Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

CHUYỆN Ở VĂN GIANG

Thực ra định viết ngay từ
đầu, nhưng để đến hôm nay là có ý đợi xem mấy chú Sàm Diện Huân Bờ bờ cờ xách
động dân chúng Văn Giang kiểu gì. Túm quần lại vẫn một kiểu ngu si tứ chi béo
phệ.


Chú Bờ bờ cờ buồn lắm khi
không thấy báo chí trong nước làm ầm ầm lên như vụ Tiên Lãng. Mấy chú kể trên
cũng buồn lắm, cứ thế này bao giờ cách mạng hoa cứt lợn mới nổ ra được. Có chú
nào đó còn ra giọng trách móc 80%  bà con
đã nhận đền bù là thiếu tính đoàn kết trong đấu tranh.


Rõ của nợ.


Bản chất  chuyện cưỡng chế đất đai ở Văn Giang và Tiên
lãng khác hẳn nhau.


Tiên lãng là thế đối đầu, giữa
dân và chính quyền. Nó là chuyện nhỏ dưới huyện xã, nhưng đặt ra vấn đề lớn: cần
hay không cần sửa đổi hiến pháp hiện hành.


Ở Văn giang là nông dân đối
đầu…doanh nghiệp.


Trước tiên phải nói ngay, 72
ha xây dựng khu đô thị Ecopark không phải là  đất nông nghiệp màu mỡ hái ra tiền (và cũng
không phải là đất hương hỏa) nhưng lại tuyệt đẹp và cực phù hợp cho việc làm
khu đô thị.


20% số hộ khiếu kiện chiếm
6ha trong tổng diện tích trên. (tất cả các con số đều được làm tròn). Và chủ
đầu tư, công ty Việt Hưng, bị chôn một đống vốn khổng lồ đã bỏ ra làm hạ
tầng suốt từ năm 2004 đến nay, vì 6ha này.


So với tất cả các vụ giải tỏa
tương tự trên toàn quốc, Việt hưng có chế độ đền bù vào hàng cao nhất và tốt
nhất.


Chưa thấy ai nhắc đến chi
tiết, bên cạnh giá đền bù bằng tiền mặt, mỗi sào của nông dân còn được đền bù
thêm 40m2 đất liền kề Ecopark, được quy hoạch sẽ là những kiosque bán hàng. Tất
cả các lao động chưa có việc làm hoặc bị thất nghiệp do mất đất, được tiếp nhận
vào làm các dịch vụ trong khu đô thị tương lai. Đây chính là lí do 80% số hộ
nhận ngay tiền đền bù.


5.8ha đất chia cho 166 hộ, có
thể hiểu số này không  thuộc diện được
đền bù thêm.


Còn một lí do nữa dẫn tới việc  dai dẳng trong khiếu kiện: Một số trong 6ha
kia đã được sang nhượng bằng giấy tay trước đó, chủ thật không còn là  nông dân mà nằm khểnh ở HN. Sự chênh lệch giữa
giá sang nhượng và giá đền bù không nói hẳn ai cũng biết. Của đau con xót, suy
cho cùng không kiện cáo cò cưa mới là lạ.


P/S: Theo các nhân chứng xống, 166 hộ nhưng lên
tới hơn hai ngàn nông dân (trung bình 12 khẩu/hộ) chống lại hơn ba ngàn cảnh
sát trong vụ cưỡng chế  ở Văn giang. Kinh
nghiệm của Beo, khi đọc báo chí chính thống giảm xuống 5 lần bàng thống giảm 10,
thì sẽ có con số thật. Vụ nào cũng thế tất.


Một bạn gửi tin
nhắn thế này:


Beo có chút nhầm
lẫn trong tỷ lệ đền bù rồi.


 80% yes – 20%
no – là tỷ lệ trên tổng số hộ dân bị thu hồi trong toàn dự án.


 Tức là dự án
có tổng diện tích 500ha, trải đều trên 3 xã, thì tỷ lệ kia là áp dụng cho con
số này.


 Còn, 96% yes
– 4% no, là tỷ lệ trên tổng số dân của riêng xã Xuân Quan có đất bị thu hồi, xã
Xuân Quan là xã đã phải cưỡng chế vừa rồi, nằm trong chuỗi 3 xã.\


 Và 4% nêu
trên, thì nó tương đương với 6ha như chị đã nêu.


 Một sào đất
thu hồi cũng không phải là được đền bù 40m2 đất dịch vụ, nhưng 1 nhà đã có đất
bị thu hồi (bất kể nhiều hay ít), thì cũng được đất dịch vụ, ít nhất là 40m2.



 

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

TÁI KINH (2)

Đề án Tái
kinh gồm 4 phần. Phần 1 đánh giá thực trạng và nguyên nhân. Phần 2 xác định nguyên
tắc, mục tiêu và định hướng Tái kinh. Phần 3 là 12 giải pháp cụ thể cho trước
mắt và trung hạn và phần cuối là tổ chức thực hiện.


Trong phần
1, Đề án điểm ra những yếu kém chủ yếu như sau:


1a. Tăng trưởng GDP đang có xu hướng giảm. Bình quân
giai đoạn 2000-2005 là 7.5% , giai đoạn 2008-2010 là 6%.  Năm 2011 là 5.89%, đứng thứ 4 trong khu vực và
28 trên thế giới. Mức tăng trưởng bình quân này luôn  luôn thấp hơn các nước đang phát triển khác.


Năng xuất
lao động thấp, chỉ bằng 41% của Trung quốc, 32% Hàn quốc, 1.2% Nhật và 0.95%
Mỹ.


Chi phí sản
xuất trên một đơn vị sản phẩm ở mức cao. Tiêu hao điện năng cho 1 đồng GDP gấp
2.7 lần so với Mỹ, 4.1 Nhật, 1.2 Thái…


1b.  Giá trị quốc
gia trong sản phẩm còn thấp. Trong 112 ngành kinh tế, có 26 ngành đóng góp từ
1% GDP trở lên, chủ yếu là các sản phầm nông nghiệp, khai khoáng, công nghiệp
sơ chế và dịch vụ sử dụng lao động phổ thông.. Chưa có sản phẩm có thương hiệu
quốc gia hay có vị thế  trong thị trường
quốc tế.


1c.  Các ngành
dịch vụ phát triển chậm, chất lượng kém.


1d.  Không gian
kinh tế bị chia cắt, cát cứ và phân tán theo đơn vị hành chính. Các địa phương
theo đuổi cơ cấu kinh tế tương tự nhau, cạnh tranh theo kiểu ”cùng đi về đáy”.


Sự chênh
lệch mức sống dân cư đang tăng nhanh. Thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20%
hộ thu nhập cao nhất so với 20% nhóm hộ thấp nhấp tăng 8/9 lần, tính từ 1994
đến 2010.


1e. Cơ cấu đầu tư bất hợp lí. Một số ngành có đóng góp
lớn cho nền kinh tế, hiệu quả cao, nhạy cảm và có độ lan tỏa lớn chưa được đầu
tư tương xứng. Ví dụ: sản xuất chế biến lúa gạo, caosu, càphê, nuôi trồng chế
biến thủy hải sản…


Đầu tư nhà
nước dàn trải vào quá nhiều dự án.


1g.  Cơ cấu thành phần kinh tế bất hợp lí về phân bổ nguồn lực.
Kinh tế tư nhân chưa thể là động lực tăng trưởng của nền kinh tế và hiệu quả
đang có  xu hướng giảm.


Doanh nghiệp
nhà nước chưa thể chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng nhanh chóng nhưng tác động vào sự phát triển
năng lực công nghệ lại không đáng kể. Việc gia tăng này còn khiến  Việt bị phụ thuộc  ngày càng nhiều vào thế giới bên ngoài.


Có ba nguyên
nhân chính dẫn đến  những yếu kém như kể
trên. Thứ nhất do duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng theo chiều rộng.. Thứ hai,
môi trường kinh doanh hạn chế nhiếu mặt (thủ tục hành chính, tính minh bạch,
tham nhũng…). Cuối cùng là cơ chế quản lí nhà nước  đối với việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực
quốc gia (vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên thiên nhiên).

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

ĐỌC VÀ ĐỪNG KHÓC

Tự do của tháng Tư


Lần đầu tiên tôi chạm
tay đến ngày 30-4 là khi tôi gặp nhiều nhà báo Mỹ quay trở lại Việt Nam – cuộc
đoàn tụ 35 năm sau cuộc chiến – và phỏng vấn từng người một trong họ.


Ông Neal Ulevich – một nhà
báo của AP tại Sài Gòn – già nua, cầm vụng về những cuốn giấy tròn, có ảnh của
tất cả những ai ông gặp được trong thời gian ông ở văn phòng. Phòng của AP tại
Sài Gòn nằm trên tòa nhà Eden
– bây giờ đã thành tro bụi – đối diện nhà hát thành phố và có thể dễ dàng nhìn
thấy từ Caravelle. Ông nói với tôi từ cửa sổ Caravelle sang trọng: “Bạn muốn
chụp ảnh à? Vậy để tôi đi ra ngoài, bạn có thể chụp tôi với Eden .” Ông hạnh phúc khi thấy Eden vẫn còn ở đấy.
Tôi gặp Edith Lederer, Carl Robinson, Perry Dean Young, Don North, Jacques
Leslie. Tôi đặc biệt nhớ Perry.  Ông đã tặng tôi một quyển sách, kể về nỗi
đau của ông khi 2 người bạn ông Dana Stone và Sean Flynn. Nhưng trên hết, ông
ngồi một cách rất cô đơn trong phòng khách sạn, và nói với tôi rằng ông rất sợ
cuộc chiến đó, sợ đến mức phải bỏ đi, và không quên được người bạn mình đã mất
xác ở Đông Dương.


Một thời gian sau đó, tôi gặp
bà mẹ Bùi Thị Mè. Bà là người phụ nữ đẹp thật đẹp. Bà tinh anh, thông minh và
dịu dàng. Bà thích mặc áo bà ba đen. Cứ sau mỗi năm gặp lại, bà lại yếu hơn. Bà
chính là người đã mất cả 3 người con trai trong chiến tranh Việt Nam . Bà cũng là
người đã thuyết phục ông Dương Văn Minh, dựa vào sự cảm mến ông dành cho bà và những
lo lắng về cuộc tắm máu cuối cùng, để tiến đến đầu hàng vô điều kiện. Bà chưa
kể cho tôi nghe về chiến tích, chiến công của bà bao giờ. Nhưng bà hay nhắc đến
Ông Minh sẵn sàng đối thoại, nhắc đến con trai, nhắc đến cái tin con chết đến
dồn dập mấy ngày liên tiếp nhau. Rồi bà khóc. Bà bảo: Tối nào bà đi ngủ cũng
thấy 3 con trai nhìn bà từ ảnh trên tường.


Mỗi năm lớn hơn, tôi lại nhìn
thấy ngày 30/4 ấy theo một cách khác. Đầu tiên, tôi hào hứng với cờ hoa, hào
hứng như bao đứa học sinh cấp 2, cấp 3, viết 1 bài phát biểu cảm nghĩ cho
trường, lớp, đọc to dưới cờ, rồi… được 2 ngày nghỉ học. Sau đó, tôi cảm thấy
hoang mang.


Giờ thì chỉ tự hỏi, sao mà
cuộc chiến ấy vô tâm nhiều như vậy. Nhiều tay nhà báo nước ngoài đến Sài Gòn,
rồi trở nên nổi tiếng. Tôi đọc thấy người ta bảo hồi ấy làm báo mà đến Việt Nam là được coi
như có “số má” ghê lắm rồi. Nổi tiếng nhanh lắm. Nhưng có biết bao nhiêu tay
nhà báo Việt Nam ,
lao ra chiến trường, viết bài chụp hình thuê cho các anh phóng viên nước ngoài,
rồi chết chẳng ai đề tên, nhớ mặt. Cuộc chiến ấy vừa hào hoa, tráng lệ, vừa vô
tâm khủng khiếp. Người ta có thể vô tâm như khi kể một câu chuyện quân ta thắng
quân địch chết như thể lũ trẻ con chơi ô ăn quan tao thắng mày thua. Người ta
có thể chà đạp lên cả cái sự u buồn của cái chết – của những cái chết đã thôi kêu
gào rất lâu rồi – cứ gọi tên mãi nó là thắng con này, đè bẹp thằng nọ.


