Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

QUO VADIS ?

Mình đã đến tất cả những nơi liên quan tới những dấu mốc quan trọng nhất của cuộc đời Đức Phật tổ. Nơi ngài sinh ra, nơi xuất gia, cây bồ đề ngài ngồi 49 ngày tu thiền giác ngộ, vườn Lộc uyển ngài giảng đạo thuyết pháp, ngôi nhà người đàn bà cho ngài bát sữa cứu mạng, cây Shala  nơi ngài viên tịch vì bệnh tiêu chảy và cuối cùng, nơi hỏa táng để lại 84 ngàn xá lợi đang lưu truyền khắp thế giới Phật giáo.
Suy nghĩ của mình khi đứng ngay tại những nơi ấy: đạo Phật là lời an ủi ngọt ngào nhất cho tầng lớp tận khổ, đồng nghĩa là lời dụ dỗ khôn ngoan nhất của giới cầm quyền cho tầng lớp này.
Mình đặt tên: đạo Chấp nhận.
Mình cũng đã theo chân Chúa Giê-su, từ chỗ ngài  ra đời-cái hốc đá gây ra bao cuộc chiến tranh Đông-Tây suốt 2 ngàn năm- đến chỗ chôn cây cột gỗ nơi ngài bị đóng đinh.
Triết lý lớn nhất của đạo Thiên Chúa là trấn áp tính ác bản năng trong con người, cân bằng tinh thần cho  số đông bị "thiệt thòi" bởi sự tử tế, cũng bản năng.
Mình đặt tên: đạo Nhẫn nhịn.
Tương tự thế, với Thánh Alla. Nhưng, mình không nghĩ được ra từ gì để diễn đạt cho đúng ý nghĩ về đạo Hồi, khi đứng ngay tại những địa danh huyền thoại.

Kì lạ hơn cả là một nơi, mình có gần 55 năm đi mòn chân nhẵn đất vẫn không thể hiểu, đạo ấy thờ gì?
Hang đá nơi đặt xác chúa và từ đây, ngài về trời trước sự chứng kiến của một nữ tu.

CHỌN TRƯỜNG CHO CON...

Nếu bạn hỏi tôi - "nên chọn trường nào cho con?", tôi sẽ nói thế này:
Riêng mẫu giáo nếu có điều kiện chọn trường khá một chút, vì lí do an toàn chứ không vì học hành, tuổi ấy thì học gì.
Phổ thông thì trường nào cũng được. Trừ khi con bạn bị tự kỉ, là học sinh cá biệt, còn thì trường nào cũng thế cả. Trường nào gần nhà càng tốt, đỡ đi lại vất vả.
Nếu thích thì cứ để nó thi vào Amsterdam, chuyên Tổng hợp, Sư phạm. Vào được thì tốt, ko vào được chẳng sao.
Những môn lởm khởm như Văn, Sử, Địa, Đạo đức, Chính trị thì từ lớp 1 đến Đại học ở Việt Nam đều dạy thối như nhau, thối tức là tệ hơn dở. Tốt nhất là không học, trừ khi phải học để đủ điểm lên lớp và tốt nghiệp.
Nếu bạn rắp tâm cho con học đại học ở nước ngoài thì chẳng cần học văn, sử, địa, chính trị. Chỉ hại não, hỏng người.
Còn các môn tự nhiên như Toán, Lí, Hoá, Sinh ở mức phổ thông là kiến thức chung của nhân loại, dạy hay dạy dở thì nó vẫn thế, chẳng khác nhau mấy. Hơn nữa với sự phổ cập internet thì con bạn có thể kiểm tra thầy dạy đúng hay sai. Không thể nào ở trường Ams họ dạy 2+2 = 4, còn trường làng thì 2+2= 5.
Đơn giản là không thể, cho dù giáo viên có kém đến đâu.
Kiến thức là đồng nhất ở mọi nơi. Có thể dân chủ của ta gấp triệu lần dân chủ Mĩ, nhưng toán - lí - hoá - sinh ở mức phổ thông thì như nhau cả.
Tôi có đứa cháu con bà chị. Nó học một trường PT ở tỉnh lẻ. Bố nó phải đi tù vì một chuyện lãng xẹt, mẹ buôn thúng bán mẹt. Vì chẳng thần thế gì nên nó bị phân vào lớp mà ngoại ngữ là tiếng Pháp, bọn con nhà khá giả được vào lớp tiếng Anh. 
Năm 1999, hội francophony tổ chức thi tiếng Pháp. Nó tham gia và được giải cao, chính phủ Pháp cho nó học bổng học đại học ở Pháp. Trong khi những người khác đi học bằng tiền ngân sách chọn tỉnh lẻ như Toulouse, Lyon, Marseille cho nhẹ thì nó chọn trường ở Paris, khó hơn. Nó luôn đứng đầu lớp và luôn được cấp học bổng. Nó tiết kiệm học phí, thuê nhà, tự nấu ăn đến mức còn thừa tiền nuôi được thằng anh sang học ké. Tốt nghiệp xuất sắc, nó được một tập đoàn viễn thông của Đức nhận làm việc ở Paris, đã 8 năm, lương cao, đủ mua căn hộ đẹp.
Một đứa nữa con bà chị khác, học 1 trường PT rất bình thường ở HN. Bố mất sớm, mẹ buôn bán nhì nhằng. Nó bằng tuổi con gái tôi. Hết lớp 11 con gái tôi đi Anh học. Nó cũng muốn đi nước ngoài, nhưng mẹ nó nghèo, ko có tiền cho nó đi. Nó hỏi tôi. Tôi bảo cháu cứ lên mạng, hỏi tất cả các trường, nhất là các trường Mĩ. Trong khi chờ đợi thì học thêm tiếng Anh. Một trường nhận nó vào lớp Foundation. Nó bảo chỉ có đủ tiền mua vé 1 chiều. Trường cho toàn bộ học phí và homestay, mẹ phải lo tiền ăn. Tôi chỉ giúp nó làm chứng minh tài chính để có visa đi Mĩ. Thế thôi.
Nó thoả thuận với bà chủ nhà là sẽ giúp bà cắt cỏ trong vườn vào cuối tuần, bà đỡ phải thuê người cắt, dần dần nó cắt cỏ cho cả hàng xóm, tiện thể mà. Tiền cắt cỏ thừa tiền ăn. Chương trình đại học 4 năm nó học trong 2 năm rưỡi, lại còn để dành được ít tiền. Bây giò nó là Giám đốc 1 bộ phận của 1 ngân hàng lớn ở Việt Nam, lương net 90 triệu. Nó mới 32 tuổi nhưng đã đi làm 11 năm, mua được nhà riêng ở Hà nội, và thêm 1 bằng mba với hàng chục chứng chỉ đào tạo các ngành mà nó cần cho công việc ở một ngân hàng. Chẳng cần ai giúp cả.
Từ đáy lòng tôi rất khâm phục 2 cháu này.
Tiện thể cũng nói rằng, những thông tin kiểu như cháu nọ cháu kia đỗ đầu vào 5-6 trường đại học của Anh, Mĩ là tin vịt thôi. Người ta có bắt thi đâu mà đỗ đầu hay đít. Bạn chỉ cần tốt nghiệp phổ thông, biết tiếng Anh ở mức nghe hiểu, nộp hồ sơ là tất cả các trường đại học nhận tuốt. Trừ một số trường danh giá như Harvard, Stanford, Cambrige ... phải có thêm essay, phỏng vấn.
Khi con tôi chuẩn bị đi học đại học nước ngoài, tôi đã thử làm vài bộ hồ sơ với tên giả gửi chục trường hàng đầu của Mĩ, Anh. Nhận tất. Vài trường còn cho học bổng.
Lưu ý các bạn là bộ phận tuyển sinh đánh giá cao việc bạn tham gia các hoạt động tập thể như đội trưởng đội bóng, tổng biên tập báo trường, ban nhạc của lớp hơn hẳn các thành tích cá nhân như huy chương vàng olimpique toán quốc tế.
Vậy nếu con bạn có ý thức học hành thì trường nào cũng được.
Còn vào đại học, nếu có điều kiện thì nên chọn trường khá 1 chút ở nước ngoài, không thì học trong nước. Thực ra cũng chẳng quan trọng lắm đâu.
Chỉ có 20% số người có bằng đại học làm đúng nghề đã học. Bằng đại học chỉ để loè người quen và phòng cán bộ thôi.
By Minh Triết

