm, không biết pháp công nào chống nổi với khí thải
xe máy chui vào mũi vào phổi. Vị trí thiền thứ hai cũng độc không kém, trước cơ quan ngoại giao Trung quốc tại Saigòn và Hà
nội.


Vị trí đầu, thôi thì có
thể  nói tử vì đạo, chấp nhận đau thương
để quảng bá cho môn phái nhưng vị trí thứ hai, rất khó để biện minh, các vị chỉ
có mục đích…luyện công.


Và lí do thật của chuyện bên
ta, khi pháp luân nhân bị đuổi khỏi cửa sứ quán Trung quốc, ở đây: cầm đầu là nhóm
người Trung quốc xịn, trong kế hoạch phát triển pháp luân công tại Việt nam có
cả việc… chiếm tần số của đài phát thanh. Một trong những người này thuộc số bị
bắt trong vụ 9 người Trung quốc tổ chức ăn cắp cước viễn thông tại HP hồi giữa năm.


Chuyện của Beo


Những người thật sự thích
tập
môn này để rèn luyện sức khỏe và tinh thần, nên tránh xa những điểm tập nhạy
cảm về chính trị. Nếu thích quá hoặc đã tập và đã thấy hiệu quả tốt, hãy rủ
nhau lên gặp Sở Văn hóa thể thao và du lịch, trong đó có Phòng thể thao cộng
đồng, họ sẽ hướng dẫn cho các thủ tục pháp lí để thành lập hội đoàn công khai.


Còn thật sự các vị chỉ áp
dụng bài học từ các biểu tình hồ Gươm xĩ, áo Pháp luân công ruột chống chính
quyền, thì các vị không thuộc phạm vi điều chỉnh của entry này.


 

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

CON VUA HAY CON SÃI ?

*** Không mấy khó để tìm thấy
một chạy bàn, bán báo hay đánh giày … ở Sàigòn đang là học sinh các trường nổi
tiếng Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong... đặc biệt trong các ca làm tối. Chủ
Nguyễn Hoàng group, chủ cà phê Trung Nguyên, chủ Hoàng Anh Gia Lai… đều có xuất
phát điểm (về tiền bạc) thấp gần như nhất trong xã hội.


Giai xinh Gái đẹp nhà mình và
đám bạn học, chúng nó cũng đi làm thêm chết bỏ, dù xuất phát điểm kia ngon lành cành đào. Trợ giáo, trông trẻ, bán
hàng, phụ bàn, rửa chén… làm tuốt. Chị bạn có đứa con gái học bên Canada , đi rửa
chén cho nhà hàng một người Việt. Sau khi từ Việt nam quay về, chủ nhà hàng đã nâng
cấp cho con bé lên thu ngân vì không 
ngờ, bố mẹ nó là chủ mấy nhà hàng và một khách sạn, lớn gấp vài chục lần
nhà hàng của họ. Rất dễ gặp vào tối thứ bảy và chủ nhật cậu con cả của chủ một
ngân hàng lớn ở Sàigòn, hớn hở làm parking trước khách sạn Moorpark tại San
José-CA…Ví dụ tương tự, kể cả ngày không chắc hết.
Và chưa thấy đứa nào vì đi kiếm tiền thêm mà ảnh hưởng đến chuyện chính: đi học.


*** Việc  cư dân mạng xúc động rơi nước mắt trước bài
văn kể nghèo của một cậu học sinh trường Ams Hà nội, mình chả có ý kiến ý cò gì,
tình cảm riêng mà. Vấn đề chỉ là xem giữa bài làm văn và đời thực nó có trùng
khớp nhau không mà thôi.


Về  gia đình ấy và tác giả bài văn, mình nghĩ thế
này. 16 tuổi đầu, nhận thức được vấn đề tiền bạc sâu sắc thế mà thụ động trong
việc vượt qua hoàn cảnh đến thế thì hy vọng thu được kết quả gì ở tương lai, từ
việc học (xúât chúng đi chăng nữa) của cậu hiện nay nhỉ?