Có cái chết nào màu xanh màu
đỏ đâu. Có ai thèm nhớ cho cái chết in dấu lên thân thể người ta bằng súng,
đạn, dao găm đâu. Chết là màu đen. Sự đạo đức ở đời là nhớ người đã chết cho mình
cái gì để mình sống tiếp, chứ ko phải vì họ chết nên ta chà dẫm lên họ gọi tên
họ là con thua cuộc anh thắng cuộc.


Rồi ba mươi mấy năm trôi qua.
Cái sự vô tâm đến đáng ngạc nhiên ấy nó phủ lên cả nước mắt quá khứ. Có bà mẹ
nào mất con mà ko đau khổ? Sao không viết về bà mẹ Việt Nam với bà mẹ lính ngày xưa ở miền Nam này giờ côi
cút nghèo khổ ra sao? Hay ai cũng chỉ cần mẹ để lộng kiếng trang hoàng thêm vào
cái tiểu sử công ty là “Phụng dưỡng mẹ VN anh hùng”, “chăm sóc bà mẹ VN anh
hùng”. Mẹ lộng kiếng có cô đơn không? Mẹ lính nghèo Sài Gòn ngày xưa có đau
không? Đời sống sao mà vô tâm thế? Con chó trên vỉa hè còn biết xót thương con
chó già không có miếng ăn mà nhá ra cục xương nhường cho ăn. Người sao cứ ve đi
vẩn lại giữa anh hùng với ko anh hùng, cộng hòa với cộng sản, lộng kiếng và kết
hoa. Còn các mẹ… già cứ già, cô đơn cứ cô đơn, mất con cứ là mất con – nhưng
đời đời trang hoàng lộng lẫy hoặc đời đời cô đơn quay quắt.


Ông nhà báo già đến Sài Gòn
mấy tháng trời, quay lại còn nhớ Eden, quay lại còn nhớ tôi gặp anh lính đã cho
tôi ăn, dắt tôi ra cánh đồng. Người trong một cõi đất thì cứ phỉ nhổ vào mặt
nhau, gọi tên nhau cộng hòa, cộng sản, treo cờ chửi bới nhau, lập nick sỉ vả
nhau, đua nhau gọi tên chỉ mặt quá khứ theo liều lượng mình yêu thích.


Tôi chẳng chờ đợi thông tin
công tâm – vì thông tin thời nào mà chả thế, nó được tạo ra vì người ta thích
thế. Nhưng cái hồn nhiên của anh lính Sài Gòn hát nhạc sến đưa đẩy cô gái nghèo
rồi thở than vì ra trận chắc cũng chẳng khác với cái hồn nhiên của anh Nguyễn
Văn Thạc lúc viết nhật kí mà hi sinh đâu. Vì một tham vọng, sự căm hờn vuông
vức và đầy chủ ý, người ta cứ nhìn nhau như “lính chế độ cũ”, “mấy ông bộ đội
già” rồi truyền cả vào lòng của cháu con. Hờn căm ko còn nguyên si hình dáng thì
hóa ra là dị tật bấn loạn. Mù lòa thông tin rồi sinh ra nghi hoặc thù giận.
Chẳng thấy gì ích lợi hay ho trong ấy cả.


Tôi cũng chẳng hiểu tới cái
thời gì rồi mà người ta còn đặt tên trường học là Đuốc Sống, dạy tụi trẻ con
yêu nước là phải tẩm xăng zô mình như cái anh Tám zô zanh nào đó. Tôi thì nhớ
nhiều cuộc đối thoại với mấy ông già tôi quen, có ông ngồi kể về cái kệ sách
hơn 1000 quyển của gia đình mình được “quyên góp” ra sân xã rồi thiêu đốt thành
tro bụi. Giờ gần 80 tuổi, làm khoa học, mà ông già cứ phải mày mò mãi mấy quyển
sách cũ ở Sài Gòn – trước kia đã có đầy tủ mà thành tro bụi mất rồi.  Rồi
giờ ai cũng có thể căng biển “ủng hộ nạn nhân chất độc da cam” đi làm tiền
thiên hạ.


Nhìn  quanh nhìn quất,
thấy đâu đâu cũng là cái ba mươi mấy năm ấy mãi mãi chẳng phai mờ. Quẩn quanh
hoài. Quẩn quanh hoài. Rồi cái mớ lằng nhằng này sẽ còn mãi, còn mãi, khi người
ta cứ cấu véo lấy thương đau mà nhai nuốt như món hời, vết vẹo của thằng giang
hồ, lên chức, thành quan vì “từng chiến đấu” rồi cứ tung hê mãi mãi cái hứng
thú vô loài của cuộc đau thương dài hàng chục năm này.


Chẳng biết vì cái gì. Hay vì
cái tham lam của riêng mỗi “hình tượng anh hùng” đằng đằng sát khí mà mỗi bên
hăm hở?


 Ko biết.


Chỉ thương mẹ Mè, mẹ nói mẹ
tối nào đi ngủ cũng nhìn 3 con trai trên vách, thương ông già Perry Dean Young,
chỉ nói đi nói lại mãi, “Tôi sợ” vì mất người bạn thân không tìm được xác.
Người trong cuộc sao chẳng lên giọng, gân cổ gì… như những ai chẳng mất gì từ
cuộc chiến ấy…


30/4. Tự do đấy!


Khải Đơn


 

TÁI KINH (1)


Nói chuyện  linh tinh
trước


*** Tên cái đề án này khí
dài, nguyên văn Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai
đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
Tái kinh là cách viết vừa cho
nhanh vừa  cho ra sìtai Beo, không hề có ý cợt nhả.


*** Trên Việtnamnet hôm nay
viết thế này: Còn theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, năm 2009, Bộ Kế
hoạch Đầu tư đã chuyển Quốc hội Việt Nam 1 tài liệu dày 200 trang về
tái cấu trúc nền kinh tế, đến nay trải qua mấy năm rồi tái cấu
trúc đến đâu, có làm hay không, không thấy nói đến, nay lại tiếp tục tái cấu trúc.
Đề án này khác với trước là nó
chỉ có 14 trang, đã tóm gọn không còn dàn trải kể lể mà không có
giải thích.


Không rõ là ông chuyên gia
kinh thế
Bùi Kiến Thành hay phóng viên Trần Thủy  nhầm (dùng chữ này cho nó nhẹ nhàng
chứ định bổ một chữ khác nặng đô hơn). Tái cấu trúc nền kinh tế buộc phải song
song với thay đổi thể chế thượng tầng, còn tái cơ cấu thì chỉ đơn giản là việc
dọn dẹp cho nó gọn gàng ngăn nắp lại mà thôi. Cùng có cấu đấy nhưng khác nhau
một trời một vực.


Cái nhầm thứ hai,
cũng không biết của ai trong hai người, khi bảo Tái kinh chỉ có 14 trang. Bản
tóm tắt 23 trang, bản đầy đủ 64 trang. Hoặc là lười không đọc hoặc là không có
bản gốc nhưng sĩ diện khoe mẽ hoặc là đọc đến trang 14 rồi...tưởng hết.


Sở dĩ Beo nhắc đến chi tiết
số trang này là vì, nó phơi ra một sự thật không mới mẻ gì: các loại nhà của ta
là cấp chuyên gia trong việc phát ngôn cảm tính.


Chả cứ trong nước. Đến mười
mấy ông giáo sư tiến sĩ nọ kia bên Âu bên Mỹ cũng rất hồn nhiên kí tên vào một 
cái văn bản lập luận kiểu thế này: văn hóa nước nhà xuống cấp nguyên do bởi báo
chí bị cấm đoán. Lạ thiệt.


*** Nhưng cái này mới là lạ,
cực lạ luôn. Không hiểu các nghị chuyên nghiệp (nghị nghiệp dư chưa họp, Beo
nghĩ  ra đại trà còn là vui nữa) đọc kiểu gì lại thấy ra, cần phải có tiền
mới thực hiện được Tái kinh. Có vị phát biểu với báo giới rất đầy tính trách
nhiệm khi lo lắng không biết lấy nguồn tiền từ đâu.


Nhân nói chuyện nghị, hôm
nay anh Dương Khựa lên trang nhất với một câu chất vấn cực ngu,
hình như xe biển 80 ít bị phạt hơn
biển trắng. Beo không làm chính trị được, bởi gặp loại nghị thế là phạng không
xót: thứ nhất việc ấy phải hỏi anh Quang, Thăng đây ko ra ngã tư tuýt còi hay
đu đưa nắp capô nhá. Thứ hai, không có chuyện hình như (lại cảm tính) khi hỏi,
bởi anh hỏi hình như tôi cũng sẽ zả nhời, hình như léo phải thế.


Cái này đăng ở Thanh niên.
Soi sang Tuổi trẻ, một chị chọi lại anh Thăng, luật là thế nhưng phải nghĩ đến
cái tình dân đang khốn khó. Anh Thăng đau, dân sướng và bản báo được cái hình 
nghị gái rõ xinh trang nhất. Bạn Hà Cao chửi Thanh niên quả cũng có  cái
lí của bạn ấy, không oan phân nào.


*** Beo sẽ  diễn đạt
bằng ngôn ngữ của mình toàn bộ 4 đề án nhỏ trong  Tái kinh, nếu có
thời gian.


Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

NÓI PHẢI CỦ CẢI CŨNG NGHE (KÌ 1)

* tất cả những chữ in nghiêng
trong bài là trích dẫn từ  Bản Ý Kiến về
cải cách toàn diện Việt Nam. 
LINK
ĐÂY


  14 vị kí tên, thảy đều là
giáo sư từ các trường đại học ở các nước văn minh nhất thế giới.


Các tác giả khẳng định: tuy
bản thân các ý có thể “không có gì hoàn toàn mới” nhưng Bản Ý Kiến này vẫn rất
có giá trị, vì các phân tích trong đó theo tôi là có tính khách quan và khoa
học cao.


Beo đọc rất cẩn thận, 3 lần, và lần sau thất vọng
hơn lần trước về
tính khách quan
và khoa học cao,
 mà các tác
giả đã khẳng định.


Bản thân tính khoa học đã bao hàm trong nó tính
khách quan. Và yêu cầu đầu tiên để có được tính khoa học cao đó là phải tập hợp
được  các dữ liệu, từ gần đúng tới chính
xác nhất, trước khi bắt tay thực hiện bất cứ một loại công trình nào.


Thế nên, phần quan trọng nhất của Bản Ý kiến này nó
nằm ở mục C, đánh giá thực trạng và nguyên nhân. Đọc đi đọc lại, Beo thấy nó
như được tập hợp ra từ  báo chí lá cải hay
từ mấy bloggers thất nghiệp trong nước vậy. Ví dụ cụ thể:


  1. Về kinh tế


 Luật Đất đai
coi đất đai là sở hữu công, do đó dành cho chính quyền
quyền thu hồi đất của bất cứ ai.
Luật lại giao quyền này cho Ủy ban Nhân
dân ở mọi cấp, xuống tận cấp quận, huyện, với giá do
chính Ủy ban Nhân dân quyết định
nhằm mục đích “phát triển kinh tế”. Đây
chính là lý do nhiều đất đai mầu mỡ của nhân dân
bị thu hồi để làm khu phát triển công nghiệp, sân gôn,
hay xây nhà kinh doanh.


Những chữ bôi đỏ là từ sai ít
đến sai hoàn toàn. Việc thu hồi đất của chính quyền có rất nhiều chế tài đi kèm
(thậm chí là quá nhiều với 46 văn bản); UBND có nhiều cấp, cách viết như trên
dẫn tới cách hiểu cấp quận huyện cũng có quyền định đoạt giá cả bồi hoàn cho
người sử dụng đất; Và, các tác giả hãy dẫn chứng xem tất cả các sân golf đã và
sắp hiện hữu trên toàn cõi Việt nam, sân nào được xây nên từ vùng đất đai nông
nghiệp màu mỡ. (nhân đây Beo cũng mở ngoặc, với đặc điểm khá…đặc biệt, xây  sân golf ở những nơi bằng phẳng tốn kém hơn
nhiều ở những nơi dân gian gọi là, đất chó ỉa).


