Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

DÂN OAN



Copy từ facebook của Karel Phùng
Câu chuyện nghe có vẻ chỉ có thể xảy ra ở một quốc gia nào đó không có luật pháp, nhưng nó lại ở Bayern (Tiểu bang giàu có của CHLB Đức). Một người đàn ông phải ngồi trong viện tâm thần từ gần 7 năm qua. Sau nhiều năm, bỗng nhiên một câu hỏi đặt ra: Có phải thực sự ông ta bị bệnh tâm thần, nếu có thì nặng tới đâu và những bác sĩ đã khám bệnh và cấp giấy chứng nhận bệnh tâm thần có thật sự đáng tin cậy để ông phải vào viện tâm thần hay chăng? Đây là một câu hỏi mà không chỉ dành cho trường hợp duy nhất này mà còn nhiều trường hợp khác! Ai bị cáo buộc bị điên, ngay lập tức tước quyền công dân, việc này sẽ thể hiện qua lời của ông:
"Xin chào các bạn, tôi là Gustl Ferdinand Mollath, tôi đến từ Nünberg. Tôi bị trở thành nạn nhân của một câu chuyện không thể nào tin được, xin mời các bạn đón xem."
Một câu chuyện không thể tượng tượng ra được bắt đầu vào năm 2002. Vợ chồng ta vỡ, ông viết thư lên ban quản trị của công ty Hypovereinsbank, nơi vợ ông ta làm việc, về việc vợ ông ta có tham gia họat động chuyển tiền bất hợp pháp sang Thụy sĩ cũng như hỗ trợ những người chuyển tiền chui đó và khiến cho vợ chồng bất hòa thêm nặng.
Năm 2003 ông Mollath bị cáo buộc đánh vợ và bị kiện vì tội gây thương tích, ông đã bác bỏ cáo buộc này. Ngay sau đó ông đã làm đơn tố cáo người vợ với tội danh dính vào hàng trăm, thậm chí hàng ngàn vụ lậu thuế, rửa tiền và chuyển tiền bất hợp pháp.
Năm 2006 ông Mollath bị chuyển đến một nhà tù dành cho bệnh nhân tâm thần. Tòa án tiểu bang đã cho ông trở thành một đối tượng nguy hiểm và chỉ dựa trên một biên bản kiểm tra duy nhất cho rằng ông bị rối loạn thần kinh (nguyên văn: Paranoide Gedanken).
"Bị cáo luôn có những cáo buộc vu vơ bất kể ai đối đầu với ông đều có dính líu vào đường dây chuyển tiền bất hợp pháp, trong trường hợp bác sĩ kiểm tra thần kinh, ông Wörthmüller cũng không thóat được."
Hàng năm bên công tố luôn kiểm tra lại hồ sơ và tiếp tục ra hạn thời gian giam giữ vì cho rằng ông Mollath sẽ còn bị chìm trong căn bệnh thần kinh về "chuyển tiền bất hợp pháp" cho đến tận ngày hôm nay.
Tất cả các kết quả của bác sĩ tâm lý bên ngoài, tư pháp của Bayern không thèm quan tâm! Với bác sĩ tâm lý Weinberger: Đây là một scandal!
"Tôi đã trực tiếp làm việc với ông ấy và tôi khẳng định rằng, ông ấy hoàn toàn bình thường và không hề nguy hiểm như bên tòa án Bayern cáo buộc! Nhưng kết quả khám nghiệm của tôi đã bị quan toàn ném vào sọt rác!"
Bà Gabriele Steck Brommer, một luật sư bào chữa cho biết những người hợp này ngày càng nhiều thêm. Bà thường xuyên phải chứng kiến những vụ việc mà người ta ở tình trạng bình thường nhưng vẫn bị đẩy vào nhà tù dành cho bệnh nhân tâm thần một cách bất công.
"Tôi đã làm việc với ủy ban điều trần của hạ viện và có kết quả là 30% các vụ đưa người vào là sai nguyên tắc. Những người làm công việc kiểm tra đó cũng cho biết con số những người bị đưa vào oan chiếm khoảng từ 30-50%."
Kể cả một nhà tâm lý học như giáo sư tiến sĩ J. Müller cũng phải công nhận rằng nhiều vụ việc đã vi phạm sai lầm.
"Nguyên nhân dẫn tới sai lầm đó có rất nhiều. Những kiểm tra lần trước có thể không có giá trị thì sau đó phải kiểm tra lại và sửa. Mức độ nguy hiểm đôi khi bị đánh giá cũng không đúng."
Riêng trường hợp của ông Mollath thì biên bản kiểm tra lần đầu vẫn có giá trị và không hề được sửa đổi khiến cho ông nằm lại dài dài trong đó.
Những người làm công việc kiểm tra tình trạng đó có thể lợi dụng để bịt miệng người, ví dụ trường hợp 4 người làm công việc thu thuế của sở thuế vụ. Nhiệm vụ của họ là điều tra và kiểm sóat việc tội phạm ngân hàng, trong đó có vụ điều tra ngân hàng Commerzbank. Rồi một ngày kia cả 4 người bị cấp trên khiển trách. Sự việc chưa dừng ở đó khi năm 2006 cấp trên đã cho cả 4 người đi khám thần kinh và được cấp giấy chứng nhận "không có khả năng làm việc" và cho về hưu non.
"Chúng tôi nằm mơ cũng không bao giờ có thể tưởng tượng ra được rằng họ đối xử với chúng tôi, với đồng nghiệp của họ và kể cả trong tình người một cách như vậy."
Vụ việc này đã vỡ lở sau đó và cả 4 người được chứng nhận trong tình trạng bình thường và tòa án sau đó đã ra quyết định về việc người bác sĩ làm giấy chứng nhận trước đó đã làm sai nguyên tắc.
Và biên bản kiểm tra sức khỏe của ông Mollath cho tới nay giá trị tới đâu vẫn là một dấu hỏi. Lời cáo buộc ông ta bị bệnh thần kinh hoang tưởng về "chuyển tiền bất hợp pháp" là lời cáo buộc có cơ sở, đúng luật.
Sau này một biên bản nội bộ của Hypovereinsbank đã bị tiết lộ về những lời cáo buộc của ông Mollath với Hypovereinsbank là "hoàn tòan đúng và có cơ sở! Nhưng các ông chủ ngân hàng vẫn để mặc ông Mollath lại trong trại tâm thần" được ghi rõ trong biên bản!
Trong lúc tuyệt vọng, ông Mollath đã tìm được một người có kinh nghiệm về việc này, đó là ông Herrmann, một người chuyên gia về buôn bán thảm. Ông có kinh nghiệm đấu tranh lâu năm với trường hợp này vì bản thân ông cũng bị nhận án oan 18 năm trong nhà tù dành cho bệnh nhân bị thần kinh chỉ vì những bác sĩ kiểm tra đã cố tình giả mạo kết quả. 18 năm trước ông bị đưa vào đó trong một hòan cảnh kỳ lạ:
"Vị giáo sư đó đã tới phòng trưng bày thảm của tôi, đó là những thảm rất đắt tiền. Ông ta nấp ở phía sau tôi 8-10 mét và theo dõi tôi. Ông ta cho rằng, việc tôi bỏ rất nhiều tiền để mua những tấm thảm cực kỳ đắt tiền là minh chứng cho bệnh của tôi."
Nhờ vào việc ông chạy trốn sang Thụy sĩ nên tránh bị vào bệnh viện tâm thần. Ông đã lấy kết quả khám nghiệm của các bác sĩ khác, đã đệ đơn kháng cáo và phải mất 15 năm tới các cấp tòa án mới có kết quả. Rốt cuộc người đưa ra biên bản kiểm tra sức khỏe cho rằng ông bị thần kinh đã phải đền tiền.
"Tôi phải đi kiểm tra ở 16 nơi, 16 bác sĩ tâm lý khác nhau, chỉ để phản bác lại kết quả ghi vẻn vẹn chưa hết hai trang giấy, cũng may là tôi đã thắng sau 15 năm."
Trường hợp của ông Mollath đã khiến cho đảng cầm quyền bị phe đối lập chỉ trích mạnh mẽ. Trên mặt pháp lý, vụ việc này sẽ được mang ra xét xử lại, riêng trên chính trường sẽ còn là một cuộc chiến kéo dài.