Trước  lựa chọn nhịn ăn sáng  để giảm gánh nặng cho bố mẹ của cậu, ở vào
hoàn cảnh ấy, mình sẽ mắng cho con một trận tơi bời hoa lá vì,  không
nghĩ ra được cách gì khá hơn à?
. Và dứt khoát không cho con nhận những đồng
tiền, gọi bằng mỹ từ gì và từ nguồn tình cảm dạt dào thế nào, chính xác vẫn là
tiền bố thí. Trong khi đầy đủ mắt mũi tay chân và đầu óc sáng láng (học trường
chuyên cơ mà). Đà này, liệu xảy ra khả năng, cái trường Ams  danh giá kia đưa ra một phương pháp sư phạm
mới:  kể nghèo thật hay để kiếm tiền?


*** Con vua thì lại làm vua


Con sãi ở chùa đi quét lá đa


Bao giờ dân nổi can qua


Con vua thất thế lại ra quét
chùa.


Hai câu đầu, các cụ xưa dạy
một chân lí: Giáo dục, dòng giống gia đình thế nào cho ra sản phẩm tương ứng thế. Vua - sãi chỉ là các nhân vật tượng trưng.


(Hai câu sau tả thực (tế) xứ
mình, toàn mơ đổi đời bằng dao búa).  


 



Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

TỨC NHƯ BỊ BÒ ĐÁ


Thu hồi văn hóa phẩm là biện
pháp hạ cấp (not hạ sách) nhất của nhà quản lí văn hóa. Tuy nhiên, cái cách mấy
ngày qua quan nhân kẻ sĩ lên tiếng bảo vệ cuốn Lưng chừng dòm xuống của Nguyễn
Vĩnh Nguyên, vừa bị sở 4 Tờ sìgòn phát lệnh thu hồi, thì lại tức anh ách.


Người lao động phán thế này: cứ nương theo dư luận mà hành xử khác nào
ngành xuất bản tự tát vào mặt mình
. Đặt trong ngữ cảnh cụ thể, chỉ giáo của
NLĐ sai, vì Lưng chừng do cơ quan quản lí tát ngành xuất bản, chứ ngành xuất
bản mà đại diện là hai nhà văn Tạ Duy Anh và Trung Trung Đỉnh đang làm hết sức
để bảo vệ cuốn sách, không tự tát mình càng không tát tác giả.


Ngược lại, quan anh chủ tịch
hội Hà lội lại tát NLĐ vỡ mặt trên Tàu nhanh: Trong suốt thời gian đó, tôi không thấy có báo chí, dư luận kêu la gì về
chuyện nó “truyền bá lối sống dâm ô, đồi trụy”. Vậy người ta đã căn cứ vào đâu
để ra quyết định này.


Quan anh người hiền lành,
phổi bò rất đáng yêu không nỡ chỉ trích. Nhưng khi phát biểu với báo giới, quan
anh cũng lưu ý tầm chức tước đang nắm giữ không bàn dân thiên hạ nó coi cả đám
văn giới thủ đô dưới quyền trình còi. Sở 4 Tờ căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Nghị
định 51 nó thịt Lưng chừng, quan anh ạ. Và cái giá của việc căn cứ vào sự kêu
la báo chí dư luận để thu hồi còn nóng rẫy với cuốn Sát thủ đầu mưng mủ.
Phát biểu của quan anh về hai trường hợp, đích
thị tự tát nhau bôm bốp.


Tiếc nhất chưa kịp print screen,
vì bài trên Vịtnát  đã bị (được) biên tập
so với bản phát đầu tiên. Cũng may dòng Mất bò mới lo làm chuồng còn nguyên. Ý
Vịtnát là phải kiểm duyệt kĩ trước khi in, chứ đừng để sách bán từa lưa mới  rủ nhau thu không được hồi vang hơn, cho cuốn
sách. Lời hiệu triệu này mình thấy nó dã man con ngan gấp bội việc thu hồi vì chắc
chắn dẫn đến  cảnh, sáng tạo của bọn viết
lách sẽ bị  triệt tiêu
hoặc biến dạng, khi ra đến bạn
đọc.