Từ năm 2006 Việt Nam cho phép lập các tập đoàn kinh tế
nhưng không đi kèm quy định giám sát cần thiết
cũng như điều kiện buộc phải xác lập hệ thống quản lý doanh nghiệp, minh định
rõ trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo công ty.


Nhận định này đúng…một nửa. (Hãy
google xem các tập đoàn kinh tế nhà nước có hay không được minh định trách
nhiệm quyền hạn của lãnh đạo tập đoàn). Từ góc độ điều hành của chính phủ, sai
lầm về các tập đoàn này nằm ở chỗ: không có quy chế tầm soát quyền lực. Quyền
lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối. Việc ban hành các quy định giám sát hay
các điều kiện để xác lập hệ thống quản lí…chỉ là những thao tác cụ thể.


Nhìn chung, cho đến nay quy hoạch nặng tính chất áp
đặt, nóng vội, duy ý chí, thiếu thiết kế tổng thể và nhiều khi thiếu tính
chuyên nghiệp. Những yếu kém này thể hiện ở nhiều lĩnh vực. Trong phát triển đô
thị thì đó là việc quy hoạch vội vã, thiếu khoa học dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông liên tục và kéo dài, ngập úng
do mưa, đào đường, đắp đường, chắn lô cốt …
ở khắp mọi nơi.


Beo không phản đối những nhận
định về công tác quy họach hạ tầng ở Việt nam hiện nay. Giá mà dừng ở đấy thì đẹp nhưng, các tác giả dấn tí nữa, đưa
ra các dẫn chứng chứng minh thì lại trật lất và lặt vặt bởi, việc thiếu thiết
kế tổng thể trên tầm vị quốc gia, nó không nằm ở chỗ đào đường chắn lô cốt hay
ngập úng do mưa.


2. Về văn hóa



a. Văn hóa, đạo đức xã hội đang suy thoái trầm trọng.
Chưa khi nào tin tức về tệ nạn xã hội lại có mật độ dày đặc như hiện nay. Dường
như, cái xấu và cái ác đang hoành hành ngoài xã hội và tràn lên mặt báo mỗi
ngày.


b. Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng suy thoái đạo
đức, văn hóa này là … sự kiểm soát báo chí và truyền thông
, – vũ khí mạnh nhất
để chống lại tham nhũng, bất công, giả dối, ác độc – đã làm cho công luận bị
hạn chế và vô hiệu hóa.


Tự thân điểm a và điểm b đã
tréo ngoe nhau rồi nên Beo không cần viết gì thêm.

NÓI PHẢI CỦ CẢI CŨNG NGHE (KÌ 2)

2. Về văn hóa (tiếp)


Tòan giáo sư mà đặt vấn đề về
văn hóa như Bản Ý kiến, Beo cho là tầm quá thấp. Beo mượn ý một anh bạn doanh
nhân, mạo muội viết lại phần nguyên nhân dẫn
đến hiện trạng văn hóa nước nhà như sau:


Tâm lí và nhu cầu sống gấp đang
trở nên vô cùng thịnh hành, đặc biệt với những người đang có  quyền lực cứng (hard power). Vì sao: Bất an
vào tương lai; Bất ổn về thể chế; Bất định về tư tưởng; Bất lực của người thủ
lĩnh (hay không có thủ lĩnh); Bất đồng của các giá trị văn hóa (trong giai đoạn
tích lũy tư bản đồng thời tích lũy các giá trị văn hóa thay thế dần bảng giá
trị cũ không còn phù hợp).


Tương tự như  về Văn hóa, về Giáo dục, Y tế, Khoa học công
nghệ, các tác giả không chỉ ra được chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng
trì trệ hiện nay, thậm chí còn sa vào những tiểu tiết khi lí giải như chế độ
đãi ngộ, chế độ tiền lương…


6. Về quan hệ
đối ngoại


Đọc đi đọc lại, Beo thấy nó như được
tập hợp ra từ  báo chí lá cải hay từ mấy bloggers thất nghiệp trong nước
vậy.
Cái
tứ Beo viết trong entry trước này nảy ra chính là khi Beo đọc đến phần nhận
định về quan hệ đối ngoại của bản Ý kiến.


Toàn bộ
quan hệ đối ngoại của một quốc gia chỉ luẩn quẩn kể ra những sự việc vụn vặt quanh
một nước Trung Quốc với nhận định không chỉ phiến diện mà còn sai về cơ bản. Ví
dụ bản Ý kiến viết:
quan hệ ngoại thương Việt Trung gây ra bất
ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam


Nguyên nhân lớn nhất gây ra
bất ổn kinh tế vĩ mô, tiềm ẩn hay hiện hữu, nằm ở cơ cấu tài chính trong nước và
liên thông với  sự ổn định hay bất ổn
định của kinh tế toàn cầu. Tỉ trọng giao thương Việt Trung chưa đủ lớn để dẫn tới mất ổn định nền kinh tế.


Sống bên cạnh một ông hàng
xóm quá to khỏe, quá xấu tính như Trung quốc, các tác giả đưa ra tòan những
giải pháp ngoại giao căng cứng đối đầu, chỉ để thỏa mãn 
một thứ tự hào dân tộc không có thật. Về điểm này, Beo cho rằng có lẽ các
tác giả thiếu thông tin từ cấp chính phủ hơn là vì nông cạn hời hợt khi đánh
giá tình hình hay chạy theo một luồng dư luận.


***


Chính vì phân tích, đánh giá
không hết, không đúng với hiện tình đất nước về một số lĩnh vực cơ bản nhất như
Beo đã dẫn chứng, dẫn đến  các giải pháp
cho một nước Việt nam giàu mạnh và tự chủ các tác giả đưa ra đâm thành… không thể cũ
hơn được nữa, dù rất hay.


Cũ vì trong nước, người ta đã
đề ra nó như những mục tiêu để phấn đấu đạt tới từ thời cụ Nguyễn Văn Linh. (Việc
tra cứu  cực dễ nên miễn cho Beo
phần chứng minh). Đến thời điểm này rồi, các tác giả cũng không đưa ra được bất
cứ một biện pháp cụ thể nào để hiện thực hóa những điều đó, vẫn chỉ đơn thuần
lặp lại, như hô những khẩu hiệu mà ngay ở trong nước, người ta đã hô rát họng mấy chục
năm nay.


Nếu có gì cần chê thêm, đó là
phần trình bày văn bản: Trùng lặp ý tứ, trình thức lộn xộn.


Nếu có gì cần mách nước thêm:
Trong quan hệ đối ngoại, hãy quan sát kĩ đường đi nước bước của chính phủ Việt
nam trong trục ngoại giao: Nhật bản- Ấn độ- Trung quốc.


Riêng về kinh tế, Beo sẽ viết riêng sau khi đọc xong tài liệu về TÁI KINH vừa trình quốc hội.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

THẮC MẮC BIẾT HỎI AI?

*** Tối. Ngồi đọc báo. Mémé lụi
cụi gấp quần áo phía sau. Mình phóng to 
bức ảnh nàng Tô  thị giày đỏ váy cũn
cỡn đi thăm công trường xây dựng, chỉ cho Mémé, đấy con cái người ta thế, 24 tuổi chả cần học hành chuyên môn  sâu đã làm chủ tịch hội đồng quản trị một
công ty to tướng.


Bất ngờ, không hề tỏ tí chút
ngưỡng mộ Tô thị nào như mình nghĩ, Mémé chẹp miệng thứ bố mẹ gì mà nuôi được đứa con đẹp đẽ ngần ấy rồi lại đẩy con vào
hang hùm miệng sói.


Mình dẩu mỏ cãi cờ đến tay dại gì không phất, tuổi trẻ  tài cao.


Mémé thủng thẳng thế bây giờ 
cho Gái Đẹp làm giống thế, cô có đồng ý không?


Á á á!


*** Mình không
chung mối quan tâm hay thương cảm như Mémé.


 PVV, nay của Tô thị, là công ty cổ phần, Tổng
công ty mẹ Vinaconex và một công ty con của dầu khí nắm giữ 19.5% ( phần vốn nhà nước), còn
lại thuộc về tư nhân.


Mình rất thắc mắc, Tô thị đại
diện cho phần vốn nào để được bầu thành Tô chủ tịch.

AI THƯỢNG –AI HẠ ?

Tính từ giải phóng đến giờ,
thời điểm mình bắt đầu nhận thức được, văn hóa là lĩnh vực duy nhất mà chính
quyền không hề có bất kì động thái nào chứng tỏ có ý định can thiệp vào quá
trình phát triển của nó. Tự thân những người làm văn hóa hay cả những người thụ
hưởng văn hóa cũng không hề có bất kì ý định làm một cuộc canh tân cách mạng
nào cho văn hóa. Nói ví von, văn hóa như đám cây mọc hoang, mạnh sống yếu chết mà
chết ở đây, hầu hết lại là các loài
quý và đẹp.


Cũng phải mở ngoặc đừng nhầm
lẫn trào lưu cởi trói do cụ Nguyễn
Văn Linh khởi xướng, điều này thuộc về lĩnh vực tư tưởng và dành cho riêng một
nhóm cỏn con các nhà văn. (Có lẽ cụ thấy 
đám này hèn quá nên thương tình nới
lỏng tí dây thừng
cho).


Lấy ví dụ, cuốn Sát thủ đầu
mưng mủ.


Quy trình như sau: bọn trẻ nó
nói ra rả. Một tác giả tập hợp lại in thành sách. Truyền thông nhảy vào cuộc (
mà tuyệt nhiên không biết mình đang làm gì). Dăm vài nhà khoa học (tạm gọi) cất
tiếng nói yếu ớt và đưa ra một kết luận cửa miệng: Phải giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt và chuẩn sự trong sáng đó là…như cao tằng tổ tỉ vẫn nói thế.


Trong khi lí ra, quy trình đó
phải đi như sau: các nhà khoa học quan sát hiện tượng ngôn ngữ mới Sát thủ đầu
mưng mủ, đưa nó vào một công trình nghiên cứu cụ thể, đưa nó ra các cuộc hội
thảo khoa học (cụ thể luôn) rồi chốt lại đề xuất lên quốc hội. Quốc hội bấm nút
cho một chuẩn ngôn ngữ mới được sinh ra.


Khi đã được chuẩn hóa, được định
vị, cho dù là tương đối đi chăng nữa, thì mọi cái sự tranh cãi chong sáng or not chong sáng mới không
phơi bày sự thụ động của cả một đội ngũ, mang danh nhà khoa học trí thức trí ngủ,
như hiện nay.


Suốt 40 năm, văn bản có tính
pháp quy cao nhất quốc gia là báo cáo chính trị của  Đảng cộng sản, người ta vẽ ra con đường đi
của văn hóa  xây dựng một nền văn hóa  tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thêm tiên tiến thì bớt đậm đà, luẩn quẩn xoay vần quanh cụm từ ấy trong khi, cái quan
trọng bậc nhất: chuẩn của bản sắc dân tộc trong văn hóa là gì, chưa thấy ai đặt
bút kí khẳng định nó là ABCD…dù ai cũng nói về nó như hát hay.


Có một điều ngoài lề entry
này, ấy là chức danh bộ trưởng bộ văn hóa. Nó như cái ghế xép trên một chiếc
bus trong mỗi kì bầu bán, ghế chính ngồi vừa vặn hết rồi mới tính đến cái xép
này.


Khi ông Lê Doãn Hợp vừa ra HN
nhậm chức Bộ trưởng (lúc đó còn  là bộ
Văn hóa thông tin), mình đã phỏng vấn ông và sau đó về…không xả băng làm bài.
Lí do: ông bày tỏ ý muốn sẽ bắt đầu công việc Bộ trưởng  bằng việc xây dựng một chuẩn văn hóa gia đình
Việt trong thời kì kinh tế  thị trường. Rằng
hay thì thật là hay nhưng …quen quá. Mong muốn này, mình nghe hoài mấy đời các
nhà làm chính sách và mình đã đúng. 5 năm sau, bản sắc dân tộc ta vẫn đậm đà
theo hướng mông lung.


Các chính khách ấy đã nhận
được sự hợp tác, hỗ trợ gì từ các nhà khoa học?


Việt nam có vô số các viện
nghiên cứu khoa học xã hội, chưa có thống kê nào tổng hợp xem các viện hiện đang ngâm cứu công chình
bên cạnh việc đi làm MC cho các thể loại event hay viết blog bình chọn máu nồl bà làm mẫu mực phụ nữ Việt nay.


