Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

DALAI LAMA AND RELIGIOUS FREEDOM

 
***
Trên sân khấu giảng đường lớn nhất trường đại học Santa Clara, có 3 vị. Dalai Lama, ông trưởng khoa Đạo đức thực hành (Applied ethics) -một khoa  được xếp hàng đầu trong các trường đại học Mỹ và CEO của một trong năm hãng bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ.
Nếu như Beo chép nguyên văn ra đây bài nói của 3 vị ấy và dấu tên đi, Beo tin rằng Dalai Lama sẽ được điểm…thấp nhất.
Trực diện nghe, lại là câu chuyện khác.
Hạnh phúc thật sự chỉ có được khi người ta sống có đạo đức. Cùng câu ấy, từ miệng CEO sẽ  khiến bạn đặt tiếp câu hỏi, từ nhà giáo có thể khiến bạn ngờ vực, nhưng nó sẽ là chân lí nếu từ một lãnh tụ tinh thần.
Đó là tôn giáo. Đó là Dalai Lama.
***
Hội trường 4 ngàn chỗ, giá vé 130 đô và hết vèo trong vòng 20 phút mở bán.
Sau màn khai mạc với tụng kinh và trẻ con hát chào mừng lộn xộn một cách hồn nhiên rất Mỹ là bài phát biểu gọn, xúc tích, đầy văn chương, của ông trưởng khoa, đến lượt nhân vật chính của 130 đô.
Lóng ngóng đội lên gỡ xuống dăm lần cái mũ đi biển mang tên trường Santa Clara, lấy ngón út ngoáy tai rồi đưa ra nhìn nhìn, Dalai Lama mở đầu bài thuyết giảng bằng một hai câu hài hước và kết thúc trong vòng 15 phút. Gọn, xúc tích, ít văn chương hơn ông trưởng khoa.
Trong suốt 15 phút, người trợ lí (tóc bạc trong hình của Beo) đứng cạnh liên tục nhắc vở, khi một từ khi nguyên câu. Bạn nào rành về kịch, chắc biết công việc của người nhắc vở bên cánh gà cho diễn viên, khi họ không thuộc lời.
CEO kết, cực gọn, rất thực tiễn.
Tuy nhiên, cả ba ông đều không ai trả lời được điều Beo tò mò: làm cách nào để điều khiển hành vi của mình trong kinh doanh, để vừa kiếm được lợi nhuận tối đa vừa giữ được những quy phạm đạo đức cổ điển?
Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn. Dalai Lama và người nhắc vở, nói thế.
***
Nằm kẹp giữa hai nền văn minh vĩ đại Trung quốc và Ấn độ, dù ở vị trí địa lý khủng khiếp cao trên 4 ngàn mét và là một quốc gia thống nhất từ  thế kỷ thứ 7, nhưng lịch sử  Tây tạng cũng ba chìm bảy nổi với các cuộc xâu xé từ Mông cổ, Trung quốc.
Biên giới Tây tạng hiện nay được thiết lập từ thời nhà Thanh thế kỷ 18. Năm 1913, Tây tạng giành độc lập. Năm 1950, bị Trung quốc chiếm lại.
Tên thật của Dalai Lama là Tenzin Gyatso. Ông lên ngôi Lama (một chức lãnh tụ tinh thần kiêm lãnh đạo thế tục của nhánh Phật giáoTây tạng) từ năm lên 2 (1933).
Năm 1951, ông kí một hiệp ước hòa bình, chấp nhận Tây tạng trở thành  khu tự trị của Trung quốc.
Trong một toan tính rất Tàu, chính phủ Trung quốc đã nhanh chóng đưa vào định cư tại Tây tạng hơn một triệu cựu tù hình sự, chiếm 1/7 dân số, để chung sống với dân tộc Tạng.
Năm 1959, Dalai Lama xé bỏ hiệp ước, dẫn theo 80 ngàn dân, chạy sang Ấn độ, lập chính phủ lưu vong.
Năm 2001, Dalai Lama nhường phần lãnh đạo thế tục cho vị thủ tướng đầu tiên của chính phủ lưu vong, cũng là một nhà sư.
***
Tháng chín năm 2009, Dalai Lama đã tước áo tu hành và đuổi khỏi quốc gia lưu vong 900 người vì lý do, bất đồng chính kiến với ông.
Cuộc thanh sát này thậm chí còn diễn ra tận đến các nhà hàng của người Tạng. Khách phải trả lời câu hỏi Ok or  not Ok với Lama, not Ok thì xin mời ra.
Đó là lí do của cuộc biểu tình như trong hình, do tổ chức Phóng viên tự do và những người ly khai Lama, tổ chức.
Chừng hơn trăm, toàn Mỹ trắng.




ĐẤU TỐ ĐỜI MỚI

COPY CỦA NGUYEN QUANG

1 con cẩu phóng viên, đi qua đường, thấy cái nhà to to là, thế là nó chụp ảnh, hóa ra nhà to của sếp to.
Ở xứ này, sếp to là nhà to, anh nào nhà nhỏ thì nằm ở vị trí to, tính ra tiền, thì hóa ra mua đc 10 cái nhà to ở nơi đéo phải trung-thị.
Thế là, mạng rộ lên phong trào đấu tố.
Lí do lũ súc vật đấu tố quá lọt tai: lương thàng này bao nhiêu, sao xây đc nhà to thế? 
Chúng đéo cần biết, họ đã nhọc công thế nào để xây nhà, vay mượn ai, hay ăn hối lộ kín thế nào để tích góp, chỉ biết, nhà to là có tội hehe, lí do tuyệt không, địt mẹ lũ bần nông chúng mài.
Tôi biết 1 đống bạn là quan quèn, nhà chúng cũng to bự, trên vài ha, ảnh hưởng đéo gì đâu? hay chỉ quan nhỏ hay đéo làm quan mới được ở nhà to?
Làm quan to, thì nhà nhỏ mới làm tôi ngạc nhiên, và tôi biết ở 1 quốc gia nghèo hèn, có 1 thàng lãnh tụ sống rất bần nông, chiều chiều chổng mông ngắm cá, đái mẹ vào hàng rào, ở nhà sàn tha tha thẩn thẩn....
Dân của thàng lãnh tụ đó nghèo mạt rệp, gắp từng cục phân, nhặt từng mẩu lá.
Quan to mà nghèo, đó là cái họa cho dân vậy.
Hồi cải cách ruộng đất, chúng cũng đấu tố hệt như vậy, trói người ta vào, chỉ tay vào mặt, về kể tội. toàn tội bố láo vu vơ, nhưng vẫn giết người đc.
Thời nay hiện đại, chụp ảnh cái nhà, cư dân mạng xông vào, vào moi móc từ cái nhỏ nhất của thàng chủ nhà to, với lũ bần nông óc đất đó, cứ nhà to là có tội.
Vấn đề, thàng nhà báo chụp ảnh cái nhà đó, với 1 âm mưu đen tối, đã quá dễ để dắt mũi bần nông, trong khi cả cái dinh thự to và miếng đất đó bán đi, đéo mua đc 10 m2 đất phố cổ, có cược ko? 
Lũ bần nông, với tư duy của loại súc vật, ghen ăn tức ở suốt quãng đời bần hàn của chúng, cứ thấy dinh thự to, là muốn giết thàng chủ nhà.
Mặc dù, thật kì lại, tôi biết vài thằng, nó vẫn bebe cái mồm lồn chửi thàng chủ cái nhà to, trong khi nhà nó bán đi mua đc 2 cái nhà to hơn thế.
Khi nào đến lượt chúng mày, hỡi lũ ghen ăn ác độc.
Nếu thàng chủ nhà tham nhũng ăn cắp ăn hối lộ, hãy tìm chứng cớ đập vào mặt nó để tống nó vào tù, thay vì nhìn cái nhà to của nó và sủa vu vơ như chó nhai sịp rách.
địt con mẹ lũ bần nông rác rưởi.
Khi nào chúng nó xông vào đánh bất kì ai lái BMW, chỉ vì chúng làm văn phòng mà có xe sang lái? 
Và khi nào đến lượt các bạn tôi?