Cũng trên Vịtnát có bài giọng
đầy hờn ghen, Vịtnát có công phát hiện, có công đăng tải bao nhiêu ảnh không
quần của một con nhóc 19/20, thế mà không ai thưởng công bằng cái lệnh như với Lưng
chừng…Cái này không tức anh ách, mà tức cười.


Không thể bảo vệ văn hóa bằng
một hành động phản văn hóa. Không thể chống lại hành động phản văn hóa bằng
phương cách vô văn hóa.


 


P/S: Một số người hào hứng với việc bán được sách hay tên tuồi nổi như cồn
nhờ một lệnh cấm đoán thu hồi. Mình nghĩ khác. Bào thằng nhà văn PR cách ấy khác
nào một em lên mạng cởi quần mong    thành diva nhanh nhất. Cho nên, người thiệt thòi lớn hơn cả trong chuyện này
chính là Nguyễn Vĩnh Nguyên.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

LUẬT ĐI ỈA

Điều 1. Phạm vi và đối tượng
điều chỉnh:


- Cho tất cả tổ chức và cá
nhân có liên quan đến việc ỉa đái.


 


Điều 2. Giải thích thuật ngữ:


- Đi ỉa: là hành động đi thải
những gì không cần thiết trong người ra ở đang thể rắn, thể lỏng,... (trừ thể
khí - sẽ có luật riêng) bằng đường lỗ đít. 


 


3. Điều 3: Số lượng cứt cho
mỗi lần ỉa 


- Chỉ được đi ỉa khi có đủ
một lượng cứt nhất định từ 200gr trở lên đối với người lớn và 100gr trở lên đối
với trẻ em để tiết kiệm nước, giấy và các cơ sở hạ tầng khác.


- Mọi trường hợp khác phải có
sự xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền liên quan gồm cơ quan y tế, công
an,...


 


4. Điều 4: Địa điểm ỉa


- Địa điểm đi ỉa phải là nơi
có đặt hệ thống nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, cấp thoát
nước, mội trường, an ninh trật tự,... Tất cả các thiết bị bên trong phải có đầy
đủ tem nhãn kiểm định chất lượng.


 


5. Điều 5: Quy trình đi ỉa


- Chuẩn bị đi ỉa: Chỉ đi ỉa
khi số lượng cứt đủ theo Khoản 1, điều 3 bộ luật này và có chuẩn bị các loại
giấy tờ cần thiết gồm giấy chùi đít, chứng minh nhân dân,...


- Trong khi ỉa: Phải đái
trước khi ỉa và phải tắt các thiết bị di động có gắm camera, thu âm. Ngồi đúng
tư thế xôm hay bệt tùy theo loại nhà vệ sinh... 


- Khi ỉa xong phải chùi đít
sạch sẽ bằng các loại giấy chuyên dụng đủ tiêu chẩn chất lượng nhằm tránh giấy
bị thủng gây dơ bẩn tay. Nghiêm cấm dùng các loại báo chí chính thống và sản
phẩm văn hóa có thể gây phản cảm khi dùng để chùi đít.


 


Điều 6: Phân công, phối hợp
trong soạn thảo, tham gia ý kiến, thẩm định luật đi ỉa


Giao cho các Bộ có liên quan
tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như thông tư, nghị
định hướng dẫn về luật đi ỉa như sau:


- Bộ Y tế, Bộ tài nguyên môi
trường quy định về kích thước, trọng lượng và thành phần cấu tạo cơ bản của
cứt, quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự và đánh giá tác động mội
trường của cứt và trách nhiệm có liên quan của người thải ra, quy định về việc
rửa tay chân trước và sau đi ỉa,...


- Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn quy định về việc tái sử dụng cứt cho nông nghiệp.


- Bộ Xây dựng xây dựng các
tiêu chuẩn về xây dựng hệ thống nhà vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn về an ninh
trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường,...


- Bộ Thông tin quy định về
các loại báo chí, văn hóa phẩm không được dùng trong quá trình chùi đít,...


- Bộ Công An quy định về các
hình thức xử lý có liên quan và chuẩn bị lực lượng giám sát nhằm thực thi Luật
có hiệu quả...


 


Trên đây là toàn văn dự thảo
Luật đi ỉa...


