Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

ĐỌC HUY ĐỨC-về ngoài sách-tiếp

*** Không chỉ chọn đưa những chi tiết dẫn dắt người đọc thiếu thiện cảm với bà Cầm, mà thủ pháp này  còn sử dụng với  ông Nguyễn Văn Linh. Cao tay hơn, sâu sắc hơn nên hình ảnh ông NVL rất  lệch lạc và phiến diện (chỉ riêng so với những gì chính Beo biết).
Quan tâm đến chuyện chính trường, hẳn ko thể ko biết mối bất hoà giữa hai ông Linh-Kiệt. Chuyện này do ông Trần Bạch Đằng kể: ông Linh từng chỉ thẳng tay vào ông Kiệt mắng: anh về dạy vợ con anh trước đi, khi ông Kiệt đang "lên lớp" về chống tham nhũng.
Ông Linh là con người cực kì liêm khiết, gia đình ông cũng vậy. 
Và đây mới chính là căn nguyên nảy sinh mối bất hoà.
HĐ đã lái căn nguyên này sang tính cách của hai ông: một anh  Nam bộ phóng khoáng một anh Bắc kì kỹ lưỡng chỉn chu, là cách làm khôn khéo nhưng thiếu trung thực, với  những người đã khuất và nhất là với lịch sử.
Chưa hết, cũng bằng nhãn quan rất...Võ Văn Kiệt, HĐ đã không-khôn-rất-khéo phủ nhận gần như hoàn toàn công lao của NVL trong chương đổi mới. 
Một thời gian dài thân cận với ông Kiệt mà đòi hỏi ko thiên kiến hẳn thiếu công bằng với tác giả, nhưng chỉ kể một nửa sự thật như thế  thì độ tin cậy của tư liệu trong sách, hỏi còn bao nhiêu phần trăm khách quan?
*** Một vài lần khi Beo viết về "trước tác" của dăm vị giáo xư Tây Mỹ gốc Vịt, có bạn mắng, cỏ rả thế tranh luận làm gì. Beo cực thích chữ cỏ rả, vì nó biểu đạt chính xác cả nhận thức lẫn tấm tình của các vị ấy với đất nước. 
Lần này cũng vậy. Beo đã phá lên cười khi  giáo xư Trần Hữu Dũng biên thế này: Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản.
Ngay như TTrẻ, tờ báo số 1 VN, nơi đã đăng feuilleton một phần rất dài và gần như nguyên văn của BTCuộc từ thời ông Kiệt mất, giáo xư còn ko đọc,  trông mong gì với những sách báo đã xuất bản ít tăm tiếng hơn trong nước. Thế nên, giáo xư không phát cuồng với BTC, mới thiệt là lạ.
*** Như Beo đã khẳng định ở phần đầu tiên loạt entry này, BTCuộc hoàn toàn có thể in được trong nước. Có điều...
 sẽ không phải đối diện với chính quyền như dăm vài trang lề trái đang khấp khởi hi vọng (để có đề tài nuôi chỗ chém gió) mà cam go nhất là phải đối diện với chính những nhân vật của mình.
dang bien

TRẢ THÙ DÂN TỘC

Ngọt ngào, nhẹ nhõm, trong veo, thơ bạn này đọc một lần là nhập.
link đây  
http://anhtuanwc2007.blogspot.com/2012/12/for-chloe.html

For Chloe
Many times I've wanted to tell you that I miss you,
But something always prevented me from saying it.
What would have happened to us 
If I had told you?

A vague fear has been surrounding me.
It's not the fear of death.
It's not the fear of the end of the world.
It's the fear of losing something.

We had smiles, coffee and rain.
You had me driving you along the streets.
I had you by my side, beneath the twin towers.
Tell me if we have anything deeper between us? 

Tell me Chloe,
Is there anything which will be lost
If I tell you that I love you? 
A thing that never comes again

Now we're oceans apart.
I wonder if you've could feel me
Everytime when my heart calls out to you, Chloe
I wonder if you could feel my heart.

Tuy nhiên, do bạn phạm một lõi  với  Beo nên ko có sự làm nhục lại nào lớn bằng việc nhờ phi công trẻ của Beo, người chuyên nghiệp dịch tin quốc tế cho ko ít báo mạng hiện nay, dịch ra tiếng Việt.