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

CHUYỆN ANH BÁ

Có bạn hỏi tại sao chuyện anh Bá và Bộ GT hót hòn họt thế mà tôi không chém-zó. Tôi nói chuyện này có gì đâu, nhàm và nhảm. Bạn hỏi nhàm và nhảm thế nào? Nên zả nhời và ý như thế này:
1. Chuyện anh Bá chưa có học vị tiến sỹ (TS) người ta biết từ lâu rồi, từ vụ anh í đưa cái "công trình" xây dựng tuyến đường sắt khổ 1,43m và chê 300 TS ngành đường sắt An-nam là "ăn hại"cơ. Dĩ nhiên phần lớn các TS ngành đường sắt biết, quan chức ngành đường sắt biết. Còn tại sao Bộ GT không biết thì tôi chịu.
2. Cái "công trình" này của anh Bá sai sót nhiều, dân chuyên môn nói chung và 300 ông bà TS đường sắt phần lớn đều biết. Còn tại sao biết mà không phản biện lại thì tôi cũng chịu.
3. Sau cái vụ đường sắt, lại đến vụ đường bay vàng. Anh Bá có tuyên bố trên báo chí là cược 5 triệu đô với Bộ GT làm rùm beng dư luận. Còn tại sao một đống chuyên gia trong ngành hàng không của Bộ GT không phản biện lại để chỉ ra cái chưa hợp lý thì tôi cũng chịu. Cái sảy nảy cái ung, thế mới có chuyện như hôm nay,
4. Về anh Bá thì tôi đánh giá thế này:
- Anh í là người có tư duy, ham đọc, ham học và có ý tưởng. Nhưng có điều cái học của anh í không đến nơi đến chốn, kiểu đau bụng uống nhân sâm í, nên anh í cứ nghĩ mình là rốn của vũ trụ. Còn tại sao mọi người cứ để anh í tự nghĩ mình như thế thì tôi chịu.
- Anh í nổ, dĩ nhiên. Chém về đường sắt anh í nổ là chuyên gia đường sắt. Chém về kiến trúc anh í nổ là chuyên gia kiến trúc, Chém về xây dựng anh í nổ là chuyên gia xây dựng. Chém về hàng không anh í nổ là chuyên gia hàng không. Đại loại là lĩnh vực nào anh í cũng là chuyên gia, cũng là TS. Còn tại sao chỗ nào, lĩnh vực nào anh í cũng chém mà từ bộ quản lý nhà nước đến các chuyên gia vẫn ở im thì tôi chịu.
- Nếu đọc kỹ những gì anh í đưa ra thì thấy rằng anh í thiếu cả thông tin, cơ sở khoa học và nguồn số liệu minh chứng. Còn tại sao Bộ GT vẫn tin và vẫn mời anh í, các chuyên gia của Bộ GT không chỉ ra cái sai, cái ngớ ngẫn để phản biện lại anh í thì tôi chịu.
- Tuy nhiên, ở xã hội mà phần lớn cần-lao sống theo kiểu ngậm miệng ăn tiền thì sự nổ của anh í cần được khuyến khích. Nhưng khuyến khích nổ cho đúng, nổ có cơ sở khoa học, nổ theo hướng phản biên tích cực. Dĩ nhiên nếu anh í nỗ vì vĩ cuồng chứ không phải nổ với tinh thần xây dựng thì đó là việc của anh í.
5. Về Bộ GT thì tôi đánh giá như thế này:
- Một bộ to đùng với hàng nghìn GS, TS chuyên môn, có hàng chục trường ĐH, CĐ và các viện nghiên cứu chuyên ngành mà không phản bác lại những gì anh Bá nói thì tôi không hiểu họ làm cái gì nữa. Chí ít cũng phải thấy là bị xúc phạm cá nhân khi anh í gọi là "ăn hại" hay thách đố 5 triệu đô với bộ.
- Như tôi đã nói ở trên về học vị TS của anh í. Tôi nghĩ phần lớn những người trong nghề đều biết, thông tin tra cứu thì cực đơn giản. Vậy mà bộ vẫn mời anh í để giải trình, để giảng với học vị TS thì không hiểu sự quan liêu như thế nào nữa?
- Bộ có trong tay tất cả những thông tin về dự án mà anh Bá phản biện. Do hàng trăm GS, TS, các chuyên gia và các đơn vị tư vấn quốc tế thực hiện mà không chỉ ra được cái sai của anh Bá để dẹp chuyện này đi. Hoặc công khai ra dư luận (trừ những nội dung thuộc bí mật quốc gia) để dư luận phê phán lại anh Bá thì tôi càng chịu. Đơn cử như vụ sân bay Long Thành, bí mật gì đâu mà không công bố cái bản vẽ phối cảnh để vả vào miệng anh Bá một cái.
- Cái việc Bộ đề nghị xử lý anh Bá vì tung tin sai với đề nghị thẩm tra lại học vị TS của anh í tôi cho là hạ đẳng. Bởi lẽ mặc dù việc này đúng pháp luật, nhưng như những gì tôi nói trên, nếu bộ có trách nhiệm và minh bạch từ đầu thì đã không có chuyện này xảy ra. Bộ còn có bao nhiêu việc quan trọng đối với quốc dân đồng bào, sa đà vào các việc nhảm nhí và vô bổ này là việc rất không nên.
Chả cần đao to búa lớn gì, cứ mỗi vụ nổ của anh Bá, bộ giao cho khoảng 10 GS, TS, chuyên gia phản biện lại anh Bá là ổn chứ gì. Còn 10 vị này mà không phản biện nổi thì vứt hết mấy cái học hàm, học vị, chức tước đi. Để cũng chỉ ăn hại, làm được cái gì nữa đâu.
Đấy, đơn giản mỗi thế, sao cứ phải đao to búa lớn.
6. Thêm một vấn đề ngoài lề nữa là vai trò của báo chí trong việc đưa thông tin. Việc này chắc không cần tôi nói rõ nữa nhẻ. vì báo chí góp một phần không nhỏ trong các vụ việc này.
7. Chung quy lại anh Bá chả tốt đẹp gì, nhưng Bộ GT cũng chả ra sao cả. Đám ăn theo nói leo có chuyên môn (liên quan đến các vụ việc của anh Bá) nhân dịp này xỉa xói anh Bá tôi cho là dạng hạ tiện.
Thế chả phải là nhàm và nhảm thì là cái gì.