 


BAN SOẠN THẢO 


ABCD (Đồng soạn thảo Luật Nhà
Thơ đang chuẩn bị đệ trình)


COPY CUA LUUVANPHUYEN



Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

THÔNG TIN CHUẨN VỀ ĐÊM NHẠC CHẾ LINH

Đăng trên báo Tiền
phong hôm nay. Bài của DPVinh.


Đêm 21-10 ở Trung tâm hội
nghị quốc gia, có lúc Chế Linh cúi người xuống phía hàng ghế khán giả, hỏi:
“Bây giờ khán giả muốn Chế Linh ca bài gì?”


Anh bạn ngồi hàng trên tôi
gào lên: “Mùa xuân của mẹ!”. Chế Linh nghiêng tai một lát rồi nói:
“Chế Linh nghe rõ khán giả bên này nói Mùa xuân của mẹ và bên này Thành
phố buồn
, Chế Linh xin hát Thành phố buồn Mùa xuân của mẹ
chưa được cấp phép, xin hẹn anh dịp khác khi đã được cho phép”.


Có lẽ vì danh mục bài được
cấp phép không nhiều nên Chế Linh hát cả những bài không hề là tủ của anh như Hòn
vọng phu
(Lê Thương), Đêm đông (Nguyễn Văn Thương). Điều này có
thể thỏa mãn giới chuyên môn, giới tò mò, chứ khán giả khó tính như chị Vĩnh Hà
bạn tôi (chung cư Hà Thành, Thái Thịnh) nhất định “không chấp nhận” vì “không
phải Chế Linh”.


Trên mạng có clip Chế Linh
trong một lần biểu diễn cho kiều bào ở Nga cách nay vài năm, kể chuyện vì sao
anh sửa ca từ, bỏ đi phần lời chống miền Bắc của bài Nó. Những ca từ
nhạy cảm của Trên bốn vùng chiến thuật cũng đã được chỉnh sửa, chẳng
còn màu sắc chống phá ai nữa.


Cứ cho rằng đây chỉ là động
thái nhằm dọn đường cho sự trở về (lần đầu vào năm 2007), cũng là cố gắng đáng
ghi nhận của ca sĩ này, cùng với nỗi niềm đau đáu cho văn hóa Chăm, dân tộc
Chăm. Anh cũng trả lời đơn giản, thuyết phục khi báo chí hỏi “còn khúc mắc gì
với đất nước”.


Bản thân giọng hát này từng
không được chính quyền Việt Nam
cộng hòa tung hô, từng bị cấm vào năm 1972, do e ngại âm hưởng bi quan của nó
ảnh hưởng tới lính tráng. Những người theo trường phái này gọi trại là “Chế
Linh- Lính Chê”. (Còn ở miền Bắc thập kỷ 80, bài Chiều biên giới -
tuyệt bút của Trần Chung từng có lúc bị coi là nhạc vàng, bị hạn chế phổ biến:
“Chiều biên giới em ơi/ có nơi nào xanh hơn, như chồi non cỏ biếc như rừng cây
của lá…”).


Dù sao mặc lòng, không ai phủ
nhận Chế Linh là giọng ca vàng bolero có một không hai, không phải vô cớ có sức
sống bền bỉ trong khán giả đến thế.


Đêm Chế Linh ở Mỹ Đình tháng
trước kết thúc lúc hơn 11h, gần tiếng đồng hồ sau, hàng đoàn xe hơi vẫn cắn
đuôi nhau gây ách tắc. Phần đầu của chương trình, Chế Linh hát và diễn hơi căng,
không hiểu do hệ thống trang âm tệ, hay vì ca sĩ quá xúc động trước lượng khán
giả có thể nói là “như mơ”. Càng về sau anh hát càng hay hơn hợp lý hơn, với
cao trào Nụ cười chua cay cùng ba con trai Chế Phi, Chế Phong, Chế
Khang.


