Copy từ http://vn.360plus.yahoo.com/aichau-jutu
Mấy
hôm nay thế giới mạng, đặc biệt là dư luận trong giới những người nổi tiếng vẫn
tự nhận là giới tinh hoa của Việt đang náo loạn nên trước sự kiện xứ Nghệ “Đục bỏ
thơ cụ Hồ ở đền thờ Quang Trung trên núi Quyết”. Tiếng ai oán kinh hoàng: nào
hèn nhát, nào sợ tàu, nào đốn mạt, nào vô văn hóa... đủ cả. Ai ai cũng đồng
lòng đau xót, coi đây là hành động nhục mạ nước Nam , nhục mạ cụ Hồ… Bình luận thì nhiều,
nhưng tóm lại mọi danh sĩ đương thời đều xuẩn một chữa “Hèn” dán vào mặt những
người cả gan đục thơ ông cụ để thay vào bài tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung của
cụ bậc túc nho còn sót lại – Anh hùng Vũ Khiêu. Mẹ. Thằng dám đang tâm đục bỏ
thơ ông Cụ mà hèn sao (???). Chết. Quy chụp như thế quá tai hại. Hihi.
Mình sợ, đếch muốn viết chi, nhưng đọc nhiều quá, đâm ngứa mồm. Chắc bị tẩu hỏa
nhập ma.
Chả
hiểu các bác danh sĩ đương thời quá máu me chính trị và có tài trong môn quy
chụp lú lẫn ra sao, chứ các bác quên mẹ nó một yếu tố rất rất quan trọng đó là
chất lượng nghệ thật của hai trước tác này. Mình đếch dám bình phẩm thơ ông Cụ
hay dở ra sao, nhưng có một điều chắc chắn là đoạn diễn nôm trong bài Diễn ca
lịch sử nước Nam, ông Cụ mần ra để dạy cho dân đen về lịch sử nước nhà. Nó nôm
na dễ thuộc, dễ nhớ rất phù hợp với các lớp I tờ sau năm 1945. Thuở ấy có tới
khoảng 8, 9 chục phần trăm dân Nam mù chữ, vậy nên làm sao mà đọc được những
cuốn sử do các bậc đại khoa biên chép theo lối văn cổ đầy tính hàn lâm được.
Cái giá trị to lớn của Diễn ca ông Cụ mần ra là ở chỗ đó và nó có tính giai
đoạn nhất định, giúp dân mình thuộc làu làu lịch sử nước nhà một cách nôm na,
gần gũi. Vậy nên, đích thị cái đoạn nôm nói về Quang Trung ấy không phải là thứ
để khắc vào văn bia đá. (Thằng nào trước đây mang đoạn này ra khắc lên bia đá
mới là thằng liều, mới là thằng điên, thằng không có chữ). Và đấy mới là hành
động chơi đểu ông Cụ (học cách quy chụp của những danh sĩ đương thời. hehe).
Còn bài “Tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung” của cụ Vũ Khiêu mới đính thị là thứ
để khắc vào bia đá. Xin không bình phẩm.
Viết
đến đây tự nhiên đếch muốn viết nữa bởi chợt nghĩ nước nam quả là phúc còn lớn
lắm. Các danh sĩ đương thời vẫn thường kêu gào sự hà khắc của công tác tư tưởng
hiện nay, nhưng cứ xem cái cách hành xử vồ lấy rồi chụp mũ phản động của các
bác, thì giả dụ (giả dụ thôi nhá), vô phúc mà các bác danh sĩ ni vô được ban
tuyên giáo trung ương thì không những toàn dân bị cắt lưỡi, mà ngay cả cái
miệng dùng để ăn cơm, uống nước cũng bị các danh sĩ nhà ta sai quân khâu mẹ nó
luôn mất. Và tất nhiên quyền được đánh rắm, xì hơi cũng bị các bác danh sĩ ni
kiểm duyệt đến nơi đến chốn. Trái ý, ngứa mắt các bác í mà. Ô hô, ai tai. Các
danh sĩ gì mà yêu nước thương nòi, ghét tàu, chửi cán bộ theo kiểu cảm tính,
bất chấp lý lẽ thế ru.
Hãy
đọc đi, suy ngẫm đi rồi hãy ban lời cao đạo, buông lời ai oán. Không phải mọi
lời nói của Vĩ nhân đều là khuôn vàng thước ngọc đâu các bác ạ. Mẹ. Mà các bác
thông hiểu sự đời lắm mà. Thẩm văn thì cứ gọi là sành sỏi mà. Làm toáng thế ni
chắc các bác có âm mưu chi chăng. Toàn dân tộc ni căm tàu từ trong trứng, nhưng
có phải ai cũng la toáng nên thế ni đâu. Mà có la toáng thì cũng đừng xuẩn cho
người ta chữ Hèn chứ. Người ta dám đục bỏ đi thơ của ông Cụ mà bảo người ta hèn
sao. Thằng này phải gọi là Liều mới đúng. Mà xin nói với các bác, cách mạng
thành công là nhờ vô bọn liều cả đấy chứ ợ. Hố hố.
Tưởng niệm Hoàng đế Quang
Trung
Vinh quang thay Danh trấn
Nghệ An
Vĩ đại thay Anh hùng Nguyễn
Huệ
Núi sông hùng vĩ, ngàn năm
vượng khí anh hùng
Trời biển tung hoành, một
vị hùng tài cái thế
Tổ bốn đời từ Thái Lão,
Hưng Nguyên
Đường vạn dặm vào Tây Sơn,
Kiên Mỹ
Năm Tân Mão (1771), cùng
huynh trưởng phất cờ khởi nghĩa
lúc nam chinh, khi Bắc chiến
rực rỡ công lao
Xuân Kỷ Dậu (1789) vì nhân
dân hành đạo thay trời
trừ nội phản, diệt ngoại
xâm lẫy lừng uy thế
Một trận ra quân vào Rạch
Gầm – Xoài Mút đánh chìm ba trăm thuyền vùi xác giặc Chiêu Tăng
Năm ngày thần tốc tới Khương
Thượng – Đống Đa đại phá hai chín vạn tan hồn quân Sĩ Nghị
Bảo toàn bờ cõi, mở vận
thanh bình – Quét sạch ngoại xâm xây nền thịnh trị
Khuyến nông, trọng sĩ, phát
triển công thương – Rèn tướng luyện quân, tăng cường võ bị
Kinh bang tế thế, định bốn
phương một hướng đi lên
An quốc hộ dân, lưu vạn
dại trăm bài học quý
Một thời ngang dọc dưới
trời Nam – Bao bận đi về trên đất Nghệ
Quê xưa họ cũ uống nước
nhớ nguồn – Người giỏi đất thiêng sâu tình nghĩa nặng
Mậu Thân (1788) vừa hạ chiếu
dựng Trung Đô
Nhâm Tý (1792) đã băng hà
rời cõi thế
Xây Hoàng cung chưa kịp
hoàn thành, gặp biến cố trở nên hoang phế
Ngày nay:
Trên núi cao Dũng Quyết uy
nghi – Dưới nền cũ Trung Đô hùng vĩ
Đền thiêng tọa lạc thờ bậc
thiên tài – Đại điện tôn nghiêm tri ân Thánh đế
Công huân vang dội cổ kim
– Ân đức bao trùm trời bể
Binh cường, Quốc phú lược
thao nối chí tiền nhân
Trí tráng, tâm hùng chính
khí soi dài hậu thế
Vũ
Khiêu phụng thảo