Thượng bất chính hạ tắc loạn,
không khó để tìm thấy các dẫn chứng, hàng đàn trí thức dùng câu  trên để lên án giới chính trị. Suy ngược ra,
chính họ cũng  tự xếp mình chỉ vào hàng tắc loạn, không hơn.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

CHUYỆN ĐẠO-CHUYỆN ĐỜI VÀ THÌ TƯƠNG LAI (4)

LINH MỤC TRƯƠNG BÁ CẦN


Ông dân Hương khê, Hà tĩnh. Tên
thật là  Trần Bá Cương, năm 49 nhảy ra
vùng tề, sợ Việt minh theo dõi nên đổi tên nói lái lại là Trương Bá Cần.


Ông tốt nghiệp tiến sĩ sử học
tại đại học danh tiếng Sorbonne. Được cử về dạy học tại chủng viện Xuân Bích –
Huế nhưng  Ngô Đình Thục không cho Cần
lãnh đạo giáo phận Huế. Năm 1964, Cần về Sàigòn và được tổng giám mục Nguyễn
Văn Bình cử làm Tổng tuyên úy Thanh Lao Công (Thanh niên lao động công
giáo-theo mô hình của Pháp).


Trước giải phóng, ông là người
có xu hướng thân Cộng, ca ngợi miền Bắc và MTDTGP miền Nam. Ông khởi
xướng phong trào công nhân đấu tranh chống giới chủ đòi tăng lương, nâng mức
sống…đỉnh điểm là vụ Hãng pin Con ó. Công nhân đình công, bị chính quyền Thiệu
đàn áp, Cần, cùng với các linh mục khác như Trần Thế Luân, Phan Khắc Từ đã biểu
tình ngồi với công nhân. 3 linh mục bị bắt giam tại Nha cảnh sát Đô thành. Giới
công giáo phản ứng mạnh, một tháng sau, cả ba đã được trả tự do bằng cách thả
xuống  bên lề đường Nguyễn Trãi, vào giữa
đêm.


Sau giải phóng, Trương Bá Cần
được mời làm phó chủ tịch Mặt trận TP. Khi Linh
mục Nguyễn Đình Thi mang tờ tuần báo Công giáo và Dân tộc từ Paris
về với
cả một nhà in riêng, đặt trụ sở tại Trụ sở của Thanh Lao công cũ 370 Cách Mạng
Tháng Tám (bây giờ), Cần  làm Tổng biên
tập.


Tận dụng sự ưu ái của chính
quyền mới, Cần đã ra tay với một số linh mục khác mà sau này tự lập ra một nhóm
gọi là Canh tân và hoà giải ( Lm Nguyễn Huy Lịch,  Nguyễn Hồng Giáo, Vương Đình Lâm, Nguyễn Công
Đoan và nữ tu Mai Thành). Sự quá khích và độc tài của Cần về tư tưởng của tờ
báo cũng như quản lí tài chính…đã dẫn đến rất nhiểu kiện tụng trong đó có một
vụ sa thải nhân viên Cần thua kiện (chị Lê Thị Công Nhân - không biết đấy có
phải là chị Cát Vũ chuyên viết về văn hóa của Tuổi trẻ sau này không?)


Năm 80, nhân  kỉ niệm 5 năm ngày thành lập báo, ông Trần
Bạch Đằng đã phê phán Cần quá nặng về cá nhân chủ nghĩa từ đó làm hỏng cả một
cơ quan ngôn luận tốt đẹp của người công giáo.


Năm 85, cũng trong dịp kỉ
niệm tương tự, phó chủ tịch UB, ông Dương Văn Ba, lặp lại ý kiến của ông Trần
Bạch Đằng 5 năm trước, phê phán tờ Công giáo và Dân tộc  không đạt được mục tiêu làm gạch nối giữa đạo
và đời.


Cũng cần nhắc lại, toàn bộ
kinh phí hoạt động của Công giáo và dân tộc suốt thời gian này do linh mục
Nguyễn Đình Thi từ Pháp gửi về. Thi là ai và làm gì mà có nhiều tiền thế?


Câu trả lời được đăng trên
báo Quân đội nhân dân vào tháng 2/1985 bằng bức ảnh Thi chụp chung với Mai Văn Hạnh,
với lời chú thích : Đây là những người trong kế  họach hậu chiến của CIA Mỹ.


Tài liệu từ cụ linh mục NVK

Đả đảo anh Thăng

Copy từ
ĐÂY


* Một
số người (rất đông) bảo rằng yêu nước là phải yêu chủ nghĩa xã
hội, phải yêu đảng, phải sống chết với lý tưởng của đảng, phải biết hy sinh cá
nhân mình để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Bằng không thì là phản động.
* Một số người (rất đông) bảo rằng yêu nước là phải biết biểu
tình, biết kiện tụng, biết đâm chọt tất cả chủ trương chính sách của nhà nước,
phải biết ngăn không cho ai làm gì và biết khóc rống khi chả biết làm gì...
 
* Anh Thăng thì bảo yêu nước là phải biết hạnh phúc khi đóng các loại phí.
Thế là tất cả bọn rất rất đông kia cùng hô vang: Đả đảo anh Thăng, đả
đảo anh Thăng, đả đảo,...

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

VỀ VỚI EM TÔI.

Được đăng bởi phot_phet
Mẹ tôi đẻ nó ra trong một chiều đông vội vã khi đang sàng sảy mớ gạo hàng xáo
dở dang. Bố tôi cuống quýt dìu lên trạm xá, bọp phát chui ra liền, khóc oe oe.
Mẹ tôi kể, đẻ bốn anh em tôi đều thế cả. Ý là nhanh, không vật vã.

Nó ra đời như bao đứa trẻ của thời thổ
tả. Tức là sữa chay, bột loãng, tã bỉm vải sô, thuốc thang tự chế. Được cái
may, ngoan như cún, nhớn nhanh như ông Gióng. Phải cái tội nhà nghèo, đông anh
em nên sự ra đời của nó ảnh hưởng trầm trọng đến khẩu phần của tôi và hai đứa
em nữa. Mỗi khi nó chén bột xong, quẳng cái xoong quấy bột bé tí xuống gầm
giường là anh em tôi lao vào vồ lấy, tranh nhau cạo, vét những gì còn dính lại.
Có lần tôi cạo thủng cả đít xoong, mẹ tôi mắng cho thậm tệ.

Tôi anh nhớn nhất nhà nên phần trông em
luôn được ưu tiên. Một thứ ưu tiên rất quái đản. Khi nó tròn ba tháng, mẹ tôi
quẳng đó mà đi hàng xáo. Thời đó tuyền phải mang gạo đi ban đêm tránh thuế vụ.
Cứ ba giờ sáng là mẹ tôi đi. Cả bố tôi nữa. Chui nhủi trong màn đêm đặc quánh
trên những chiếc xe đạp không phanh chuông gác đờ bu, săm lốp buộc chằng vá
chịt. Những lúc ấy, mẹ thức tôi dậy, dặn trông em, khóc thì lấy cái bình sữa có
núm vú giả mà đút vào mồm. Tôi ngoan ngoãn nghe lời. Nhưng hễ tiếng xích líp
tằng tặc tắt đi cái là lại lăn quay ra ngủ khò khò như chết. Ngày ấy, tôi bé tí
mà, mới 7 tuổi.

Thằng cu em vắng hơi mẹ, dậy ngay, khóc
ngằn ngặt. Tiếng trẻ trong đêm khóc vắng mẹ nghe não lắm. Nhưng tôi biết chó
gì, ngủ vô tư. Chỉ đến khi bà hàng xóm già yếu khó ngủ đập cửa chui sang thì
mới tỉnh. Nhưng nó vẫn khóc vì vắng mẹ và khát sữa. Nghe nhời mẹ dặn, tôi lấy
cái bình sữa có núm vú giả mà tống vào mồm nó. Nó ngậm lấy, nút chùn chụt và
câm ngay. Nhưng được một lúc lại nhè ra, khóc to hơn. Phải tội, ngậm cái vú cao
su chả nước non mẹ gì cả.

Sốt ruột, bà già hàng xóm già yếu tốt
bụng vạch vú cho bú. Nó một tay bám chặt vú kia, một mồm tóp má rít. Và lại câm
bặt. Rồi lại nhè ra, khóc to hơn. Bỏ mẹ thật. Nó khóc làm tôi cũng khóc theo.
Khóc vì thương em, vì rối trí. Hai đứa em tôi bị điếc tai nên cũng lồm cồm bò
dậy, dụi mắt ngồi chơ lơ, thẫn thờ. Điên quá, tôi thò ngón tay út đút mồm nó.
Lạ thay, nó ngậm lấy và im hẳn. Cơ sự có vẻ ổn. Bà già hàng xóm thấy im nên
cũng về. Hai đứa em tôi lại ôm nhau ngủ tiếp. Tôi cũng lăn quay ra ngủ, mặc
ngón tay út để mồm nó cả đêm.

Sáng, bố mẹ tôi về mừng khôn xiết khen
tôi trông em ngoan. Tôi rút ngón tay út ra khỏi mồm nó. Giời ạ, ngón út tôi nó
bợt bạt, nhăn nheo và bé tí. Thằng em tôi ngọ nguậy. Thường thì khi thức giấc
nó sẽ khóc rất ghê. Nhưng sao hôm nay...? Tôi la to gọi mẹ. Mẹ tôi đang thay dở
cái quần lao ra bế lấy em tôi, vạch vú cho bú. Nó không vồ mà cũng chẳng ngậm,
mắt khép hờ thiêm thiếp. Mẹ tôi hoảng hồn gọi bố tôi. Ông bình tĩnh hơn, hỏi
tôi chuyện trông nom em ún. Tôi chả biết kể gì, chỉ bảo em khóc cả đêm. Bố tôi
bắt mẹ tôi vắt sữa ra ngoài, rồi bóp miệng nó mà đổ vào. Lúc sau thì nó oe oe
rồi ngoe ngoe thật. Hóa ra em tôi kiệt sức, lả đi vì khóc lắm. Hú hồn.

Khi nó nhơn nhớn một tí và biết ăn cơm
nhá lẫn cơm lống thì đỡ hơn. Chỉ việc cho lên phản, bắt há mồm mà đút. Hôm nào
mọc răng, ốm đau tí chút thì phải bế rong đi khắp làng, vừa đút vừa nịnh thì
mới chịu ăn. Mà nó ăn khỏe lắm, bữa nào cũng chơi nguyên bát ô tô. Hôm nhiều
thức ăn thì còn hơn. Mà thức ăn thì có chó gì, vài con tôm đồng dim mặn, mấy
miếng tóp mỡ già, là hết.

Thế nên, khi trưởng thành, nó cao đến
mét bảy tám. Anh em tôi chả đứa nào cao đến thế. Đã cao lại còn đẹp giai, đúng
kiểu cao to đẹp giai nhiều em thích. Mỗi tội học lại ngu nhất nhà. Nhà tôi rất
lạ, cái trí tuệ cứ theo chiều mũi tên đi xuống. Nhiều lúc tôi cứ băn khoăn, bọn
trẻ ngày một to ra về thể xác nhưng não lại bé đi thì phải.

Lúc nó nhớn khôn thì anh em tôi đã ra
đời hết. Mẹ kiếp, đánh vật với cuộc đời ở cái xứ sở này nhọc thân không phím
nào tả xiết. Đôi lúc hồi tưởng lại, cứ rưng rưng. Khổ quá rồi, nên giờ cứ ai sơ
í chạm vào một tí là lại trằn trọc, suy tư ngang lãnh tụ. Và cũng chính vì thế
nên anh em tôi thương yêu nhau lắm. Nhất là nó. Tất cả tình thương iêu dành nó
phần nhiều. Chúng tôi chắt chiu cho nó từ manh áo đẹp, đôi giày xinh, cả những
đồng hào nhỏ lẻ. So với lũ bạn cùng lứa ở quê, nó tươm hơn tất thảy.

Những tưởng nó theo gương anh chị mà
phấn đấu, đâu ngờ lại bước thụt xuống hố sâu. Một hố sâu mà khi đã bước xuống
thì rất ít cơ hội để kéo lên được. Nó bập vào ma túy. Ở cái làng quê bé nhỏ đó
những người hiểu chuyện này ít như Phạm Tuân được đi vũ trụ. Bố mẹ tôi không
hay, anh em tôi ở xa cũng tậm tịt. Khi phát hiện ra, đã muộn.