Nếu như Tuấn Vũ được diễn
ròng rã ở Nhà hát Lớn Hà Nội, Thanh Tuyền ở Cung Văn hóa Hữu nghị, Nguyễn Cao
Kỳ Duyên đâu cũng thấy, thì việc Chế Linh được hát ở Mỹ Đình không quá khó hình
dung. Đi đâu rồi cũng trở về! Và đến như Phạm Duy còn trở về hoành tráng thế. Tuy
vậy, không hiểu sao nhà tổ chức của anh lại phạm những sai lầm không đáng có
như xin phép một đằng quảng cáo một nẻo, hát một số bài chưa được phép…


Hôm đó ở Mỹ Đình, Chế Linh tỏ
ra rất biết giao lưu với khán giả, cả cách anh “xin phép cho ba cháu ra chào
quí vị”, cách anh cảm ơn khán giả tặng hoa (khán giả nam nồng nhiệt hơn nữ, lạ
thế)- cho thấy bản lĩnh sân khấu dày dạn. Tuy nhiên, như đã nói- âm thanh quá
tệ, chát chúa, chỉ đến khi Tuấn Ngọc hát mới đỡ. Những tiết mục nhảy múa thì
chẳng mấy ăn nhập.


Mở đầu, khán giả chờ đợi
giọng hát ngọt ngào cất lên một câu “tủ” thay lời chào, thì hai MC lại sớm xuất
hiện. Đức Huy không nói về Chế Linh mà lại chuyện trẻ dai đẹp lâu của Kỳ Duyên
(tình huống thường thấy trên các chương trình Paris By Night), còn Kỳ Duyên
toàn pha trò kiểu “bí quyết làm đẹp của tôi là mỗi năm căng da mặt hai lần và
hút mỡ bụng một lần”. Vé, thẻ báo chí, băng rôn quảng cáo chương trình đều “có
vấn đề” về văn hóa- lỗi này hy vọng không phải của Chế Linh?


Để được trở về trong hạnh
phúc, sung sướng mà hát “Mười năm cách biệt tưởng tình đã cũ/ Mây bay bao năm
tưởng mình đã quên”, Chế Linh có lẽ khỏi cần đến những MC nhất định cũng phải
bê “ở bển” về mà lại không tự làm mới; không cần âm thanh hạng nặng mới mong đến
được người nghe ở nơi xa nhất khán phòng.


Chăm chút kịch bản hoàn hảo
hơn, và tránh những phiền phức hệ lụy không đáng có. Đừng làm khó nơi đã rộng
lòng với anh, mới mong một sự trở về trọn vẹn- xứng với chờ đợi của khán giả.
Còn nhà quản lý, sai đâu chỉ nên phạt đến đấy- nói như Cục trưởng Cục Nghệ thuật
Biểu diễn Vương Duy Biên. Bởi làm lớn chuyện e lại giảm đi mục đích tốt đẹp ban
đầu. Nghe đâu khả năng Chế Linh được Hà Nội cấp phép lại- không khó khăn lắm.


 


 

THÁP TÙNG NGUYÊN THỦ

 Theo báo Asahi, chính phủ Nhật Bản đã quyết
định theo hướng tiếp nhận y tá và hộ lý từ Việt Nam .
Thủ tướng Yoshihiko Noda sẽ hội đàm và thỏa thuận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
về vấn đề này trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


 


Trong các chuyến công du nước
ngoài, trừ khi nguyên thủ đi bằng máy bay thương mại, còn nếu đi chuyên cơ bao
giờ cũng có rất đông phóng viên tháp tùng theo. Vậy nhưng thông tin trên các
mặt báo, lên quan đến hoạt động của nguyên thủ hầu hết copy bản tin phát ra từ
TTX. Có bạn cả đời chưa bao giờ mon men đến được gần nhà khách VIP A các sân
bay, còn phán như đúng rồi, báo chí lề phải phải viết theo chỉ đạo nên chép i
sì nhau.


Chưa thấy quan tài, chưa đổ
lệ.


Tháp tùng nguyên thủ là tác
nghiệp cực kì vất vả, thậm chí có thể nói vất vả nhất so với tất cả các hoạt
động khác của phóng viên nội chính.