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

SỐNG VÀ NHỚ LẤY

RA TRẬN
Copy của Bao Anh Thai

Sân bay, tôi ngồi đợi chuyến bay muộn và đọc những dòng hồi ức của bạn bè tôi về ngày 17/02/1979.  Đọc những kỷ niệm về không khí muốn ra trận của những chàng trai 17-18 ngày đó, tôi phát hiện ra một điều.  Đối với tôi, sự chuẩn bị ra trận của bố nuôi tôi ngày ấy hoàn toàn khác! 
Không như một số người bây giờ nói là Việt Nam hoàn toàn bất ngờ về việc Trung Quốc tấn công.  Tôi nhớ rằng cả tháng trước ngày chiến sự nổ ra, khu tập thể Nguyễn Công Trứ, nơi tôi ở đã rục rịch chuẩn bị.  Mọi người bắt đầu đào hầm hào ngay trong khu.  Không có hầm chữ A như thời đánh Mỹ nhưng giao thông hào đào cũng ngập đầu và các hố cá nhân với khung bê tông tròn như thành giếng đâu đâu cũng thấy.  Tôi còn nhớ mỗi chiếc hầm cá nhân đó sâu hai vòng bê tông, loại bê tông rẻ tiền mà chỉ cần đập gạch vào cũng sẽ vỡ.   Ngày đó bố đẻ tôi đang ở Liên Xô, mẹ tôi đi làm từ sáng tới tối nên hầu hết thời gian không đi học, tôi lê la ở nhà bố mẹ nuôi ở bên cạnh.  Buổi tối, bố nuôi tôi thường hay ngồi uống trà với các chú hàng xóm và câu chuyện thường liên quan tới một từ mà tôi không hiểu lắm “tái ngũ”.  Bố tôi là bộ đội đánh Mỹ.  Bố chiến đấu ở Tây Nguyên từ năm 1969 tới 1975.  Năm 1979, bố mới phục viên được hơn 3 năm.  
Tôi nhớ, mấy người hàng xóm thường hỏi “anh nghĩ họ có gọi anh tái ngũ không?”  Bố tôi thường nghĩ một lúc rồi trả lời “Nếu đánh nhau, trên đó toàn là núi, pháo bắn khó, chủ yếu sẽ là súng cối.  Tôi đoán sớm hay muộn, họ cũng sẽ gọi thôi.”  Sau này tôi biết suốt 7 năm ở chiến trường Tây Nguyên, bố tôi là chỉ huy một trung đội cối 82 ly. 
Ngày 17/02/1979, giữa buổi chiều, bố tôi từ nhà máy về.  Đằng sau xe của bố chở hai bao tải lớn, một bao gạo và một bao khoai lang khô thái lát.  Nhà máy cho bố về sớm để chuẩn bị.  Bác quản đốc gọi bố ra chỉ vào hai bao gạo và khoai, nói “anh mang về cho chị và bọn nhỏ!” 
Bố cẩn thận cất hai bao đó vào trong cái kho nhỏ của nhà và mở chiếc thùng gỗ lớn trên gác xép ra.  Đối với tôi, cái thùng gỗ cũ kỹ với khoá to tướng đó giống như cái rương đựng đồ báu trong chuyện Đảo Giấu Vàng.  Bố rất ít khi mở, và mỗi lần mở thì tôi chỉ thoáng thấy những đồ bộ đội trong đó.  Nhưng với trẻ con ngày đó, tất cả những gì liên quan tới bộ đội đều như của báu.
Bố tôi lôi ra bộ quân phục Tô Châu mới toanh mới mặc vài lần.  Bộ quân phục này bố được phát trong lễ diễu binh tại Sài Gòn sau ngày 30/04/1975.   Sau đó là chiếc mũ tai bèo đã bạc, đã vá nhiều và có một vết đạn xuyên qua vành nón.  Sau này tôi biết, bộ đội cũng có những điều mê tín.  Bố tôi đã đội chiếc mũ đó hồi năm 1970, đơn vị bố chết nhiều, nhưng bố vẫn sống dù bị đạn xuyên vành mũ.  Bố tin rằng chiếc mũ đó là bùa hộ mệnh nên ông vẫn mang theo khi ra quân. 
Mẹ nuôi tôi về, đứng chết trân giữa cửa khi nhìn thấy bố giữa những đồ quân dụng trải ra trên nền nhà.  Bố lừ mắt nhìn mẹ rồi nói “Nhà còn các con, đừng có mà đàn bà!”  Mẹ tôi lẳng lặng đi nấu ăn.  Ăn xong cơm tối, mẹ tôi lấy chiếc ba lô của bố tôi ra khâu vá.  Anh hai và chị ba tôi thì im lặng, nhưng anh út và tôi thì vui như Tết.   Tôi tò mò hỏi hết thứ này đến thứ khác về các đồ quân dụng của bố.   Bố giải thích một cách kiên nhẫn cho tôi.  Cũng lạ là lúc đó tôi mới 5 tuổi nhưng 35 năm qua đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in từng thứ đó.  Bố sẽ dùng chiếc bình-toong của Mỹ chứ không dùng đồ của quân đội phát.  Chiếc bình-toong Mỹ khác với bình-toong do Trung Quốc sản xuất cho quân đội ta ở chỗ, mặt ngoài của bình phồng lên nhưng mặt trong thì hóp nhẹ lại.  Chiếc bình-toong đó đi cùng và lắp vừa khít vào một chiếc gà-mèn.  Chiếc gà-mèn lại có một cái tay cầm sắt nhỏ có thể gập lại được và rất thuận tiện để cài vào chiếc xanh-tuya Mỹ khổ lớn bằng vải bạt.  Điều đó giúp cho người lính không phải có một bộ dây khác để đeo tòng teng khi dùng bi-đông Trung Quốc.  Chiếc xanh-tuya khổ lớn của Mỹ đó là vật yêu thích của tôi.  Nó có một chiếc khoá thép rất đơn giản hình như cái mỏ neo giúp cho việc đeo vào và tháo ra chỉ trong tích tắc.  Bố tôi giải thích cho tôi rằng, người lính Mỹ dùng chiếc xanh-tuya đó có thể đeo rất nhiều vật nặng khi hành quân (lựu đạn mỏ vịt, lựu đạn cài, bình-toong nước, súng ngắn, và nhiều thứ khác).  Chiếc xanh-tuya đó khi mới đeo thì lỏng nhưng càng đeo nặng thì càng ôm chặt vào người – và đặc biệt là nó hơi trễ xuống, mắc vào mông người lính.  Với chiếc thắt lưng Trung Quốc mà bộ đội ta dùng, muốn không bị tụt quần khi hành quân, người lính sẽ phải thắt chặt.  Với chiếc thắt lưng bản nhỏ, thắt chặt vào hông mà lại treo vật nặng khi hành quân xa, da hai bên hông sẽ trầy xước hết. 
Tôi nhớ bố tôi cẩn thận lấy một miếng vải màn nhỏ, cuộn tròn lại và nhét vào trong bình-toong nước.  Bố ở Tây Nguyên 7 năm.  Mỗi khi vào mùa khô, người lính đôi khi phải đi cả ngày đường mới tìm được nước.  Bố giải thích là bình-toong nước vào mùa khô ít khi đầy.   Khi hành quân, chiếc bình-toong với nước ngang lưng bình mà không có cuộn vải màn bên trong sẽ gây tiếng óc ách.  Tiếng động đó, đôi khi sẽ khiến người đeo phải trả giá bằng máu.  Cuộn vải màn nhỏ còn có tác dụng khác là sử dụng để cho thương binh ngậm vào khi khát nước.  Bố tôi nói, Tây Nguyên mùa khô, suối sông cạn hết.  Người lính bị thương vào mùa này (mùa của hành quân và đánh trận) sẽ khát khủng khiếp.  Nếu đưa một chiếc bình-toong cho họ uống, họ sẽ tu một hơi đến khi không còn một giọt.  Người lính bị thương sẽ bị chết vì mất máu (do uống nước quá nhiều) và người khênh họ sẽ kiệt sức vì khát mà hết nước.
Những năm ở Tây Nguyên khiến cho bố tôi có những kinh nghiệm sinh tồn mà quân đội không dạy.  Ông đi xin được ở đâu về một cuộn nhỏ dây cước và làm một chùm lưỡi câu từ dây thép.  Ông bảo mẹ tôi may một cái túi nhỏ phía trong ba-lô và nhét chùm lưỡi câu và sợi giây cước vào đó và khâu lại.  Bố tôi kể, hồi chống Mỹ, bộ đội rời miền Bắc được trang bị rất đầy đủ.  Thế nhưng khi vượt Trường Sơn, leo dốc kinh khủng quá, tân binh vất hầu hết mọi thứ đi cho nhẹ.  Họ chỉ thấy hối tiếc về việc đó khi đã vào tới chiến trường và đói vàng mắt.  Bố tôi cầm cái chùm lưỡi câu cho tôi xem và nói “ở trên núi kiểu gì cũng phải có suối.  Có suối, có nước thì có cá.  Có cá, có nước là đủ để sống!” Bố tôi bảo mẹ tôi khâu dấu những đồ nhỏ lặt vặt như miếng cao hổ cốt và cái mật gấu mà ông nội cho vào mặt trong của ba-lô để “mình vừa không quăng bừa đi, vừa khỏi có thằng lỏi nào nó lấy mất”. 
Tôi nhớ hôm sau mẹ tôi lên ông ngoại ở Ngọc Hà mua một ít thịt.  Mẹ làm ruốc.  Mấy anh em chúng tôi sung sướng vô cùng ngồi chầu rìa và xin xé ruốc.  Tôi xé thì ít nhưng ăn vụng thì nhiều.  Ruốc xé rất tơi ra xong rồi thì mẹ tôi lại lèn vào một chiếc hộp nhôm hình tròn (cũng là đồ chiến lợi phẩm của Mỹ mà bố tôi mang về hồi ra quân).  Mẹ lèn rất chặt toàn bộ số ruốc đó rồi cất lên tận nóc tủ.  Tôi nhớ, buổi tối, khi ngồi ăn, tôi cứ ngước lên nhìn cái hộp ruốc đó.  Bố tôi thấy ánh mắt tôi bèn quay ra hỏi mẹ tôi cái gì trên đó.  Khi biết đó là ruốc mà mẹ tôi làm để cho bố tôi mang theo ăn dần, bố bực mình mắng: “Con nó thèm thì mẹ cứ cho chúng nó ăn.  Còn bố mà có đi thì đã có tiêu chuẩn quân đội nuôi!”  Mẹ thì rơm rớm nước mắt vì bị mắng còn chúng tôi thì sướng rơn người vì được ăn ruốc.  Đến giờ, tôi vẫn nhớ mùi ruốc thơm nồng ngày đó.
