Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

GIẤC MƠ MỸ

Càphê với Cụ bạn ở Văn Cao. Hỏi: Khả năng kinh doanh chế phẩm dầu khí ở Mỹ thế nào?
Mình nhấp métxịt hỏi lại TaiLong.
Thỏai  mái. Một vài lọai hóa chất phụ gia cuốc nội cấm, Mỹ mang sang cuốc ngọai sản xuất rồi nhập ngược lại.
Thế hử?
Dĩ nhiên, hàng giải thích đơn giản và dễ hiểu kia là của mình. Khi mình và Cụ bạn đã chuyển sang tám đến đề tài thứ 6 và gọi thêm ly sinh tố đổi mồi, liếc vào điện thọai, vẫn thấy TaiLong dằng dặc độc thọai métxịt giải thích các chất hi đờ rít nu ít men tồ gì đó. Có lẽ bởi dấu chấm hỏi của mình.
Tiện bỏ dấu luôn, TaiLong nghĩa Tây Lông, chả có tẹo châu Á nào trong máu.
TaiLong nói nhiều, hỏi một nói hai mươi, rậm nhời nhức thủ. Bù lại khí đẹp giai, lạ cái đẹp nhất thường vào những lúc nổi khùng với mình mà không dám cãi, tự nuốt cục tức như Adam mắc nguyên quả táo giồng bên Tàu, ở họng.
Rất khó để giáo dục cho TaiLong nhận thức được rằng, phụ nữ Á đông nghĩ một đằng nói một nẻo và làm còn khác nữa. Khó hơn thế là truyền đạt sự ngẫu hứng đầy tính nghệ sĩ cho TaiLong. Làm gì cũng lên kế họach, rồi lại y boong thế mà thực hiện, tẻ ngăn ngắt.
***
Cộng đồng Việt tại Boston đông thứ hai sau người Tàu và 60% sống ở mức nghèo.
Chuẩn nghèo tại bang Massachussettes, nó tính thế này.
Nhà 4 người, tổng thu nhập dưới 21 ngàn Obama/ năm xếp diện thu nhập thấp. Thu nhập thấp tức vẫn đủ sống. Nghèo, là dưới thu nhập thấp,  là không đủ sống.
60% kia thu nhập dưới 13 ngàn tổng thống/ năm.
Trong lúc chờ thi hứng nổi lên tiếp để hòan thành nốt bài thơ đầu đời mới sáng tạo được hai câu Chào ngày mới lạnh lùng ngang cửa; mình em khô nước mắt không màu… thì mình đọc được cái báo cáo chứa các thông số như vậy của Thành phố, vào sáng sớm hôm qua.
Đúng 37 phút sau cú phone, TaiLong sịch xe  trước cổng. Má ơi, giày thể thao trắng quần jean vẫn không bỏ cổ cồn. Mở cửa xe. Má ơi phát nữa. Hai cái gậy tầm tay 1 dài một ngắn và…súng.
Mình sầm cửa xe, quyết luôn. Đi tàu.
Mặt TaiLong đẹp bồng lên. Nhưng tuân chỉ.
***
Phải hết  hơn tiếng và đổi tàu 2 lần. Quái gì, tuyến đầu tàu lại ngừng chạy 2 ngày, để sửa chữa.
Mỹ, không dám mặc mịa bọn đi Tàu bằng vé tháng. Hàng hàng xe bus sắp lớp thay thế. Miễn phí. Tàu và bus của hai hãng tư nhân khác nhau mà nó phối hợp điều hành ngon ơ, khỏan miễn phí kia thành phố chi.
2 phút chuyến, 1 khách cũng chạy. Vì là bến di động đột xuất, nên bến nào cũng có  vài ba cảnh sát,  bảo vệ những khách dũng cảm cỡ mình, băng qua đường ngẫu hứng. Có anh cảnh sát kia đẹp thôi rồi, tay lại có hình xăm. Mình, đi lùi để ngắm. Anh ý tủm tỉm. TaiLong sụ mặt nhưng ko dám đọ đẹp nên mình thương tình thiện ý, không chụp hình Tay xăm đẹp thôi rồi.
Chuyến tàu cuối tới khu người Việt, cả khoang mênh mông mình, Tai Long và một chú choai choai  đen.
Úp cái tai nghe to vật  ngòai mũ, chú ấy vừa đọc ráp hết cỡ volume vừa dậm chân xuống sàn tàu giữ nhịp. Mình, chưa từng nghe một rapper chuyên nghiệp nào hay đến thế. Bài hát nói về một phụ nữ ngồi cô đơn trên tàu nghĩ về đủ thứ chuyện, từ mua món (gì đó) ăn bữa tối đến  chờ mặt trời mọc ở phương khác.
Mình ngủ quên.
Lóang thóang giấc mơ xin mặt trời hãy ở yên, đừng bỏ sang phương khác.
***
Cũng chỉ luẩn quẩn quanh mấy phố trung tâm. TaiLong cương quyết ko chịu đi xa hơn. Cau có cạu cọ ỉ ôi kiểu gì, cũng ko chiều.
Rồi mình cũng biết lí do. Bạn thân nhất của TaiLong chết khi bị đạn lạc trong một vụ thanh tóan nhau ở khu này- khu có chỉ số không an tòan cao nhất  bang. Cô rất chăm chỉ làm thiện nguyện. Một cơ sở từ thiện của nhà thờ nay dựng bức tượng bán thân cô để tưởng nhớ. Cô rất đẹp, người da đen.
Camera dăng dăng ở những nơi công cộng. Qua ba phố hết hai, dưới biển tên đường có thêm hàng chữ, chỗ này cảnh sát X…đã hy sinh. Nhưng, từ năm 26 lận.
Giá thuê nhà  rất rẻ. Căn hộ  một phòng ngủ quãng 1800 chỗ mình, ở đây chỉ 400, cũng vì cái chỉ số mất an ninh.
Mình,  cực thích thú vì sự... bình yên. Hỏi gì cũng được trả lời chỉ dẫn tận tình. Mua được giò, chả quế và ăn no cành hông một tô bún bò Huế ko nấu bằng mắm ruốc.
Rất nhiều bờ tường được phủ tranh, rất đẹp. 