copy của BAU X.TRINH

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

VỪA ĐI VỪA NGHĨ VỤN


1. Người ta, luôn luôn tìm kiếm cái mới phía trước và rồi, khi phát triển đến một mức cao nào đó, mới cần ngoái lại, lục lại những giá trị (tinh thần) của quá khứ để loại suy những gì ko còn phù hợp và thăng hoa những gì phù hợp với thời đại đang sống.
Thế nên, tính truyền thống không bị đứt gẫy. Tinh túy cốt cách luôn song hành cùng với phát triển hiện đại.
Chúng ta, khư khư ôm chặt quá khứ, lấy đó làm tiêu chí soi rọi cái mới, vì vậy cái tân tiến rất khó có cửa sống với những tiêu chuẩn này, đừng nói đến phát triển.
Và, thật khủng khiếp, mấy ai trong những người nhân danh bảo vệ văn hóa kia biết rõ, thước đo của mình cụ thể mặt vuông mũi tròn ra sao?
Thế nên, giờ này chúng ta vẫn dậm dụi với đậm đà bản sắc dân tộc soi trym xét bướm lẫn nhau.
2. Trong quãng hơn chục nghìn bạn trên thế giới ảo, người DUY NHẤT mà mình kính nể (và cả ghen tỵ) là blogger An Hoàng Trung Tướng. Ông tạo sinh một trường ngôn ngữ mới mà  kha khá vốn từ trong đó, hiện được dùng phổ thông trên net.
Kiến thức, chịu học-đọc ai rồi cũng có thể biết, thậm chí không ít vấn đề ông đưa ra, mình còn biết sâu hơn. Nhưng thể hiện được như ông, chỉ có thể là nhà văn hóa. Một nhà văn hóa tầm cỡ biệt thự chứ ko phải chung cư 4X16m như nhan nhản tự nhận hiện nay.
Chiểu theo nhận định ở điều 1, có lẽ phải cần tam bách niên nữa, mới chứng minh được đúng-sai nhận định của mình về blogger này.
3. Mình rất ghét cách phân loại các sản phẩm văn hóa, cái này viết cho bọn có học nghe, cái kia viết cho giới bình dân đọc.
Châu Âu thì có thể, vì việc phân định quý tộc-bình dân nó có từ trong máu và rất rõ ràng các ranh giới chuẩn mực. Thằng quý tộc cầu kì cảnh vẻ nghe thứ dằng dặc 4 chương, thằng bình dân phiên phiến Monkey Businnes. Thi thoảng có thằng lạc giống đá lộn sân, truyền thông nhân đó hươu vượn hàng thập kỉ.
Ta thì ko. Dứt khoát ko. Mấy dạo xin di sản nét cô nét cậu, hễ thấy khoác hoàng bào cho các thể loại hò lơ hó lơ, thể nào mình cũng lầm bầm chửi thề. Vua quan sài một đêm, mấy kiếp sau vẫn (tự) xếp vào hàng mệnh phụ.
4. Dạo truyện tranh, hoạt hình Nhật đổ bộ vào bên ta, trừ duy nhất bộ Doraemon, còn tất cả bị đánh chửi tan nát. Bị coi như tội đồ sẽ gây ra những tha hóa khôn lường cho giới trẻ. Có 1 luồng ý kiến,  xuất phát từ báo Tuổi trẻ: truyện tranh sẽ hủy diệt trí tưởng tượng của trẻ thơ. Vẽ huỵch toẹt ra thế, lại vẽ “xấu” thế, còn gì để nuôi dưỡng sự lãng mạn mộng mơ. Truyện, cứ phải là chữ. Chữ, cứ phải nằm trong vốn từ (còm cõi) được định tính là trong sáng. An Hoàng Trung Tướng- hẳn quái thai dị dạng.
Còn đây là chuyện-truyện Mỹ. Hai ngày nay, mình chết mê với FanimeCon- liên hoan những nhân vật hoạt hình, được khởi xướng bởi một người Nhật tên Yamaga từ năm 1994.
Trung tâm San Jose như trong lễ hội hóa trang khổng lồ. Người đổ về từ khắp nơi. Ko thấy trẻ con, đối tượng chính mình nghĩ đến khi hình dung về LH này, toàn thanh niên và người lớn. Vé  đắt và phải xếp hàng mua từ đêm.
Rủ lũ con đứa nào cũng lắc, chúng ko là quạt cuồng của hoạt hình, chỉ mê phim hành động, sách chính trị và nghe thứ nhạc khủng khiếp na ná Sơn Tùng Lệ Rơi. Đành đi một mình.