Cho nó đi cai hai lần. Lần cuối hai
năm. Lúc về ngon lắm. Tôi bắt nó ở nhà tu dưỡng. Nhờ vòng trong, vòng
ngoài để ý canh chừng. Một năm, nhà mọc thêm khu vườn mới tốt tươi. Khu chậu
cảnh non bộ có thêm nhiều cây mới. Gà lợn đầy vườn, chó mèo đây sân. Nó lao
động, tu dưỡng như một gã nông dân chính hiệu. Tôi mừng lắm. Tính thuê thêm đất
ruộng người ta bỏ không làm cho cái trang trại mini mà lập nghiệp. Rồi nó cũng
có người yêu. Con này nó quen khi còn trong trại và con bé là một thực tập
sinh. Nhiều lần tôi hỏi con bé, hơn hai mươi tuổi đầu đã ăn hết bao nhiêu buồng
gan?. Nó không hiểu ý tôi, chỉ cười và bảo, em sợ ăn gan nhất.

Rồi chúng nó cưới nhau. Tôi mừng càng
tợn hơn. Một cơ ngơi tôi tạo ra cho nó, một tình yêu đẹp, một con vợ xinh và
những đứa con. Bằng đấy thứ sẽ cứu dỗi và giữ chân nó trước vòng tay ma quỷ.
Nhưng không phải thế, ma quỷ vẫn có sức mạnh vô đối và phi phàm. Nó cướp đi em
tôi trong một chiều buốt giá bởi cơn sốc thuốc sau nhiều năm chơi lại. Đúng 6
tháng sau ngày cưới.

Nó bỏ lại bố mẹ, anh em tôi. Bỏ lại con
vợ trẻ chưa quen với những cú dằn sóc trên đường đời. Bỏ lại tất cả. Trừ ước
mơ. Bởi nó chưa từng có ước mơ gì cả ngoài cái mong muốn nhỏ nhoi nhưng cũng
cực phi phàm là trèo thoát khỏi hố sâu.

Mấy hôm nữa là đến ngày nhị thất. Cầu
mong cho em tôi được bình yên. Và tôi cũng đang sửa soạn, để về với em tôi.


 

DẬU ĐỔ BÌM LEO

*** Đúng là phải nghiêng mình
kính trọng Tuổi trẻ số hôm nay trong việc đưa tin  nghị  
 Đặng Thị Hoàng Yến. Một bài nửa hoan
nghênh nửa cảm ơn hai đồng nghiệp già Cựu
chiến binh và Người cao tuổi, đã bền bỉ  đeo
bám đề tài để làm rõ trắng đen cho tới hôm nay. (Với Beo thì hai cụ này còn  thêm phần dũng cảm).


Trong bài chính trang 18,
Tuổi trẻ đã chọc đúng vào tổ kiến lửa, vào tâm điểm, gốc gác của vấn đề: trách
nhiệm của các cơ quan hữu quan ra sao và đến đâu. Chính tại đây, nó phơi bày một
điều thuộc về…lỗi hệ thống và  bà Yến chỉ
là nhân vật phụ, là một ví dụ-bất kì, lẩy ra để chứng minh. (Từ lỗi hệ thống này phải hiểu theo nghĩa
của người  dùng computer).


Mọi sự biện bạch phát đi từ hệ thống vào giờ này, chỉ đẩy sự việc từ
thiếu trung thực lên thành xảo trá.


Nhân vô thập toàn, một đại
biểu như bà Yến trong quốc hội, kì thực đáng giá hơn rất nhiều lần những em
25/26 xứ Mù Căng Chải, biết mấy nả để bấm nút những quyết sách liên quan đến
vận mạng  tám chín trục triệu con người.


Vì vậy, giá mà nhân vụ này,
Tuổi trẻ đầy tiếp đề tài theo hướng, phải sửa chữa (vá víu cũng được) cái lỗi
hệ thống kia cụ thể ra sao, để sau đây những người như bà Yến, không phải (và không thể) man
trá khi muốn lấn sang làm chính trị.


*** Đê tiện nhất là Người lao
động.


Sau khi  cố nèo kéo vụ án hình sự đốt chồng là một
phóng viên bản báo vào những bài báo về vụ li hôn của bà Yến thất bại, hôm nay
đánh tiếp Tân tạo với nguồn thông tin…nghe 
người dân nói.


Đối với công luận, bà Yến và
Tân tạo là hai cá thể khác nhau. Bà Yến khai man lí lịch thuộc về đạo đức. Tân
tạo liên quan đến hàng chục ngàn người lao động, nếu nó có thất bát thua lỗ cũng
không  phải bởi  sự thiếu đạo đức kia mà nên nông nỗi.


Leo lên cái dậu đổ, âu cũng
chỉ loài bò sát đất mà thôi.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

PHẬN ĐÀN BÀ

*** Đàn bà, trời cho 10, tài
1 thì sắc 9, và ngược lại.


Thúy Kiều, cụ Tiên điền cho
cả tài sắc, cái gì cũng đủ mười.


Trong không ít lựa chọn kiếm
tiền cứu cha, Kiều chọn cách bán mình cho Sở Khanh để rồi chôn thân vào chốn
lầu xanh. Gặp được Thúc Sinh, xưng xưng xúi nó về xin phép vợ để rồi
lãnh trận đòn ghen đau hơn bị đánh bằng roi gậy. Đường đường ngôi cao chín bệ,
tham chút áo mão cân đai, đẩy Từ Hải- người duy nhất xứng làm chồng - vào chỗ
chết không nhắm mắt.


Mọi quyết định trong đời, đều
do Kiều tự chọn lấy, không do ai bắt bỏ. Và quyết định nào cũng dìm  chính Kiều xuống đáy Tiền Đường giang.


*** Mình từng viết người giỏi
chưa chắc giàu nhưng người giàu chắc chắn giỏi.


Nàng, giàu vào hàng top ten.


Nhan sắc, tuy không nghiêng
thùng đổ nước, nhưng đủ để giết tất
khi cần (và cả  khi muốn).


Khi tài sản còn lung linh,
đám quân hầu đầy tớ bâu xâu như ruồi  quanh
mật mỡ. Và các hợp đồng quảng cáo rải như đạn hoa cải. Cái này tra Gúc không có
đâu nên mình nói toẹt: tất cả những thằng loa loa loa to nhất.


Tiền cạn. Giở mặt. Trò khốn
bày ra. Nàng dùng chiêu khốn đáp trả. Một chàng nhà báo TW đường hoạn lộ đang
thênh thang giờ ngồi đếm kiến.


Nhúng chân sang  chính trường,
với toan tính cứu…tiền, cho đến giờ thì chắc chắn (lại chắc chắn) mất sạch.


Mất chồng, cũng vì những toan
tính tưởng rằng khôn, để cứu tiền.


Nhiều người, đổ lỗi cho tình xưa người cũ của Nàng, sao nỡ quay
lưng khi việc cứu giúp trong tầm tay có thể.


Mình không nghĩ thế.


Giống như Kiều, thông minh
sắc sảo cho lắm, để rồi định đoạt toàn những việc, dìm chính mình xuống biển
khổ.


Tự dưng lại thấy thương.


Phận đàn bà.

CHÂN DUNG CHÍ VIỆT

Hôm nay, Chí chào mọi người
từ cổng vào to hơn thường ngày. Ấy cũng chỉ thằng nhóc giữ xe là  nhướn mắt tỏ chút ngạc nhiên vì bình thường,
không ai vào cái thư viện lớn nhất quốc gia này, chào nó.


Hôm nay, Chí không vào phòng
đọc. Chí  đảo mắt tứ phía không nhúc
nhích đầu. Đây là khả năng đặc biệt, Trí không cần học qua một lớp sơ cấp trình diễn tuồng
chèo nào, vẫn làm cực siêu.


Khi đã chắc chắn không ai để
ý, Chí lòn nhanh ra cửa sau thư viện.


Con phố nhỏ, ngắn, vắng, bập
bềnh những cái đèn lồng đỏ. Nguyên là phong trào giăng đèn lồng dịp lễ tết, sau
thấy phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cả phố, nên nó được giữ dùng luôn quanh
năm.


Thẳng lưng, ưỡn ngực, gỡ
kính, Chí vào căn đèn lồng tương đối nhất phố, niềm mơ ước đeo đẳng ám ảnh của Chí.


Bà chủ bưng thực đơn là
nguyên cuốn album to vật ra.


Nửa tiếng xem xét cẩn thận
các em trần như nhộng, di tay trên từng bức, Chí quăng ụych trả lại.


Ngon lành nhất bao nhiêu?


500 đô. Còn nguyên  gin, gái quê nõn.


Có loại hơn nữa không?


Dạ có, 1000


Hàng họ ra sao


Dòm qua lỗ khóa xem chúng nó
làm tình.



Thế còn dòm cái thằng đang dòm qua lỗ khóa ?


5000.



Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

CHUYỆN ĐẠO-CHUYỆN ĐỜI VÀ THÌ TƯƠNG LAI (3)

BIẾN CỐ PHẬT GIÁO 1963


Thể lệ treo cờ thời Ngô Đình
Diệm: cờ tôn giáo không được treo  ngoài
những nơi thờ tự. Tuy thế, 16 đến 18/2/59, khi Nhà thờ Đức Bà Sài gòn được nâng
lên hàng Vương cung thánh đường hay 17/8/61, nhân kỉ niệm 160 năm Đức mẹ hiện
hình và khánh thành Vương cung thánh đường La Vang, khắp nơi được trưng cờ công
giáo.


Ngày 6-5/63, Ngô Đình Thục đi
thăm nhà thờ La Vang, đâu đâu Thục cũng thấy cờ Phật giáo chào mừng ngày Đức
Phật đản sinh. Thục thông báo cho Diệm, Diệm ra lệnh  bắt dân chúng hạ Phật kì.


Hongkong  post
ngày 8/5
: Tại Huế, nơi giáo phận của
Tổng giám mục Ngô Đình Thục, Tổng thống Diệm ra lệnh cấm Phật tử treo cờ nhân
ngày Phật đản, dân chúng biểu tình phản đối, quân đội đàn áp làm nhiều người
chết và bị thương…


Tại chùa Từ Đàm Huế ngày 8/5,
Phật tử vẫn tiếp tục tổ chức lễ Phật Đản, một quả lựu đạn được ném ra làm chết
7 thường dân và 5 binh sĩ.


Biến cố Phật giáo  1963 bắt đầu từ đây và là biến cố lớn nhất
trong toàn bộ lịch sử Phật giáo Việt nam cho tới nay.


Chính quyền tuyên truyền Việt
cộng là thủ phạm trong vụ ném lựu đạn.


Dân chúng không chấp nhận
cách lí giải khi không có bằng chứng cụ thể nào. Mỹ khuyến cáo chính quyền Diệm
về sự phản tuyên truyền.


La mã cảnh cáo Thục.


Tại sao một người đã làm đến
Tổng giám mục như Ngô Đình Thục, tại sao một người đã làm đến Tổng thống như
Ngô Đình Diệm lại sai lầm một cách ấu trĩ trầm trọng đến vậy? Câu trả lời nằm
trong liên hệ cốt tủy giữa dòng hô Ngô với Hội truyền giáo hải  ngoại Pháp, nơi coi “chấp ngã” như tôn chỉ
bất di dịch. Sử liệu đã cho thấy vô số sự kiện nói về bệnh chấp ngã của tòa
thánh La Mã. Ignatius Loyala, sáng lập dòng Jesuite nói:Tôi sẽ phải tin rằng vật màu trắng mà tôi thấy là màu đen, nếu Giáo hội
quyết định đó là màu đen
. Giáo hoàng Paul IV nói:  ngay
nếu cha ruột tôi là người phản đạo tôi cũng sẽ đi lượm củi để đốt ông ta.

tài liệu từ Hồi kí Đỗ mậu

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Vô tâm, vô giáo dục và...vô cùng lí tưởng

Copy từ KHẢI ĐƠN 
đồng quan điểm với tác giả này và xót thương cho những kẻ vô tâm vô giáo dục vô
cùng lí tưởng đang rao giảng đạo đức nơi nơi.