Tôi nhớ, vào hôm sau, bố tôi ở nhà.  Khi mẹ tôi đi làm rồi, bố mới mở hòm lấy ra một khẩu Colt .45 và một hộp giấy đầy đạn của Mỹ.  Hồi đó tôi nhớ, những viên đạn K54 hay AK-47 đã rút thuốc đạn mà tôi hay được các cậu tôi cho làm đồ chơi thường có vỏ màu nâu sậm hoặc màu xanh lá cây rất tối.  Những viên đạn đó có các-tút là sắt và hay rỉ.  Thế nhưng những viên đạn Mỹ thì có màu đồng vàng óng, nhìn rất bắt mắt.   Bố tôi lau súng rất kỹ, lên quy lát loạch xoạch, lau từng viên đạn rồi mới cất súng vào bao.   Bố dặn tôi rất kỹ là không được nói với mẹ chuyện bố lau súng.  Sau này, khi tôi khoảng 10 tuổi và có lần lấy khẩu súng không đạn đó ra chơi.  Bố trông thấy liền mang đi nộp cho chú công an khu vực.  Khi thấy tôi buồn, bố tôi kể cho tôi về khẩu súng đó.   
Đó là khoảng năm 1970, mặt trận Tây Nguyên sau Mậu Thân rất khó khăn.   Bộ đội đói dài và tổn thất nặng.  Có một trận trung đội cối 82 của bố tôi đi yểm trợ cho tiểu đoàn đánh một đơn vị Mỹ mới đổ bộ.  Trận đánh giằng dai kéo dài mà không dứt điểm được.  Đến xế chiều, cối hết đạn, bố tôi được lệnh rút.  Khi rút ngang qua một cái trảng thì bất chợt ba chiếc trực thăng bay tới.   Trung đội kịp chạy vào bìa rừng và nằm im ở đó.  Thế nhưng có một cậu lính trẻ mới vào chiến trường, lần đầu thấy trực thăng Mỹ bay sà thấp ngang ngọn cây nên sợ quá không chạy được.  Cậu ấy nằm rúm ró trên trảng trống.  Một trực thăng hạ xuống và tóm cậu lính đó lên máy bay.  Ba chiếc lượn vòng quần thảo trên đầu.  Chỉ vài phút sau, tự nhiên tiếng loa từ trên trời vọng xuống giọng cậu lính kia mếu máo “anh Tr… ơi, ra hàng đi không nó giết chết hết anh Tr… ơi!”  Bộ đội nằm im vì trên mỗi chiếc trực thăng đó có 2 khẩu súng máy Gatling 6 nòng đang chĩa xuống.  Mấy chiếc máy bay cứ bay vòng sát trên các ngọn cây.  Tiếng gào thảm thiết của cậu lính từ trên vẫn vọng xuống “Ối anh Tr… ơi, em cắn rơm cắn cỏ lạy anh.  Anh không cho anh em ra hàng thì nó đạp em xuống, anh Tr… ơi!”  Mấy chiếc trực thăng bay lượn vòng thấp, cánh quạt thổi tung tất cả cỏ với cành lá nguỵ trang ở dưới lên.  Cứ mỗi lần thấy một người lính nào đó nấp ở dưới, súng Gatling lại nổ chát chúa.  Tiếng súng CKC từ dưới nổ từng phát một lên rồi tắt ngấm.  Cậu lính bị bắt ở trên thì cứ gào lên, tiếng kêu không ra tiếng con người “Ối ông ơi, ông đừng đạp con xuống, để con gọi anh Tr… con ra hàng.  Ối anh Tr… ơi, em còn mẹ già, anh hàng đi cho em còn đường sống….”  
Bố tôi nói rằng những năm 69-70, đơn vị cối của bố tôi chỉ được trang bị CKC.  Bố tôi nói, ở Miền Bắc tuyên truyền cụ già bắn rơi cả phản lực Mỹ bằng súng đó, chứ ở Tây Nguyên, có dùng CKC bắn cả ngày trực thăng nó cũng chẳng rơi.  Thế nên trung đội của bố tôi cứ nằm yên mà chịu trận.  Ai bị lộ thì bắn lên trời xua địch chứ những người còn lại, toàn lính cựu, đều biết rằng nổ súng, lộ vị trí thì cả đơn vị đều chết.  
Bố tôi kể là đến khi trời tối, trực thăng quay về căn cứ thì trung đội bố tôi chỉ còn lại 1/3.  Thế nhưng, bố tôi nói, điều kinh khủng nhất là cái tiếng gào thét gọi hàng và xin tha chết của cậu tân binh trẻ ám ảnh trong đầu ông.  Sau trận đó, bố tôi thề sẽ không bao giờ để bị bắt.  Bố tôi nói, lính Mỹ và Sài Gòn thù lính cối 82 không kém gì thù lính đặc công và trinh sát.  Cối 82, những năm đó là vũ khí sát thương mạnh nhất và đáng sợ nhất với quân Mỹ.  Sau trận đó vài tháng, bố tôi được khen thưởng và ông đã đổi toàn bộ số thực phẩm được cấp (mà thực ra cũng chỉ là 1 hộp sữa đặc có đường) để lấy khẩu colt 45 chiến lợi phẩm do một người lính trinh sát mang về.  “Súng đó không phải để bắn người đâu.  Bố dùng nó cho mình con ạ!”
Tôi cũng nhớ bố tôi lên nhà máy da dày Thuỵ Khuê xin về một bộ dây da.  Ông cẩn thận cắt và khâu thành một bộ dây nịt.  Ông đeo vào người rồi lấy cái chảo quân dụng  lớn mà mẹ tôi dùng để nấu cám lợn, buộc vào.  Ông chạy đi chạy lại, đứng lên rồi nằm xuống với cái chảo lớn được buộc chặt bằng bộ dây da đó trên lưng.  Tôi thấy kỳ lắm và hỏi.  Bố tôi kể là hồi năm 71, đơn vị bố tôi có một cậu chuyên mang đế của khẩu cối 82.  Cái đế đó là một cái chảo sắt nặng, dùng để chịu lực của nòng cối khi viên đạn bắn đi.  Cái đế cối đó nặng nên cậu đó hay đeo trên lưng như cách các hiệp sỹ xưa đeo lá chắn trên lưng vậy.  Có cái đế đó trên lưng, cảm giác rất an toàn vì đạn bắn thẳng cũng không xuyên qua được.  Có một lần, đơn vị bố tôi bị trúng pháo toạ độ.  Tất cả chạy nháo nhào, nhảy xuống các hố đạn pháo vừa nổ.  Cậu lính mang đế cối cũng nhảy xuống một hố pháo.  Pháo ngưng, bố tôi thấy cậu lính đã chết.  Khi nhảy xuống hố đạn, anh đã ngã dúi đầu xuống đất, chiếc đế cối nặng trên lưng bị hơi đạn pháo đã bung ra khỏi đai vải đeo, mép của đế cối tuy không sắc nhưng với sức nặng của toàn bộ khối sắt đã cắt vát một phần sau gáy anh.  Anh chết không kịp nói một tiếng.  Tôi nói rằng bố là chỉ huy thì lo gì phải mang đế cối.  Bố tôi trả lời rằng bị trúng phản pháo thì vừa phải khiêng thương binh vừa phải khiêng súng mà chạy.  Lúc đó, sỹ quan hay lính cũng phải lăn vào bê súng hết. 
Từ hôm đó, cứ đêm đến, sau khi ăn cơm xong, bố tôi lại nghe hết đài tiếng nói Việt Nam đến đài BBC về tình hình chiến sự.  Trên chiếc bản đồ VN treo trên tường, bố cắm những lá cờ nhỏ màu đỏ và xanh, đánh dấu các tuyến phòng thủ của quân ta tiến lên hay lùi xuống theo tin tức chiến sự.  Sau khi hết các bản tin, bố lại mở 2 cuốn sách cũ sờn gáy và mất cả bìa.  Một cuốn, tôi nhớ tên là “yếu lĩnh cối 82”.  Một cuốn khác không có bìa nhưng có dòng chữ “Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hoà” ở ngay trên đầu.  Đó là cuốn dạy cách bắn súng cối cá nhân M-79.  Khi tôi hỏi bố đọc làm gì.  Bố trả lời là làm gì cũng phải học, phải ôn luyện – bố đang ôn lại các cách bắn cối và M-79 từ thời chống Mỹ. 
Tôi vẫn nhớ mỗi lần mẹ tôi giật thót khi nhìn thấy người đưa thư đến trước cửa.  Sau này tôi nghĩ mẹ sợ người đó mang đến giấy gọi tái ngũ cho bố tôi.  Tối tối, mẹ tôi lại giở ba-lô và quần áo lính của bố tôi ra khâu thêm chỗ nọ, đằn thêm chỉ chỗ kia.  Chiều chiều, bố tôi về sớm, tìm cách sửa mọi thứ trong nhà.  Bố tranh thủ lấy than về trộn với bùn rồi nắm thành từng bánh phơi để mẹ có đồ để đốt khi bố đi vắng.  Tối tối, mọi người lại sang nhà tôi, uống trà rồi nói chuyện người này đã lên phòng tuyến sông Cầu, con nhà kia hôm nay đã nhận giấy nhập ngũ.  Tối tối, xe tăng, xe kéo pháo và chở quân lại kéo nườm nượp từ ngã tư Vọng, qua Bạch Mai lên phố Huế, Tràng Tiền để qua cầu Long Biên lên phía Bắc.  Tối tối, bố tôi lại chong đèn ngồi xem lại cách tính phần tử bắn.  Cuối cùng ngày 18/3/1979, đài báo quân Trung Quốc đã hoàn toàn rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.  Hôm đó, bố tôi lại cất các thứ đồ thời kháng Mỹ vào hòm.  Hôm đó, nghe bản tin xong, lần đầu tiên mẹ tôi bật khóc.
Năm đó, bố tôi 40 tuổi, bằng tuổi tôi bây giờ.  Năm đó, mẹ tôi cũng trạc tuổi vợ tôi hôm nay.  Năm đó, bố tôi, người cựu binh đã trải qua 7 năm đầy máu và gian khổ ở Tây Nguyên, lặng lẽ chuẩn bị cho ngày tổ quốc gọi ông một lần nữa.  Năm đó, nếu tái ngũ, bố tôi sẽ để lại sau hậu phương một vợ và 3 con nhỏ (ngoài ra thêm một thằng con nuôi ăn bám là tôi nữa).  Năm đó, ông lại lặng lẽ chuẩn bị khẩu súng ngắn cho mình để phòng trường hợp bị bắt làm tù binh.  Năm đó, mẹ tôi chỉ khóc khi biết rằng bố tôi không phải ra trận.  

