Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Di lụy cờ vàng

<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Một cái nhìn tương đối lạ đánh giá hoạt động
chính trị tại Mỹ. Vì quá dài nên  cắt lấy
những ý chính.



Tác giả: Như Ba
Những lời này dùng đúng liều lượng để đối
đáp với trên 2 trăm comments trong bài Di Lụy Cờ Vàng [1] đã đăng trên
DCVOnline.net kỳ trước, và những hừng sỉ (hừng sỉ: những việc làm gây đỏ mặt
cho những người hiểu biết thầm lặng) cờ vàng (CV) khắp nơi trên thế giới.

Này tất cả các anh, lần trước tôi đã nhận đinh rõ, nêu rõ cái bánh xe đầu tiên
trong chiếc xe có tên gọi Việt Nam cờ vàng, đúng ra là cái xe tên gọi Việt Nam
trong đó có tổ lái CV là những tên thiểu trí, đầy tự ti mặc cảm, hung hăng làm
những công việc tự hạ giá trị chính lá cờ mà mình trương lên cao mà không biết,
chẳng khác nào tự bôi bẩn vào mặt mình.
Này tất cả các anh, bánh xe đó người Mỹ gọi là “Vietnam Syndrome”, và tại nước
Mỹ này cái bánh xe đó là có thật, nó ám ảnh người Mỹ, đè nặng lên tâm lý Mỹ là
có thật,
Này tất cả các anh, một trong những định nghĩa từ tự điển Urban dictionary thì “Vietnam Syndrome”,
định nghĩa #2 là: Attack one country, they kick your butt badly. Tạm dich: (xâm
lăng) tấn công một quốc gia, bị (họ) đánh cho bầm dập. Ai đánh ai bầm dập? Khỏi
cần nhắc lại, cờ vàng là gì? Giá trị như thế nào? Vậy thì này các anh, các anh
đào đâu ra cái giá trị cho cờ vàng mà show off trước mặt họ chứ? Vậy thì từ
đừng show up nhân rộng mới đúng nội hàm của luận đề Di Lụy Cờ Vàng [1] chứ, này
các anh, vì các anh mờ tối quá nên tôi mới phải cho các anh thí dụ để thấy rõ điều
này (từ đây trở đi những topic chính sẽ phải kèm thí dụ, kẻo không các anh đọc
mà không hiểu lại cười cợt chính mình!)
Thí dụ 1: 2 thằng đánh nhau, 1 bị đánh dập mặt, tơi tả (nay vết thương đang
chìm vào tâm thức); thằng đánh thì nó đi rồi, ta được cái thằng bị đánh đó cho
vào sân nhà ở, vì không có chọn lựa nào khác; nay thỉnh thoảng, ta lại day day
cái chứng tích bị đánh, bị thất bại vào mặt nó, thì sao? Các anh tự giải quyết
cái quiz này đi. Để tôi cho các anh một thí dụ 2 để chắc chắn các anh hiểu.
***
Đi tìm cái bánh xe thứ 2 của Di Lụy Cờ Vàng [1] cũng không khó, hãy lấy đơn vị
cộng đồng cờ vàng tại SJ làm tiêu biểu, nơi được hãnh diện gọi là trung tâm văn
hóa tị nạn, nơi phát xuất những sáng kiến nặng ký đến độ có thể đập chết 1 con
bò! Và bây giờ hãy lấy 2 nhiệm kỳ của 2 thống đốc George Deukmejian (1983-1991)
và Pete Wilson (1991-1999). Hai nhiệm kỳ 16 năm, vậy thì tôi lấy 2 đỉnh điểm
giữa của 2 nhiệm kỳ nối vào cho nó cân, vả lại 2 điểm tiêu biểu này rất ấn
tượng của giá tri CV. Cũng như trí tuệ cộng đồng.
Bây giờ là 1985, cộng đồng đang hồi sinh từ vụ gian lận bảo hiểm sức khỏe vang
dội của các bác sĩ, nha sĩ Việt Nam,
thì tết con trâu lừng lững bước đến. Liên hội người Việt bắc Cali (LHNVBCL)
thông báo cho thần dân Việt SJ và vùng phụ cận biết một tin vô cùng hãnh diện
cho cộng đồng Việt Nam là Tết năm nay, cộng đồng sẽ mời thống đốc (TĐ) đến cùng
ăn Tết cho vui, có múa lân, đốt pháo linh đình. Cộng đồng Việt Nam ai cũng háo
hức đợi ngày vui đến nhanh, và ngày đó bắt buộc cũng phải đến chứ làm sao mà
tránh được! Và rồi, kia là kỳ đài bệ cao, cờ vàng lộng gió, quan khách đã tề
tựu đầy đủ, vài hàng bô lão tóc trắng, các cựu tướng lãnh, và những nhân vật
tai mắt trong cộng đồng; và kìa, quan đến thật chứ không có hứa lèo. Quan lên chúc
cho cộng đồng Việt Nam
năm nay ăn Tết con trâu vui vẻ, và sau đó nhấn mạnh cho cộng đồng nhớ rằng đây
là năm con trâu chứ không phải năm con BÒÒ. Chữ bò nói lớn và hơi kéo dài, liền
ngay sau đó là những than phiền là cộng đồng Viêt ta ăn trợ cấp welfare qúa
lớn, và là một gánh nặng cho tiểu bang và rằng một thanh niên Mỹ đi làm mà bị
thất nghiệp thì chỉ có 6 tháng, nay cộng đồng Việt Nam đến Mỹ đã 10
năm…bla..bla…
Tôi, nhờ đứng sau, lỉnh mất về phía xa đi tim một chỗ ngồi ngẫm nghĩ, mẹ kiếp
cộng đồng này dại thật, ăn Tết vui vẻ thì không muốn, đương không lại rước quan
về để nó chửi cả vào mặt cộng đồng như thế này? Bài diễn văn hòan toàn lên lớp
về gánh nặng trợ cấp, với câu mào đầu rõ nét khinh bỉ có thể diễn giải như sau:
Chúng bay làm cái quái gì thế này? bộ những thứ này có thể xứng với ta sao? Đến
Mỹ thì đóng thuế, tôn trong luật lệ và ra khỏi welfare cho chúng ông nhờ, đồ
con bò và sau đó là quan ngúng ngoẳng đi về liền, chứ chẳng ở chơi lâu.
Sự kiện này có hai v/đ được đặt ra: Thứ nhất, công việc của một TĐ có bao nhiêu
thứ phải lo toan, mời họ đến chỉ tổ làm mất thời giờ cuả họ mà thôi, và phải lái
xe 2 tiếng xa nữa, ta không để ý đến yếu tố này là tại sao? Là do dựa dẫm, rúc
đầu đã thành quán tính, hay là do mặc cảm, nhỏ bé yếu đuối qúa sâu nặng hay là
vì tất cả cộng lại, nên đã làm lu mờ trí khôn của cộng đồng, nên nó bực nó mới
phang cho là đồ con bò.
Vị TĐ hòan toàn chú mục vào v/đ trợ cấp là đúng tủ đề tài của mình, vì hàng
ngày ông ta phải đối diện với v/đ ngân sách rất nhức đầu, cộng đồng nào ăn trợ
cấp như thế nào, gian lận ra sao lão đều nắm trong tay, vậy ta cờ treo cho
nhiều, cho cao, tiệc cho hoành tráng linh đình, show up rước cờ cho đông, có
khác nào ta mời chủ nợ đến để xem sự xa sỉ ăn diện ở trong nhà mình? Đúng
không? Hắn là người mở hầu bao để chi welfare cho cộng đồng mà.
Thứ hai: Tổ lái cộng đồng cờ vàng (tổ chức treo cờ rước cờ - LHNVBCL chẳng hạn)
không cần mời TĐ tới, thì những người chưa bao giờ đi rước cờ chào cờ, họ đi
làm ngay từ ngày đầu qua Mỹ, không ăn trợ cấp, đâu có phải nghe chửi ngày hôm
đó. Vậy cái ngày này đối với họ không phải di lụy cờ vàng thì là gì?