Gặp sách của Nguyễn Thị Thu Huệ tại thư viện quận. Boston tập trung nhiều trường đại học nhất nước Mỹ nên  thư viện công cộng rất nhiều. Lúc mình vào ko có người Việt nào trong phòng đọc.

Chàng theo giáo phái Đa thê. Giáo phái này không chấp nhận văn học nghệ thuật và chàng bị đuổi ra khỏi Big family (tên một bộ phim về giáo phái), có bằng thạc sĩ nghệ thuật học của trường Boston Uni. Qua một cái cầu thang nhỏ cao hun hút,  lên đến phòng triển lãm nghệ thuật sắp đặt của chàng. Trống rỗng, chỉ có ánh sáng trời từ những ô cửa và khỏang màu tường đối nghịch. Hai viên đá nhỏ đen trắng chàng dùng kết nối những tâm linh. Nói thêm, chàng là người Mỹ trắng duy nhất mình gặp trong nguyên ngày lang thang. 
Mình tham dự ngay và hào hứng vào trò chơi hình khối và ánh sáng của chàng






Vài bức hình này nói đủ tất cả, về người Việt tha hương.

còn tiếp

TRUYỀN THÔNG VÀ ĐỒNG TÍNH ÁI (LGBT) TRONG XÃ HỘI VIỆT-3

Truyền thông số toàn cầu, ở các quốc gia phát triển chia thế giới thông tin thành hai nhánh: phong phú và nghèo nàn. Các quốc gia đang phát triển cũng được chia thành hai nhánh nhưng ở một hình thái khác: đô thị và nông thôn.