Đối với tôi, việc chuẩn bị ra trận của bố tôi rất khác với những gì bạn bè tôi tả.  Có lẽ là vì bố tôi là người đã từng thấy chiến tranh nên cách chuẩn bị ra trận của ông cũng khác.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

TỪ 17 THÁNG HAI ĐẾN NHO TRỒNG Ở ĐÀ LẠT –tiếp

Không như Đỗ Hùng- báo Thanh niên- sự mất dạy với Tổ quốc xuất phát từ nhận thức và có chủ đích, Đào Tuấn là chuyên gia của các chuyên gia về sự ẩu tả.
Việc cho nông dân Đà lạt trồng nho, dán luôn cái nhãn làm từ nho cho  loại vang Đà lạt hay ăn theo cái tin chẳng- biết- tí- gì về cà phê dạng nguyên liệu trên BBC Việt ngữ, rồi suy diễn hươu vượn, chỉ là một dẫn chứng nhỏ. Bất cứ bài nào của Đào Tuấn (mà Beo đọc được), đều có thể chỉ ra những lỗi ẩu tả tương tự. Beo dẫn bài  nho Đà lạt NÀY  vì viết sai đến như thế, khó hơn cả viết đúng.
Loạt bài về cuộc chiến Việt-Trung năm 79 đăng trên Một thế giới thuộc thể tài đặc biệt nhạy cảm, vậy nhưng vẫn ẩu tả, ẩu tả như thường thấy.
Về nghề báo, cái sai lớn nhất  Đào Tuấn tiếp nhận thông tin
trong trạng thái đầu nóng tim lạnh, nó ngược quy chuẩn đầu lạnh tim nóng của một nhà báo chuyên nghiệp.
Cái sai về nội dung thông tin, đã có quá nhiều bạn chỉ ra rồi. Beo chỉ kể thêm một câu chuyện rất nhỏ thế này.
Viết về đề tài quân đội, nhận định thế cục một cuộc chiến, giữa vị trung tá và vị đại tá, đã là khoảng cách, cho dù cả hai cùng tham chiến trực tiếp.
So với những tư liệu mà Beo đang có từ một vị tướng quân đội, thì loạt bài Đào Tuấn phạm lỗi trực tiếp chỉ trích (sai) quân đội và gián tiếp kích động hằn thù dân tộc.
Nói thêm: Vị tướng ấy có người con trai út, cậu thanh niên 21 tuổi xé bỏ giấy triệu tập nhập học tại Liên xô xung phong ra biên giới năm ấy, tận giờ vẫn nằm ở nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, giản đơn lẫn vào hàng ngàn mộ chí đồng đội khác.
Việc Một thế giới tự động gỡ bài là quyết định đúng.
Việc Đào Tuấn ứng xử trong thế giới mạng hậu gỡ bài, mập mờ đánh lận mập mờ đánh bóng, cách  đánh bóng rất rẻ tiền của đám rân trủ cuội, khiến Beo nhìn thấy một nguy cơ khác từ cây bút Beo rất quý mến này: xuất hiện sự xảo trá.
Điều tối kị không chỉ riêng với nghề báo.
Nó tối kị nếu muốn làm một người lương thiện.

P/S: APEC 2006, vang Đà lạt trúng thầu gói làm nước giải khát và được nằm trong túi quà tặng nam nguyên thủ cùng với cà phê Trung Nguyên. Còn tại quốc yến, chúng nó uống vang Chi lê bà con ạ