Giữa ngàn ngạt những nhân vật từ sách từ phim hiện ra giữa đời thường sống động hồn nhiên, ngay bên cạnh, tự nhiên thấy mình  như một mụ phù thủy, không cần cả chổi lẫn áo đen.












Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

CHO NHỮNG CON BÒ CUỒNG MỸ

Sách lược ngoại giao của Việt Nam vô cùng khó khăn vì ba siêu cường Nga-Mỹ-Trung Quốc thù nghịch với nhau, đang cùng tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam. Chiến lược ngoại giao để giữ yên đất nước mà không làm buồn lòng các đại cường - có thể là phức tạp nhất thế giới hiện nay. Chính vì thế mà Tướng Dempsey- Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ trong chuyến thăm viếng Việt Nam, khi phóng viên New York Times hỏi về vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, đã trả lời như sau: “ Tôi không thể không đồng ý về tầm quan trọng và vị thế đặc biệt của Việt Nam đối với khu vực và toàn cầu trong tương lai. Theo tôi, Việt Nam sẽ đóng một vai trò địa chính trị cực kỳ quan trọng trong khu vực và trên thế giới trong những năm tới. ”
 Trong lịch sử 4000 năm, chưa bao giờ Việt Nam trải qua một thời kỳ khó khăn đến như vậy. Tuynhiên theo nhận định lạc quan của cựu Đại Sứ Pete Peterson thì,  “Giữa lúc đôi bên năm nay (2015) kỷ niệm hai thập niên bình thường hóa quan hệ, vị sứ giả có công hàn gắn bang giao hai nước cựu thù cũng dự đoán rằng trong 20 năm kế tiếp, chắc chắc Việt-Mỹ sẽ trở thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á.” 
 Và Ô. Pete Peterson cũng phải công nhận rằng, “Hoa Kỳ không (ngấm) ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam, một trong những yếu tố được xem là thách thức lớn nhất cho quan hệ song phương kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 tới nay.” 
 Ô. Pete Peterson nhận định đúng. Nếu phía Việt Nam phác giác ra Hoa Kỳ lợi dụng mối bang giao để tìm cách lật đổ họ thì mối quan hệ đổ vỡ ngay lập tức. Mà Việt Nam sẵn sàng làm như vậy vì ở vào thời điểm này dù có cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ họ vẫn không chết. Nhật Bản, Âu Châu, Ấn Độ và nhất là Nga vì quyền lợi của mỗi nước cũng sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam và khi đó Hoa Kỳ trở nên cô lập. Dĩ nhiên cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều không muốn tình thế đó xảy ra vì chẳng có lợi gì cho hai bên trong khi hiểm họa Trung Quốc sờ sờ ra đó. 
 Hoa Kỳ nổi tiếng và dạy dỗ cả nhân loại về tình thần “thực tiễn” tức “quyền lợi là trên hết” trong khi họ lại luôn luôn đề cao “lý tưởng”. Mà hễ đã lý tưởng thì không thể thực tiễn…cho nên Hoa Kỳ chơi trò chơi “Hai Mặt” (Double Standard) - tức chỗ nào cần “lý tưởng” thì nói “lý tưởng”, chỗ nào “vì quyền lợi” thì quẳng “lý tưởng” đi. Cho nên “đi” với Hoa Kỳ rất khó. Khi nào vì quyền lợi thì - sống chết Hoa Kỳ cũng nhào vô. Khi nào không còn quyền lợi thì Hoa Kỳ giở “lý tưởng” ra để sinh sự. Cho nên ngoại giao với Hoa Kỳ phải “biết” như cái “biết” của Lão Tử, nếu không sẽ “chết không kịp ngáp”. 
 Kinh nghiệm thực tế, ít nhất 40 năm qua, sau Chiến Tranh Việt Nam đã dạy cả thế giới một bài học là nếu đi với Mỹ thì phải đi với một đại cường khác để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ. Nếu chỉ ôm một trụ Mỹ, khi Mỹ bỏ hoặc o ép, không chết thì cũng mất hết chủ quyền. Các quốc gia Đông Nam Á như Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam đã học được bài học này cho nên họ theo chính sách ngoại giao đa phương để không bị lệ thuộc vào bất cứ siêu cường nào. 
 Khi bạn bị một người nào đó sai bảo, “Mày không được chơi với người này. Mày không được chơi với người kia.” thì người đó là cha mẹ của bạn hoặc là “boss hay chef” của bạn. 

By Đào Văn Bình (Cali)


VỤ KIỆN CHẤT ĐỘC DA CAM: LỜI NGƯỜI TRONG CUỘC

Đêm qua, sau khi nghe xong cuốn băng của ông luật sư "bên bị đơn" trong vụ kiện chất độc da cam kể về diễn biến phiên tòa, nhà Thỏ hầu như không ngủ. Hóa ra lý do Việt Nam thua kiện không phải đơn thuần là "nén bạc đâm toạc tờ giấy" như một số tờ báo trong nước đã từng đưa tin. 
Giá như các nhà khoa học, các vị luật sư ở phía Việt Nam chuẩn bị nhữngchứng cứ khoa học xác đáng hơn; tìm hiểu các vấn đề văn hóa, tâm linh cẩn thận hơn... có thể chúng ta cũng sẽ vẫn không thắng. Nhưng ít nhất đoàn VN sẽ không bị luật sư của công ty hóa chất Monsanto vạch cho lấm lưng, trắng bụng khi các nhân chứng của VN khăng khăng cho rằng họ nhìn thấy chất bột màu da cam được thả xuống từ trên máy bay. Nhân chứng bên bị đơn là những phi công lái máy bay thả chất diệt cỏ khẳng định, hóa chất đó có màu trắng, được pha vào nước và phun xuống như sương. Màu da cam chỉ là ký hiệu ghi trên bao bì dựa trên mức độ độc hại của sản phẩm.
Hoặc một chi tiết khác, việc thu thập 10 triệu chữ ký phản đối của thân nhân những người bị di chứng hoặc nhiễm chất độc da cam đối với một nước dân chủ như nước Mỹ là một điều khó thuyết phục. Ngay cả trong những cuộc vận đông hoặc thăm dò có quy mô lớn thì thu được 1 triệu chữ ký ủng hộ cũng đã là điều đáng mơ ước.
Để "quật lại" những bằng chứng của phía VN khi mang những mẫu quái thai được ngâm trong phooc môn đến phiên tòa, luật sư bên bị đơn đã đưa vào những yếu tố tâm linh, tín ngưỡng để lên án bên nguyên đơn. "Giả sử các bạn là cha mẹ của những đứa trẻ này, các bạn có cam tâm để người ta mang những đứa con kém may mắn của mình đến đây để làm tiền không? Những đứa trẻ đó đáng ra phải được yên nghỉ nới đất Chúa". 
Còn rất nhiều các chi tiết khác được luật sư bên bị kể ra trong bài nói chuyện để thuyết phục rằng, việc Bồi thẩm đoàn xử cho phía VN thua kiện là xác đáng. Mình không tin lắm vào cái gọi là "lương tâm nghề nghiệp" mà ông luật sư đưa ra khi quyết tâm bảo về thân chủ của mình đến cùng để không nhận lại một đồng thù lao nào với lý do rất đơn giản - "nếu bạn đã từng là nạn nhân của chế độ cộng sản". 
Nói tóm lại, không phải mình buồn vì phía VN thua kiện, mà buồn vì khi ra quốc tế, nước mình thật hiếm khi thắng được các vụ kiện tụng bởi sự cẩu thả của những người có trách nhiệm. Ông luật sư bên bị đơn chỉ có 6 tháng nghiên cứu hồ sơ. Còn phía VN đã bỏ ra bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho vụ kiện này???
By CHUNG LE



Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

LUẬT 5 TRIỆU YÊN

Sự việc: Một chị  bán ve chai, khi mua cặp loa cũ, về phát hiện trong thùng loa có 5 triệu Yên (quãng 900 triệu tiền Việt). Vợ chồng chị đem nhờ công an “giữ hộ” trước áp lực xung quanh về sự an toàn. Gần một năm sau, có một chị khác đến xin nhận đó là tiền của chồng mình, nhưng không chứng minh được.
Luật Mĩ sẽ hành xử thế nào với trường hợp này.
Có 3 lọai “tài sản thất lạc”: bị mất, bị bỏ rơi và bị bỏ quên. Câu thành ngữ “finder keeper” (của thất lạc thuộc về người tìm thấy) từng được xem là luật tiền lệ ở Anh  cách đây 300 năm. Từ đó tới nay, hệ thống luật tiền lệ đã sửa đổi luật về tài sản thất lạc với mục tiêu: khuyến khích đưa trả tài sản về đúng chủ sở hữu hơn là tặng thưởng người nhặt được.
Nhìn chung, đối với tài sản bị mất, nghĩa là tài sản được tìm thấy ở nơi mà chủ sở hữu thật sự hòan tòan không có ý định để ở đó (ví dụ nhẫn cưới trong bãi rác), thì người nhặt được có quyền sở hữu nếu không tìm ra chủ sở hữu thật sự trong vòng 1-3 năm (tùy tiểu bang).
Với tài sản bị bỏ rơi, nghĩa là tài sản được để ở chỗ chủ nhân có ý định để ở đó, nhưng tình trạng của vật sở hữu cho thấy chủ nhân không có ý định quay lại lấy (máy tính cũ, xe cũ) thì thuộc quyền sở hữu của người tìm thấy. Luật này đã và đang bị chống đối rất nhiều vì nó được sinh ra trong bối cảnh Thế chiến 2, khi lính Đồng minh, đặc biệt là lính Mĩ, dựa vào luật này để trộm cắp hàng lọat các kho báu và tranh quí của châu Âu đem về Mĩ.
Tài sản bị bỏ quên là tài sản được tìm thấy ở nơi mà chủ sở hữu đích thực có ý định để ở đó để quay lại lấy nhưng vì lí do gì đó mà không quay lại (bỏ quên, mất tích…). Tài sản bị bỏ quên phải được đem đến cho chủ sở hữu  hoặc nhà chức trách. Trong vòng một khỏang thời gian hợp lí, được qui định dựa trên giá trị tài sản  hoặc từng tiểu bang khác nhau hoặc thậm chí, tùy vào thẩm phán, nếu vẫn không tìm được chủ sở hữu đích thực, tài sản này thuộc về chủ sở hữu hiện trường hoặc nhà nước.
5 triệu Yên nằm trong loại tài sản này.
Như vậy có thể thấy, đa số  các tài sản thất lạc đều sẽ bị  thu nộp cho nhà chức trách, cho đến khi chủ nhân thật sự tới nhận lấy. Nếu không tìm thấy chủ nhân, tài sản thất lạc thuộc về nhà nước. Điều luật này đặc biệt được áp dụng rất nhiều vào lĩnh vực truy tìm kho báu, xác tàu đắm hoặc…UFO, quái vật hồ Lochness....
Luật Việt nam: Nghĩ tị đã.
...

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

ĂN THEO TÔI VÀ SỨ QUÁN

Nhân viên sứ quán VN ở nước ngoài, mức lương trung bình từ 1000-1500/ tháng. Trừ đại sứ được cấp nhà riêng, tất cả ở phòng tập thể. Thường thì 4 người chung 1 phòng 20m, họp hành ngoại giao thì lúc nào quần áo cũng sực nức mùi xào rán bởi quần áo lưu cữu trong gian phòng chật hẹp. Chế độ bảo hiểm y tế, tai nạn như cccc, trợ giá học tập hay trợ giúp hoàn cảnh gia đình gì, hoàn toàn không. Sống ở các nước tư bản trường lớp công được free thì đỡ, sống ở các nước thổ dân phải đóng tiền học cho con cái thì số tiền lương coi như chẳng bõ chua mép dép.
 Mà để có 1 chân trong sứ quán, các mẹ tưởng bần nông chân đất mắt toét đi thi tuyển công chức là nghiễm nhiên có 1 chỗ ấm êm trong sứ quán á há há???
 Thế mà các mẹ đòi hỏi họ phải phục vụ các mẹ cách công chính, không lạm thu, không phiền nhiễu. Xin lỗi các mẹ, chân chạm xuống đất 1 tý nhìn đời thực tế hơn đi. Sống và làm việc cách công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ quán Vn chỉ còn cách cắn dép gặm không khí qua ngày.
Đấu tố cũng hay, nhưng đánh vào hệ thống hành chính như cccc của lừa khi cho người lao động các chế độ và đồng lương bất hợp lý tới mức thảm hại so với thực tế xã hội, đẩy người ta vào hoàn cảnh không tham nhũng là khỏi tồn tại được, đó mới là cái gốc vấn đề. Đằng nài, các mẹ hùng hục đấu vào hành vi của con người với nồng nặc mùi gato của thằng cơ dưới có dịp ngoi lên chửi đổng, chẳng khác đéo cải cách ruộng đất 6 chục niên trước hỡi ôi.
 Nhân thể, các chị sống ở tây lông, con cái gia đình ăn lộc tây lông, tây lông còn sẵn sàng cho các chị cơ hội trở thành thành viên chính thức của nó, điều mà tổ cuốc các chị không hề cho cơ hội cho chồng con các chị, mà các chị vẫn ngoặc mồm bảo "em buộc phải xin hộ chiếu Bỉ, Đức..." các cái cho con... Xin chửi thẳng mặt, các chị là đồ ăn cháo đá bát, phản phúc và thật đáng tiếc cho cái xứ xở đã cưu mang chứa chấp các chị.
 Yêu cố quốc không xấu, thậm chí còn tốt nữa, nhưng giở mặt vô ơn ngay cả cái cây mình đang hái quả thì các chị cũng chẳng tốt đẹp hơn bất cứ 1 nhân viên sứ quán ăn bẩn nào.
Hãy ngẫm lời tôi!
BÀI CỦA HƯƠNG VŨ

