table.MsoNormalTable
{font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";}
-->
Đi khám điền thổ Tây nguyên về, mò vào mạng, giời ạ, vẫn chưa
hết chuyện Trọng Tấn-Anh Thơ. Báo chí căn rình cảnh cáo hay cấm diễn lốc
leo phân tích nào luật nào tình…Toàn đúng và hay cả.
Duy một thứ chưa thấy ai đả
động: mô tả cho bà con biết sự thật của những chương trình biểu diễn nghệ thuật cấp nhà nước ấy, hình dong nó ra
làm sao. Ví dụ như sân khấu là bục gỗ tạm ở phòng ăn khách sạn hay ở sảnh
(cánh) của tòa thị chính, dàn âm thanh mono hay stereo, dàn đèn, tiết kiệm chi
phí sân khấu nào tận dụng ánh sáng nấy
hay đi thuê nước sở tại hay đoàn khuân
vác từ trong nước sang…
Xét theo mấy chuẩn Beo liệt
kê trên, so ra được biểu diễn ở Lào
là thiên đường, chí ít khán giả chính
nói tiếng Việt giỏi ngang Bầu Đức, hiểu được hai vị hát cái gì.
Việc mang đoàn nghệ thuật tới
các sự kiện ngoại giao hoàn toàn không dở, vì cách biểu lộ sự trọng thị này rất hiếm nước trên thế giới còn thực
hiện, âu cũng là một đặc trưng dân tộc.
Vấn đề nằm ở chỗ, hoạt động
văn hóa ấy cần và phải được đối xử ra sao để khác với một nhóm người đi cho có,
nhếch nhác bên lề sự kiện ngoại giao, như hiện nay.
Beo nghe ông Trần Bình lên
Tiền phong chửi nghệ sĩ thiếu ý nọ thức kia mà thấy sặc sụa mùi thuốc lào Khâm
Thiên. Beo tin rằng, những Hà Hồ, Thu
Minh, Đàm Vĩnh Hưng…nếu có từ chối hợp tác với ông trong những chương trình
phục vụ chính trị kia, thì chắc chắn không phải vì cái giá 15 đô/ngày.
Vấn đề nằm ở chỗ, nói thêm nữa là rất thừa.