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

NGU GIAI

Mình hay bị tụi bạn chửi cái gì cũng khôn mỗi ngu giai. Đã thế, còn ngu bền.
Mình thèm bò nướng.
Sườn bò Mỹ, mềm mụp, nướng mọi, quệt thêm tẹo bơ, chấm muối thôi đã ngon buốt chân răng.
Mà phải nướng than, mới chất.
Làm sao nướng khi ngoài sân, tuyết ngập tới cần cổ. Nào rải muối nào mẹ cào con xúc, được bằng cái giao thông hào từ cửa ra đường, làm lối thoát thân, đã thở đằng tai.
Ngu giai, bắt đầu từ đây.
Lão Thiềm, thâm niên đi sứ cùng  ông nội mình ở Ginê Bítxao, lão xúi, em lấy khăn ướt bọc cái báo cháy lại, nướng thoải mái.
Cẩn thận, mình bọc bằng nguyên cái khăn tắm, ròng ròng nước. Lửa chửa bén than, nó bíp bíp. Chói vào tận trung ương thần kinh.
Mình, phản xạ ngấm vào máu chống đối nhà chức trách đầy chất dân tộc, bình tĩnh dội lửa tắt bếp và giấu khăn tắm vào máy giặt.
Đồng bào nhanh chóng theo giao thông hào di tản ra đường, co ro trong tuyết. Mẹ đồng bào, bắt chân chữ ngũ, tay ôm chó mồm cắn hạt hướng dương bảnh tỏn trên sa lông.
Cứu hỏa chậm hơn mẹ đồng bào 2 phút. ở cái xứ xăng rẻ bằng giá Việt nam cách nay 7 năm, nên kéo tới 2 xe thêm chú đi cái 4 chỗ.
Tin mình đi, tất cả những người đẹp giai nhất nước Mỹ đều làm cảnh sát chứ không phải diễn viên như ta tưởng.
Đầu nồi cơm điện lưng bình khí chi chít quanh người dây nhợ kìm  móc, tay búa tay chĩa đôi, ba chàng chẵn mét chín  bước vào.
Cười rất tươi, chào rất nhẹ nhàng, vừa chùi giày vào thảm trước cửa, lần lượt từng chàng xin lỗi vì sẽ làm bẩn nhà mình. Mà cũng bẩn thật.
Ngó nghiêng sờ nắn dây điện chán rồi bật cả 4 cái  bếp ga lên ngửi hít ngắm nghía, xong ba chàng lom khom  chui qua giò lan treo trước cửa bếp, đi ra.
(Nhờ giò lan ấy mình biết chính xác chiều cao ba chàng. Bình thường, toàn thể đồng bào Việt trong nhà dòm hoa phải ngửa ngược cổ).
Một chàng, khuỵu mọp một chân xuống trước mặt mình, như kiểu cầu hôn thế kỷ trước ấy, mắt nâu thăm thẳm răng đều tăm tắp, chàng hỏi:
-    -   Biết tiếng Anh không, mẹ? (Mình vẫn chưa phân biệt được Ma`am và Mom, dịch thế cho khiêm tốn)
-      - Ờ, tí chút
-       -Lần sau mẹ rời khỏi nhà ngay sau khi nghe tiếng bíp bíp, làm ơn nhé.
-       -Tại sao, iê...iêm có thấy nguy hiểm gì đâu.
-       -ối mẹ ơi,  khói này rất độc, nó không làm mẹ chết ngạt ngay thì cũng làm mẹ đau phổi lâu dài.
Chàng  thứ hai cúi xuống, ghé sát tai mình, tủm tỉm bảo:
-       -Mẹ rất đẹp, chết thì chúng  anh đây tiếc lắm.
Ủ ngay mưu khi các chàng vừa rời  khỏi cửa. Nhất khoát phải đốt tiếp một cái gì nữa.

TỪ 17 THÁNG HAI ĐẾN NHO TRỒNG Ở ĐÀ LẠT

***
Ngay và luôn, chủ trương (nhấn mạnh) từ các cấp cao nhất nhà nước, năm nay để các đoàn thể nhân dân kỷ niệm (lại nhấn mạnh) 35 năm ngày khởi cuộc chiến chớp nhoáng, giữa hai quốc gia có lịch sử mối quan hệ hàng nghìn năm độc đáo đến kì lạ bậc nhất thế giới.
Điều đó đồng nghĩa, truyền thông được phép thoải mái đưa tin trong khuôn khổ: không được kích động hằn thù dân tộc và kích động chiến tranh.
Có hai gạch đầu dòng nhỏ.
-Tại sao ko là kỉ niệm cấp nhà nước: cấp nhà nước chỉ kỉ niệm ngày chiến thắng kết thúc các cuộc chiến, vào các lần thứ 5/10/15…(tại sao lại chỉ kỉ niệm vào các con số như trò chơi trốn tìm kia thì Beo chịu, không biết).
Riêng cuộc chiến này, thắng hay thua, để kỉ niệm?
-Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến này, năm nào cũng được các địa phương Bắc biên tổ chức cẩn thận, các nghĩa trang được chăm nom khá tốt (Beo đến tận nơi), không hề bị lãng quên.
Báo chí ngày này, mọi năm đều lác đác đưa tin bài, không có chuyện bị cấm đoán. (Ai cần bằng chứng làm tin, liên hệ với blogger Thiềm Thừ-đây là phóng viên viết chuẩn xác và đĩnh đạc-chín chắn nhất Việt nam hiện nay về đề tài này).
***
Phần lớn nội dung trên, Beo đã comment cho  một vài bạn facebookers ngay khi loạt bài của Đào Tuấn vừa post lên trên tờ điện tử Một thế giới. Bản thân ĐTuấn cũng đã hồi âm.
Vài tiếng sau, bài bị gỡ xuống và, các cái loa cũ rích lại lu loa chửi chính phủ bài cũ rích: hèn nhát quy hàng Tàu. Thậm chí Báo Bắp Cải của chú Nguyễn Giang nhanh nhảu đoảng quy  ngay, tuyên giáo hạ lệnh bóc bài. (Sau đó  nhanh nhảu ăn gian thế nội dung khác chứ không nói lại cho rõ cho ra người bên bển).
***
Tại sao bài Đào Tuấn bị bóc, chờ  bài sau sẽ rõ.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

THỦ PHẠM LÀM DÂN NGU

Copy một ý kiến phản biện của Tuệ Hoan.
Tuệ Hoan  Mọi thứ cũng từ cái gốc mà ra. Một thời ngăn sông cấm chợ, chủ nghĩa lý lịch làm dân bần hàn, bần hàn thì đâm bần tiện, bần tiện riết thì thành hạ tiện.
Em nói chuyện nhỏ thôi, thế hệ em sinh sau 1975, năm 1984 em học lớp 1, lúc đó mới 6 tuổi thì biết con mẹ gì là con cháu ngụy quân ngụy quyền, nhưng vào, cô giáo nói giọng Bắc như chị, chỉ mặt: thế chúng mày con ngụy mà đi học làm gì??? Lên lớp 6, cũng ko cho học tiếng anh, hễ con cán bộ thì được ưu tiên chọn ngoại ngữ. Đến thời học đại học, năm 1995 thì may mắn hơn, ko bị xét duyệt lý lịch. Thế nhưng bà chị, ông anh những năm 1988-1990 bị xét lý lịch để không cho thì vào các ngành cụ thể thời thượng lúc đó. Giáo dục thế, thì đòi hỏi dân nó thế nào?
Còn về luật pháp ư, chị đòi có bàn tay sắt, cứ đọc những lời của luật sư Cảnh nêu trên sẽ rõ. Án bỏ túi, thậm chí những người làm thẩm phán, chánh án, ra sao chị thừa biết rõ. Một cơ chế như vậy mà chị đồ thượng tôn pháp luật? Còn chấp pháp, thực thi pháp luật, lại chủ yếu dựa vào nghị định, thông tư, mà đôi khi mấy cái văn bản pháp quy nó chọi ngược với pháp luật. Hành pháp làm luật luôn thì đó là cái gì?
Nói 1 chuện nhỏ thôi, csgt mãi lộ, đừng nói là vì dân làm hư. Bởi anh đại diện cho pl, cho công quyền, anh có trách nhiệm phải bảo vệ pháp luật trong mọi trường hợp. Chưa có cái đất nước nào buồn cười khi tuyên dương những người đại diện công quyền ko nhận hối lộ. Nếu theo lập luận dân sao nhà nước vậy thì khác nào bác tổng kể chuyện tề thiên.
Ngay những người như chị, từng là hạt giống đỏ. Cũng theo con qua Mỹ mà sống...vậy đất nước này đã như thế nào đây? Và đến khi nào luật pháp ko coi yếu tố có công cách mạng là tình tiết ưu tiên? Thượng tôn pháp luật nó còn nằm trong não trạng của những người có quyền làm luật nữa kìa.
Chúng ta một thời vô thần, chúng ta ko tin thượng đế, nhưng chúng ta ko thể là nhân dân. Vậy niềm tin gốc rễ cho đạo đức xã hội dựa trên nền tảng nào đây?
Nếu theo quy luật khách quan, thì hiện tượng, sự việc....đang xảy ra là một điều tất yếu.
Muốn có bàn tay sắt ư? Trước hết phải có những con người thiệt sắt, biết xấu hổ, biết nhục, biết đặt lợi ích cá nhân xuống dưới lợi ích quốc gia.
Một lỗi sơ đẳng, mà chị và cả những người cả 2 phía khi biên về những vứn đề như thế này mắc phải, hoặc có thể bỏ qua, đó là tính tương đồng trong so sánh.
Sự khác biệt của 2 chủ thể phải được so sánh trong mối quan hệ hoặc môi trường tương đồng. Ví như muốn so sánh xã hội mỹ với xã hội việt nam, thì phải so sánh cả hệ thức vận hành xã hội. Đây chính là yếu tố mà các bác rân chủ lẫn ko rân chủ lợi dụng để ngụy biện theo hướng có lợi cho quan điểm của mình.