 


Lại những đứa trẻ cuồng và
những người lớn phẫn nộ
Một kịch bản thú vị:
Sao Hàn đến Việt Nam
Fan Việt Nam hôn ghế sao Hàn, quỳ lạy ở sân bay, sụp khóc vì không gặp, dẫm đạp
lên nhau để đến gần sao Hàn. Người lớn bắt đầu những cuộc rì
rầm, lắc đầu ngán ngẩm.
Sự phẫn nộ leo thang.
Lũ trẻ ngu xuẩn.
Lũ trẻ mê cuồng bấn loạn.
Lũ trẻ giàu có, sung sướng, rảnh rỗi thân xác quá, chưa bao giờ khóc thương cha
mẹ nhưng sẵn nước mắt gào rú đau khổ vì không gặp sao Hàn.
Cái ghế thằng Bi Rain ngồi có khác gì ghế người khác ngồi. Sao phải quỳ xuống hôn
hít…cái mông nó? (Xin lỗi anh Bi Rain)
Ở hai thế giới “lệch pha”
Thật kì quái. Hãy tưởng tượng thế giới của đám trẻ con thế này.
Chúng có 18 năm trong đời để được gọi là “trẻ con”. Với thời bi giờ thì hết khoảng
12 năm trong số đó chúng chơi với internet. Nhưng đó là “thế giới ngầm” của
chúng. Cái thế giới thực mà chúng sống chung là gì?
Đó là những ông bố bà mẹ có biết xài internet để làm ăn, để email, nhưng chẳng bao
giờ tưởng tượng nổi thế giới internet ấy khổng lồ, ghê gớm và đầy quyền lực đến
mức nào. Họ không thể biết con cái họ có thể học làm bánh, trang điểm, làm đồ
chơi thủ công siêu đẹp qua internet. Họ không biết chúng có thể ngồi ôm đàn hát,
post youtube và… trở thành ngôi sao qua mạng. Họ không biết chúng có thể biết
về một thế giới… người lớn còn người lớn hơn cả họ. Đó là 1 thế giới không có
giới hạn – trừ khi họ ngắt luôn mạng internet ở nhà và nhốt chúng vào 4 bức tường.
Ở trường, đám trẻ học cách tả con gà, tả cô giáo, học cách nói về 1 hành động tốt
giúp bạn, học cách tả ngôi trường của nó. Lớn hơn một chút, chúng học Rừng Xà
Nu, học Mảnh Trăng Cuối Rừng, học Đôi mắt “nhận đường” của Nam Cao. Chúng còn
học về một cơ số các người hoàn hảo, linh hồn vĩ đại của thời đại, trái tim hi
sinh cho nhân loại, anh hùng trẻ tuổi lao vào kho đạn…
Nhưng ở ngoài kia, thế giới “trên mạng” của những tâm hồn bé nhỏ đã phình ra đến
vô cùng. 12 tuổi, chúng cầm điện thoại di động đi làm phim ngắn. 16 tuổi, chúng
chơi trong những nhóm nhảy và vẽ tranh đường phố quen biết qua mạng. 18 tuổi,
bước chân vào đại học, chúng nộp dự thi một bộ phim hoạt hình ghép từ những bức
ảnh chụp liên tiếp. Trong khi đó, ở trường, cô giáo vẫn mải mê giảng về cơ chế
hoạt động của chiếc lò gạch và các phép cộng hóa học chúng chưa bao giờ thấy
trong đời.
Cũng trong hai thế giới “lệch pha” đó, ông bố, bà mẹ, nhà tâm lí học, nhà báo vẫn
đang bận lùm xùm trách móc, tranh luận trên mạng là có nên dạy giáo dục giới
tính từ lớp 2 không? Có nên “vẽ đường cho hươu chạy” từ lớp 5 không? Chắc chắn
phải có thầy cô tâm lí ở trường – nhà tâm lí và nhà giáo dục kết luận thế. Trong
khi đó, 11 tuổi, có lẽ những cậu trai đã bắt đầu xem những đoạn phim “người
lớn” trên trang lauxanh hoặc tha hồ thấy các hot girl, ca sĩ đua nhau lộ hàng,
cởi quần, cởi áo trên mạng. Những cô bé gái chưa được mẹ dạy cách sử dụng băng
vệ sinh đã kịp thấy việc cởi áo sơ mi để lộ áo ngực màu hồng hờ hững và chụp
hình trên mạng thì sẽ được các bạn xem là hot girl xinh đẹp.
Vô tâm, vô giáo dục và… thích đạo đức
Đó là thế giới của người lớn. Những ông bố bà mẹ ra đường chụp giật, làm việc vô
tâm, lừa lọc, đánh một người già lỡ va quẹt xe với mình, phây phây vượt đèn đỏ,
hân hoan nâng li bia chúc tụng nhau khi mua được bằng thạc sĩ tiến sĩ giả…. Họ
tự hào là họ đang nuôi nấng thế giới của những đứa trẻ chưa biết làm và vẫn còn
há họng ăn nhờ cha mẹ.
Họ phẫn nộ gào lên “Chúng mày chưa khóc cha khóc mẹ nhưng đã đổ xô đi khóc thần
tượng”. Họ la mắng lũ trẻ là sống vô nghĩa, không lí tưởng, không khao khát hành
động, không yêu cuộc sống, phù phiếm, giả tạo, mê muội những ca sĩ, sao Hàn từ
xa xôi ở đẩu ở đâu đến.
Họ gọi tên chúng là mù quáng.
Những đứa trẻ thật mù quáng.
Chỉ có điều, vào ngày chúng nói rằng muốn xin tiền đi nghe thần tượng hát, họ dư
thừa tiền nên ném ra cho chúng chơi. Bởi sao, tiền của họ kiếm bằng cuộc dẫm đạp
lên người khác, dễ dàng và đơn giản quá, cho con chơi chút có sao? Họ vô tâm
trước thế giới tâm hồn bí ẩn và cô đơn của chúng. Họ ngụp lặn bên tiền, cốc bia,
quần áo, đồ hiệu. Có tiền vác về sắm sửa lên người đám con – âu cũng đã là khó
nhọc lắm rồi. Thậm chí, có gia đình còn hoảng loạn không hiểu vì sao con mình
tự tử, chỉ giải thích một câu duy nhất là “cháu ở nhà ngoan thế kia mà!” cho sự
tiếc thương muộn mằn.
Vào ngày đi học, thầy cô chẳng dạy gì cho đám trẻ về sự tự tin của 1 con người,
giá trị vô tiền khoáng hậu của chúng, sự kì diệu của thân thể và trái tim chúng.
Họ bắt chúng chạy trên những sân thể thao hời hợt để kiếm 10 phẩy thể dục. Họ
chửi bới, sỉ vả chúng vì cha mẹ chúng không đóng đủ tiền “quỹ hội hỗ trợ giáo
dục”. Họ quay lưng và từ chối cách đứa trẻ miêu tả niềm hân hoan của chúng
trước một điệu nhảy hip hop, trước những bức tranh tường của kẻ giang hồ ngoài
phố. Những đứa trẻ chưa bao giờ dám nói rằng chúng thích được xem ngôi sao Hàn
Quốc hát hơn là đứng đồng ca một cách ngoan ngoãn “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì
cho ta…” Thầy cô từ chối những đứa trẻ tỏ ra dốt nát hơn bạn bè chúng – có nguy
cơ biến thành nhân tố khiến họ không thể trở thành giáo viên giỏi cấp thành phố
5 năm liền.
Không ai cho chúng bày tỏ cảm xúc tự nhiên của ngày lớn lên, ngoài chính những đứa
trẻ giống chúng….
Ngày hôm qua, có Soundfest, lại một cuộc dẫm đạp và hân hoan, nước mắt và sự say
mê cuồng loạn. Muôn đời thì showbiz vẫn vậy, ngôi sao được lòng khán giả thì
khán giả sẽ si mê lao theo. Nếu không ai gọi là ngôi sao? Có cái phim Mỹ, phim
Nhật, phim Trung Quốc nào mà ca sĩ nổi tiếng xinh đẹp không được đám đông fan
hâm mộ lao theo chưa?
Báo chí, người lớn, người già lại cao giọng tự hỏi “Tại sao phải cuồng?” “Hôn ghế
thần tượng, thật quá đáng!”, “đám đông fan cuồng ngu ngốc!” – đại khái vậy. Rất
tiếc năm nay tôi không đi Soundfest (nên viết bài này thật khiên cưỡng) nhưng
năm ngoái khi đi nghe Bob Dylan hát, trong sân của RMIT thì tôi gặp một thế hệ
những fan hâm mộ hơi già già một tẹo. Vâng, ban đầu thì họ ngồi xuống như dự
một buổi cắm trại âm nhạc ngoài trời tao nhã. Sau khi anh Bob Dylan xuất hiện
thì họ quăng hết tương ớt, vỏ hộp cá viên chiên, ly nước ngọt zô mặt người khác
và lao lên sát gần sân khấu để nhìn anh Bob Dylan cho rõ mặt.
Đêm hôm đó toàn người già + người nước ngoài: cái đám người mà bi gờ người ta vẫn
cao giọng bảo là đầy văn hóa và điềm tĩnh ấy. Và đêm hôm đó cái sân của RMIT
rác trắng một trời, hộp đồ ăn vứt tứ tung, tương ớt tương cà nhoe nhoét hết tất
cả cái sân. Anh Bob Dylan yêu quý của tui thì vẫn hát. Nhưng tui thì fải đứng
dậy, bò ra chỗ khác đứng vì xung quanh đã đầy đồ ăn dính dớp dơ bẩn.
Vậy đó, đám đông thì vậy, hội âm nhạc nào chả thế. Đau lòng nhất là nếu như sân
khấu hay khu vực khán đài bố trí có góc chết thì thể nào trong cơn mê cuồng cũng
có người bị dẫm đạp, bị thương, bị chết.
Nhưng mấy sự điên cuồng đó không phải 100% vì đó là đêm nhạc có sao Hàn, sao Trung
Quốc, sao Mỹ gì hết nha. Và sự mê đắm cuồng loạn, “thiếu lý tưởng” (như 1 số
người gọi tên) của đám trẻ thì không phải là lỗi do chúng.
Nếu thích đám trẻ sống lí tưởng, người lớn làm ơn cho tụi nhỏ 1 đám sao có ý nghĩa
hơn là ngọn đuốc sống, anh hùng bắn xuyên táo, thiêu bàn tay zới lao động giỏi
yêu tổ quốc đi. Đã đến thời của những con người lí tưởng chân thành với cuộc
sống của mình và sống ý nghĩa nhất với bản thân, trái tim và linh hồn của chính
mình – không phải là linh hồn đậu đại học, linh hồn đoạt giải nhất Văn cấp tỉnh
hay linh hồn thần đồng đâu.
Khi người lớn từ chối giọt nước mắt của những đứa trẻ, thì đừng trách chúng sao
sống không có lí tưởng!

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

THỜI SỰ CUỐC TẾ BÊN Cu3

Thấy bên nhà Phọt phẹt thông
báo các bệnh viện ngoài HN quá tải bệnh nhân bị tai biến do ngồi xem bằng hết bài
phát biểu của Hồ Cẩm Lú  tại Trưởng Giáo
dưỡng bên  Cu3, nên cũng ngần ngại không
dám mang thân mình ra làm thí nghiệm 
tương tự. Nhưng hôm qua, sau khi CuXin tiễn vong sớm quá, sớm đến độ
chưa từng xảy ra trong lịch sử  nghề hành
khất Việt, thế là phải lọ mọ vào Gúc xem cho bằng hết.


Tự dưng đi gây sự với Mỹ đòi
thả bọn nhập cư trái phép. Xưng xưng nền kinh thế thị trường định hướng kặc-mặc-xít
là hình mẫu phát triển lí tưởng cho tương lai nhân loại...


Đến  mình đây, chỉ nghe trích đoạn thôi, mà phải dòm đi dòm lại cuốn lịch bàn, xem
có đúng những của ấy được phát ra vào năm 2012 không, nữa là bọn CuXin bạn ku Mỹ.


Thằng CuXin, nó xồ cuộc  gặp không hẹn ngày tái ngộ và, cái này mới
đau này: miễn tiếp không giải thích.