Thượng tầng trí thức thì gian lận bảo hiểm, hạ tầng
bình dân thi welfare đẫy tễ, đầy quần, vậy mà còn cờ quạt, hương án, bô lão áo
dài khăn đóng, mời nó đến để nó găm cái củi tạ vào miệng! Có cái đần độn nào
hơn thế không? Giờ thì các người hiểu tại sao nó chửi là con bò rồi chưa? Có hiểu
di lụy cờ vàng chưa?
Mùa xuân 1995, ngày Tết lại đến, tôi lẩm bẩm dễ thường 10 năm rồi, mình không
thăm lại cái hội Tết fairground này (San Jose, Ca.), lần này mình làm một
chuyến quay đầu cho nó có vẻ hồi xuân chút coi, năm này là năm con gì nhỉ? Tôi
tếu táo, chịc chịc, con gì mà chả đặng, 12 con không rơi vào con này thì cũng
con kia, chứ chằng lẽ lại rơi vào con lừa? Và con lừa thật, con lừa tròn trịa
hiện ra trước mắt, tôi dắt vợ con đi về phía kỳ đài, nơi có những chậu mai lớn
để chụp hình, cái quái gì thế này? Tôi hồi hộp nhìn lên phía kỳ đài, và chẳng
phải đợi lâu, lại 1 ông tây; à, Pete Wilson và lại 1 bài diễn văn than phiền về
tình trạng welfare đậm đặc của cộng đồng Việt Nam tại SJ, cả 2 TĐ (nói chuyện
với cộng đồng) cách nhau 10 năm lên lớp cộng đồng về v/đ trợ cấp xong là ra về!
Các anh đòi nguồn của 2 bài diễn văn này ư? Tự tìm lấy đi, tất cả những ai tham
dự và để ý nghe ngày hôm đó thì sẽ nhớ, nhưng chính tai tôi nghe và nhận có 2
sự kiện này, mà cũng đừng phí công tìm những gì xưa cũ làm gì vì thời đó
computer chưa thịnh lắm, tìm ở ngay trong năm 2012 này, và một nguồn tin từ
trong một nội bộ thì số người Việt Nam ăn trợ cấp tại Santa Clara County là 44
ngàn, trợ cấp các loại, bỏ xa xôi các cộng đồng Á Châu khác! Sau 37 năm, sau 2
kỷ nhắc nhở trực tiếp của 2 TĐ CA, thì số người lệ thuộc vào trợ cấp của cộng
đồng Việt Nam chẳng mấy thay đổi, bao nhiêu họp hành, trăn trở, cắt xén, bao
nhiêu xăm soi bàn luận về hiện tượng trợ cấp cộng đồng Việt Nam 37 năm vẫn ngồi
lỳ ở lớp tiểu học? Bao nhiêu tiếng f tiếng s văng ra trong các buổi họp từ
thành phố lên đến tiểu bang? Bao nhiêu sự xem thường nhân rộng qua vợ con, bè
bạn, giòng tộc? Và bây giờ thì cái bánh xe thứ 2 đã rõ nét, đó là cộng đồng Việt
Nam sau 37 nằm vẫn “Vì sao đôi chân anh run, vì sao 1 tay vẫn yếu? vì sao và vì
saao..o???”, Bánh xe thứ 3 của Di Lụy Cờ Vàng [1] cũng không khó tìm, nó là
những hành động biểu tình, rước cờ, giành giật treo cờ; tai hại và vô trí nên thành
ra tự hại mình và càng hạ giá trị lá cờ xuống thấp hơn; người nhìn ta quái đản,
do thấy ta đần độn thật sự. Hàng cờ mà người ta treo ở vị trí đại diện chỉ là
tượng trưng có sự hiện diện của sinh viên của quốc gia đó, thế thôi; ta nhào
đến, bắt họ phải thay thế bằng cờ vàng, họ hỏi ta lá cờ ta đòi treo lên đó đại
diện cho quốc gia nào? Quốc gia ấy nay đâu? Các người đang ở quốc gia nào? Đứng
dưới lá cờ nào và tuyên thệ trung thành với lá cờ nào? Chỉ mới vài câu hỏi thôi
và khi trả lời là hóa ra ta đang tranh đấu với người Mỹ chứ không phải VC vì
những sinh viên VC này vẫn đi học mạnh giỏi, không thiếu 1 ngày nào cả; họ vẫn
ngồi uống café trong campus vẫn khỏe re hơn đàn bò kéo xe, và đàn bò đó là chính
tổ lái tranh đấu cờ vàng; và cái ta mất, rất là thiết thực, là sự chán ghét của
administration, viện trưởng, các giáo sư, người Mỹ đã 1 lần thua VC, nay ta làm
họ “ thua” (?) ta một lần nữa, cái Việt Nam Syndrome đang mờ nhạt, nay ta đến khơi
dậy cho họ nhớ, lần thua trước cay đắng, khủng hoảng nhưng không giám khinh
ghét kẻ thù. TT Johnson đã từng thốt lên trong một buổi họp nội các rằng sao kẻ
thù của ta giỏi thế? Còn đồng minh ta (ám chỉ Việt NamCH) sao lại tệ vậy? Còn
lần thua này chỉ có khinh ghét, khinh ghét mà thôi! Đó là di lụy cờ vàng. cờ
vàng làm chính cờ vàng đi xuống!
Cái list của bánh xe thứ 3 chưa dừng, và còn dài lắm, như tổ lái CV Ngô Kỷ đánh
trống, đập phèng trước cửa tòa soạn Weekly magazine mấy chục ngày, làm hàng xóm
Mỹ trắng phải vài lần gọi cảnh sát đến can thiệp, hoặc ở SJ nơi tôi ở, những
chuyên viên ở bánh xe thứ 2 nhào sang bánh xe thứ 3 cho nó có huynh đệ, mấy chục
ngày phong tỏa trước cửa toà sọan Thời Báo, và vào lúc cao điểm của khí thế là
màn tuột quần chổng mông vào tòa sọan!
Cái list này lại add up thêm vào những gian lận trợ cấp, gian lận bảo hiểm,
chuyển tài sản cho con để hưởng tiền trợ cấp, gian lận mortgage đã nói ở trên.
Cái list này, thêm cái ồn ào trước đám đông, khu vực chung quanh nhà hàng, chợ
búa rác rến dơ bẩn, mặc dầu nó không nằm trong vụ việc đi rước cờ vàng, nhưng
nó tương tác với cờ vàng qua cái tên gọi Việt Nam. Vì nó tương tác, nên gọi nó
là di lụy tương tác với cờ vàng.
Nói tóm lại, cái bánh xe thứ 3 là bao gồm tất cả những tiêu cực của cộng đồng.
Và những hành động tranh đấu cực đoan vô trí biến thành những viên đạn tự bắn
vào chân mình mà không hay. Không quan tâm đến average income cộng đồng (luôn
luôn là 1 trong những cộng đồng có income thấp nhất so với các cộng đồng Á Châu
khác, theo những gì Như Ba xem được trên báo Mỹ), không quan tâm đến tình trạng
trợ cấp của cộng đồng luôn luôn cao nhất cộng đồng Á Châu, cờ treo cao nhất “Á
Châu”, rước cờ cho đông, treo cờ nhân rộng cho nhiều là hành động ngố ngẩn (Ngố
ngẩn: ngớ ngẩn tăng cấp lên dần) tệ hại, xúi dục những đứa trẻ cho chúng rước
cờ, trang bị cho chúng những mỹ từ, là tạo nên di lụy cờ vàng tai hại, thay vì
cho chúng biết cộng đồng còn những thấp kém, yếu đuối như thế nào để chúng cố
gắng vươn lên. Còn nhiều lắm, nhưng ta hãy tạm kết luận phần này.

NHÂN CHUYỆN TRỌNG TẤN-ANH THƠ

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";}

-->

Đi khám điền thổ Tây nguyên về, mò vào mạng, giời ạ, vẫn chưa
hết chuyện Trọng Tấn-Anh Thơ. Báo chí  căn rình cảnh cáo hay cấm diễn lốc
leo  phân tích nào luật nào tình…Toàn đúng và hay cả.


Duy một thứ chưa thấy ai đả
động: mô tả cho bà con biết sự thật của những chương trình biểu diễn nghệ thuật cấp nhà nước ấy, hình dong nó ra
làm sao. Ví dụ như sân khấu là bục gỗ tạm ở phòng ăn khách sạn hay ở sảnh
(cánh) của tòa thị chính, dàn âm thanh mono hay stereo, dàn đèn, tiết kiệm chi
phí  sân khấu nào tận dụng ánh sáng nấy
hay đi thuê nước sở tại hay đoàn khuân
vác từ trong nước sang…


Xét theo mấy chuẩn Beo liệt
kê trên, so ra được biểu diễn ở Lào
là thiên đường, chí ít khán giả chính
nói tiếng Việt giỏi ngang Bầu Đức, hiểu được hai vị hát cái gì.


Việc mang đoàn nghệ thuật tới
các sự kiện ngoại giao hoàn toàn không dở, vì cách biểu lộ sự trọng thị  này rất hiếm nước trên thế giới còn thực
hiện, âu cũng là một đặc trưng dân tộc.


Vấn đề nằm ở chỗ, hoạt động
văn hóa ấy cần và phải được đối xử ra sao để khác với một nhóm người đi cho có,
nhếch nhác bên lề sự kiện ngoại giao, như hiện nay.


Beo nghe ông Trần Bình lên
Tiền phong chửi nghệ sĩ thiếu ý nọ thức kia mà thấy sặc sụa mùi thuốc lào Khâm
Thiên. Beo tin rằng, những  Hà Hồ, Thu
Minh, Đàm Vĩnh Hưng…nếu có từ chối hợp tác với ông trong những chương trình
phục vụ chính trị kia, thì chắc chắn không phải vì cái giá 15 đô/ngày.

Vấn đề nằm ở chỗ, nói thêm nữa  là rất thừa.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

CHUYỆN VỀ TẤM BẢN ĐỒ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

Bài rất hay, tiếc vì ít người biết để đọc quá nên copy về.
nguồn đây http://blog.yahoo.com/giaovn/articles/826556/index


Bản dịch Lời dẫn bản đồ và góp ý (Mai Hồng, Nam Long, Giao)





Lời dẫn:
Hôm qua, lúc tôi còn đang ở vùng Ngã ba Hạc, một bác bạn bên ngành
truyền thông đề nghị nói gì đó về tấm bản đồ. Tôi đã nói đại ý: chúng ta
làm nhanh quá, sợ lại hố với Trung Quốc. Cần phải làm chậm lại. Đấu
tranh với Trung Quốc là đấu tranh lâu dài, không nên quá vội vã, kẻo lại
hỏng việc.


Có một số chỗ ta làm nhanh quá, đâm ra vẫn còn lỗi, vậy nên, cần lắng nghe ý kiến và chỉnh sửa cho hoàn thiện.

Sáng nay, qua comment của bạn Nam Long, tôi biết trang của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã đăng bản dịch Lời tựa của tấm bản đồ do thầy Mai Hồng thực hiện (xem bản lưu ở dưới).

Bạn
Nam Long có lẽ là người đầu tiên phát hiện một số lỗi, và thẳng thắn
góp ý với tinh thần xây dựng như thường lệ. Góp ý này ở bên blog của bác
Khuất Lão, tôi xin đưa về đây. Hiện chưa thấy ý kiến của Nam Long hiển thị trên trang của Bảo tàng Lịch sử.

---

1. Góp ý của bạn Nam Long:

" Em vừa comment trên trang của Bảo tàng lịch sử về bản dịch lời dẫn này:

Việc bác Mai Ngọc Hồng hiến tặng bản đồ này hết sức có ý nghĩa.

Tuy
nhiên, khi tôi đọc phiên âm và bản dịch (chưa có điều kiện đối chiếu
chữ Hán) được đăng tải trên đây, thấy sai sót nhiều dẫn đến toàn bản
dịch rất tối nghĩa.


Những chỗ sai có thể nhận ra ngay đó là cách
dịch một loạt tên các giáo sĩ. Bác Mai Ngọc Hồng tra cứu không cẩn
thận, không biết họ tên các giáo sĩ được phiên âm chữ Hán ra sao khiến
cho cách hiểu của bác nhầm lẫn rất lớn.