CHẾT NGU- KÌ CUỐI

***
Vậy, Việt nam hiện nay phải bắt đầu từ đâu để được coi là quốc gia tự do như…Tây.
Không phải từ dăm ba chục người lếch thếch ôm lá cờ của quốc gia không tồn tại đã 39 năm đi hô hào dưới trời mưa tuyết. Hay dăm ba cái đài báo mà hiệu quả tệ nay hơn chỗ chém gió vỉa hè.
Không phải từ số người tương đương trong nước, bằng những biện pháp đấu tranh nửa lưu manh nửa thảm hại, khiến chính người thụ hưởng phải vác chổi ra nện cho mấy nhát.
Và, không phải từ chính phủ đương quyền. Có lật ba đời chế độ cộng sản đi, thì nhân quyền Việt dứt khóat vẫn không thể cải thiện.
***
Beo đi qua hơn 40 quốc gia. Lưu trú  nơi ngắn nhất 3 ngày (Argentina) và dài nhất là Mỹ. Trừ Đông Timor, tất cả các nước ASEAN Beo đều đến nhiều lần và ở nguyên tháng.
Một so sánh mang tính tuyệt đối, Việt nam là quốc gia dân chúng bất  chấp luật pháp nhất. Nhất chứ không phải bậc nhất, để có quốc gia tương đương.
Beo có cần phải chứng minh nhận định của mình ?
Một cuốn sách hot bán qua mạng. Hàng lọat công dân hạng nhất kĩ sư bác sĩ kể cả luật sư…công khai danh tánh, công khai chỉ dẫn nhau cách ăn cắp. Báo chí thản nhiên  xâm phạm đời tư, vu khống bịa đặt và thản nhiên gỡ bài, coi luật rừng đó ngang lời xin lỗi đính chính theo luật pháp.
Hàng ngày hàng giờ, thị thành hay nông thôn, cứ bước ra cửa bạn rất dễ dàng vấp ngay phải  hành động bất chấp luật pháp từ chính những người - bắt buộc phải hiểu biết luật pháp- như thế.
Việt nam hiện nay, cần một chính phủ với bàn tay sắt, chính phủ ấy cần tồn tại hàng chục năm và hơn nữa, để buộc rèn dân chúng vào khuôn phép của một trật tự xã hội văn minh. Thóat dần khỏi lối sống làng xã, nay thêm phần biến thái bởi ảnh hưởng của xã hội hiện đại ngòai Việt.
Trật tự xã hội ấy là nền móng để nhân quyền phát triển. Nói nôm na, phú quý mới sinh lễ nghĩa được vậy.
Đòi tự do dân chủ từ chính phủ cầm quyền, là tiến trình ngược với thực trạng.
***
Nước Mỹ góp mặt trong những nhân vật đầu tiên viết ra bản tuyên ngôn nhân quyền của UN năm 48. 40 năm sau, 1988, họ mới chính thức tham gia vào công ước quan trọng bậc nhất của thế giới.
Bạn hãy bỏ ra 10 phút đọc hết bản tuyên ngôn và hình dung 29/30 điều ấy khi thực thi trên đất nước Việt, những chuyện gì sẽ xảy ra. Beo thì nghĩ: dân chủ chỉ dùng để tự do đứng đái giữa đường.
(Làm sao để thay được chính phủ hiện nay bằng chính phủ có bàn tay sắt,  từ từ Beo nghĩ tiếp)

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

CHẾT NGU-kì 2

Trước khi viết tiếp, Beo rẽ ngang bài viết của tác giả Trần Nhật Phong mà một bạn facebook vừa inbox cho và đề nghị Beo bình luận.
TNPhong tổng kết (chữ in nghiêng) thắng thua của 2 phe. Beo chỉ bình phần thắng.
Sự thắng của phe cờ vàng.
*** Thứ nhất đánh động được dư luận các nước chú ý hơn đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Má ui, 2014 rồi vẫn lụi hụi đánh động thì định đánh đến bao giờ cho động hả trời.
*** Thứ hai vạch ra những chiến thuật mà nhà nước Việt Nam thường áp dụng để đối phó với những chỉ trích về nhân quyền như lần khảo sát năm 2009. Người giúp cho phía tranh đấu nhân quyền vạch ra chiến thuật là nhân vật tên Đặng Xương Hùng, người từng phục vụ trong bộ ngọai giao Việt Nam và rời khỏi đảng Cộng Sản năm 2012.
Má ui phát nữa. Suốt từ 2009 đến giờ mà một lũ một lĩ tổ chức phi chính phủ phải đợi đến anh ý vạch cho mới thấy chiến thuật của nhà nước Việt, thì việc Beo đặt tên cho là NGÓ ở phần đầu, ngẫm cũng chả oan.
Anh ý là ai? người ăn đẫy tễ lộc cộng sản, mua nhà sắm cửa nước ngòai, nay muốn định cư nhảy ra làm phát xin tị nạn chính trị. Anh ý lại đường đường lên máy bay, chẳng ai cấm cản ai đe nẹt dọa dẫm, thậm chí tiễn đưa anh cười như Nga xô thì vạch ra cái gì, thuyết phục được mấy ai.
*** Thứ ba là cuộc tường trình từ những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền trong nước đặc biệt là trường hợp ông Phạm Chí Dũng, người vào giờ chót bị công an Việt Nam ngăn chặn không cho lên máy bay, nhưng vẫn có bản tường trình qua hình ảnh video, cho thấy họ vẫn chiến thắng trước sự ngăn cản của nhà nước Việt Nam.
Nhìn từ phía nhà nước có thể nói ngược lại, bằng hành động ngăn chặn PC Dũng ngay tại sân bay cho thấy, Việt nam hòan tòan tự tin trước cuộc sát hạch. Cấm công khai. Và, ngon hơn,  PCDũng vẫn post ý kiến mình một cách rất…tự do.
Thứ nữa, phải đính chính điều này: PC Dũng không phải là nhân vật đấu tranh cho nhân quyền một cách có ý thức, có hệ thống, giống hệt như hầu hết các nhân vật tự xưng  nhà nhân quyền hiện nay. Nguyên, Dũng tham gia vào một cuộc đấu đá nội bộ bằng cách viết bài cho trang mạng Quan làm báo, một phe tống Dũng vào tù. Cha Dũng chạy vạy các cửa, cứu Dũng ra. Dũng được trả công bằng một cái ghế công chức quèn hiện ngồi chơi xơi nước cuối tháng lĩnh lương tại Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM.
Rảnh, Dũng trả hận bằng cách…đấu tranh cho nhân dân ta quyền. Beo dự thêm: một thời gian nữa, Dũng sẽ còn đấu tranh cho quyền được sống của Cuba hay quyền được bình đẳng nam nữ của Namibia. Cứ chờ xem.
Sự thắng của phe cờ đỏ (lưu ý đây là tổng kết của cá nhân TNPhong, phái đòan chính phủ Việt chưa có báo cáo tổng kết chính thức).
*** Thứ nhất phía Việt Nam cho rằng họ đã chiến thắng khi vạch ra động cơ chính trị đằng sau cuộc vận động khảo sát UPR lần này.
Mượn chính lời TNPhong tổng kết về sự thua của cờ vàng, dâng tặng sự thắng này cho phe cờ đỏ:
Cái thua thứ hai là thiếu sự định hướng, nên bên cạnh cuộc khảo sát lại xuất hiện cuộc biểu tình với cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, điều này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với những người Việt từng phục vụ dưới lá cờ đó và sự thiêng liêng, nhưng nếu đem đến những nơi như trụ sở LHQ thì xem như trật lất, vì trụ sở LHQ sẽ không kiếm ra lá cờ đó biểu tượng cho quốc gia nào trong hiện tại, và phía nhà nước Việt Nam lại khẳng định, những người tham gia cuộc chỉ trích chỉ muốn lật đổ chế độ hiện nay để tái lập thể chế VNCH đã không còn hiện hữu chứ không phải tranh đấu cho nhân quyền gì cả.
*** Thứ hai phía nhà nước Việt Nam cho rằng họ đã gây bất ngờ cho phía chỉ trích, khi đem tất cả những bộ, ban ngành liên hệ đến tường trình ở Thụy Sĩ, bao gồm luôn bộ công an, bộ thông tin truyền thông, bộ kế hoạch và đầu tư v.v.
Điều này Trần Nhật Phong võ đóan hoặc thiếu thông tin. Năm 2009, thành phần đòan Việt nam cũng  đủ ban bệ như vậy.
*** Thứ ba nhà nước Việt Nam cho rằng họ chiến thắng với những lời khen ngợi của một số quốc gia về những phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như nâng cấp đời sống dân chúng v.v.. Phía Việt Nam cho rằng họ đã thành công khi đưa được các thông tin này ra trước sự chứng kiến của nhiều quốc gia, để xác định về ý nghĩa rộng rãi hơn của 2 chữ nhân quyền mà không bị đóng khung thuần túy trong các quyền ngôn luận, đi lại hay tôn giáo.
Điều này rất có thể TNPhong đúng. Nhưng trong ngôn ngữ báo cáo chính thức, phe cờ đỏ sẽ diễn đạt thế này: Việt nam đã thành công khi thuyết phục cộng đồng quốc tế về một khái niệm nhân quyền gắn liền với đời sống dân sinh và dân trí, phù hợp với văn hóa truyền thống của VN.
*** Sau bình luận của Beo, các bạn tự rút ra kết luận thắng- thua trong cuộc điều trần, khá vô bổ, vừa kết thúc  nhé.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