Đối với Chloe
Nhiều lần tôi đã muốn nói với bạn rằng tôi nhớ bạn,
Nhưng một cái gì đó luôn luôn ngăn cản tôi nói rằng nó.
Điều gì sẽ xảy ra với chúng tôi
Nếu tôi đã nói với bạn?

Một nỗi sợ hãi mơ hồ đã được bao quanh tôi.
Đây không phải là sợ chết.
Đây không phải là nỗi sợ hãi của sự kết thúc của thế giới.
Đó là nỗi sợ hãi bị mất một cái gì đó.

Chúng tôi đã có nụ cười, cà phê và mưa.
Bạn đã lái xe dọc theo đường phố.
Tôi đã có bạn bên cạnh tôi, bên dưới tòa tháp đôi.
Cho tôi biết nếu chúng tôi có bất cứ điều gì sâu sắc hơn giữa chúng tôi?

Cho tôi biết Chloe,
Có bất cứ điều gì mà sẽ bị mất
Nếu tôi nói với bạn rằng anh yêu em?
Một điều mà không bao giờ trở lại

Bây giờ chúng tôi đang đại dương ngoài.
Tôi tự hỏi nếu bạn đã có thể cảm thấy tôi
Mỗi khi trái tim của tôi gọi ra cho bạn, Chloe
Tôi tự hỏi nếu bạn có thể cảm thấy trái tim tôi.

ĐỌC HUY ĐỨC-về ngoài sách

Từ một vài chuyện hậu trường của cuốn sách sẽ vẽ ra được chân dung tác giả Bên thắng cuộc. 
*** HĐ viết đã gửi bản thảo đến một vài nhà xuất bản trong nước (tháng 11) nhưng không nơi nào dám in. Hiểu theo một cách nào đó, việc không xuất bản công khai trước ở trong nước là một việc chẳng đặng đừng.
Cứ cho HĐ là VIP, đại VIP đi, tức vài NXB đó phải gác hết các cuốn đang xếp hàng chờ giấy phép lại để đọc HĐ thì với, 500 trang in- quãng gấp rưỡi từng đó trang nếu là dạng bản thảo, lại liên quan đến rất nhiều cứ liệu lẫn nhân vật lịch sử đang sống, có biên tập viên tài thánh nào thẩm định kịp trong một tháng (tính đến ngày phát hành online chính thức) để mà trả lời HĐ, có in hay không.
*** Rất ít không có nghĩa không ai biết, chuyện HĐ nhờ sứ quán Mỹ - cụ thể là tham tán chính trị - chuyển bản thảo về nước và sứ chuyển thẳng cho...tuyên giáo trung ương, nhưng lại không kèm theo bất cứ lời gửi gắm nào.
Hành động này của sứ, tương tự như một vài trường hợp trước đó,  linh mục Nguyễn Văn Lý chảng hạn,  mang thông điệp nước Mỹ không hoan nghênh các nhân vật này trú ngụ nhưng sẽ bảo trợ (bằng thông cáo tuyên bố mồm) khi họ gặp sự cố với chính quyền tại bản quốc.
*** Sinh thời, cụ Võ Văn Kiệt có ý viết hồi kí. Cụ đã gọi Tâm Chánh (cố TBT SG tiếp thị-he he), khi ấy còn ở Tuổi trẻ và chuyên trách đưa tin hoạt động của quan đầu tỉnh Trương Tấn Sang, tới đặt hàng. Chánh đã thoái thác bằng cách giới thiệu HĐ với cụ.
Phần lớn các cuộc gặp gỡ với các VIP, thậm chí vào cả tàng thư công an của HĐ, là nhân danh việc viết cuốn hồi kí này.
Ông cụ mất, sách  chửa thấy đâu và lúc này nếu có ra, sẽ vấp phải chuyện bản quyền. Tức phải được sự đồng ý của bà Phan Lương Cầm mới được phép xuất bản.
Beo là người đầu tiên báo cho HĐ biết tin cụ Kiệt mất, chừng 20 phút sau khi cụ đi tại Singapore. Một chi tiết rất vặt nhưng cho thấy mối quan hệ của HĐ và bà Cầm ra sao và nó giải thích được thái độ đầy thành kiến của HĐ mỗi khi viết về bà trong cuốn sách.