Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

KÉP GIÀ


Định nghĩa lề trái.


Cựu bộ trưởng Bộ Thông tin
truyền thông Lê Doãn Hợp giải thích  thế
này. Gần như tất cả mọi người trên thế giới muốn an toàn và tự do phải làm
đúng luật cái đó là văn minh của loài người, luật lệ càng kỹ bao nhiêu, càng
chặt chẽ bao nhiêu thì văn minh loài người càng cao bấy nhiêu. Trên nền văn
minh của con người chính là an toàn và tự do, cho nên tôi nói tất cả thành phố
trong đất nước này, muốn an toàn tự do phải làm đúng luật. Cũng như người đi bộ
tham gia giao thông sẽ an toàn và tự do nếu mình đi đúng lề bên phải. Chứ đường
xe máy đang chạy mình nhảy tung ra giữa đường thì làm sao an toàn được.


Văn nhân kẻ sĩ nhảy ra nhận mình là lề trái. Điểm
mặt lại, hầu hết lề trái không thất nghiệp cũng hưu trí hàng chục năm, thậm chí
vài chục năm. Điểm kĩ thêm chút nữa, những hưu trí như ông Nguyên Ngọc, Phạm
Toàn (còn có bút danh Châu Điên)…tài năng ấy khí chất ấy, nếu không nhờ cộng
sản nuôi dưỡng trọng dụng, chỉ vào tầm ăn mặn đái khai, so với thế hệ bây giờ.


Lọt sổ, hãn hữu như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, con bộ
trưởng vợ cháu ruột bộ trưởng bản thân là bạn học của vài bác thứ trưởng công
an và không thất nghiệp. Nhưng cái nghiệp (job) tổng hợp tin của anh ta gắn
ngày càng chặt với lề trái, vì khách hàng của anh ta muốn ngửi cả thơm lẫn thối.
Thế nên, khác toàn bộ với những người khác, lề trái càng tung hô bao nhiêu thì
Vinh kiếm (tiền tươi thóc thật) càng nhiều bấy nhiêu. Ấy là chiểu theo lời phân
trần lí do dạt sang lề trái của Vinh, với vài bạn học kể trên, thế.


Mượn lời Hà Cao thay định nghĩa. bên phải chả đi lại cứ thích đi về bên trái. Mà xưa
nay thì, cái gì mà dính đến chữ trái thì bao giờ cũng vô hậu lắm í nhé! Như làm
trái lời cha mẹ, người ta gọi là bất hiếu, sống trái với đạo lý ở đời người ta gọi
là bất nghĩa, bất nhân. Trí thức vốn chả nhiều nhặn gì cho lắm mà lại cứ sính
làm trái, đã trái thì khác gì với những ngữ vừa nêu?


Kép già
của lề trái.


Đầu tiên mình định đặt tựa những
anh già ra trận, ngẫm lại không đúng bởi hai chữ ra trận. Phàm đã ra trận là
hào sảng lắm khỏe khoắn lắm. Lại nữa, ra trận chí ít cũng làm cho đối phương
không chết cũng bị thương. Mấy anh già 
Ngọc Toàn Chi…này vô hại với mọi thế hệ đối thủ (của các anh ấy). Kép
già -thêm của lề trái- chính xác nhất. Hình dong sắc vóc dúm dó, diễn duy nhất
một vở, không một hiệu ứng vẫn diễn. Mà hình như, làm gì còn vở nào khác.  Thảm hại không thể tả được.


Vở mới nhất thư ngỏ thông điệp gửi Chủ tịch nước. Thảm
hại đến tận cùng kiếp kép già. Nghĩ lại, Beo dạy chớ có sai. Em Hằng yêu nước
Hồ Gươm gánh thêm đám kép già ăn theo này, thì đủ hai năm chưa chắc phục hồi
xong nhân phẩm.


Cái bất nhân của đám tự xưng trí
thức, chính ở điểm đó.


Sau khi đăng entry Ai cứu Hằng…?, có một đứa tự xưng Người
Buôn Gió nhảy vào chat, kêu gọi Beo đừng “phang” Hằng yêu nước Hồ Gươm. Nếu
đúng NBG thật, thì nó chỉ can tội ngu nhưng sống thế, có tình.


Mình thích thằng này, chính ở
điểm đó.


Lề của cuộc đời.


Ấy là mấy anh kép trẻ của lề
trái.


Cuộc đời thú vị cực kì, khi
mỗi ngày anh cảm nhận nó với tất cả sắc màu và chiều kích: tốt xấu, sạch bẩn,
sang hèn, sáng tối… Thời gian còn đằng đẵng phía trước, bị hắt ra hay tự mình
bó gối bên lề cuộc đời vì chỉ thấy những xấu- bẩn- hèn-tối, để rồi mộng mơ một
ngày kia, cái máng lợn hóa lâu đài mà con cá vàng  ban điều ước là dăm trang mạng (đang trong
tình cảnh  ốc chẳng tha nổi mình).