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

TỰ NGẪM

1.
Chúng tôi xem buổi truyền hình của đài Liên xô 
bằng chiếc máy Ji-vi-si (JVC) đời mới nhất .

Ta-va-rít Stalin.
Giọng người xướng ngôn viên lanh lảnh 
Ua- ra Ua – ra
Chấn động Hồng trường .

Tôi nhìn tấm lịch trên tường 
Mồng 9 tháng 5 
bốn mươi ba năm xưa 
hôm nay, buổi duyệt binh mừng chiến thắng .

Anh bạn tôi cau mày 
Lại sùng bái cá nhân .

Trên lễ đài vinh quang 
ÔNG kiêu hãnh nhìn đoàn quân của mình .
Vạn ngực lính dát huân chương .
Vạn đầu dân cố nghển cao nhìn ÔNG cho rõ .

Hàng ngàn chữ thập ngoặc giữa lá cờ ủ rũ 
ném thành gò đống dưới chân ÔNG .

Những anh hùng 
có tên hay không 
đã cùng ÔNG đi vào lịch sử .

Có thể thời ÔNG 
Con người sùng tín 
họ tôn thờ ông như thánh thần 
và yêu ÔNG như Tổ quốc .

Trên lễ đài
ÔNG kiêu hãnh dường kia .

2 – 

Nhiều năm sau 
Lịch sử có ngày xem lại tấm huân chương 
những khúc khuỷu , gồ ghề nơi mặt trái 
ÔNG nằm trong lăng 
hay chìm trong đất 
Với riêng ÔNG 
còn có nghĩa gì 

Tôi nhận ra ÔNG trong vạn nụ cười 
giữa những khuôn mặt ngời ngời màn ảnh nhỏ 
Những số phận đắng cay của bao người như không còn nữa 
trong huy hoàng ngày đất nước thắng xâm lăng .

Tôi cách ông đến mấy chục năm, 
lịch sử đang vội vàng đóng những trang cuối cùng thế kỷ .
Nào đâu oan khiên còn tới bây giờ .

Giữa cái cả tin như ấu trĩ dại khờ 
cứ cho là như thế 
của con người thời ÔNG
Với cái tỉnh táo đến khô cằn 
của con người thời tôi đang sống 
Không hiểu cái nào đáng thương hơn .
 


HÀ PHƯƠNG - T/p HCM , 9 – 5 – 1988

KHI PHƯỜNG BÁT ÂM THẤT NGHIỆP

bài của Quang Bùi
Tình cờ đọc qua 1 bài của một nhạc sĩ, cũng có chút tiếng, về Nga, duyệt binh, giải phóng và... sự thật... Khá buồn, cười.
Cười trước, là vì cái cách viết giống như cứ đến ngày ấy, tháng ấy, sự kiện ấy là PHẢI "rặn" ra được 1 bài, giật một status, để chứng minh được tôi đang tồn tại; để "thét" với thế giới rằng tôi "cấp tiến", bằng những đoạn văn rời rạc, bao biện.
Cười là khi anh nhạc sĩ "định hướng dư luận" khá rõ khi tỏ ra "thán phục" nước Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Ba Lan… đã từ chối không tham dự lễ diễu binh ở Nga năm nay (theo nhạc sĩ) để biểu thị thái độ không hài lòng với việc "dùng xe tăng và hình tượng chiến thắng, giải phóng…" vì "sẽ trở nên thô bỉ và kiêu ngạo khi nhắc về nỗi đau của đồng loại". Đức, Mỹ, và "đồng minh" quá nhân văn?!
Không phải là kiểu suy nghĩ mới! Với nhạc sĩ và tạm gọi là "thành phần cấp tiến" như nhạc sĩ, chân lý luôn là Mỹ - Mỹ luôn đúng; Trung Quốc - Nga luôn sai, là đại họa của thế giới, sẽ sụp đổ nay mai. Việt Nam mạt vận....Putin là gã khốn nạn. Obama giỏi quá.... Đại khái thế!
Thưa rằng chỉ 5 năm trước thôi, Angela Merkel cũng cười tươi và vẫy chào trên lễ đài được dựng trước Lăng Lenin; xa hơn, 10 năm trước đây thôi, cả đám Bush, Gerhard Schroeder, Silvio Berlusconi, Jacques Chirac, Victor Yuschenko, Michael Jeffrey vẫn hoan hỷ vỗ vai nhau ở Quảng Trường Đỏ; và năm đó cũng thế, duyệt binh - tuần hành với xe tăng, bom, súng ống!
Năm nay chúng nó... tới tháng, thế thôi! Vài năm sau, chúng lại hoan hỉ tiếp với nhau!
Chiến tranh thế giới thứ hai là thảm hoạ chưa từng có trong lịch sử loài người với cả trăm triệu người, trực tiếp lẫn gián tiếp, chết! tắt thở! tan xương - nát thịt! Và cũng chừng đó người, mất tay, chân, đui mù, điên loạn!
Để kết thúc nó, không phải theo cái cách bắt tay nhau "ta cùng kết thúc chiến tranh nhé". Đó là máu xương, là mất mát, là nước mắt; là bom đạn, là súng ống, là xe tăng, là pháo, là lưỡi lê; là tử thủ, là xung phong... Cả thả bom nguyên tử hủy diệt! Ai thả, tự biết!
Khi trích dẫn 1 câu dửng dưng của Naruhito nói rằng xin đất nước và dân tộc Nhật bản hãy cùng nhau “nhìn lại quá khứ một cách khiêm tốn nhất”. và chêm thêm câu "Nhìn lại khiêm tốn, để thấy rõ công và tội hiển hiện trong lịch sử".
2 triệu nhân mạng chết đói ở Việt Nam, riêng trong năm 1945, công của Nhật hoàng, thật to, phỏng anh nhạc sĩ? Anh đang ỉa vào xương máu của dân tộc mình, đấy!
Lịch sử, trước sau gì cũng sẽ "phát lộ" những ẩn khuất của nó, những người ít nhiều có học, như chúng ta, biết thêm ít nhiều về về Xô Viết, về Stalin; về Katyn, cả về Ngô Đình Diệm, về cả Hồ Chí Minh... Nhưng cũng đừng bao giờ quên, và tuyệt đối đừng lật ngược những sự thật về Hít Le, về Auschwitz, Phú Quốc, Chín Hầm, Tuol Sleng... Bức tranh có chỗ sáng, chỗ tối, chỗ nhờn nhợt không rõ màu; đừng bảo màu đen ra trắng và trắng ra đen! Đó không phải là dốt đơn thuần, với lịch sử, đó là hành động mang tội!
Buồn, vì nhẽ đó! Dĩ nhiên, khi anh là một người đã có diễm phúc để hiểu biết về điều đó!