CHẾT NGU

***
Phải thừa nhận, Phạm Chí Dũng lãng mạn. Cái lãng mạn của đứa trẻ vị thành niên chưa phát triển đủ tư duy.
Ấy là Beo nhận xét về khía cạnh tinh thần của bản bá cáo Dũng định đem sang Geneva nhờ bố nuôi về húng riềng bố đẻ. Chứ nội dung, ngòai những câu chữ choang chóac thì cũ rích cũ rác hàng thập niên.
Từ 2006, Hội cuốc liên ra  một định chế gọi là The Universal Periodic Review (UPR), dịch là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát. Theo đó, 4 năm rưỡi một lần, thông qua Hội Đồng Nhân Quyền, Hội cuốc liên lại có cuộc kiểm điểm các quốc gia thành viên, để xem các nước đó có thi hành đúng các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết hay không.
Có 3 bản báo cáo chính thức sẽ được trình bày và thông qua tại UPR: 1. Của quốc gia được kiểm điểm ; 2. Của Liên Hiệp Quốc ; 3. Báo cáo tổng kết của các thành viên liên quan (gồm phái đòan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ- riêng tốp này Beo đặt là NGÓ, các nhà hoạt động về vấn đề nhân quyền ở quốc gia được kiểm điểm…).
Chỉ có nàng cựu phóng viên Sài gòn tiếp thị, chắc lần đầu  trông thấy hội nghị dạng này, mới hớn hở phấn khích đến thế khi biên viết trên BBC và, cũng chỉ những kẻ tư duy phát triển chưa đủ, mới tin rằng cái UPR kia  sẽ thay chuyển được  tình thế trong nước.
Hơn hai trăm khuyến cáo, chứ hai mươi nghìn khuyến cáo, cũng vậy thôi.
Giá trị tiếng nói của Hội cuốc liên nay mang rất nhiều yếu tố tinh thần, nghe sướng là chính chứ rất ít giá trị thực tế. Đơn giản, vì UN không có quyền chế tài đi kèm.
Chế tài cao nhất có thể là cấm vận từng phần hoặc tòan bộ một quốc gia. Động não tý nhé các cô chú rân trủ. Liệu các chú Nhật, Mỹ, Trung, Nga-những kẻ đang nắm đầu cả 180 thành viên  Cuốc liên- có hy sinh vài trăm tỷ Obama đầu tư đang nằm trong két sắt anh Bình ruồi, để đổi lấy  nhân quyền cho dân Việt không?
Và chúng dân trong nước, sẽ ra tay bóp  đám rân trủ thành bã, nhanh hơn công an, khi cô chú  đổi nốt bát cơm không cá của họ, để lấy quyền được chửi.
Nghe Beo tổng kết đây: các UPR (đã thực hiện được 18 cuộc với các quốc gia cả thảy) chưa bao giờ có tác động thực tế đến nước được kiểm điểm.
Giá trị lớn nhất mà nó mang lại cho quốc gia được kiểm điểm là nâng cao một phần nhận thức về nhân quyền, cho chúng dân và cho chính phủ quốc gia ấy.
Không ai khác, tàn phá giá trị duy nhất ấy, chính là đám đang hô hào sát cộng, tại Geneva và tại VN.

Từ từ biên tiếp

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

DỞ HƠI ĐÒI BƠI

***
Rảo facebook, thấy bên nhà Hương Lan Lê đang sôi sục khí thế lấy thịt đè người, hơn 200 còm sĩ ra sức chứng minh RFA không bị chặn tại Việt nam, như phát ngôn của em Lìu Tìu, giám đốc đài.
Rất thừa. Từ Lìu Tìu cho tới sai nha RFA, ai cũng rõ biết VN không rỗi hơi thừa tiền đi chặn mấy con tép thiu. Nhưng, nói đúng sự thật, dân Việt đang tự do thỏai mái nghe RFA, thì chủ nó cắt cơm. Mà xứ này nó cắt cơm sáng, liền chiều ra nhập đội ngũ xếp hàng nhận foodstamp- một lọai phiếu thực phẩm miễn phí có kèm theo giấy toilet kiêm chùi mồm.
Có 4 đài tiếng Việt sống bằng tiền của các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ sở tại RFI, VOA, BBC, RFA. RFI giữ phong cách Pháp bền bỉ nhất, phủ lớp áo văn hóa cao lên tất cả các bài viết phê phán và thông tin luôn chừng mực để người trong chăn khả dĩ tiếp nhận được. VOA học theo phong cách này nhưng có lẽ rating thấp quá nên một vài năm gần đây mở thêm trang blog cá nhân tìm kiếm hit. Bản thân chính chủ VOA không thừa nhận quan điểm trên các trang blog đó là của mình và chủ nhân blog được ăn theo VOA, cho sang. Đôi bên cùng có lợi, trừ người nghe.
BBC lôm côm. Phóng viên rất có nghiệp vụ, nhưng nhận thức xã hội hời hợt. Khi tuân chỉ đưa tin như nó vốn có thì bản thân phóng viên phải được trang bị những vốn kiến thức đủ để thấy cả con voi. Bằng không, ngang mấy thầy bói mù. Ở đây không chỉ mù, còn thêm định kiến, nên may ra lòe được những người khuyết tật tương đương.
Ba đài trên còn gọi được là cơ quan truyền thông, riêng RFA khó đặt tên thuộc thể lọai gì. Khi thì như đám côn đồ lưu manh vác gậy gộc óanh bỏ mẹ cộng sản đi, khi lại giống mấy mẹ bán cá  vén quần vỗ bèn bẹt vào háng mả cha cộng sản.
Tin Beo đi, RFA giẻ rách cùi bắp đến mức đăng trên BBC, VOA may ra còn được hỏi đại lọai câu chúng nó lại lu loa gì à, chứ có tốc tông  họ hàng hang hốc cả bè lũ cộng sản trên RFA, các bác an ninh trong nước không buồn để mắt.
***
Làm chính trị ai cũng thuộc  nằm lòng,  nắm được truyền thông coi như chắc thắng tối thiểu 50%. Cách nay 4 năm trên blog này, Beo đã dự rằng, cái gọi là phong trào dân chủ trong nước sẽ tự chết khi chưa kịp nhen nhóm thành phong trào.
Ngòai sự bèo nhèo bạc nhạc của những người  (tạm gọi) cầm đầu, thì cái chết kia còn có sự tiếp tay giết cật lực của 4 cái loa phường kể trên.
Càng bơm thổi tung hô, chết càng nhanh.
Chân lý đấy.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

MIỄN ĐỀ

Dổ được cây này lên để dồng lại dễ phải  dùng cần cẩu. Mịa, thế này mà nó dồng người thì ra nguyên lứa bô lão.

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

ÔNG ĐÃ NGỦ VỚI EM ĐÂU MÀ BIẾT EM NỒNG NÀN

Giờ, rất hiếm nàng viết được những câu như khắc vào tim não như nó, dù đội quân chữ nghĩa ngày mỗi trẻ và đông, xắc xảo xinh xắn, tòan bày ê hề trên mặt.
Nó là Marie Sến. Bài này nó làm năm 22 tuổi, cho một kẻ nay đã đi tu.


Em nhường anh cho người ta
Ôm về chiều bão đổ
Cây thuỳ dương tím mắt gió
Cát phủ trắng
nhói đau

Em tập thành kẻ vừa đủ khi anh cần
Anh bông lơn
thút nút
ngõ hẻm...

Em cười
Nụ cươi không đường tiệm cận
Chạy dài
Trống rỗng

"Em thiên thần, đời không là địa đàng"
Giai điệu Ave Maria văng vẳng
Anh lộ hình loài tắc kè

Em điên
kiểu điên của loài bò cái vẫn hiền lành cho anh vắt sữa
Ánh lửa mèo hoang

Nhạc rock vỡ
Tiếng ca vang
Anh ngạo nghễ bên nàng manocanh diêm dúa,
ném lại phía sau: "Đời không là địa đàng"

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

SÔNG QUÊ VẮT SỮA NUÔI LÀNG [Như bà nuôi mẹ, như nàng nuôi anh...]