Đô thị hóa đặt ra một tiêu chuẩn là sự phát triển của các phương tiện truyền thông.  Ở Việt Nam, điều này chỉ tập trung tại  Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trong thập kỷ qua, mức tiêu thụ phương tiện truyền thông và truy cập Internet tại Việt Nam đã tăng đáng kể, mặc dù (trên nguyên tắc) nhà nước vẫn sở hữu các phương tiện và giám sát thận trọng các lọai thông tin.
Theo nghiên cứu gần nhất (2013) của Gallup: hơn 80% dân số được coi TV, gần 20% trong số đó có truyền hình cáp.
 Xu hướng phân nhánh thể hiện rõ hơn trong phương tiện truyền thông mới: điện thoại di động.  Tỷ lệ thâm nhập mạnh mẽ ở cả nông thôn (76%) và đô thị (81%), nhưng phần lớn là điện thoại cấp thấp, không có khả năng truy cập Internet. Chỉ có 22% người dùng điện thoại di động truy cập Internet và 19% nghe radio.
Sử dụng Internet còn phụ thuộc vào độ tuổi và trình độ học vấn. 12% người sử dụng Internet truy cập được nội dung bằng tiếng Anh và 1% bằng tiếng Trung.
Khi phương tiện truyền thông thâm nhập mạnh vào cả hai khu vực thành thị và nông thôn, điều này rất có ý nghĩa đối với các loại và chất lượng của thông điệp. Nội dung mang yếu tố tuyên truyền được phổ biến rộng rãi hơn tuy nhiên,  tin tức nước ngoài và các chương trình giải trí  phần lớn vẫn chỉ tập trung tại nhành đô thị.
Vài nét về hai nhánh truyền thông trên có ý nghĩa gì đối với cộng đồng LGBT tại Việt Nam?
Nồng độ thông tin vào khu vực đô thị tương quan với nồng độ các cá nhân tự nhận mình thuộc về giới tính thứ ba : 88% LGBT được hỏi cho biết, họ tìm kiếm bạn tình qua Internet, tương phản với 39% thông qua các  cách gặp gỡ thông thường khác.
Trong khi các nội dung giáo dục giới tính đã được chấp nhận và trở thành một chủ đề thoải mái thì việc giáo dục giới tính cho cộng đồng LGBT vẫn là một đề tài sang trọng hiếm có.
Truyền thông hỗ trợ nhiều người cởi mở về giới tính của họ, mở rộng dân số LGBT. Tuy nhiên, LGBT tại nông thôn,  các thông tin mà họ tiếp cận được nhiều khả năng vẫn là sự kì thị, làm trầm trọng thêm khủng hoảng tâm lý về bản sắc sinh học của mình.
Khi truyền thông chính thống tuyên truyền lệch lạc về giáo dục giới tính, thì Internet là phương cách hiệu quả nhất để cộng đồng LGBT tiếp cận về giáo dục sức khỏe,  phòng chống HIV / AIDS. 89% LGBT biết đến các trang web tư nhân hoặc các tổ chức y tế có uy tín.

(phần này còn tiếp)

HÀNH LANG HẸP?

COPPY CỦA DG DG
"Mình phải có lòng tự trọng, bởi khi có tự trọng người ta mới từ chức, còn không có tự trọng nói miết cũng không ai từ chức". Hết trích.
Đây là câu nói bên hành lang QH của Nghị Thuyền, một gương mặt đã khá quen thuộc với các chiến dịch câu like của báo chí cách mạng thần thánh.
Chẳng biết tự lúc nào, chợ phiên mang nhãn Quốc Hội của chúng ta đã sản sinh khá thành công một nhúm các nghị, mà vai trò của họ chẳng có gì hơn ngoài việc gãi ngứa sơ bộ cho cần lao, mua vui cho tầng lớp quan lại thượng tầng cười khẩy, và là nguồn câu like dồi dào cho báo chí.
Như nghị Thuyền, nghị Dương hói, nghị Cuốc bạc nick name Nhà sử học chẳng hạn.
Họ, lúc nào cũng sở hữu những phát biểu hết sức ầu ơ và thậm chí ngu ngốc, như cú chém gió mang màu sắc cảm tính ở trên là một ví dụ điển hình.
Mất công hóng các bố vào nhà hát biểu diễn, ít ra cũng phải được nghe một điều gì đó cụ thể, có dẫn chứng, có chứng cứ, có lập luận, có đánh giá thuyết phục, chứ hơi đâu mà đi nghe các bố dạy đời, lên mặt chung chung như vậy.
Có tự trọng không thưa nghị? Khi nghị mở mồm lần nào cũng chỉ sồn sồn được dăm bữa là mất hút? Có tự trọng không khi thiên hạ nó chửi bọn Nghị chỉ đơn giản là bọn giỏi chửi, chứ ấn việc vào tay cho làm thì lúc nào cũng như mèo mửa?
Nhớ mãi có phiên chất vấn, tay Thuyền này hiên ngang nã anh Thăng Đinh, rằng anh đếch được đào tạo về chuyên môn giao thông, vậy mần thượng thư giao thông liệu có đủ trình?
Câu chất vấn làm anh Hói chủ trì, cũng như thằng chồm hỗm xem vô tuyến như mình cười phọt cả dắm, hehe. Ngu đến thế thì quả là hoàn hảo! Báo hại anh Hói cắt ngang, và tuyên bố thẳng rầng anh # đếch cần phải giả nhời câu hỏi này!
Thằng có tự trọng, sau vụ đó đáng nhẽ phải về khâu mõm lại mà tu luyện mới phải!