Ví dụ: giáo sĩ người Bồ
Đào Nha là Mạch Đại Thành - 麦大成(Cordoso)bác ngắt thành cách dịch vô
nghĩa là : "bản đồ Mạch đại thành ..." hoặc "Mạch đại "Thành Thang
chuộng hiền" " (riêng chỗ này, bác đã không hiểu đó là tên của 2 giáo
sĩ: Mạch Đại Thành và Thang Thượng Hiền -汤尚贤(De,Tarter)). Lại nữa, tên
các giáo sĩ Bạch Tấn 白晋(JoachBouvet), Lôi Hiếu Tư
雷孝思(JeanBaptisteRegis), Đỗ Đức Mỹ 杜德美( PetrusJartoux), Phí Ẩn
费隐(Fridelli),Phan Như 潘如(FabreBoujour), Phùng Bỉnh Chính 冯秉正(DeMailla),
Đức Mã Nặc 德玛诺(Hinderer)... đều gặp sai lầm như trên và trở thành các
cách dịch vô nghĩa như: "Bạch Tấn Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ" hay "Phan Như
Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ".


Ngoài ra cách ngắt câu của bác Mai Hồng Ngọc cũng cần phải xem xét lại.

Tóm lại, tôi cho rằng Bảo tàng nên rút lại bài viết này và cho dịch lại cẩn thận rồi hẵng công bố."


2. Góp ý của tôi (Giao):

Đúng
như bạn Nam Long đã góp ý ở trên, việc phiên âm tên người phương Tây ở
bản dịch của thầy Mai Hồng cần phải làm lại toàn bộ. Nguyên nhân là do
thầy Mai Hồng không sử dụng tra cứu trên internet, mà thầy vẫn vất vả
tra theo cuốn tử điển Từ Nguyên đã quá cũ rồi và rất thiếu. Cái này,
cánh trẻ bọn tôi (như Nam Long, hay tôi, hoặc ai đó), xin sẵn sàng giúp
thầy tra cứu để chỉnh lí.


Chẳng hạn, một cái lỗi đầu tiên có thể
thấy ngay là: tên của tác giả bức địa đồ này không phải là người Trung
Quốc, tuy tên Trung Quốc của ông ta là Sái Thượng Chất. Ông này là người Pháp, là nhà truyền giáo kiêm thiên văn học, tên chính thức là Chevalier Stanislaus.



tư liệu cho rằng ông Sái người Pháp này đã sang vùng Quảng Ninh và đặc
biệt là Cao Bằng của Việt Nam khi ông được vua Thanh trọng dụng cho đi
du lãng khắp nơi. Ông này sống đến năm 1930.


Cái tên của Sái Thượng Chất phải được sửa đầu tiên (hay chú thích thêm).


3. Lưu bản dịch Mai Hồng (từ trang của Bảo tàng lịch sử Việt Nam):

 

Sáng
nay, lễ hiến tặng chính thức tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư
toàn đồ” của gia đình bác Mai Hồng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia được tổ
chức long trọng tại số 1, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhân dịp này,
Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung lời tựa trên
tấm bản đồ quý do chính bác Mai Hồng phiên âm và dịch nghĩa.




Phiên âm:      


Địa
vực luận vi Tiêu Hà, đắc Tần chi đồ tịch. Hán nhân nãi hữu quát địa dư.
Địa chư tạp đồ, nhiên bất thiết phân suất. Hữu bất khảo chính chuẩn
vong, hoặc xưng ngoại hoang vu đản chi ngôn. Bất hợp sự thực, quan thị
tắc cổ thời diệc hữu địa dư đồ, nhi bất năng độ thế thẩm hình, lịch lịch
bất sảng dã. Hậu thế chế đồ giả, đại bất chi nhân, nhi kinh vĩ bất
minh, vị miễn thất hào mậu lý nhiên, tắc dục tri đại địa tinh vi, phi
thông thiên văn, suy toán tam ngung, lượng đẳng học, bất khả tố tự Trung
Quốc thanh uy hất ư Tây hải, Thiên chúa giáo sĩ:  Lợi Mã Đậu, Thang
Nhược Vọng, Nam Hoài Nhân chư công viễn thiệp trùng dương lai Hoa truyền
đạo. Khang Hy tứ thập thất niên Mậu Tý, Thánh Tổ Nhân Hoàng đế giản
phái giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu Tư Đỗ Đức mỹ đẳng chế Vạn Lý Thành đồ.
Việt nhất niên nhi công thuyên, Thượng hỷ phục hạ, Luân âm trứ Phan Như
Lôi hiếu Tư Đỗ Đức mỹ Mạch đại thành hoạch Mông Cổ, Mãn Châu ký Trực Lệ
Sơn Đông nhị tỉnh đồ. Ngũ thập niên Tân Mão thượng mệnh giáo sĩ biến
hành thập tam tỉnh, lượng địa tạo đồ, Mạch đại Thành Thang thượng hiền
vãng Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây chư tỉnh;
Phùng Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc vãng Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang
Nam chư tỉnh; Phí Ẩn, Hòa Phan như vãng Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ
Quảng chư tỉnh; tứ duyệt tinh sương, qui mô thủy định. Chư giáo
sĩ cộng tập kinh sư huy hào miêu hội dĩ nhị tái cáo thành. Nãi dĩ thập
ngũ tỉnh toàn đồ. Tấu trình ngưỡng thừa, Thánh lãm mậu thưởng đặc long,
tự thị Trung Tây nhân sĩ khảo cầu Trung Hạ, dư đồ đại để tập tiền giáo
sĩ nguyên cảo, dư bất sủy cô lậu mô tả thử bức, phi cảm vị phấn bản độc
công giá ư tiền nhân chi thượng, duy sổ bách niên gian, các tỉnh, quận,
ấp cương thổ sảo cánh, cố tương khuyết giả bổ chi; ngộ giả chính chi. Vụ
sử lũy thiêm bất sai liễu như chỉ chưởng. Kỳ diên hải các khẩu, quân 
phỏng hành chu đồ tăng nhập. Tự vấn quải nhất lậu, vạn bất túc dĩ cung
pháp nhãn. Nhiên hữu tri, tất cáo diệc dữ nhân đồng thiện ý dã.


Quang Tự Giáp Thìn xuân, Dư Sơn Thiên văn đài Chủ biện Sái Thượng Chất chí.





***


Dịch nghĩa:    


ĐỊA DƯ TOÀN ĐỒ TỚI CÁC TỈNH CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH



Lời bàn về Địa vực rằng: Tiêu Hà* thu lượm được Đồ tịch[1] của
nhà Tần, nên người nhà Hán mới có cái đại quát về địa dư. Đất đai hỗn
tạp, nên thiết kế dư đồ không chia tỉ lệ, lại không khảo chính theo mực
thước chuẩn, hoặc có người bảo đó là  lời nói viển vông quái đản không
đúng sự thực. Xem đó cũng biết thời cổ đã có địa dư đồ, nhưng không đắc
dụng cho việc trắc địa thẩm hình, nên luôn áy náy không yên. Kẻ chế bản
đồ đời sau không phải là người thừa kế, kinh vĩ bất tường tránh sao khỏi
nhỡ lời sót nhẽ. Nhưng muốn biết sự tinh vi của miền đất rộng lớn, phi
vốn học thức thông thiên văn, suy tính tam ngung[2] thì
không thể suy tưởng về trước, từ khi uy thanh của Trung Quốc truyền lan
tới các giáo sĩ Thiên Chúa giáo ở Tây Hải: Lợi Mã Đậu[3], Thang Nhược Vọng[4], Nam Hoài Nhân[5] vượt
trùng dương tới Trung Hoa truyền đạo. Năm Mậu Tý Khang Hy 47 (1708) 
đời vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, Thánh Tổ nhà Thanh tuyển phái các
giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ, chế tác Vạn lý thành đồ, sau
hơn một năm (1710) thì công việc hoàn thành. Vua vui mừng, lại xuống
chiếu cho [giáo sĩ] Phan Như Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ vẽ bản đồ Mạch đại
thành của Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành [bản đồ của] hai tỉnh Trực Lệ và
Sơn Đông.


 


Đến
năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711), vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13
tỉnh, đo lường đất đai tạo bản đồ Mạch đại “Thành Thang chuộng hiền”, đi
về các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây; Phùng
Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc đi về các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến,
Giang Nam; Phí Ẩn, Hòa Phan - như đi về các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quí
Châu, Hồ Quảng. Trải qua một năm bốn lần đọc duyệt, qui mô bắt đầu định
hình. Các giáo sĩ đều được triệu tập về kinh đô để họ múa bút vẽ họa,
sau hai năm công việc cáo thành với bức toàn đồ 15 tỉnh, tấu trình lên
vua ngự lãm. Ngài vui khuyến khích bằng nghi lễ long trọng. Từ đấy các
nhân sĩ Trung Hoa và phương tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc.
Đại để là gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn
thảo trước đây. Ta không do dự về kiến văn cô lậu nông cạn của mình để
mô tả bức họa này lại không dám tự khoe rằng chỉ một mình có nhiều công
hơn cả tiền nhân. Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh
đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào
nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn
lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các
cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra
khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì  đề bù đắp đầy đủ
cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời
nói gồm chung thiện ý với mọi người.


 


Mùa xuân năm Quang Tự nhà Thanh Giáp Thìn (1904), Giám đốc [Chủ biện] đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng Chất chép.


 


Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2012


Tiến sĩ Mai Hồng


Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Phả học Việt Nam


Sưu tầm, Phiên âm, Dịch chú


 






*
Tiêu Hà người đất Hán Bái, giúp Cao Tổ nhà Hán định thiên hạ. Cao Tổ
vào đất Quan Trung một  mình Tiêu Hà độc thu Đồ tịch của nhà Tần. Lúc
Cao Tổ làm vua nhà Hán, Tiêu Hà làm Thừa tướng. Khi Cao Tổ đánh nhau với
Hạng Võ, Tiêu Hà thường giữ đất Quan Trung chuyển vận quân lương
(chuyển quĩ quân hướng). Lúcbình xong thiên hạ, tính công Tiêu Hà liệt
vào hạng nhất được phong tước Toản hầu.


[1] Đồ tịch (Tuân Tử): Đồ tịch bất tri kì nghĩa (chú) Đồ là mô tả về hình thế đất đai; Tịch là sách (sổ) chép Hộ khẩu – Sổ hộ khẩu.



[2] Tam ngung: 3 góc (Luận ngữ) chép lời thời thẩy Khổng dạy: “Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã” (Chỉ cho một góc mà không biết suy ra ba góc kia, thì ta còn nói gì nữa đây?).



* Các vị giáo sĩ phương Tây giúp vua Khang Hy nhà Thanh lập bản đồ là: Lợi Mã Đậu 利 瑪 竇, Thang Nhược Vọng 湯 若 望, Nam Hoài Nhân 南 懷  仁.