Chuẩn bị hạ cánh giày áo đầu
tóc tề chỉnh. Nữ khổ hơn nam, vì com lê thường gắn chặt với giày cao gót, thấp
lắm cũng phải 5 phân. Máy bay lịch kịch đường băng máy móc đã trên vai đứng sẵn
ở cửa sau. Cửa mở. Phi xuống hết tốc lực có thể. Thảm đỏ trải xong là lúc đã
sẵn sàng ở đúng vị trí quy định trong những ánh mắt gườm gườm của an ninh nước
sở tại. So ra, an ninh mình hiền nhất thế giới chứ các nước, nói chẳng ngoa còn
cái lưng quần cũng bị soi xét. Lịch trình nguyên thủ dày đặc và chính xác đến
từng phút.


 


Cơm cái đã, biên tiếp

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

NHÀ BÁO @

Không ít bloggers tung hô, thời của nhà báo chuyên nghiệp sắp tàn. Blog, facebook, youtube…muôn năm. Ngay một người Tây học, điềm đạm như nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn, cũng còn hô vang như thế.


Lấy hai ví dụ: clip con trai tỉ phú Phạm Nhật Vượng tỏ tình, của một nhà báo @ 13 tuổi, và gần nhất là hơn 4 phút cảnh bệnh viện Đặng Thùy Trâm đòi bảo hiểm y tế mới chịu mổ ruột thừa (đã vỡ) cho bé 10 tuổi của nhà báo @ lớn hơn, một sinh viên. Nếu như vụ con trai tỉ phú chỉ nhắm vào một cá nhân và có phần vô thưởng vô phạt thì vụ  có tiền mới mổ xúc phạm cả một tập thể và mang dụng ý rất rõ ràng khi cắt cúp clip cho đúng với chủ đề lên án bệnh viện.


Không phủ nhận những mặt tích cực của  các nhà báo @, chí ít góc độ số lượng. Có ba đầu sáu tay nhà báo chuyên nghiệp cũng không cách gì phủ khắp các hang cùng ngõ hẻm của đời sống xã hội. Tuy nhiên, nhà báo @ bị giới hạn bởi góc nhìn thiển cận (chữ này hiểu theo nghĩa nguyên thủy không mang hàm ý xấu) một sự việc và, cái này mới quan trọng, @ không bị ràng buộc bởi các định chế nghề nghiệp như chuyên nghiệp. Viết, chụp, quay, bằng bất cứ loại ngôn từ gì thoải con gà mái rồi tung lên mạng sợ cóc khô bố con thằng nào. Nhà báo chuyên nghiệp (kể cả ẩn danh), ngay trên không gian tự do này, blog của họ cũng vẫn có những độ tự kiểm soát nhất định, tự lường tính trước đường biên của sự rắc rối thậm chí nguy hiểm (không chỉ cho riêng mình).


Một điều nữa khiến @ không thể phủ nhận được chuyên nghiệp, cho dù bọn chuyên nghiệp có lếu láo cách mấy: @ chỉ phản ánh sự việc tại chỗ, theo chiều từ dưới lên, không thể thực hiện được một thao tác nghiệp vụ khá đơn giản: truyền tải các phản biện hay thông điệp, chiều  từ trên xuống. Quay clip có tiền mới mổ  tung lên mạng, ai quanh đó cũng có thể thực hiện được nếu có 1 cái điện thoại và biết sơ sơ vi tính. Tuy nhiên, chánh phó sở y tế hay giám đốc bệnh viện nói gì, thì phải nhờ đến mấy bạn chuyên nghiệp. Riêng vụ này, binh tình hình đã nhờ đến cả công an thì xem chừng nhà báo @ này chắc chắn sẽ nhận hậu quả từ việc, hướng dư luận hiểu sự việc theo …ý của mình thay vì theo sự thật khách quan.


Quay lại hai ví dụ trên, việc nhà báo chuyên nghiệp  tiếp tay cho nhà báo @  xúc phạm tập thể y bác sĩ bệnh viện Đặng Thùy Trâm hay bị lỡm bởi một cô nhóc (và sẽ còn bị lỡm dài dài), nó cho ra một đáp số gì? Cái này thuộc một ca khó chữa khác, biên sau.


còn