TRUYỀN THÔNG VÀ ĐỒNG TÍNH ÁI (LGBT) TRONG XÃ HỘI VIỆT-2

* Các số liệu sau đây trích dẫn từ một vài  nghiên cứu của Gallup và hai nguồn:
*  Phần  2: Thảo luận về các văn bản quy phạm liên quan đến đồng tính ái đang lưu hành, post sau cùng.

3
Các luồng tuyên truyền sai lầm trên các phương tiện truyền thông 
Một phân tích nội dung trên 4 tờ báo có ảnh hưởng hàng đầu tại VN: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Công An Nhân Dân và sáu trang web tin tức trực tuyến lớn, vào các năm 2004, 2006 và 2008 cho thấy, tuy khối lượng tin, bài đã tăng lên nhưng thái độ vẫn không thuận lợi, thậm chí gây phương hại cho cộng đồng LGBT.
* Rập khuôn và miêu tả sai lệch về đồng tính ái là sai lầm phổ biến nhất trên truyền thông. Hành vi đồng tính ái bị đánh đồng với hành vi tình dục. LGBT được mô tả như những người có bản năng tình dục bất thường, với cuộc sống 'nguy hiểm' khi quan hệ tình dục và tình yêu không thể đạt được. Nó tương tự các sự trụy lạc xã hội làm xói mòn đạo đức khác như ấu dâm, ác dâm…
29% tin tức về cộng đồng LGBT được kết nối với các hoạt động tố tụng hình sự, 24% mô tả là 'bất thường' hoặc hành vi lạ lùng, và 16% miêu tả đây là những lạc thú bệnh họan.
* Sử dụng ngôn ngữ kì thị 
Không phân biệt đối xử
Phân biệt đối xử
đồng tính ái (homosexual)
đồng tính  nam (gay)
đồng tính  nữ (lesbian)
người chuyển giới (transgender)
lưỡng tính (bisexual)
Pêđê (có nguồn gốc từ tiếng Pháp pédéraste)
Bóng, bóng lộ, bóng kín
xăng pha nhớt
nhớt già, nhớt trẻ
hai hệ
đồng cô
 Tại các tờ báo kể trên, mặc dù  các từ ngữ tiêu cực đã giảm dần theo thời gian, nhưng cũng chỉ 1/3 các bài báo sử dụng ngôn ngữ không phân biệt đối xử hoặc tích cực khi viết về  LBGT.
Số liệu thống kê này đặc biệt đáng quan ngại khi nó được thực hiện trên các ấn phẩm uy tín hàng đầu, có tầm họat động vừa là nhà tiên phong vừa là cảnh sát  trong điều hướng các sự thay đổi và phát triển.
* Chênh lệch khu vực cư trú. Trong thực tế, LGBT tồn tại ở khắp mọi nơi. Thế nhưng, 79% nội dung truyền thông đề cập đến là các cá nhân đồng tính đang sinh sống tại các khu vực đô thị, trong khi đó chỉ có 4% viết  về những người ở nông thôn. Chỉ số lệch lạc này góp phần vô cùng quan trọng, củng cố quan niệm sai lầm cũ rằng, đồng tính ái là một "tệ nạn xã hội" có nguồn gốc phương Tây và là hiện tượng phi tự nhiên.
(phần này còn tiếp)