Mười đứa hết mười khẳng định,
không thể có cách mạng hoa  nhài ở Việt
nam bởi riêng việc gọi tên hoa nhài hay bông lài, chư vị lãnh đạo cuộc cách
mạng ấy đã tự đánh nhau, cho đến khi vô sản toàn thế giới kết liên xong đã đời,
vẫn bất phân thắng bại. Dẫn chứng chứng minh: 
các cuộc biểu tình chống  mấy tờ
báo tiếng Việt ở Mỹ. Văn minh  đến như Mỹ
mấy chục năm còn chẳng cải hóa được, nữa là các vị xuất thân lão ngồi mơ nước Nga.


Học hành tử tế sách vở đầy
một đầu, rồi cũng không nghĩ ra  cái gì
khá hơn mấy anh kép già ngoại trừ việc mỗi anh sáng tạo dăm bảy cái nick ảo,
vừa tự tạo cảm giác số đông vừa bi kịch hóa mấy chuyện bá láp vụn.


Lâu đài (trong mơ) rồi cũng
trở lại cái máng lợn thôi vì, đông đảo nhân dân không cho xây trên đất của họ,
từ nhiều năm đã qua.


 


 


 

SỰ TÍCH THÚ CƯNG

Một gia đình làm gỗ làng Đồng
Kị. Lúc hàn vi không đủ vốn đóng đồ nội thất lớn, buồn tình hai chú con giai
chủ nhà-đang học đại học Mỹ thuật- nhặt gỗ vụn làm chơi mấy con chuột nhân năm
tí. Lô hàng cũng ế ẩm mãi cho đến khi
một thương nhân Đài Loan trông thấy và đặt 100 nghìn con trả tiền trước toàn
bộ. Gia đình này phất lên nhanh như diều nhờ đó và cặp ông bà chuột này  là một trong số lô hàng ế ẩm kia sót lại. Vừa đóng một xe tải bàn ghế giường tủ vừa buông
hàng tấn lời ong bướm, chủ nhà mới tặng cho.



Cả nhà nhất trí đây là hình
ảnh bố và mẹ. Trông rất phè phỡn nhưng ai nương tựa vào ai thì tranh luận từ
lúc chúng nhập hộ khẩu tới giờ, chưa ngã ngũ.



Cặp Tom và Jerry bằng gốm, lạ
cái  bị rơi tới 2 lần mà không đứa nào  chịu vỡ.



Lão í  bình phẩm Công giữa bầy gà. Mình thì bảo Cô
đơn giữa chốn phồn hoa.



Rúc vào ti mẹ, hẳn nhiên chỉ
là Gái đẹp rồi.



Con nai đen vờ ngơ ngác. Nó ca bài cải lương



Hình như đây là quốc chim của
Argentina.
Nguyên cục đá liền khối không  có mối gắn
nào trừ cặp mắt. Cũng hình như vì thế mà nó quý. Chính ra Việt cũng nên chọn
biểu tượng thế này, nói nhiều, ăn nhiều đến phù mỏ nhưng làm thì nhường giống loài
khác.



Phía trước là quả thông (loại thường thường bậc trung) ở New Zealand.
Loại lớn gần bằng quả sầu riêng.
Quả phía sau là trứng đà
điểu, chứ không phải ngựa Tàu thì đẻ ra trứng như mấy giai Tinh chùng hung hăng
(chữ của Hoa Binh), Bô shit, Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm (Xuân Sách)…rêu
rao.



4 bác chơi đồ cổ chia 2 phe,
50/50, khảo cứu cái cắm bút này là cổ- không cổ. Mình chờ  thêm một phiếu, nghiêng phe nào thì định giá theo
phe ấy. Định giá, nghĩa là  để xếp cái lũ
rừng rú vào chỗ trang trọng hay xó xỉnh trong nhà.



Trông yêu chưa.



Mỗi lần vuốt  vuốt đầu  lạc đà iêu, là không quên lườm cho con ranh ếch này phát. Hình như dân Mẽo coi đây là vật khước 
tiền vô hay giai vô gì đấy. Cho chễm chệ ngay trước
cửa phòng mình với mong ước  gì vô cũng OK, thế mà tiền toàn ra, giai mỗi lão í vô.


Gà của cụ Nguyễn Tư
Nghiêm. Thật ra mình thích tranh của Trần Lưu Hậu và Lưu Công Nhân (hơn hẳn).
Vụ tranh pháo này mình cấm cả nhà phát biểu nguyện vọng ý kiến. Đời người ta
sướng nhất là thế, không phải vì thiên hạ xưng tụng cụ xếp đầu trong tứ đại
danh họa Việt mà mình phải để cụ tọa trong phòng khách chung với hai cụ kia,
cho nó ra vẻ ta đây xang chọng.