[3] Lợi Mã Đậu 利 瑪 竇-
Matteo Bicci. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là giáo sĩ Ý Đại Lợi vào
Trung Quốc năm Vạn Lịch thứ 8 (1580) đời vua Minh Thần Tông. Lúc đầu
Matteo Bicci tới Quảng Đông, sau đó tới Bắc Kinh xây dựng giáo đường
Thiên chúa giáo làm nhiệm vụ truyền giáo. Đó là giáo đường Thiên chúa
giáo đầu tiên ở Trung Quốc.  Ông tinh thông chữ Hoa và ngữ ngôn, trước
tác Càn Khôn thể nghĩa bằng chữ Hán 2 tập đều không cần phiên dịch. Lại phiên dịch Cơ hà nguyên bản 6
tập cũng không phiền đến phiên dịch. Có lẽ là bút tích của Từ Quang
Khải trao cho. Vậy nên thiên văn toán pháp nhập vào Trung Quốc khởi đầu
cũng từ đây. (Từ nguyên tr.195/4)



[4] -
Joannes Adam Schall Von Bell. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là người của
hội giáo sĩ Đức vào Trung Quốc truyền giáo của thời Minh đời  Trang Liệt
đế. Vua Minh đối với ông là kỳ ngộ. Sang đời vua Thanh cũng được vua
rất tín dụng. Do ông tinh thông Thiên văn toán pháp ban cho chức Giám sự
ở đài Khâm thiên giám. Không bao lâu nhân xẩy ra chuyện, bị giam vào
ngục mà chết. (Từ nguyên tr.900/5)



[5] Nam Hoài Nhân 南 懷  仁 -
Ferdinandus Verbiest. Theo từ điển Từ Nguyên: Ông là Tuyên giáo sư của
hội truyền giáo Bỉ Lợi thời nhân tới Trung Quốc đầu triều Thanh để
truyền giáo được Thánh Tổ  (Khang Hy) tín nhiệm, được giao chức phó đài
Khâm thiên giám, chết được ban thụy là Cần Ý. (Từ nguyên tr.236/5)

THÍCH, THÌ CỨ VỖ TAY ĐI


Thu Hà, một trong hiếm hoi những phóng viên viết văn hóa giỏi nhất còn hành nghề, viết trên Tuổi trẻ, đại khái sửa lưng  những nguời đi nghe nhạc giao hưởng mà không biết vỗ tay cho phải lúc.

Mới hơn, nhạc sĩ Dương Thụ ngầm khoe rằng, phải nghe phải am hiểu nhạc giao hưởng như thế hệ ông mới ra người Hà nội gốc.

Chưa rõ từ khi nào, nhạc giao hưởng được người ta khóac cho cái áo nhạc bác học, và vì thế ai mặc nó, nghiễm nhiên  được coi là người có văn hóa cao, đôi khi còn được xếp vào hàng  sang trọng thanh lịch, vân vân và vân vân.

So sánh  đơn giản, nhạc giao hưởng giống như cuốn tiểu thuyết. Chú viết ra hàng ngàn trang chưa chắc đã chứa nhiều hỉ nộ ái ố cuộc đời bằng chị kia viết truyện ngắn mấy trang. Tương tự, bác thích đọc  trường thiên tiểu thuyết cũng chưa đủ bằng chứng uyên bác hơn nhà em chỉ mê mẩn mấy bài haiku.

Nhạc giao hưởng xuất phát từ châu Âu, tức toàn bộ nền móng thiên-địa-nhân để sáng tạo nên nó, cách biệt  ta một trời một vực. Đây là lí do chính yếu để cho dù, dân trí ta có  nâng lên tầm cao mới ngàn lần nữa, thì số lượng người mê nhạc giao hưởng vẫn èo uột thế thôi.

Ở đây, thuần là sở thích cá nhân.

Phàm sở thích cá nhân, nếu bạn thấy chỗ nào hay quá, thú quá, thì cứ vỗ tay thoải mái đi, một mình bạn cũng cứ vỗ. Beo đã đi nghe giao hưởng ở Anh, Pháp, Thụy điển, Mã, Sing và Mỹ, và rút ra  kinh nghiệm, chẳng có quy luật bất di bất dịch nào cho việc việc vỗ tay. Đa phần hiện nay, người ta vỗ tay theo cảm xúc chứ không đợi cho đủ hết 4 chương mới ra người lịch sự văn minh.

Cái thời, làm sang bằng nghe nhạc giao hưởng, qua lâu rồi.
Không thích, đến nhà hát chi cho mệt.
Thích, cứ vỗ tay đi.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

BỞI CHIẾN TRANH ĐÂU PHẢI TRÒ ĐÙA...

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->


Tác giả bài viết

Bố em, 18 tuổi vào bộ đội.
Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn
luyện chán chê để rồi tuyển lựa "đi B". May mắn thay, bố chưa đến đợt
đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.


Tháng 8/1978, chị cả em ra
đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư - em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập
ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước
đang cần người đã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay.
Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường.


Vài tháng sau, bố đi K (chiến
trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người
Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng
nhưng đi K thì khác.


Thời gian đầu còn có chút tin
bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà
nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi
tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.


Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà
riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp
đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên,
mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia,
không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.


Rồi bố bị thương trong một
lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về
trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá
cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi
tiếng gào thét. Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng,
lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng
thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và
hai tai bị điếc nhẹ. Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng
còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng,
chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.


Ngày bố về, nét mặt dữ dằn
hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không
nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả
đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều
khóc thét. Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà
không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em
nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần
sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không
lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người,
khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả
mà chống như người ta được.


Bố em chưa một lần than vãn
gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương
bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành. Em
nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều,
nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: "Chị em chúng mày
đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ". Đúng, chúng em từ Cấp
1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.


Bao nhiêu năm em sống trên
đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm
trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở
về. Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều:
"Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi
nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia".


Các bạn có thể cười rằng mẹ
suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình
để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết
thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến
tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế
nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.


 


 

Phụ nữ Việt Nam thực sự

chép từ Tin khó tin trong lúc chờ yahoo hết bi lỗi

Mới vài tháng trước, một hot gơn đã ra tuyên ngôn không độc lập,
quyết sống ngoan và dựa vào người khác, nhận được sự ủng hộ của nhiều
người cùng ý tưởng rằng phụ nữ thì phải “ngoan”. Cũng trong vài
năm trở lại đây, thi thoảng báo chí lại đăng bài về những cờ-líp, tin
tức xoay quanh việc các em nữ sinh bé bỏng, đáng iu của chúng ta đàn áp,
đánh đấm, bắt các em xinh tươi không kém phải quỳ xuống xin lỗi, khóc
lóc, đá vào mặt vào bụng, vv vô cùng tàn ác. Trước hiện tượng đó, các
nhà báo, nhà giáo và đặc biệt là những người-tự-nghĩ-mình-là-nhà-gì-đấy,
còn gọi là “công dân mạng”, đồng loạt lên tiếng phản đối. Họ
chửi bới, lên án, đòi có những sự trừng phạt thích đáng đối với những em
nữ sinh đáng yêu từng ấy. Họ kêu gọi là mất hết thuần phong mỹ tục, cho
rằng phụ nữ Việt Nam phải thùy mị nết na, hiền lành dịu dàng. Người
viết bài xin đặt ra câu hỏi, những cái thứ thùy mị nết na đấy lấy ở đâu
ra?


Tôi xin khẳng định rằng, nói về phụ nữ Việt Nam mà áp những cái chuẩn
mực thùy mị nết na, hiền lành dịu dàng là sự sỉ nhục lớn với văn hóa
Việt Nam. Từ thưở mở cõi, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra trăm trứng,
nở trăm con, sau vì không hợp nhau, hai vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn,
năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Con cả
theo mẹ, xưng làm Hùng Vương, định đô ở Phong Châu. Như vậy từ những
ngày đầu mở cõi, Âu Cơ đã chiếm phần hơn trong việc chia tài sản. Từ đó
trở đi dân gian, tục ngữ của chúng ta cũng có biết bao nhiêu câu ca ngợi
vai trò của người phụ nữ: “lệnh ông không bằng cồng bà”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”


Chỉ liếc qua kho tàng chuyện cổ dân gian, cũng có biết bao tấm gương
về bản lĩnh người phụ nữ. Trong truyện Tấm Cám, khi nhà vua oai phong
chỉ dám cưỡi ngựa lượn đường, trà chanh đọc báo, thì hai chị em Tấm Cám
giết nhau năm lần bảy lượt bằng những thủ đọan tàn bạo. Giả sử hai chị
em sống thời nay, thì sẽ tạo một cơn bão truyền thông hơn đứt Nguyễn Văn
Luyện với những tít bài như “Vì giỏ tép mất tình chị em”, “Ngã từ
lưng chừng cau, nạn nhân chưa kịp kêu đau đã chết”, “Kinh hoàng trong
mắm có thịt người, cơ quan kiểm dịch đang vào cuộc”,
hay “Có hay không việc một bà già trồng thị được hot gơn?”  Cả
câu chuyện có ba người phụ nữ thật lắm mưu mô, chỉ phảng phất vài hình
bóng những người đàn ông hiền lành, chỉ biết đem quần áo đẹp và hài lụa
hàng hiệu cho hot gơn, khi vợ chết chỉ biết lấy vợ mới không dám có phản
ứng gì. Tương tự, Mai An Tiêm hay Lang Liêu với vua cha thì bật như
tôm, nhưng việc trong nhà nhất nhất đều hỏi ý kiến vợ rồi mới dám làm.
Hai chàng trai đó sau đều nên người cả.


Một số người cho rằng chuyện cổ tích, chuyện dân gian đều là hư cấu, không đáng tin, vậy tôi xin đưa ra những dẫn chứng lịch sử.


Hai Bà Trưng dưới sự giúp đỡ của mẹ là bà Man Thiện, đã đứng lên khởi
nghĩa, Hai Bà cưỡi voi ra trận, đuổi cả thái thú ra ngoài bờ cõi. Tiếp
nối sau Hai Bà Trưng, là Bà Triệu. Bà là gái Thanh Hóa hung dữ ghê gớm,
cãi chị dâu, ép anh trai khởi nghĩa, bắt voi trắng một ngà, khiến lũ
Khựa phải than:


Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.