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Nhật kí Đặng Thùy Trâm

Bài copy từ Đinh Bá Anh
(Gửi ông Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm)
Nhật kí vốn để chép những chuyện riêng tư, người viết nhật kí trước hết là viết cho mình. Những người viết nhật kí khi về già, nếu còn minh mẫn, thường tự đốt nhật kí của mình, hoặc nếu muốn hậu thế đọc thì hoặc giao cho con cháu, hoặc giao cho người mình tin cẩn với những lời dặn dò nhất định.
Vì tính riêng tư cao như thế, nên việc xuất bản nhật kí của người đã chết, nếu không có sự hướng dẫn cụ thể nào của người đó khi còn sống, thường phải được sự chấp thuận của người thân hoặc người đại diện pháp lý. Đồng thời, người thân hoặc người được ủy quyền phải được hiểu là những người có đủ tư cách đại diện cho người chết để sắp xếp lại, hoặc cắt bỏ những chi tiết được cho là, nếu để công chúng đọc, có thể gây hiểm lầm, gây ảnh hưởng xấu tới phẩm giá của người chết hoặc của những người khác có liên quan.
Cuốn Nhật kí Đặng Thùy Trâm được gia đình bà chấp thuận xuất bản. Em gái bà là Đặng Kim Trâm cùng ông Vương Trí Nhàn, biên tập viên xuất bản, đã biên tập cuốn nhật kí theo cách mà họ cho là hợp lí, như họ tuyên bố: Tuyệt đối tôn trọng câu chữ của tác giả, chỉ sắp xếp lại đôi chỗ cho sáng sủa, cắt đi những chỗ mà họ cho là không nên công bố. Tôi cho rằng họ không những có quyền làm vậy, mà còn phải làm vậy, vì những lí do như trình bày ở trên.
Tôi là người đọc không ít nhật kí, thư, di cảo của các nhân vật khác nhau. Nói chung, các thể loại này ở đâu cũng cần sự biên tập (theo nghĩa tích cực nhất của từ này). Di cảo và nhật kí của Kafka – tác giả tôi quan tâm nhất – được bạn ông là Max Brod và các nhà xuất bản biên tập, sắp xếp, cắt cúp theo đủ hình thức khác nhau. Đó là chuyện bình thường.
Việc bản gốc cuốn Nhật kí Đặng Thùy Trâm giờ được đưa lên mạng (sau khi hết thời gian bảo hộ bản quyền?) là dịp để giới nghiên cứu có thể phân tích những chỗ khác biệt giữa bản in và bản gốc. Thiết tưởng, những người làm văn bản (như ông Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm) nên có thái độ và cách làm việc nghiêm túc để đánh giá các đoạn được biên tập, xem đoạn nào được biên tập vì tính sáng sủa của văn bản, vì tính riêng tư, hay đoạn nào được biên tập vì nhạy cảm chính trị (nếu có), hoặc những đoạn nào mà theo các vị là người biên tập đã mắc lỗi hoặc đã làm ẩu, thay vì hùa theo những phân tích ở trình độ kém cỏi, những lí thuyết âm mưu nhăng nhít hay những bình tán nhảm nhí.


 