Lặp lại ý kết của entry
trước, mình mà đã ghét cái gì, cấm có sai.

đang viết nốt

SEX



*** Quan điểm của
Giai xinh Gái đẹp về cái đề thi này như sau:


hong ho: con đọc cái đề thi
về trinh tiết của bọn FPT ấy rồi nhận xét cho mẹ cái


mays: con thấy cái đề thi
hay phết


mays: sex trong văn hóa mới
nó rành rành ra như vậy


mays: tội tình gì mà không mang
nó vào trường học


mays: đàn bà con gái thế kỉ
này mà còn ngại ngùng chuyện đó thì bao giờ mới mở mặt ra được


mays: ối giời con gái bên
này mà nói viết về trinh tiết là thô tục thì nó cười cho vỡ mặt


hong ho: bên Mỹ hay Anh nó
có loại đề thi thế này ko con


mays: đương nhiên chứ mẹ


mays: có hẳn cả những
môn  dạy về khoa học tình dục


mays: nó gọi là  women
sexuality


hong ho: dạy từ phổ thông
hả con


mays: cấp 3 cũng có


mays: ở đại học thì nhiều
hơn


mays: trường con dạy thiếu


mays: học ngành nào cũng có
thể lấy lớp đó


mays: hồi ở Anh con học 1
lớp  film của Phap


mays: con viết bao nhiêu essay
về tình dục đồng tính trong film ảnh


mays:  chuyện bình
thường


*** bim: con thấy đề thi
này hay đấy


bim: ngoài việc tuyển sinh
ra


bim: wa các bài làm của học
sinh


bim: mình còn có thể thấy được


bim: sự thay đổi của ý thức
hệ


bim: suy nghĩ tư tưởng của tầng
lớp trẻ hiện nay


bim: với đề thi này


bim: nó bám sát vào suy
nghĩ, đời tư sinh viên


bim: thì ko cần nhiều kiến thức
bên ngoài


bim: nên sẽ công bằng hơn
với học sinh


bim: tại nó sẽ thể hiện rõ nhất
cách lập luận, cách giải thích và cách trình bày  


bim: mà không cần phải thêm
kiến thức bên ngoài.


bim: và nó đi vào thực tiễn,
làm cách nào cho sinh viên thể hiện được suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và
trung thực nhất


*** ý kiến một chân dài đang đi học
khác


le: con thấy đề thi này rất
hay đó chứ


le: vì đó giờ vn mình đa số
cứ nói đến sex là rất nhạy cảm


le: những chủ đề thế này
cũng là cánh cửa mới cho học sinh bên VN có cái nhìn cởi mở hơn khi chưa được
trang bị kiến thức như thế ở phổ thông


le: bởi vì bên đây những đề
tài thế này được áp dụng từ trung học, ngay cả trung học cơ sở


le: trên báo bao nhiêu
chuyện thương tâm thế về  vợ mất trinh bị đánh đập đủ điều


le: con còn nghĩ nó là đề
tài giải phóng phụ nữ nữa kìa


le: không phải con đồng ý
chuyện trinh tiết không quan trọng


le: sex là điều thiêng
liêng trước tình cảm


le: nhưng ông kia nói cứ
như là chưa bao giờ biết đến quan hệ giới tính





*** Thế nên  mình ghét  là có lí do LOẠI
THẦY GIÁO THẾ NÀY



Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

ĐỐ AI BIẾT: BÁO CÔNG AN ÁM CHỈ AI?

 BÀI TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI CUỐI THÁNG

Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy…
Họ Biến tên Thái ra đời. Phương Đông xuất hiện mống vồng rực rỡ.
Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy...
Họ Biến tên Thái tập nói. Gà mái gáy trong kinh thành, chếch phía cổng Đông,
đất sụt 3 tấc.
Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy…
Họ Biến tên Thái trở thành ca kỹ. Có nhật thực ban ngày, nguyệt thực buổi đêm.
Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy…
Họ Biến tên Thái trở thành đệ nhất danh kỹ. Mưa gió dầm dề ba ngày ba đêm,
sương phủ kín mặt người giữa trưa hè.


1. Biệt phủ của họ Biến tên
Thái nằm ngay giữa chốn đô hội trong kinh thành. Biệt phủ tường xanh xanh, nóc
vàng vàng, phía trước có cái tượng của họ Biến tên Thái nhìn rất kỳ dị.


Trên bức vách biệt phủ, họ Biến
tên Thái mướn mười nghệ nhân nổi tiếng nhất trong kinh về, cơm ăn nước uống
ngày năm lần, đêm ngủ nệm lông ngỗng, ngày nghe lời hát hay để chạm vào đó bức
hoành phi có nội dung đúc kết lại Bát điều thiên cổ của họ Biến tên Thái.


Tiếp đến, họ Biến tên Thái mướn
thêm hai trăm danh họa họa hai vạn bức tranh có cùng nội dung của Bát điều
thiên cổ để phát tán cho người dân trong kinh thành. Trên nền bức tranh, là
nhân ảnh với y phục thiếu trước hở sau của họ Biến tên Thái.


Nhân sĩ trong kinh thành chất
vấn “Các hạ viết Bát điều thiên cổ nói dân phải làm theo Bái điều thiên cổ của
các hạ, nhưng các hạ lại vận y phục ấy, không phải là phỉ báng thiên hạ sao?”.
Họ Biến tên Thái cười rũ: “Bát điều thiên cổ là để dành cho những kẻ bất trí
làm theo, không phải dành cho mỗ. Bọn văn nhân hèn kém như các ngươi thì làm
sao hiểu được cái uy oai của người có ngân lượng”.


Nhân sĩ nghe câu trả lời của họ
Biến tên Thái, họ biết là không thể cật vấn kẻ ấy, bèn buồn bã thở dài quay
lưng về lại lều tranh.


Đắc chí, họ Biến tên Thái sai
gia nhân, đứng ở bốn góc kinh thành, hét toáng: “Chính Ngọ ngày mai, lão gia họ
Biến tên Thái sẽ phát chẩn tại gia phủ! Kẻ đói rách, người túng thiếu… cứ đến
đó đợi nghe xướng tên mà nhận lãnh thực phẩm!… Kính cáo”.


Giờ Ngọ hôm sau, hành khất trong
kinh thành nháo nhào tìm đến nhà của họ Biến tên Thái. Người câm thì hân hoan,
người điếc thì rạng rỡ, người mù thì nhảy múa, người ghẻ lở thì xuýt xoa… tất
cả đều tán tụng công đức của họ Biến tên Thái.


Vậy mà, một khắc, hai khắc,
ba khắc… lặng lẽ trôi qua. Đến khi ánh dương chìm nghỉm trên tán cây cao trước
nhà họ Biến tên Thái vẫn không thấy lương thực để phát chẩn đâu. Họ gào thét,
họ phẫn nộ, họ hai hay hai đấm, hai mắt tóe lửa, mồm bật máu tươi đòi gà chó,
người ngợm trong nhà của họ Biến tên Thái đều phải trở về cõi u linh. Họ muốn
một cơn mưa máu phải diễn ra. Họ muốn dao vào thì trắng, dao ra thì đỏ. Họ
quyết định làm thủng năm mươi ba lỗ trên người của họ Biến tên Thái.


Nghe gia nô cấp tập thông báo
tình hình, họ Biến tên Thái ngồi trên ghế, cười hăng hắc: “Các ngươi chờ gì mà
chưa gọi bổ đầu. Cái lũ phàm phu tục tử ấy không hiểu thế nào là đùa à. Không
biết thế nào là giỡn à. Thóc lúa trong nhà ta có dư thì để cho chiến mã, trâu
bò, gà lợn của ta ăn, chứ ta rảnh đâu mà cho cái lũ ấy ăn”. Dứt tràng cười, họ
Biến tên Thái lại cúi đầu ăn món huyết yến chưng cách thủy, món ăn cực kỳ yêu
thích của họ Biến tên Thái. 2. Khuya, trời không trăng. Sau khi cạn mười
vò mỹ tửu, họ Biến tên Thái thét gọi gia nhân: “Cho đòi hai đứa có miệng có
mồm, không cần sức khỏe!”.


Ngay tắp tự, hai gia nô phủ phục
ngoài cửa chờ họ Biến tên Thái sai phái. “Hai đứa mày, ngay ngày mai dán cáo
thị khắp kinh thành. Trên cáo thị viết, họ Biến tên Thái ta ngày này, tháng
này, năm này… nằm mơ thấy tiền nhân quở phạt vì cái tội không phát chẩn hôm
nào. Tiền nhân hạ lệnh cho ta trong vòng bảy ngày phải bán gấp biệt phủ này để
thực hiện trọn vẹn cái nghĩa tương sinh. Nếu không, tính mạng khó toàn an. Vì
vậy, nay ta dán cáo thị khắp kinh thành, mời các đại tài chủ đến nhà để thương
lượng việc mua bán. Chỉ có vậy thôi, hai đứa mày lui được rồi”, tài chủ khoát
tay bước vào thư phòng, gia nô dập đầu cúi lạy lùi ra ngõ.


Hôm sau, gia nô dán cáo thị khắp
kinh thành. Thêm lần nữa, dân trong kinh thành bàn tán xôn xao về tấm lòng đại
thiện nhân của họ Biến tên Thái.


Tài chủ bắt đầu thay xiêm y,
đốt hương trầm, ngồi xe tứ mã, tay cầm ngân lượng tìm đến nhà họ Biến tên Thái.


Tài chủ thứ nhất, nói: “Thiệt
là may mắn. Ngay trong thời điểm gạo châu củi quế, người đói đầy đường mà họ
Biến tên Thái lại làm điều kinh thiên động địa, phúc đức nghìn năm như vậy”.


Tài chủ thứ hai, nói: “Lòng người
quả nhiên khó đoán. Mới hôm nào, nhân dân còn oán thán họ Biến tên Thái là uống
máu thiên hạ, bỡn cợt nghèo khó. Nhưng nay, họ Biến tên Thái đã minh chứng
thiện tâm của mình”.


Tài chủ thứ ba, nói: “Mấy hôm
trước, mỗ nghe tiếng chim khách kêu vang dội bốn cửa trong thành. Lại nghe lũ
trẻ trong nhà đồn rằng phía Nam ,
trên tán cây ngô đồng có tiếng phượng hoàng gáy. Mỗ đoán sẽ có người nhân nghĩa
xuất hiện. Thật bất ngờ, người nhân nghĩa ấy chính là họ Biến tên Thái”.


Tài chủ dứt lời, hai tay vái dài,
ra chiều cửu ngưỡng. Họ Biến tên Thái vòng tay đáp lễ, mời tất cả các tài chủ
vào nhà dùng trà.


“Họ Biến tên Thái ta sinh ra trên
đời là để làm những việc vô tiền khoáng hậu. Một nghìn năm trước, sử sách không
có người như ta. Một vạn năm sau, hậu sinh phải chép miệng nhắc về ta. Đức
Khổng, Đức Lão… bàn chuyện đạo, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Ta cho đó chỉ là lời
nói ủy mị, hão huyền. Cũng như người đòi hái sao trên trời, vào động tìm thuốc
trường sinh, cỡi gió đạp mây mà bay, đưa tay vớt trăng dưới mặt nước.


Ta không lấy lời nói làm vật để
vinh danh. Ta không lấy sự huyền ảo làm vật phòng hộ. Ta chỉ lấy việc thiên hạ
chạm được, vật thiên hạ nếm được để làm điều nghĩa. Quý tài chủ nãy giờ ngợi
khen, thật khiến ta đỏ mặt. Nhưng, đó không phải là điều không có cái lý của
nó”, họ Biến tên Thái cất tiếng.


Trà Tuyết Sơn được hái khi
búp còn ngậm sương, được sao khi lửa vừa ấm tay, được hãm trong bình sứ già,
được ngâm nước sôi đủ nhiệt tỏa mùi thơm ngào ngạt khắp thư phòng. Nghe họ Biến
tên Thái nói, tài chủ quên bẵng dư vị trà quý đang chờ tài chủ thưởng lãm.


Tài chủ tranh nhau nói, có
tài chủ, vì ham tán tụng công đức của họ Biến tên Thái nên nhai mất luôn lưỡi
của mình lúc nào không biết, máu tươi nhểu ướt cả vạt áo gấm vàng.