Dịch:


Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.

Ý chúng nó là Bà Triệu dữ hơn cả cọp.


Kế đến là thái hậu Ỷ Lan, không hung dữ như bà Trưng bà Triệu, nhưng
cũng hiểm ác không thua gì cô Tấm.Ỷ Lan đẩy Vợ cả và 72 cung nữ bị chôn
sống, trị nước vững vàng. Lý Thánh Tông là chồng, đi đánh giặc nửa đường
quay về, ngồi nghĩ tới cảnh bị vợ đay nghiến mắng chửi, đành tiếp tục
quay lại đánh Chiêm Thành. Thế mới biết vợ còn đáng sợ hơn cả giặc.


Trong thời kì hiện đại, lịch sử văn học nước nhà đầy rẫy những tiếng
than của những người đàn ông bị đàn áp. Ví dụ trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” (Kim Lân) vợ
anh Tràng ăn liền bốn bát bánh đúc, về nhà hôm trước thì hôm sau cho mẹ
chồng ăn cám. Anh Tràng hôm sau tự dưng muốn đi chống Nhật, chắc sau
một đêm hiểu rằng vợ mình ác hơn phát xít. Ngô Tất Tố cũng bừng bừng khí
thế viết tác phẩm “Tắt Đèn” để phản ánh việc một người phụ nữ
dám đánh lính lệ, đạp quan huyện, lên phố làm ô-sin thì đẩy cả ông chủ
trong khi chồng chị sợ quá chỉ dám nằm còng queo.


Còn qua tác phẩm “Tỏa Nhị Kiều” của Xuân Diệu, chúng ta thấy
tiêu chí phụ nữ Hà Nội lý tưởng của những năm trước khác hẳn những gì
mà giới truyền thông đang truyền bá. Người phụ nữ mà Xuân Diệu mơ ước
là:


“Giá họ đừng hiền lành như thế thì hơn, giá họ đàng điếm, hung
dữ, trơ trẽn, lẳng lơ tôi sẽ được vui … Tôi sẽ được cười nếu thấy họ đi
đua xe đạp, tôi sẽ được thản nhiên, nếu thấy họ đỏm dáng chòng ghẹo bất
cứ người nào. Tôi ước được gặp họ chửi mắng người ở, đánh đập con sen
tôi mong họ ngoa mồm lên, lay động hai cặp môi đắp son đỏ choét. Tôi
muốn mặt họ bự phấn, tôi cầu cho họ làm bộ làm tịch, lố lăng bao nhiêu
cũng được”


Nói qua nói lại chỉ để nhận thấy rằng, phụ nữ Việt Nam vốn không có truyền thống dịu dàng, nhẹ nhàng yểu điệu. Việc bắt họ phải “ngoan”
hay dịu dàng là do nhiều người nhiễm tư tưởng đạo Khổng từ Trung Quốc
rồi tuyên truyền với mục đích gây rối, tạo mối chia rẽ trong cộng đồng
người Việt, nặng thì có thể dẫn tới nội chiến, nhẹ thì làm thui chột ý
chí của trên 50% dân số Việt Nam.


Trở lại xã hội hiện nay, tôi khuyến nghị các anh đàn ông con trai,
nên gạt bỏ tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, góp phần giữ gìn truyền thống dân
tộc. Chị em phụ nữ nên vùng dậy, giành quyền làm chủ, bảo vệ chính mình.
Còn về quan điểm cá nhân tôi, tôi xin theo nhà văn Vũ Trọng Phụng: “Phụ
nữ nghĩa là vợ con chị em người khác chứ không phải vợ con chị em của
tôi. Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ, không được có hạng đàn bà ăn mặc
tân thời nay khiêu vũ, mai chợ phiên, rồi về nhà chửi lại mẹ chồng bằng
những lý thuyết bình quyền với giải phóng.” (Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)


Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

chính khách lá ngón


Phạm Thị
Hoài viết thế này: Sự “thành công” dễ dàng và dễ dãi của trang
tin  (
Quan làm báo-Beo) này chỉ cho thấy một điều:
người tiêu thụ thông tin đổ xô ra chợ giời và chấp nhận tất cả nguy cơ bị lừa ở
đó, khi hệ thống mậu dịch quốc doanh không làm họ thỏa mãn, và nhất là khi
thông tin quốc doanh lại chẳng kém đáng ngờ.


Nhận định
này cũ và cho tới nay thì sai với thực tế Việt nam.


Thể loại
báo lá cải ra đời ở châu Âu từ năm 1918. 90 năm sau, nó mới bắt đầu thịnh hành
ở Việt nam. Và 2012 này đang là thời điểm cực thịnh, không một tờ báo chính
thống ( theo nghĩa nghề nghiệp, không phải chính trị) nào trên thị trường có
thể cạnh tranh nổi với những tin loại cô người mẫu bán dâm hay con lợn 3 chân 2
đầu…


Giải thích sự “thành
công” dễ dàng và dễ dãi
này ra sao?


Không
phải do  người bỏ tiền mua báo (chưa nói đến người đọc miễn phí) không
thỏa mãn hay đáng ngờ vào báo chí quốc doanh bởi không cần để ý kỹ cũng có thể
thấy, tuyệt đại đa số những thông tin trên tuyệt đại đa số các trang phi quốc
doanh, lề trái, chợ  giời…đều lấy từ duy nhất một nguồn: báo chí quốc
doanh mà ra. Che tựa báo đặt hai tờ cạnh nhau, đôi khi khó phân biệt đâu  tờ
bàng thống đâu tờ chính thống.


20 năm trở
lại đây, giới giàu có  bắt đầu ra mặt công khai. 10
năm trở lại đây, xuất hiện thêm giới siêu giàu và giới chính khách cởi mở hơn
với công luận. Có tờ báo lá cải nào tồn tại nổi trên thế giới nếu không có  những chuyện tứ khoái của những giới này để
ăn
bám
vào
.


Việt
nam, nơi đói khát sự giàu sang quyền thế và  đố kị sự giàu sang quyền thế,
không biết đã vào hàng top thế giới chưa, nhưng nhìn đâu cũng có thể thấy ra
được ngay. Lá cải Việt nam làm thỏa mãn thêm cả  tinh thần đói khát và đố
kị ấy bên cạnh chức năng giải trí thông thường. Đánh đúng tâm lí đến vậy, không
thành công, mới lạ.


Quay trở lại
chuyện Quan làm báo.



cải, khi du nhập Việt nam,  biến thành lá ngón với những nội dung tục tĩu
bẩn thỉu đến mức  không thể phi nhân tính hơn được nữa.


Chính
khách Việt nam, thay vì quân tử đưa nhau ra giữa sân vận động để đọ nhau về
những ý tưởng lớn thay đổi vận mệnh quốc gia như chính khách người, thì lại
chui rúc vào đám lá ngón kia lén lút cách (cái) mạng (nhau).


Quốc gia hưng
vong, lá ngón hữu trách.



Còn tiếp

yahoo lại kiếm chuyện rồi

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

NGHỆ THUẬT VÀ CHỨC QUYỀN

<!--[if !mso]>

v0003a* {}
o0003a* {}
w0003a* {}
.shape {}

--><!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

--><!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Tác giả: nhạc sĩ ĐẶNG HỮU
PHÚC


Copy có cắt cho ngắn bớt từ
Tiền vệ


Lợi dụng chức quyền để làm...
nghệ thuật. đây là tình trạng phổ biến ở Việt Nam, một số đồng chí lãnh đạo, kể
cả cao cấp bây giờ lại kiêm cả làm thơ, viết ca khúc, hay vẽ tranh nữa, rõ là
toàn tài “cầm, kỳ, thi, hoạ”... Họ không biết mình là ai, mình có bị ngớ ngẩn
hay không? Nguyên nhân chỉ vì có rất nhiều kẻ xu nịnh, lợi dụng họ mà họ không
biết, bốc họ lên mây xanh, mang thơ của họ ra phố nhạc, hoặc mang các ca khúc
của họ ra phối âm phối khí, làm CD, dùng tiền của công, dùng uy tín của các tổ
chức xã hội lớn như Hội Nhạc sỹ, Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật vv... để mang những
“tác phẩm” này ra biểu diễn, in ấn, xuất bản vào những dịp lễ lạt của quốc
gia... Chuyện này nhiều không kể xiết, mong các nhà báo lên tiếng giùm, còn
trong bài báo này tôi xin chỉ nói riêng về lĩnh vực chuyên môn của tôi thôi: âm
nhạc thính phòng giao hưởng.


Và trước hết, tôi xin kể lại
câu chuyện thời những năm 1970. Lúc đó tôi đang học piano và sáng tác ở Trường
Âm nhạc Việt nam (TÂNVN) nay đổi tên thành Học viện âm nhạc QGVN.


Năm 1973 khi là học sinh năm
thứ 2 trung cấp sáng tác, 20 tuổi, tôi có viết một Tổ khúc (Suite) gồm 3 đoạn
cho piano độc tấu, viết xong tôi đã tặng Đặng Thái Sơn bản nhạc này với lời đề
tặng: “Tặng bạn Đặng Thái Sơn, chúc bạn thành công”. Đặng Thái Sơn lúc đó mới
15 tuổi và đã là một huyên thoai về tài năng ở trường nhạc. Sơn rất cảm động và
cũng rất quý mến tôi nên thường biểu diễn bản nhạc này.


Thời đó, trong quan hệ ngoại
giao với nước ngoài, mỗi khi có khách nước ngoài đến thăm Hà nội, ta chẳng biết
dẫn họ đi đâu? Thăm quan cái gì? Thật sự chẳng có gì để họ xem ở thủ đô Hà nội
thời ấy cả. Các di tích lịch sử của “chế độ phong kiến xấu xa” để lại, thời đó
bị đập đi rất nhiều, hoặc để hoang tàn. Như Văn Miếu thì bị bỏ hoang, nơi trú
của những người nghèo khó, nơi giải quyết “nỗi buồn” của khách đi đường (thời
đó chưa có toilet công cộng)...


Và ai đó đã sáng kiến: ở
trường âm nhạc Việt Nam
có sẵn những học sinh học biểu diễn các loại đàn và hát, miễm phí. Và thế là chuyện
vào thăm trường ÂNViệt Nam,
với một buổi biểu diễn nhỏ của học sinh là chuyện không thể thiếu của các đoàn
ngoại giao.


