Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

ĐƠN DƯƠNG

Mình đang tập một việc rất
văn minh, không đọc các thể loại báo Việt khi đi ra nước ngoài, để thời gian luyện 
ngoại ngữ và nhất là giữ cho tinh thần thoải mái.


Thế nên, hôm qua mình mới
biết tin diễn viên Đơn Dương mất.


Đoạn trích sau đây từ bài
viết của đạo diễn Đoàn Minh Tuấn, trên Tiền Phong là chính xác và theo mình, tình
cảm chân thành, thật nhất so với tất cả, với người quá cố.


Nghe tin Đơn Dương
đóng vai sĩ quan Việt Cộng trong phim chiến tranh của Mỹ, nhiều người lên tiếng
phản đối, đòi kỷ luật Đơn Dương. Thực ra, ngày đó, cả hai phim này, hầu như
chưa có mặt ở Việt Nam nên dù Đơn Dương có thanh minh thế nào chăng nữa, thì
“chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết” nữa là Đơn Dương. Rồi trong cơn giận dỗi
bốc đồng nhạy cảm của nghệ sỹ, Đơn Dương xin định cư ở Mỹ. Thật tiếc cho anh.
Bởi từ trước tới khi đó, Đơn Dương luôn được giới truyền thông chiều chuộng.
Anh không có kinh nghiệm ứng xử với scandal.


Gần 10 năm đã trôi
qua, sự việc cũng dần vào quên lãng. Cuộc sống vẫn tiếp diễn. Nghe tin anh sắp
trở về nhưng đã phải ra đi, có điều gì đó day dứt cho anh, cho tôi, cho chúng
ta.


Mình gặp Đơn Dương 3 lần cả
thảy.


Trực diện lần đầu tiên, mình
đến cùng với một chú an ninh văn hóa, gặp với tư cách cá nhân vì họ quen biết
nhau từ trước. Chú khuyên Đơn Dương nên suy nghĩ kĩ trước khi quyết định qua Mỹ
sống. Mình thấy Dương trong tình trạng khủng hoảng, mặt bợt ra.


Lần thứ hai, cũng vẫn tại nhà
hàng của đạo diễn Lê Cung Bắc,  Lớp ngoại
ngữ mời ông thầy đi nhậu trước kì thi. Đơn Dương ngồi cùng một nhóm khách khác.
Lúc này hình như Dương đang làm thủ tục định cư, chửi rất hăng hái nhiều giới.
Tốp mình ăn xong, ra về khi Dương đang chửi hội điện ảnh.


Lần cuối cùng, hôm Dương ra
sân bay đi Mỹ.


Sự thật, rất buồn cười.


Theo tiết lộ trên wikileaks. Bỏ
qua chi tiết ai biết chuyện cũng biết là phịa toàn phần như nhà hàng  (của LCB) bị đập phá và các con Đơn Dương bị
phân biệt đối xử khi đi học, ngài đại sứ quán
Mỹ còn phịa hơn thế nữa về chuyện, tiễn Đơn Dương hôm rời tổ quốc. Theo bức
điện trên, sứ bị làm khó dễ, chặn đứng ngoài và chỉ khi qua ô kính của ống lồng
thấy Đơn Dương vào máy  bay rồi, sứ mới yên tâm ra về.


Chẳng có gì quá gay cấn hay
quan trọng, cũng chẳng có ống lồng nào có cửa kính. Mấy chú an ninh cửa khẩu,
trẻ, thấy ngài đại sứ quán mặt mày
căng thẳng, bày cách nghịch ngợm chọc quê. Khi ấy còn nhà ga cũ, quốc nội quốc ngoại nối
liền nhau. Dương được hướng dẫn vào máy bay từ đường  của ga quốc nội. Và khi máy bay đã cất cánh, đám
nhà báo, dẫn diệu chán chê ở mấy cửa hàng miễn thuế ra,
vẫn thấy ngài đại sứ quán nhớn nhác tìm kiếm phía bên
ngoài.


Có lẽ Dương không biết, tiễn
Dương hôm ấy, còn có một người phụ nữ. Chị không vào trong ga dù  mình gợi ý dẫn vào. Chị đứng khóc âm thầm, nép
bên một cái cột. Nay, chị cũng đã thành người của muôn năm.


Vợ (cũ) Dương ngoài đời rất
đẹp, kiểu người trang nhã.


 

Cách-Mạng

Zu-Đa: Ta không nhận mi là thầy ta nữa, bởi con đường chúng ta đi
đã quá khác nhau. Điều ta muốn là thay đổi tất cả những áp bức bất công ; lập-tức,
Bạo lực phải thế chỗ cho sự nhịn nhục ; lập-tức, Cách-Mạng phải thế chỗ
cho sự chịu đựng ; lập- tức, Sự-thật phải thế chỗ cho những dối trá
triền miên ; lập-tức. Toàn-thể-xã-hội-phải được biến cải ; lập-tức


Ki-Tô: Trước khi bỏ đi, Zu-Đa, hãy trả lời ta. Làm thế nào có thể có
được một cuộc Cách-Mạng, nếu cơ-thể-của-ngươi, nhà-Cách-Mạng, cũng chỉ sở
hữu được một khiếu-hài-hước-nghèo-nàn ngang với khiếu-hài-hước-nghèo-nàn của
chính những kẻ mà ngươi, nhà-Cách-Mạng, đang-tìm-cách-lật-đổ?

copy của Như Huy