Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

MÁ ƠI ĐỪNG GẢ CON XA...(TIẾP NỮA)



Ngôi chùa cổ nhất Đài loan cũng mới xây thế kỉ 18 ở Đài Bắc mang tên Long Sơn Tự. Kiến trúc đậm phong cách thờ tự Phúc Kiến, rất gần với các chùa ở Hội an hay các chùa Bà miền Nam.

Đây là nơi nổi tiếng linh thiêng, không riêng với dân Đài. Mình đến đúng giờ cầu kinh. Tây ta  quỳ chật từ chính điện ra hết sân trước sân sau, hòa giọng ngân nga, vang âm như hát. 
 Bạn Beo chỉ có thể ngồi thụ hưởng sự thanh thản an bình sau khi cầu tài, cầu lộc, cầu tự... cho khắp lượt bạn bè anh em, vì nỗi không biết chữ nào để hát theo.


Có không ít các ông chủ lớn hàng tỉ phú Đài Loan, đi làm công quả trong chùa thế này. 
  Trung tâm phật giáo Đài Loan  nằm ở Cao Hùng với chùa chính Phật Quang sơn tự. Sự kết hợp không thể hài hòa hơn giữa truyền thống và hiện đại, giữa nhân tạo và thiên nhiên. Cũng có đôi chút an ủi khi  liên tưởng tới chùa Bái đính Ninh Bình, một chín một mười, một chị một em.
 Nơi th xá lợi răng Phật.
 Công nghệ 3D có thể biến suy tưởng thành hiện thực, thế giới Phật từ cõi vô hình ra cõi hữu hình. Đừng thả bạc lẻ vào tay Phật, bớt đốt đùng đùng hàng bó đô la cúng Phật... thì công nghệ hiện đại nào rồi cũng vẫn thấy linh thiêng.
 Dĩ nhiên ở đâu cũng có người nọ người kia, nhưng tỉ lệ người xấu ở Đài loan có thể nói hàng đầu châu Á. Cực kì hiếm thấy người đủ điểm trung bình cộng ngoài đường. Xấu vô đối. Đàn ông bỏm bẻm nhai trầu, hôi cũng vô đối.

Đài trăm phần trăm. Hai trung bình cộng trong tất cả những người đã  thấy đã gặp. Ngoài, ốm nhách phẳng lì đen thui, đang chụp hình  cưới.
Đồ ăn Đài, nhất là trái cây và hải sản, cực ngon và giá cả khá mềm. GDP lên tới 33 ngàn Obàmá nhưng giá  một cái xúc tu bạch tuộc khổng lồ trong hình (mập và dài tầm từ khuỷu tới hết ngón tay thị Beo), nướng thơm lừng quệt thêm vệt tương ớt, chỉ trên dưới 50 ngàn ta. Mình toàn bỏ bữa lẻn ra chợ chén những thứ chưa thấy có ở Việt nam.







Đài, như tất cả các quốc gia phát triển khác, có hệ thống giao thông cực tốt và cực sạch sẽ. Ấy vậy nhưng, người Đài chạy xe máy và xe hơi cũ mèm, cũ gấp chục lần Hà nội. Kẹt xe, cũng gấp chục lần Hà nội luôn.
 

MÁ ƠI ĐỪNG GẢ CON XA...( TIẾP)



*** Lăng ông Hồ là một kiến trúc cực đẹp nếu, nó nằm ngoài châu Á và không phải là một cái...lăng khi, nó  thừa uy nghi mà thiếu hẳn ấm áp.

Lí do. Thứ nhất về phong tục tập quán. Người Việt, bất kể theo đạo giáo nào, đến trước nơi thờ tự vong linh muốn bày tỏ sự kính trọng, đều đứng nghiêm cẩn, chắp tay vái lạy. Trước các bậc cao tằng tổ phụ đã hiển thánh, thậm chí còn phải quỳ gối dập đầu sát đất.

Bạn không thể thực hiện được thói quen đơn giản như thế khi vào lăng Hồ Chí Minh, chỉ có thể làm một động tác mà suy ra khá bất kính là vừa đi (trôi theo dòng người) vừa vái.

Cũng theo phong tục, có hai sự tối kị với người Việt, tối kị đến mức biến thành câu rủa xả bởi nó bày tỏ sự tận diệt thế hệ đang sống: động mồ động mảnhang lạnh khói tàn.

Kiến trúc lăng Hồ Chí Minh phạm cả hai điều tối kị này.

Lí do thứ hai  thuộc về phong thủy. Một mạn là quảng trường mênh mông mạn kia là vười cây bát ngát, hỏi một người Tây phối cảnh ấy đẹp không khó trả lời rằng không nhưng, với một lăng tẩm Việt nó lại quá chênh vênh, đơn độc.  Sau lưng không một điểm tựa trước mặt không một điểm tụ phúc, cho cháu con.
 Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan đơn giản là một pho tượng ngồi khổng lồ bằng đồng, sống động và tuyệt đẹp. Tại đây, quân cảnh có một nghi lễ đổi gác khá vui mắt và nay người Đài tận dụng nó thành một sản phẩm du lịch. Mình đứng chừng gần 10 phút quan sát nhưng không cách gì thấy được chú  lính gác này thở và chớp mắt ra sao.Mỗi chú làm robot như vầy đúng một tiếng mới đổi gác.

*** Nỗi xót xa mỗi ngày mỗi dâng khi gặp đồng hương nơi xứ người.

Không rõ dựa vào tiêu chí nào, người Đài loan tuyển lao động phần đông ở phía Bắc còn tuyển cô dâu tuyệt đại đa số ở phía Nam.

Chùi cọ toilet các điểm du lịch hay khách sạn thấp sao, rửa bát trong nhà hàng.... khá dễ gặp người Việt. Coi chừng bé cái lầm khi nghĩ nào là mặc cảm thấp kém nào là sầu nhớ quê hương như báo chí trong nước tuyên truyền. Ngược lại đằng khác, người nào người nấy tươi roi rói, ào đến ríu rít như thân quen từ lâu lắm nay gặp lại.


Chính mình, ứa nước mắt.

Hỏi chuyện gần chục cô dâu Việt đời đầu, cô nào cũng chung một ý, số mạng rồi, ở đâu cũng vất vả như thế nhưng ở Đài Loan, đàn ông ít có người sáng say chiều xỉn. Nếu nó có uýnh thì do phần mình cũng có lỗi chứ không phải vì nhậu về lôi vợ ra  giải rượu vô cớ. Và, đàn ông Đài luôn gánh trọng trách chính nuôi gia đình, điều các cô cho rằng, gần như không thể tìm thấy ở đàn ông Việt.
Anh Thư, quê  Sa đéc,  khoe, em tu chín kiếp mới gặp được bà mẹ chồng này. Sang khi mới 18, cô được nhà chồng cho ăn học và hiện làm hướng dẫn viên du lịch. Thanh, quê Đồng tháp, phụ nhà chng bán hàng. Cô kể tiền lương được tùy nghi sử dụng. Cô  gửi hết về cho gia đình hàng tháng. Hậu li dị chồng, dẫn con riêng mang từ Việt nam qua thuê căn nhà (nếu có thgọi đó là nhà) trong  hẻm đèn đỏ, bán các loại bún Việt đắp đổi nuôi con...

Cô nào, cũng tươi roi rói, chỉ khi được hỏi về mẹ, đang ở quê, nước mắt mi lưng tròng.
Mình, cũng ứa nước mắt.  
Dân tộc này, vì đâu nên nỗi con sen thằng .

 
 
 



CÒN TIẾP