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Võ và bom Hạt nhân

Copy từ Minh Triết
Cạnh nhà tôi có a Vinh. A độ 16-17 nhưng chững chạc. Mẹ anh là cấp dưỡng, ba anh là ng Hoa, tôi ko gặp ô bao giờ. Anh vẽ đẹp, thường vẽ Quan Vân Trường và Triệu Tử Long theo tranh Tam quốc. Anh giỏi võ. A là thần tượng của đám trẻ con 10-11 tuổi như bọn tôi. Rảnh là tôi sang nhà anh chơi. Tôi năn nỉ a dạy võ. Anh dứt khoát ko dạy. Một lần tôi đánh nhau v bọn trẻ trong phố, bị bươu đầu và sưng mắt. Tôi ko dám về nhà, lỉnh sang nhà anh. Chắc anh thương hại nên bảo tao dạy mày vài miếng để giữ thân. Ko được đánh người, chỉ để ko bị ng đánh. Thề đi. Anh dạy tôi có 3 bài
1- ko gây sự.
Võ gì mà như cứt. Anh bảo học 1 ngày đi. Cứ nói 1 ngàn lần rồi viết 1 ngàn lần 3 chữ "ko gây sự". Tôi làm theo.
2- ng ta gây sự thì bỏ đi.
Mẹ kiếp, võ này hèn quá. Tuỳ mày, ko học thì thôi. Lại 1 ngàn lần nói và viết "bỏ đi"
3- ko bỏ đi được thì nhìn vào mắt ng ta.
Lại 1 ngàn lần nói và viết "nhìn vào mắt"
Hết 3 bài anh bảo võ chỉ có thế. Tôi chưng hửng. Sau anh cũng hướng dẫn cho 1 số kỹ thuật như ng ta cầm gậy bổ vào đầu thì đỡ thế nào. Chỉ dạy đỡ không dạy đánh.
Sau này lớn lên thấy các chính trị gia, các cường quốc giở trò với nhau cũng ko quá mấy ngón của chú bé 16 tuổi. 
1940s về mặt kỹ thuật Đức phát xít đủ khả năng làm bom HẠT NHÂN. Mĩ nháo nhào làm bom và 8/1945 tranh thủ chưa ai có ném ngay 2 quả xuống Nhât, mặc dù về mặt kỹ thuật chiến tranh thì việc đó ko cần thiết khi Đức đã đầu hàng đồng minh hôm 8/5/1945. Cả TG sợ vãi đái. Nga dùng đủ mánh khoé và chỉ 8 năm sau, 1953, đã có bom. Sau này Pháp, Anh, TQ, Ấn, Pakisstan cũng làm được bom. Về kĩ thuật thì Đức, Nhật, Israel, Iran cũng thừa sức làm bom. Số bom HN mà 7 cường quốc hạt nhân tích luỹ đến bg có thể làm nổ tung trái đất vài lần. Vì vậy sau 2 quả Mĩ ném xuống Nhật năm 1945, ko quả bom HN nào được sử dụng. Các cường quốc đàm phán giảm số đầu đạn HN trong kho của mỗi nước để giảm bớt nguy cơ cả TG bị biến thành chó thui trong vài phút. Trừ loại điên như Kim Jong Un hoặc lỗi kỹ thuật, chúng ta chắc chắn rằng ko bao giờ 1 quả bom HN sẽ được sử dụng.
Ấn và Pakistan hận thù truyền kiếp. Khi thử thành công quả bom HN đầu tiên cả tỷ ng Ấn vui mừng hớn hở, riêng Bộ trưởng KH Ấn khóc hu hu và nói rằng ng Ấn đã tự mua bom HN treo lên đầu mình! Chỉ tg ngắn sau đó Pakistan cũng có bom HN. Các bạn cứ tưởng tượng trước đây có bà hàng tôm v bà hàng cá thỉnh thoảng cãi nhau, cùng lắm dơ con dao thái thịt lên. Nay mỗi con điên đó ôm một quả bom HẠT NHÂN thứ thiệt ngồi chình ình giữa chợ, gườm gườm nhìn nhau. Cái chợ này 8 tỷ ng, có cả bạn và tôi trong đó, ngay cạnh hàng thuỷ sản, mẹ kiếp. Chắc chắn ko con nào đủ điên để ném bom, nhưng cả chợ nín thở. Mà quả bom đâu có rẻ. Khi Stalin hỏi Kurchatov, làm quả HN hết bi nhiêu? Kurchatov bảo có thế tốn kém như cuộc chiến v Đức vừa qua. Đắt thế đấy. 
Thỉnh thoảng đọc báo xem đài thấy khoe VN có tên lửa này máy bay nọ tàu ngầm kia khiến TQ mất ăn mất ngủ. Rồi thì Nga bán S400 cho Tàu, VN lại chóng mặt buồn nôn. Một con lợn đầu toàn bã đậu cũng biết tính riêng tiềm lực vũ khí thì Tàu hơn ta ít cũng 50 lần. Thế mang vũ khí doạ nó làm gì? Tôi không thể hiểu nổi bọn báo đài ngu hay ai chỉ đạo chúng nó nói năng ngu như vậy. Chúng ta ở vào thế ko thể bỏ đi được, chỉ cần Lãnh tụ bình tĩnh nhìn vào mắt đối phương, nhắc lại lời ô Cụ, "chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định ko chịu mất nước, không chịu làm nô lệ" là đủ, chứ khoe mấy cái đồ chơi vớ vẩn chẳng khác mang cái cút kít ra đọ vs Ferrari. VN ko thể chạy đua vũ trang v TQ. Đấy là cách tự sát nhanh nhất. Hãy học bài học 1980s của LX khi bị Mĩ lôi vào cuộc đua lá chắn hạt nhân. Chết ko kịp ngáp. Mĩ ko cần phóng 1 quả tên lửa. LX đã sụp đổ tan tành. 

LX có to khoẻ không? Có đấy.

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

ĐÀN BÀ

Mỗi năm, thành phố có hai lần giúp dân dọn dẹp nhà cửa, bằng cách vất tất cả đồ phế thải ra đường.
Thành phố không thu đi ngay, mà để cả tuần, cho những người cần, lượm lặt lại.
Một người đàn bà tầm tuổi mình, dáng đi chúi chúi, đầu đội  mũ vải made in VN đặc trưng, tay cầm hai cái chảo tay lết thết bịch nilong to tướng, đứng tần ngần trước cái máy mới tinh, (mình cũng chẳng biết là cái gì). Vừa bắt chuyện, chị kể thốc tháo như lâu lắm mới được nói.
Dân Hải phòng, con bảo lãnh sang đây đã 5 năm. Hai vợ chồng không chạy xe không  tiếng Anh. Chị thấy đồ thải ham chân lạc đường, giờ chờ đến 2PM con tan sở tìm đón về.
Chị  nửa muốn nhận lời đề nghị đưa chị về của mình, nửa nghi ngại. Không có thời gian, mình bỏ đi sau khi để lại số phone, cần  chị cứ alo em cho vui.
Không gọi lại lần nào, chiều qua chị đến tiệm. Con chở.
Bao quát như một bà nội trợ lão luyện, nhân danh là bạn thân của mình, chị chỉ đạo  đám chạy bàn toàn Mĩ trắng, Bàn kia xong rồi dọn đi kìa. Ra sau bếp, chị lại quát tiếp mấy chú Mễ, Nhẹ tay không mẻ hết bát bây giờ. Chị dặn, Chúng nó hiểu hết đấy, cô phải cảnh giác...Dăm lần xuýt xoa chép miệng tiếc những đôi đũa dùng một lần trong thùng rác...
Con mình nhăn nhó, Cô phải bọc tóc lại mới được vào bếp. Cười ỏn ẻn, ngay sau đó chị kể một tràng chuyện hồi mới sang, lạ thời tiết tóc rụng như ung thư.
Chị, alo thêm cả bà chị chồng, phụ rửa đồ đến tận 12 giờ đêm. Toàn làm tay không vì, Đi găng tay là làm không sạch được. Nhanh, kỹ lưỡng và rất vén khéo. Gạ gẫm với con, Tiếc quá, giá mà bác ấy nói được tý chút, mình dạy những từ cơ bản được ko con, bác này học chắc nhanh...Nó lạnh lùng lắc luôn.
Con chị chờ mẹ, ngồi góc phòng bấm games ngáp liên tục, có vẻ rất chiều mẹ, ko thấy hối về. Con mình trả tiền công, chị cảm ơn, giọng lạc đi như người cảm. 
Chị, không hẹn quay lại và, không hề có ý đi kiếm job.
Mình, tin chị ko sĩ diện nói dối và, cũng thoáng chút nhẹ lòng.