Tôi thỉnh thoảng cũng được
chọn để biểu diễn độc tấu piano, thường tôi chơi bản Tổ khúc này và một bản
kinh điển, như một lần tôi chơi bản Appasionata của Beethoven để đón đoàn Tây
Đức, lần thì chơi Concerto G dur của M. Ravel để tiếp đoàn Pháp...


Nhưng đặc biệt Đặng Thái Sơn
là một học sinh luôn có mặt trong các buổi biểu diễn đó, một tháng ít nhất cũng
đôi lần, tôi nghĩ nó cũng rất có ích và đã tạo nên bản lĩnh vững vàng trên sân
khấu của Sơn sau này


Trong chương trình biểu diễn
của Sơn, ngoài tác phẩm kinh điển nước ngoài, bao giờ cũng phải có một bài của
tác giả Việt nam. Đó là bài “Tổ khúc cho piano” của tôi và bài “Biến tấu trên
chủ đề Tây nguyên” của Nguyễn Văn Thương, hiệu trưởng TÂNVN thời ấy. Hai bài
này Sơn thay đổi nhau lần lượt.


Một lần có đoàn ngoại giao
của Mỹ tới, và cuộc biểu diễn tổ chức ở Phủ thủ tướng, hôm đó tới phiên bài của
tôi.


Sáng hôm sau, gặp Sơn ở trong
trường, tôi có hỏi về kết quả buổi biểu diễn tối qua, và bài của tôi Sơn chơi
thế nào? Thì Sơn trả lời: ông Thương quyết định bỏ bài Việt Nam (?)


Hoặc là tác phẩm của ông ta,
hoặc không có gì!


 Qua câu chuyện có thật
trên, tôi muốn nói về tình trạng chọn tác phẩm Việt Nam
để biểu diễn của các dàn nhạc ở ta từ lâu nay mà tôi là một nhân chứng, người
trong cuộc (tôi nguyên là nhạc công piano của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam 25 năm từ
1979-2004).


Thời Dàn nhạc giao hưởng Việt
Nam (những năm 1980) còn trực thuộc Nhạc viện Hà Nội do ông Nguyễn Văn Thương
làm giám đốc, trong chương trình biểu diễn của dàn nhạc, luôn luôn gần như bắt
buộc phải có tác phẩm “Đồng khởi” của Nguyễn Văn Thương. Sau khi ông về hưu,
tác phẩm này đã không được chơi lại.


Sau đó là thời của giám đốc
Đỗ Dũng hơn 10 năm, ông là một nhà chỉ huy, nhưng cũng tham gia sáng tác và
chương trình biểu diễn của Dàn nhạc giao hưởng cũng luôn phải chơi những tác
phẩm của ông như “Bác Hồ đêm Paris ”. “Mãi dáng Việt Nam”. “Anh không ngủ bởi vì em đang
nhớ”, v.v... Sau khi ông về hưu, những tác phẩm này cũng không ai nhắc đến nữa.


Người kế nhiệm của ông Dũng
là ông Thiều, vốn là nhạc công chơi đàn Nhị của đoàn Tuồng, được phân về làm
giám đốc Dàn nhạc giao hưởng, may mà ông không biết sáng tác, chứ nếu không dàn
nhạc lại phải tiếp tục chơi tác phẩm của giám đốc mới thôi.


Cũng còn có thêm ví dụ nữa
nhưng tôi thấy nêu thế cũng là đủ để mọi người thấy được một thực trạng nghệ
thuật gắn với chức quyền ở Việt Nam.


Tôi xin không bình luận về
những tác phẩm đó, nhưng chỉ nêu lên một quy luật chung là: sau khi tác giả hết
uy quyền, thường nó bị rơi vào quên lãng!


Thời gian càng ngày càng lộ
rõ chân tướng của các kẻ có chức quyền ở Việt Nam, nhất là trong nghệ thuật,
rặt những kẻ tìm cơ hội để kiếm chác, những kẻ nói dối thì sao viết được cái gì
chân thực? Và tôi biết những kẻ dối trá sẽ liên minh sẽ bắt tay với nhau.


Cuối cùng xin nhắc các thính
giả đi nghe nhạc thính phòng giao hưởng là: khi trong chương trình có tác phẩm
của Việt Nam,
hãy tìm hiểu xem tác giả của nó có đang giữ chức quyền gì không? Nếu có thì hãy
nghe nó với tinh thần đó là tác phẩm của ông Giám đốc, hay ông Chủ tịch.


QUAN SING CHẮC CHẮN KHÔNG LÀM BÁO

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";}

-->

Mình, giờ uýchcần nào cũng phải
chạy qua Sing bày tỏ nghĩa vụ làm mẹ thiêng liêng với Giai xinh. Lau nhà giặt
đồ đánh giày…đến cuối ngày, lử đử nhận phần giả công của Giai xinh bằng  món cháo ếch ở con đường mà đến đó, nói tiếng
Việt nhòe, vì nó nằm giữa khu đèn đỏ.


Thật lạ, Sing mang đầy cảm
giác về nhà. Ngang cửa khẩu  thó nguyên  vốc kẹo chua đút túi ăn dần thay kẹo caosu. Lên
xe lăn ra ngủ. Về nhà ngại ra đường. Ai gửi gì đến đúng chỗ mua hộ, không lượn
lờ  đá dọc đá ngang.


Rộng chả biết, nhưng so sánh
hẹp một Sing-một Việt, độ lớn tầm tầm top 5 quốc gia thì thấy, cứ xem người
Sing đối xử với thế hệ  tiếp nối thế nào,
tương lai dân tộc ấy bày ra từ hôm nay.


Nhờ mối quan hệ của mẹ, Giai
xinh được nhận dễ (vì chả cần hồ sơ giấy tờ gì sất) vào một công ty Việt. CEO
người nước ngoài, chủ tây học và Giai xinh được chọn bộ phận thực tập theo ý
muốn.


Đúng một ngày duy nhất, Giai
xinh cắp quần áo  về SG luôn, dứt khoát
không làm. Trưởng phòng còn ngồi chơi games
nguyên sáng thì hỏi có việc gì cho con
. Một chú bạn  mẹ nghe chuyện phì cười kể, thế đã ăn thua gì, 10h sáng chú đến công ty
thấy vắng tanh, hỏi  quân binh đâu, CEO trả
lời gọn ơ: đi đám ma hết rồi.


Sing, thì khác.


Quen thân cách mấy cũng phải
nộp đầy đủ hồ sơ và dĩ nhiên, bộ hồ sơ không có phần bố mẹ ông bà cô chú sinh
đâu làm gì trước 75 sau 75 đảng phái ra sao. Họ chỉ quan tâm đến năng lực bản
thân người xin việc.


Sau đó là một lá thư chấp
nhận với đầy đủ các thông tin quyền lợi nghĩa vụ, như một bản hợp đồng rút gọn.
Một tuần trước khi bản hợp đồng lao động có hiệu lực, một email lịch trình công
việc sẽ làm trong tuần đầu tiên được gửi tới, giờ nào làm cái gì với ai tại
phòng nào, giờ nào nghỉ ăn trưa…


Ông boss được giao huấn luyện
Giai xinh, giao việc cho chú bù đầu bù cổ và uốn nắn chú từng tiểu tiết, thi
thoảng đưa Giai xinh đi ăn trưa.


Giai xinh bảo, đứa nào cũng
được đối xử thế, không có ngoại lệ hay đặc biệt.


Sing hiện đang cấp hàng trăm
học bổng tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học  Việt nam, song song đó còn cho cà visa lao
động suốt thời gian học. Đổi lại, bản quyền luận án của các chú thuộc về Sing.


Kiểu gì Sing cũng lãi. Lý
Quang Diệu ôi là Lý Hiển Long!!!





<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";}

-->

Sing vừa khai trương một sản
phẩm du lịch mới: khu vườn nhân tạo
Garden by the Bay phủ đầy kì hoa dị thảo, đi nửa
ngày không hết. Cây baobap châu Mỹ, nhìn cận hơi ghê ghê.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";}

-->

Khu vườn đối diện với tòa nhà
hình con thuyền và” nội thất” trong hai đôm chính hao hao bộ phim Avatar của Mỹ.  Khi dân Sing bỏ  chất xám ra để tạo nên những kì quan nhân tạo
như trong mơ thế này, chất xám Việt ta đang rị mọ  với Quan làm báo. Thảm hại, không biết diễn tả thế nào cho đủ.



Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

QUAN (NÀO) LÀM BÁO ?- KÌ 2

<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

*** Dũng làm thơ, viết kịch,
viết phê bình (văn Tây)…Chưa bao giờ tặng thành phẩm, toàn đưa mình đọc bản
thảo, khi nguyên tập khi vài trang.


Thơ không lời chỉ có âm, thơ
vụt hiện…nói chung trường phái nào
rồi cũng có thể cảm được theo tâm trạng của mình hoặc hiểu được tác giả muốn
gửi gắm ý tưởng gì trong đó. Có lần mình bảo Dũng, tôi sẽ đọc ngược  bài này, may ra
khá hơn tí nào chăng
. Dũng không phản bác và cũng chẳng giải thích.


Nếu bạn chơi với dân văn
nghệ, thì không chỉ bạn mà  chồng  bạn cũng sẽ luyện được bộ thần kinh bằng thép
để chịu đựng những chuyện đại loại như 1h sáng, thay vì bấm chuông đập cổng ầm
ầm, mắt nhắm mắt mở cả vợ cả chồng lao xuống, một ông  họa sĩ nồng nặc hơi men vừa bay từ Hà Nội vào,
ghé ngang tặng một cành tướng hoa sữa. Sáng hôm sau, họa sĩ không thể nhớ làm
cách nào bẻ được cành to thế lại còn vác được cả lên máy bay.


Dũng không ngoại lệ.


Có lần Dũng đến nhà mình,
không nói không rằng rút từ trong ngực áo ra một bông hoa hồng tặng bằng cả hai
tay. Mémé lầm bầm gai đâm chết  nó mình,
dĩ nhiên chẳng nhầm tưởng đấy là hành động tỏ tình giai gái, cách Dũng trả ơn mình
đã kiên nhẫn nghe Dũng  nói về nỗi nhớ
nhung một Tình yêu của Dũng, nó thế.