Bài từ nhà  Chu Giang Phong- nick name của nhà thư pháp Trịnh Tuấn

Tôi sinh ra trên dải đất cỗi cằn, nằm nem nép ven bờ đê sông Chu, đoạn đi qua huyện Thọ Xuân của Xứ Thanh. Mảnh đất ấy xưa có bậc dị nhân đi qua, đã nói rằng: Đất này địa thế trắc hiểm, khí tụ thiên địa, lưỡng hà bao bọc, tứ sơn bủa vây. Bốn mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Tấn công thì khó, phòng thủ thì dễ. Đất này chỉ hợp khi có biến, không hợp buổi thái bình. Lại thêm, trời đất ưa thử lòng người, càng người hiền càng ưa bị thử, nên dù là phúc địa sinh nhân kiệt, nhưng phận số sẽ lao đao. Chiếu theo dòng chảy của sông đoạn đi qua làng, chính dòng đâm vào sinh huyệt, phải đủ 60 năm sau dòng nắn chại mạch, may ra người trong làng mới thoát cảnh truân chuyên... Lời ấy chưa xa mà ngẫm lại không sai.
Đoạn sông nằm ngay sau nhà tôi. Tôi đã có dịp lần mò theo con sông huyền thoại lên đến gần Sầm Nưa, nhưng tự thấy ít chỗ đẹp hơn. Có chỗ thủy tựa sơn nhưng ác hiểm, có nơi phong cảnh hữu tình nhưng tà khí lại xông thiên. Hiếm có đoạn nào núi và sông ôm ấp chở che, tựa nương, san sẻ như khúc sông này. Hồi còn trẻ, mỗi đợt lũ qua, nhìn những bãi ngô xanh mướt, rồi những triền hoa cải vàng suộm chuỗi tình, tôi hay ví giòng sông quê là "Giòng sông độ lượng". Sông Chu quê tôi hay còn gọi là sông Lường [ngôn ngữ Tày, Thái gọi là Nậm Sam; nguyên gốc gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu], là phụ lưu lớn nhất của sông Mã. Đoạn sông vắt qua khu vực núi Mục Sơn là một đoạn sông uy mãnh, tạo thế thành hào. Mục Sơn có nghĩa là mắt núi. Đứng trên đỉnh núi mà nhìn ra bốn hướng, xa có thể thấy quân địch cách hàng mười dặm, gần có thể bao quát quân lương. Dòng sông ôm chân tựa như hào sâu tùy biến theo dòng, có thể dùng làm đường thủy vận lương, có thể dùng làm thủy lộ cho thủy quân du kích. Nếu chẳng phải thế, ắt nghĩa quân Lam Sơn không chọn đất ấy mà tạo nên sự nghiệp lẫy lừng. Sức mạnh của dòng Chu giang là một sức mạnh uy hùng, nếu như biết dùng và biết trân trọng nó. Kẻ làm tướng mà không hiểu trời đất, núi sông, thì cũng chỉ là tướng tồi mà thôi. Ví như việc dùng binh, đâu có phải chỉ thao luyện sĩ tốt gươm đao, mà phải biết thao luyện cả thiên binh, địa binh, sơn binh, giang binh, lâm binh.... nữa. Biết nắng mưa bão tố mà dùng đúng lúc là đã nắm được thiên binh. Biết đất lành, đất hiểm, địa thế ngoài trong là đã nắm được địa binh. Biết núi thấp, núi cao, núi nào tụ lương, núi nào nào mai phục, ấy là đã nắm được sơn binh. Biết sông khúc nào tác chiến, khúc nào phòng thủ, khi nào nước lên, khi nào nước xuống, ấy coi như đã nắm được giang binh rồi. Sức của trời mới nhiều mới quý, chứ sức người thì có đáng là bao. Người chỉ ngang tầm với trời đất ở trí, ở tâm thôi.
Ngặt thay, giang sơn cẩm tú thường đi với bần hàn. Phàm cứ nơi nào nghèo thì dòm trông thấy đẹp, nơi nào đẹp thì nhác trông từ xa cũng đã thấy nghèo. Mảnh đất quê tôi: "Bốn mặt núi rừng sông cách núi bưng |một cõi giang sơn ngộn đầy trong gió bão | Những thi sĩ cầm ngang ngọn giáo | Vẽ lên trời sắc nhọn những vần thơ"... Hữu Nguyện từng thốt lên như vậy. Còn về vẻ đẹp, có vị tiên sinh họ Nguyễn, cảm thức sinh tình, ưu ái mà ban thi rằng: "Chu giang nước chảy quanh dòng | Lường giang cũng kịp một vòng non Lam". Có lúc, ngỡ như trong mỗi thớ đất cày đều ngổn ngang truyền thuyết, vậy mà chỉ có văn chương là nhiều hơn lúa gạo. Dân tôi, dù là nơi được ví là "tọa-độ-mật", một vùng nguyên liệu mía đường cung cấp sản lượng mía hàng năm không biết bao nhiêu tấn, thế mà cái gọi là "an ninh lương thực" vẫn nơm nớp lòng bà con mỗi bận giáp hạt lưng mùa. Chỉ có giòng sông là độ lượng. Giòng sông cứ như giòng sữa mẹ, từ bi vắt sữa nuôi làng và nuôi cả những hồn thơ kiêu bạc.
Nhiều người quê tôi vì tự ti bởi cái nghèo, cái tệ nạn đủ kiểu mà có khi không dám nhắc đến quê nhà khi xa xứ. Tôi thì thấy tự hào lắm lắm. Không có dịp thì thôi, hễ có dịp là mời bằng hữu ghé quê chơi. Nghèo cũng là một cái lễ đãi người hiền trong thiên hạ. Những kẻ chẳng phải là người hiền trong thiên hạ mới chuộng phú quý phụ vinh, bậc hiền sĩ đâu vì cái nghèo mà quên chân tình cho được. Tin ở người, tin ở trời thì trời và người đều là bạn.

CÓ KHỈ GÌ MÀ RỘN

Chính xác thì phải gọi chú là cựu nhân viên ngọai giao, vì  chú hết nhiệm kì từ 2012. Nhưng về nước, chú diếm hộ chiếu đỏ và nay, bùng sang lại Thụy Sĩ làm phát tỵ nạn chính trị.
Chú, nguyên thư kí của một bác thứ trưởng (nay đã nghỉ hưu). Thư kí lễ tân, tức  lên lịch công tác book vé máy bay nhà nghỉ…chứ không phải  tầm thư kí chắp bút. Trình vừa vừa phai phải củ cải đường chấm tương.
Thư kí thứ trưởng, nghiễm nhiên hàm vụ phó.
Ăn lộc sếp, chú đi sứ ở Bỉ, dẫn theo vợ là cô nuôi dạy hổ, quên, dạy trẻ. Và  vợ chồng chú, từ thuở ấy đã  kịp mua một căn nhà ở xứ, theo mình chocolat ngon cực trần đời và so với  một số nước châu Âu lân cận, khá nghèo.
Hết nhiệm kì, về nước. Chú đi tiếp 3 năm ở Genève.
Nay, hết khôn dồn dại, chú làm quả tỵ nạn chính trị.
Nói hết khôn dồn dại, là bởi chú không mấy khó khăn khi đợi con cái (đang định cư) nó bảo lãnh cho. Đường đường chính chính an hưởng tuổi già.
Giờ, thì nơi sinh thành ra chú, nơi nhịn miệng đãi khách cho chú đi đông đi tây, nó điểm mặt chú quân phản bội tổ quốc.
Cũng chửa biết ở xứ nhà băng nhà đá kia,  có cho chú tỵ nạn hay ko.
Vì, cộng sản cũng đã đụng đếu gì đến chú đâu. Bạ ai chán ghét căm thù cộng sản, làm phát tị nạn xứ khác cho thỏa sức nhân quyền  mí tự do rân trủ, có mà Việt nó đi vợi dân.
Mà Beo lấy đầu ra bảo đảm, bất cứ chàng-nàng rân trủ nào từ đám lưu manh hạ đẳng như Hiếu buôn gió, Bùi Hằng hay chí thức thượng đẳng như Lê Công Định, Nguyễn Quang A...xứ nào ngỏ nhời xin kiu mang hay ai xin tị nạn, sẽ được đi ngay tắp lự. Chạy chi cho khổ.
Chú vừa chạy có hỗn danh, Hùng híp.
(Chuyện hay nhất về Hùng híp, từ từ kể sau khi lục được hình minh họa)