Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

AI THƯỢNG –AI HẠ ?

Tính từ giải phóng đến giờ,
thời điểm mình bắt đầu nhận thức được, văn hóa là lĩnh vực duy nhất mà chính
quyền không hề có bất kì động thái nào chứng tỏ có ý định can thiệp vào quá
trình phát triển của nó. Tự thân những người làm văn hóa hay cả những người thụ
hưởng văn hóa cũng không hề có bất kì ý định làm một cuộc canh tân cách mạng
nào cho văn hóa. Nói ví von, văn hóa như đám cây mọc hoang, mạnh sống yếu chết mà
chết ở đây, hầu hết lại là các loài
quý và đẹp.


Cũng phải mở ngoặc đừng nhầm
lẫn trào lưu cởi trói do cụ Nguyễn
Văn Linh khởi xướng, điều này thuộc về lĩnh vực tư tưởng và dành cho riêng một
nhóm cỏn con các nhà văn. (Có lẽ cụ thấy 
đám này hèn quá nên thương tình nới
lỏng tí dây thừng
cho).


Lấy ví dụ, cuốn Sát thủ đầu
mưng mủ.


Quy trình như sau: bọn trẻ nó
nói ra rả. Một tác giả tập hợp lại in thành sách. Truyền thông nhảy vào cuộc (
mà tuyệt nhiên không biết mình đang làm gì). Dăm vài nhà khoa học (tạm gọi) cất
tiếng nói yếu ớt và đưa ra một kết luận cửa miệng: Phải giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt và chuẩn sự trong sáng đó là…như cao tằng tổ tỉ vẫn nói thế.


Trong khi lí ra, quy trình đó
phải đi như sau: các nhà khoa học quan sát hiện tượng ngôn ngữ mới Sát thủ đầu
mưng mủ, đưa nó vào một công trình nghiên cứu cụ thể, đưa nó ra các cuộc hội
thảo khoa học (cụ thể luôn) rồi chốt lại đề xuất lên quốc hội. Quốc hội bấm nút
cho một chuẩn ngôn ngữ mới được sinh ra.


Khi đã được chuẩn hóa, được định
vị, cho dù là tương đối đi chăng nữa, thì mọi cái sự tranh cãi chong sáng or not chong sáng mới không
phơi bày sự thụ động của cả một đội ngũ, mang danh nhà khoa học trí thức trí ngủ,
như hiện nay.


Suốt 40 năm, văn bản có tính
pháp quy cao nhất quốc gia là báo cáo chính trị của  Đảng cộng sản, người ta vẽ ra con đường đi
của văn hóa  xây dựng một nền văn hóa  tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thêm tiên tiến thì bớt đậm đà, luẩn quẩn xoay vần quanh cụm từ ấy trong khi, cái quan
trọng bậc nhất: chuẩn của bản sắc dân tộc trong văn hóa là gì, chưa thấy ai đặt
bút kí khẳng định nó là ABCD…dù ai cũng nói về nó như hát hay.


Có một điều ngoài lề entry
này, ấy là chức danh bộ trưởng bộ văn hóa. Nó như cái ghế xép trên một chiếc
bus trong mỗi kì bầu bán, ghế chính ngồi vừa vặn hết rồi mới tính đến cái xép
này.


Khi ông Lê Doãn Hợp vừa ra HN
nhậm chức Bộ trưởng (lúc đó còn  là bộ
Văn hóa thông tin), mình đã phỏng vấn ông và sau đó về…không xả băng làm bài.
Lí do: ông bày tỏ ý muốn sẽ bắt đầu công việc Bộ trưởng  bằng việc xây dựng một chuẩn văn hóa gia đình
Việt trong thời kì kinh tế  thị trường. Rằng
hay thì thật là hay nhưng …quen quá. Mong muốn này, mình nghe hoài mấy đời các
nhà làm chính sách và mình đã đúng. 5 năm sau, bản sắc dân tộc ta vẫn đậm đà
theo hướng mông lung.


Các chính khách ấy đã nhận
được sự hợp tác, hỗ trợ gì từ các nhà khoa học?


Việt nam có vô số các viện
nghiên cứu khoa học xã hội, chưa có thống kê nào tổng hợp xem các viện hiện đang ngâm cứu công chình
bên cạnh việc đi làm MC cho các thể loại event hay viết blog bình chọn máu nồl bà làm mẫu mực phụ nữ Việt nay.


Thượng bất chính hạ tắc loạn,
không khó để tìm thấy các dẫn chứng, hàng đàn trí thức dùng câu  trên để lên án giới chính trị. Suy ngược ra,
chính họ cũng  tự xếp mình chỉ vào hàng tắc loạn, không hơn.