Lần khác, Dũng chầu chực ở cơ
quan, đợi tới khuya mình xong việc để chở bằng cái xe máy cà tàng của Dũng sang
tít quận 2, xem ngôi nhà  Dũng cùng vợ
con thuê để ở một thời gian ngắn khi dỗi bố mẹ. Dũng bảo, cách tôi trị bà già đấy. Chỉ thế, rồi thả mình lại cơ quan.


Dũng có những biểu hiện của
một người, tận cùng trong sự cô độc.


Chính vì vậy ấn tượng Dũng để
lại cho nhiều người rất đặc biệt.


Hương Trà (blogger Cô gái đồ
long), gặp Dũng đôi ba lần, chục năm 
trôi qua, nó vẫn rũ ra cười khi kể về lần gặp thứ nhì với Dũng.


Tay bắt mặt mừng, Dũng bảo lâu quá mới gặp. Một người cũ
bằng  hai người mới.
Trà đang định
hồn những tưởng  Dũng so sánh mình với
hai người mới nào đó, hóa ra không: Putin sắp sang. Dòng suy nghĩ của Dũng
đang hướng về chuyến thăm trước đó của Tổng thống B. Clinton và người cũ ở đây là nước Nga, không phải Trà.


Nước Nga thời Xôviết, Lênin,
Phiđen, chủ nghĩa xã hội là thần tượng tuyệt đối của Dũng. Mình luôn né các tượng đài này trong mọi thể loại chuyện khi
tám với nhau.


Sau vụ ngụy tạo tài liệu của …CIA,
Dũng bị cho ngồi chơi xơi nước ở một bộ phận, muốn đọc tài liệu tham khảo đặc
biệt của Thông tấn xã còn khó, đừng nói moi móc được thông tin mật. Dũng chưa
một ngày được làm “cán bộ” và phần ba thời gian làm viên chức nhà nước, Dũng ở
trong tình cảnh đúng như entry mình viết năm 2010.


Dũng có những biểu hiện của
một người, tận cùng trong sự cực đoan.


Thế nên, mình loay hoay đi
tìm lời giải, vì sao Dũng lại nhận tiền của hải ngoại cho những sáng tác đăng trên Quan làm báo cho dù,
đúng là Dũng thường túng tiền  thật.


*** Mình phân ra mấy loại,
đầu đất, đầu bã đậu, hai loại này ngu lâu dốt bền khó đào tạo. Loại thứ ba đầu
rác. Loại này không ngu  nhưng trong đầu
chứa toàn rác rưởi, ngửi cái gì cũng đồng quy về đống rác ấy.


Quan làm báo được cho rằng
làm ra với chủ đích đánh sập ông Ba
và thế là, quãng thời gian (cực ngắn) làm thư kí cho quan đầu tỉnh của Dũng
được đám đầu rác suy luận chắc như bắp, về cho ông Tư. Vụ bé cái nhầm này khỏi đính chính hộ đầu rác, để xem  các chú suy luận tiếp đó là các ông Sáu Bảy Tám...nào khác.

dang bien



Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

QUAN (NÀO) LÀM BÁO ?

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

*** Mình,
chơi rất thân với Phạm Chí Dũng. Từng kể chuyện Dũng
Ở ĐÂY . Ấy vậy nhưng tin Dũng bị bắt 
không hề làm mình bất ngờ, có chăng hơi ngạc nhiên về những khoản tiền
Dũng nhận từ  một tổ chức chống cộng hải
ngoại, trực tiếp là từ Nguyễn Sĩ Bình.


Dũng cực đoan kinh khủng và hình
như, có cái gì đó bất bình thường trong tư duy.


Dũng từng làm đơn gửi sứ quán Cuba,
xin sang đó để chiến đấu chống Mỹ.


Mình lằn nhằn, sao tên con Dũng trúc
trắc thế, vận vào đời thằng bé thì sao. Cái tên được ghép bởi 4 chữ, ngoài họ,
ba chữ còn lại là những thần tượng Dũng tôn thờ, trong đó có cả Lê nin.


Dũng là người dạy mình chơi chứng
khoán. Khi mình rủng rỉnh với những mã tự
dưng thấy  tin tưởng
thì Dũng, sau hàng
chục biểu đồ  tính toán cộng trừ nhân
chia, bập vào những mã từ lỗ nhỏ tới mất 
trắng.


*** Dũng là người sản xuất nội dung
trang Quan làm báo, với  chỉ đạo mục đích
đánh phá nội bộ, gây chia rẽ ở cấp cao nhất quốc gia.


Nội dung cũng như cách thể hiện
trong Quan làm báo, nó ngây thơ, đúng
như phần con người Dũng mà mình biết.


Thâm tâm, mình vẫn tin rằng Dũng
không phải là  đồng bọn với Nguyễn Sĩ
Bình.


Dũng không bán mình và cha mình, rẻ đến
thế.

đang viết

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

NHỮNG CƠN SỐT HÀNG GIẢ



Những hiệu ứng báo chí đang tạo
ra cho xã hội, toàn những cơn sốt hàng giả.


*** Beo từng kể chuyện hai anh
hàng xóm sát nách đểu giả cơ hội  Ở ĐÂYCụ thể từ cách nay 2 năm: Cuộc gặp Obama và Asean mình đánh giá là thất bại khi
không ra được tuyên bố chung về biển đông dưới áp lực ngầm của Trung quốc,
thông qua  một hai anh Asean không có biển hoặc biển bằng cái chiếu manh.
Công nhận Khựa bắt bài rất giỏi khi biết đặc điểm nổi bật của đương kim chủ
tịch Asean là sự đồng thuận tuyệt đối. Đặc điểm này hay nhưng đôi khi lợi bất
cập hại mà chuyện kể trên là một ví dụ rất điển hình.


Nếu có gì cần nói thêm, trong
chuyến tháp tùng ông Lục gió ấy có rất đông phóng viên và không biết vì sao,
không một ai đề cập đến chuyện phản phé của Cămpuchia từ  dạo ấy.


Và, thế là  suốt cả tuần
nay báo chí lốc leo phát sốt phát rét với hàng tá bài kể tội anh hàng xóm. Làm
như Việt  vừa bị cú trời giáng không bằng khi  kết thúc Hội nghị
Asean bên Miên mà không ra được tuyên bố chung.


Ngay cả khi bộ quy tắc ứng xử
biển Đông này có kí tá được cũng đừng mơ Tàu tôn trọng nó. Có nó, chỉ như có thêm
một điểm dựa lưng để …chửi suông cho nỏ giọng, không hơn.


Tình hình biển đông hiện nay chỉ
có thể cải thiện bằng con đường duy nhất, chính các chính sách nội bộ của Tàu.
Điều này, phải ngồi chờ đại hội sắp tới của anh ý thôi.


*** Hôm qua được  nguyên
chiều lẫn tối tám với các bác ngân hàng. Bác nào bác nấy sôi ùng ục về loạt bài
mang tính hướng dẫn công luận về xử lí nợ xấu hiện nay trên báo Thanh niên.
Mình phán rằng, lỗi lớn nhất gây ra  sự ngu dốt của báo Thanh niên chính
từ các bác. Bác nào cũng ngại lên báo, để diễn đàn cho  một đám ất ơ ví
dầu nó độc diễn, phải chịu thôi.


Hiểu việc mua bán nợ xấu
theo  nghĩa: lấy tiền thuế của nhân dân cứu các doanh nghiệp (có lẽ định
bóng gió doanh nghiệp nhà nước) thua lỗ (do tham nhũng), chưa hết, có báo
chuyên tài chính hẳn hòi, đặt câu hỏi lấy đâu ra  hơn trăm ngàn tỷ để mua
hết chỗ nợ xấu hơn trăm ngàn tỷ hiện thời?  Hiểu thế và viết y thế, và
thằng báo cũng y thế đăng lên thì công nhận, liều tận mạng. Ấy vậy, xưa nay xứ
ta vua thua thằng liều là chuyện luôn luôn.


Khi nhà nước vừa hé lộ có chủ
trương cho việc kinh doanh nợ xấu, nhất loạt diều hâu cú vọ thế giới kịp hỉnh mũi
dương mắt mà nhanh nhất là hai công ty của Mã và Sing đã hạ cánh tìm hiểu. Kể
thế để thấy trên thế giới, loại hình kinh doanh xác chết này béo bở thế
nào.


*** Lúc ông bộ trưởng bộ 
4 tờ nhận định ráo hoảnh, Việt nam không có báo lá cải, thật may mình đang vi
vu đi chơi. Lúc ấy bộp chộp chửi ông thì quả oan thị Kính. Ông nói đúng, Việt
nam không có báo lá cải. Gọi những thứ rác rưởi nhan nhản trên mặt báo hàng
ngày hàng giờ này là lá cải, xúc phạm loại hình báo chí ăn khách hàng đầu thế
giới quá.


Mình đi làm báo chẵn 30 năm, trải
qua  mấy đời bộ trưởng (một đời ta muôn vàn đời nó ứng vào mình chính xác chăm
phần chăm), ông này mình đánh giá kém nhất, kém đến độ không thể lấy ai
so sánh được.


Hơn năm tại vị, duy nhất một lần
ông  nói đúng.


Đấy là câu: Việt nam không có
báo lá cải.




Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

ÔNG BÁ THANH VÀ CHUYỆN NHỮNG CÚ GIƠ TAY


*** Nơi nào đáng sống nhất Việt nam hiện nay?

Đà nẵng.

Vì Sao? Vì đây là nơi cả văn hóa sống lẫn môi trường sống có tốc độ thay đổi nhanh nhất Việt nam. So sánh cùng thời gian, cùng 2 điều kiện trên, Sàigòn lỗ mỗ, chậm chạp hơn còn Hà nội,
quá  tệ, tệ gần như nhất trong những đô thị mà  mình đã đi trong những năm qua.

Công đầu ở Đà nẵng, thuộc về ông Bá Thanh.

Hình như đến giờ này, rất hiếm ai phản đối nhận định trên. 10 người mình gặp ở Hà nội, cả 10 đều ước giá mà thủ đô có một bí thư như Bá Thanh.

*** Vì sao ông Thanh không ra nổi trung ương.

Từ nhiệm kì trước, đã có đề xuất đưa ông lên làm phó thủ tướng.

Rất ít cánh tay giơ lên ủng hộ.

Nhiệm kì này, hình ảnh ấy lặp lại, không khác một phân.