http://www.youtube.com/watch?v=bu9LxMQxKSI

NHẬT PHÁP UÝNH LỘN VÀ CƠ HỘI CỦA XĨ



***

Bạn nghĩ sao, khi trước một sự kiện liên quan đến vận mệnh một quốc gia, đến số phận 90 triệu con người, đến sự tồn vong của một thể chế, mà một ông từng giữ hàm bộ trưởng vừa cười vừa thản nhiên trả lời phỏng vấn trước nhiều triệu người xem rằng :"Tất nhiên thì trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ. Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao."

Chuyện ông nhận làm trưởng đoàn trao kiến nghị 72 vào phút chót là vặt vãnh, vui đâu chầu đấy của người nhàn cư vi, Beo không quan tâm. Nhưng chuyện ông thò bút kí vào một văn bản mà chính ông cấn cá, không hề nhỏ vặt.

Ông, Nguyễn Đình Lộc, bằng cấp treo xuống tận cạp quần, có phải thằng vô học đâu. Ông, gần 80 tuổi đầu, có phải trẻ con đâu,  để  có thể mắng mỏ nó bảo ăn...cũng ăn à?

 Giả sử, kết thúc cuộc trưng cầu dân ý, ý dân sẽ được thể hiện đầy đủ và trung thực trong bản tân hiến pháp. Trong ý dân ấy không có ý ông, âu cũng là chuyện thường, bởi người ta hoàn toàn có quyền xếp ý ông vào loại: thiếu suy nghĩ nghiêm túc.

***

Beo đã từng gặp gỡ, trò chuyện với thế hệ đầu tiên mơ giấc mơ dân chủ theo mô hình các nước tư bản, hai cụ Hoàng Minh Chính và Trần Độ.

Những ước mơ đẹp.

Gần  3 chục năm đã qua, một thế hệ mới đã ra đời.

Một nhóm người, đi theo con đường hai cụ, hình như chọn cho mình dưới trướng ngọn cờ 72 xĩ đang phất.

Xĩ. Tiêu biểu tinh hoa như ông trưởng đoàn Lộc. Dăm vài đồng bạc vụn đã kịp gấu ó nhau như ông  Huệ Chi-Phạm Toàn. Ăn hai mang lẩn tựa lươn như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh...

Tự đặt kì vọng vào trong giới hạn của những người trung bình như thế, thì cũng nên mơ ước trung bình. Ví như ước cơm ăn hai bữa quần áo mặc cả ngày hay được làm tình với cô hoa hậu, chẳng hạn.

Cơ hội trong chính trị là do chính người muốn có nó tạo ra. Và để tạo ra được cơ hội thì cần hàng trăm thứ rất thật: Có tư chất lãnh tụ thật; Có tri thức và có thủ đoạn thật để thuyết phục số đông quần chúng; Đang nắm giữ quyền lực thật để am tường điểm xuất phát của cơ hội...vân vân và vân vân.

 Nhật pháp uýnh lộn đến chết, cũng không có kẽ len lỏi cho những kẻ, chỉ đến tụ tập trà đá vỉa hè hay úp mặt vào computer  chém gió chửi đổng, là kịch bến hết tầm tư duy.