“Công đức của họ Biến tên
Thái quả thật là vô lượng. Chúng tôi chỉ là dân con buôn, lấy lãi làm tính mạng.
Nên mời họ Biến tên Thái mau mau nói giá của ngôi biệt phủ này cho chúng tôi
suy tính”, tài chủ đáp lời họ Biến tên Thái.


“Không vội, không vội… để ta nói
sơ qua về căn biệt phủ này đã. Các tài chủ đều biết, nhà ta nằm ở nơi đô hội
phồn hoa, đất có long mạch, quanh năm đón gió mát, không sợ nước lụt bão táp.
Công phu cất dựng thì không phải bàn, thợ khéo tay phải làm ròng rã ba mươi tám
tháng mới hoàn tất. Đó là không tính đến, bức tượng của chính ta và Bát điều
thiên cổ, ta đã kỳ công tạo nên. Vì vậy, giá cả không phải bàn đi tính lại. Ta
nói một giá duy nhất, năm vạn lượng hoàng kim”, họ Biến tên Thái trả lời.


3. Tài chủ nghe dứt câu, tâm thần vô định, tim đập tay
run, mồ hôi đổ ròng ròng trên trán. “Họ Biến tên Thái nghĩ lại, cái giá mà nhà
ngươi đưa ra quả là quá cao. Tại hạ không thể sống trong biệt phủ quái đản của
nhà ngươi, thứ mà tại hạ muốn giao dịch chỉ là phần đất thôi. Sau khi mua được đất,
tại hạ phải phá bỏ hoàn toàn căn biệt phủ đi để cất lại”, tài chủ kỳ kèo.


Nghe dứt câu, họ Biến tên
Thái cười như ngây như dại: “Ta đoán trước các ngươi sẽ không thể mua nổi ngôi
biệt phủ của ta. Bởi không ai cuồng dại đến mức bỏ năm vạn lượng hoàng kim để
mua vật chỉ hợp với lòng ta. Ta đã nguyện rồi, có ai mua biệt phủ thì ta sẽ
dùng hết số ngân lượng ấy để phát chẩn cho thiên hạ. Nay, không ai mua thì ta
lại tiếp tục sống trong căn biệt phủ này. Gia nô đâu, dán cáo thị công bố khắp
kinh thành, giao dịch của ta và các tài chủ thất bại, nên người đói không có
gạo, người rét không có áo như ta đã dự tính. Đừng ngồi mơ đến chuyện không
thật nữa”.


Sau khi cuộc giao dịch ngôi biệt
phủ bất thành, dân trong kinh thành không tin lời của họ Biến tên Thái nữa. Dẫu
có lần họ Biến tên Thái đã cất công vào trong hiệu thuốc của quan đại phu, để
thương lượng việc kính dâng thi thể họ Biến tên Thái cho đại phu mổ xẻ.


Tháng trước, họ Biến tên Thái
quyết định lấy xiêm y của thân mẫu mình để khoác lên người, rồi mời danh họa
đến biệt phủ họa hình dán kín các bức tường trong kinh thành cho thiên hạ
thưởng lãm.


Lần này, thiên hạ không thể không
nổi giận. Họ chỉ mặt họ Biến tên Thái nói như rít: “Các hạ là cái đồ quái đản,
bệnh hoạn. Không còn ra cái giống người nữa. Đến thân mẫu của các hạ, mà các hạ
còn lấy ra để bỡn cợt, thì còn điều vô pháp vô thiên, bất nghĩa bất đạo nào mà
các hạ không dám làm. Mỗ thương hại cho các hạ, bấy lâu khoác danh đệ nhất ca
kỹ chỉ để làm những điều xằng bậy rồi tự cho là khoái lạc”.


Họ Biến tên Thái nghe thiên
hạ mắng một cách chăm chú, nghe mà như nuốt từng lời. Mãi lúc lâu sau, họ Biến
tên Thái mới thủ thỉ với chính mình: “.. Hắc..hắc… Vốn dĩ mỗ họ Biến tên Thái,
thì việc gì mà mỗ không dám làm… hắc…hắc”.


Từ ấy trong kinh thành, thiên
hạ gọi họ Biến tên Thái một cách nhanh gọn là Biến Thái


NGÔ NGUYỆT HỮU


 

LẬP VỚI LUẬN


COPY TỪ LANG KINH


Hôm nay,  BỌ lập đăng
cái entry "Sợ sự thật" : trên http://quechoa.info (Trình IT của iêm
quá tệ nên không lấy link theo kiểu
đây
đây
được, pà con thông cảm nhé. Ai biết thì giáo hóa cho iêm tí đê!)

Trong bài BỌ lập dẫn link bài GS Phan Huy Lê giải thích về hình tượng nhân vật Lê
Văn Tám. Và cuối cùng gút lại mấy vấn đề:



-
Xin cho không bàn đến Nguyễn Văn Bé vì chưa có nguồn công khai, đáng tin cậy.
Nên trong bài này chỉ nói về hiện tượng Lê Văn Tám thoai.
1.
“Thế
nhưng cho đến nay không một ai, một cơ quan
nào dám đứng ra thừa nhận sự thật mà
gs Phan Huy Lê đã nói”.


2.
“Quá đúng!
Thì thì tại sao người
ta sợ sự thật đến thế? Vì sự thật là thứ  luôn gây bất lợi, rất nguy hiểm cho chế độ ta, có phải thế chăng?”


3.  BỌ lập rất đắc ý với câu nhấn mạnh của GS Phan Huy Lê “Theo quan điểm của tôi, mọi biểu
tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng
dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực” và chắc chắn
BỌ lập coi đó là một thứ bùa, trú để bắn nát những “tượng đài nay mới phát hiện
là giả”


Nói
với với BỌ lập vài lời nhé.


1.    
Thế BỌ lập có biết GS Phan Huy Lê là ai không? Đây ạ! Copy nguyên từ Wiki
Giáo sư, Viện sĩ,
Nhà giáo Nhân dân
Phan Huy Lê
(sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934)
là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam[1], Chủ tịch Hội
Khoa học Lịch sử Việt Nam
: Khóa II (1990–1995), khóa III
(1995–2000), khóa IV (2000–2005) và khóa V (2005–2010).

Vậy Ông Phan Huy Lê đã có đủ tư cách để thừa nhận
sự thật hay chưa? Hay lại phải để Ông Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn xin lỗi và thừa
nhận
để BỌ có thêm một bài “Không ị được
cũng phải để Thủ tướng ra tay.


2.    
GS Phan Huy Lê khi
viết bài trả lời thẳn thắn trước báo chí, Tôi nghĩ Ông không chỉ với trách
nhiệm của một nhà sử học trung thực, của một nhân sỹ trí thức mà còn là một cán
bộ chế độ ta. Và cũng là thực hiện lời căn dặn của GS Trần Huy Liệu (
xin
lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong
Chính phủ lâm thời từ ngày 28 - 8 - 1945 đến ngày 1 - 1 - 1946, rồi Bộ trưởng
Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1 - 1 - 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng
chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 - 3 - 1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự
kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946 -
1948?” sau sự kiện trên.)


3.    
BỌ Đọc bài GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn
Tám, nhưng có lẽ BỌ không đủ kiên nhẫn đọc hết, hay giả như đọc hết mà chẳng
thèm quan tâm xem sự kiện ấy tạo nên vì mục đích gì? cho ai? ảnh hưởng thế nào đến xã hội bấy giờ? tại sao
bây giờ người ta lại trả lại sự thật cho nó. Khi phát hiện ra sự kiện thiếu
niên Lê Văn Tám (Lê Văn là cái họ và đệm thông dụng của người Việt, Tám là cách
mạng tháng 8, cái này do bác Liệu "bịa") không có thật vậy là BỌ đã
nhảy cẫng lên và chạy đi mà “Eureka!” Vì thế, lại xin copy đoạn kết trong bài
của GS Lê tặng BỌ để khi rảnh bọ đọc cho hết luôn nhé.


  "...Ngay đối với những
biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền Thuyết như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Con
Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua Lê trả Gươm
thần ở hồ Hoàn Kiếm..., kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ
sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.


Biểu tượng “ngọn
đuốc sống Lê Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức
của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước
của quân dân ta trong buổi đầu của Nam
kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê
Văn Tám. Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám.


Đó không phải là
tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật,
một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch
sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một
nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê
Văn Tám..."


Cũng mong những cái thần
tượng đương đại của bọ ( ví như cái người mà BỌ mơ ước được tặng hoa nhân ngày
8/3 vừa rồi) sau này không bị BỌ trăng trối dặn ai đó trả lại cái bản chất thực
của nó.


 


THỜI GIAN

Sà vào đống ảnh cũ, thuở còn
chụp bằng phim 36  tấm, tự dưng buồn thỉu.


Có 3 bức chụp với Trịnh Công
Sơn, 2 bức ở Huế 1 bức ở nhà Mai, dì ruột của nghệ sĩ Bùi Công Duy.


Ngày ấy, sao mọi người đẹp
thế không biết.


Ngày Trịnh mất, cơ man văn
nhân kẻ sĩ lên báo kể về những kỉ niệm với Trịnh như những người bạn vong niên
tâm giao. Mình, không đến Duy Tân và cũng chẳng ra Gò Dưa, ngồi với  Sâm Thương 15 phút quán cóc gần nhà Trịnh.
Hai anh em không nói câu gì, im lặng cho đến khi Sâm Thương bỏ đi. Sâm Thương là
người  biết nhiều nhất những bí mật thuộc về Trịnh. Ông là nhà
văn, nhà viết kịch bản điện ảnh, lâu rồi không xuất hiện nên ít người còn nhớ. Cho
đến tận giờ chưa thấy một lần, ông mượn Trịnh để PR, như các kẻ sĩ kia.


Một người nữa, cũng không
mượn Trịnh để PR như lâu nay rất nhiều người đổ tiếng ác:  Đỗ Trung Quân. Mặc dù nếu muốn, Quân có dư cả tư
cách lẫn những kỉ niệm với Trịnh để mang ra 
xài. Quân, nếu mình nhớ không
nhầm thì giống mình, không phải fan của Trịnh. (Trịnh vs nhạc Trịnh).


Câu cuối cùng mình trao đổi
với Trịnh:


- Ối, sao tay anh lạnh thế


- Tay
lạnh nhưng trái tim anh ấm


Trịnh nhắc câu ấy đến ba lần,
như kiểu đấy là một lời  nhạc vừa sáng
tạo hay  câu danh ngôn.


Nhân nhắc đến Quân. Trong  album có tấm hình chụp với gia đình Họa sĩ Hoàng Ngọc Biên, người Quân
coi như thầy. Thật tiếc nhân vật chính  mình muốn nhớ nhất bị khuất gần nửa
mặt sau mấy bông hoa khô Đà lạt cắm vào  cái gùi Tây nguyên: bà vợ Họa sĩ  và là cô giáo dạy tiếng Pháp cho đứa viết cour thiếu sờ trong một entry gần đây. Bà không biết, cái chữ Sờ kia đã được dùng làm … điểm tựa khốn khổ,  giúp chống đỡ sự xấu
hổ cho một vị dịch giả lừng danh đất Việt thời nay.


Oan cho bà, vì người dạy  viết cour có sờ là một ông thầy, cao to đẹp
giai, ba lần lên xe bông  li dị đủ 3 và 4
lần vượt biên đều không thoát.


Chiều kia, mình đang lơ vơ
trước cửa văn phòng, thầy sầm sập đi ra, mặt tím bầm. Tự dưng thầy nắm khuỷu
tay mình, lôi sềnh sệch khỏi cổng trường. Thầy nấc nghẹn từng chặp, tay giơ mãi
cho mình coi một bao rưỡi thuốc lá Mai và một cái xăm xe đạp, được phân phối
theo tiêu chuẩn.


Hồi đó mình trẻ con,  biết gì về trí thức cũ miền Nam đâu nên chỉ đứng đần mặt. Sau lần đấy thầy cũng không nhớ mình là ai.
Thầy vượt biên lần chót, nghe nói thế, và không biết đi có thoát không.


Những bức ảnh, rửa bằng loại
giấy và công nghệ tốt nhất thời ấy của Thông tấn xã, nên còn đẹp nguyên.


Chợt có ý nghĩ, khi nào nghỉ làm,
mình sẽ bỏ thời gian đi tìm lại, người trong ảnh.