Gần đây, truyền thông vỉa hè lại rộ thông tin sẽ có thay đổi trong thành phần chính phủ vào Hội nghị giữa nhiệm kì. Và đương nhiên, vỉa hè lại xếp cho ông Thanh một ghế ngoài Thủ đô.

Thông tin ấy  chính xác 99%, sai duy nhất mốc thời gian.
Chính phủ sẽ cả thay lẫn đổi nhân sự, nhưng vào  đầu 2016, chứ không phải giữa nhiệm kì. Nói đơn giản, sẽ không có bất cứ biến động gì từ nay cho đến hết nhiệm kì.

Riêng ông Thanh, thì lại hy vọng. không phải cá nhân ông, mà là đông đảo những người tha thiết muốn thoát ra khỏi sự trì trệ hiện nay, hy vọng.
Không ra được thủ đô đồng nghĩa với hết nhiệm kì này, ông phải nghỉ hưu.

Lại phụ thuộc vào những cánh tay giơ lên dù rằng, lần này, không khó khăn bằng hai lần trước.

***

TẠM DỪNG ĐỀ TÀI NÀY  TẠI ĐÂY

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

NGỚ NGẨN

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Tối qua, nhận được cái mail của
blogger bác sĩ Hồ Hải, cầu  cứu vay tiền
vì bị trộm khoắng hết khi đang đi công chuyện bên Anh.


Biết thừa biết chắc chắn là
địa chỉ mail này bị hack.


Beo từng bị  dăm lần. 
Lần thì gửi link  film con heo cho
bạn bè, lần thì chửi tục tĩu qua chat với mấy con bạn là cô giáo, lần thì còm
linh tinh  vào mấy blog khác…


Ấy vậy nhưng, tắt máy đi ngủ rồi,  lại phân vân, lỡ không phải hack thì sao nhỉ?
Mất gì đâu một cái reply, và  bò dậy reply
thật.


Tự dưng thấy ấm áp, của cảm
giác yên tâm.


Giờ, thì đang cười một mình,
vì sự ngớ ngẩn.


 


Tiện thể nói luôn, Thị Beo không có địa chỉ Gmail, tất
cả các còm mang tên Beo bằng tài khoản google đều thuộc về bạn trên zời nào đó.

THỦ TƯỚNG VÀ HARVARD-nốt

*** Trong chuyến (du lịch là chính) đến Việt nam tháng 1/2008 của nhóm giáo sư Harvard, họ đã được thủ tướng tiếp kiến, nhờ  sự móc nối của bạn Tuấn hávợt, cựu tổng biên tập Vietnamnet.
Món quà mà họ tặng thủ tướng trong cuộc tiếp kiến ấy là một tập tài liệu , tên đầy đủ là Lựa chọn thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của VN. Công trình này do Unesco Việt nam tài trợ tiền để thực hiện, Benjamin Wilkinson chấp bút và David Dapice chủ trì.
*** Không nhớ chính xác, đâu như vào giữa năm 2008.
Khi ấy, mấy vị trung ương biết chữ lưu truyền một bài viết của  một ông, được báo chí phong tên ông Đúp tô (WTO).
Đến tay Beo. Cực hay. Đọc một lèo, còn muốn đọc lại. Nhưng làm sao trí tuệ một người có thể thông sáng nhanh cấp kì đến thế? Ngay hôm trước nói năng còn ấm ớ hội tề thế…?
Hóa da, phần mở và kết, nó được chép có  biên tập sửa chữa chỉnh lí tí đỉnh từ một bài viết của  Giáo sư Vũ Thành Tự Anh. Nguyên phần thân bài, là tóm lược từ công trình nghiên cứu này.
Beo đánh cho ông Đúp tô một dấu son, vì ít ra còn… chịu khó đọc.
*** Beo không có ý công kích chỉ trích khi kể câu chuyện ngang xương trên.
 Vì từ câu chuyện ấy, nó cho thấy, đường đi của những công trình khoa học ở Việt nam ra sao. Đặc biệt là về khoa học xã hội.
Không riêng công trình của Harvard, Beo đã đọc những  nghiên cứu về chiến lược phát triển Việt Nam của một vài công ty tư vấn hàng đầu thế giới hay của Ngân hàng thế giới…
Chất xám của những bậc thầy đang dẫn dắt sự vận động của thế giới, hiện nằm ở đâu trong bùng nhùng hàng hàng lớp lớp những cơ quan- ban- ngành- vụ- viện…Việt.
Bao giờ nó được chuyển thành những nghị quyết của Hội nghị TW. ? Bao giờ nó được chuyển thành những chỉ thị của chính phủ?
Không bao giờ. Beo trả lời thế đấy. Cấm cãi.
*** Khác với các vị thủ tướng tiền nhiệm, ông chịu khó tầm sư  Tây để học đạo phát triển, ít nghe lời các quân sư quạt mo ta. Mở hàng nhiệm kì đầu, ông giải tán luôn cái tổ cố vấn mà sản phẩm nổi bật là các tổng công ty 90/91 và mở rộng hệ thống ngân hàng, như hiện nay.
Dĩ nhiên, rất đặc trưng chính kháchViệt, các cố vấn ấy giờ phủi các sản phẩm của mình như phủi tà khi hậu quả xấu phát tác.
Hồi đầu nhiệm kì 2 của ông, Beo đã nghĩ, đây là cú hốt hụi chót, ông sẽ đủ quyết đoán để  thực hiện những việc ông dự định nhưng chưa làm nổi trong nhiệm kì đầu.
Hình như, Beo lầm.
Ông ấy  buông xuôi.
Ông ấy đang già đi.
P/S 2015: hết 2 nhiệm kì, ông vẫn vá chưa xong những sai, lỗi của  các vị tiền nhiệm.


Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

THỦ TƯỚNG VÀ HARVARD


--> 
*** Giờ này cất công chứng
minh BBC tiếng Việt nói láo, thể nào cũng có đứa rủa  bị thần kinh, vì chứng minh Trung quốc đông
người  nhất thế giới có khi còn…khó hơn.

Bận kiếm cơm mù mắt, xả xì
choét bằng cách chửi mấy chú nhóc cũng thú. Tiện thể kể  câu chuyện cũ về  một ông cựu bộ trưởng, liên quan ít nhiều đến
sự việc này.

Đại khái các chú BBC biên:

Hai năm sau khi nhậm chức, 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã tìm đến Trường Kennedy thuộc Đại Học Harvard để tham vấn về một
chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn 2011- 2020 qua “Chương Trình
Châu Á” của Đại học này.

Tên gọi của tập tài liệu: “Lựa chọn thành công”

Nhóm nghiên cứu gồm các vị David Dapice, Dwight
Perkins, Nguyễn Xuân Thành, Vũ Thành Tự Anh, Huỳnh Thế Du, Jonathan R. Pincus,
Anthony Saich, Benjamin H. Wilkinson

Sau đó các chú phê phán bla
bla bla thế lọ thế chai, vì thủ tướng không nghe lời chỉ dạy của Hávợt nên  giờ Việt mới ra nông nỗi.

***

Theo 2 link sau đây:



Bạn nào biết tiếng Anh thì dễ
rồi, Beo dẫn giải cho các bạn không  sử
dụng được ngoại ngữ, nó là thế này:

Đây là hồ sơ cá nhân của 2
trong số các ông giáo sư BBC kể tên.

Hồ sơ này ghi chi tiết các
tác phẩm, kể cả bài báo, của hai ông và thời điểm đóng lại cuối cùng là 2011.

Đến bài báo ngắn các ông còn
liệt kê chi tiết, thế mà viết nguyên  cẩm nang phát triển cho cả một quốc gia,
lại còn theo đặt hàng của cấp chính phủ, cả hai ông đều quên ghi ra ?

Ông  Dũng chưa bao giờ đến Harvard. Từ 75 đến nay,
Việt nam có hai nguyên thủ đến thăm Harvard trong các chuyến công du chính thức
Mỹ là ông Nguyễn Minh Triết và trước đó là ông Phan Văn Khải.

Đang viết




Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

TRÁCH BỐ

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

--> <!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->






Mắng con


            
(Thái Bá Tân)


Mày
láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.

Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.

Biểu tình chống xâm lược,
Chứ có lật ai đâu.
Không lẽ mày không biết
Cái dã tâm thằng Tàu?

Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?

Xưa đánh quân Mông Cổ,
Vua còn hỏi ý dân.
Sao không thấy nhà nước
Xấu hổ với vua Trần?

Đành rằng thế mình yếu,
Phải thế nọ, thế này.
Nhưng ở đời, con ạ,
Mềm nắn, rắn buông ngay.

Bố biết con thương bố,
Lo cho bố, cảm ơn.
Con “biết sống”, có thể.
Xưa bố còn “biết” hơn.

Chính vì khôn, “biết sống”,
Tức ngậm miệng, vờ ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.

Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.

Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.



Trách bố


               
(Hòa Bình)


Bố à, con đâu láo
Can bố đi
biểu tình
.
Đời mỗi người
một việc
,
Ôm đồm hóa
linh tinh
.

chỗ nào đảng nói.
Không liên
quan đến dân
?
Phải đâu con
không biết
,
Nước của bố con mình.

B
ố thì chửi xâm lược,
Nhưng cái đứa
đi cùng

Nó toàn chửi
nhà nước

Bố thấy có
được không
?

Bố cứ nghe
ngoài ngõ

Bảo nhà nước
nọ kia

Bố là anh văn
sỹ

Thay nhà nước
được ư?


Ý dân thưở Sát
Thát
,
Còn nguyên
đến bây giờ
.
Nay bố muốn nhà nước
Hỏi ý dân
chuyện gì?


Đ
ã biết thế mình yếu,
Phải khéo léo
cương, nhu

đời, yếu mà húng
Thì thua
chắc, bố nờ
.

Con lo là có
nghĩ
,
B cả vú, kỳ ghê.
"biết sống” cho vào ngoặc.
Chuyện nọ xọ
chuyện kia


Thế hệ bố đâu
tệ
,
Đất nước có
dở, hay

Bố cứ nhìn
đống rác

Chê nhà bẩn
suốt ngày
.

Vầng, bố đúng
lẩn thẩn,
Nói ... hao
hao Bùi Hằng

Nhẽ toàn là
chó cả
,
Nếu không đi
biểu tình?


Mai biểu tình,
nếu thích
Thôi thì bcứ đi,
Nhưng xin bố
vừa phải

Làm quá,
phỏng
ích gì.






COPY TỪ BLOG HÒA BÌNH