Nếu bạn hỏi tôi - "nên chọn trường nào cho con?", tôi
sẽ nói thế này:
Riêng mẫu giáo nếu có điều kiện chọn trường khá một chút, vì lí
do an toàn chứ không vì học hành, tuổi ấy thì học gì.
Phổ thông thì trường nào cũng được. Trừ khi con bạn bị tự kỉ, là
học sinh cá biệt, còn thì trường nào cũng thế cả. Trường nào gần nhà càng tốt,
đỡ đi lại vất vả.
Nếu thích thì cứ để nó thi vào Amsterdam, chuyên Tổng hợp, Sư
phạm. Vào được thì tốt, ko vào được chẳng sao.
Những môn lởm khởm như Văn, Sử, Địa, Đạo đức, Chính trị thì từ
lớp 1 đến Đại học ở Việt Nam đều dạy thối như nhau, thối tức là tệ hơn dở. Tốt
nhất là không học, trừ khi phải học để đủ điểm lên lớp và tốt nghiệp.
Nếu bạn rắp tâm cho con học đại học ở nước ngoài thì chẳng cần
học văn, sử, địa, chính trị. Chỉ hại não, hỏng người.
Còn các môn tự nhiên như Toán, Lí, Hoá, Sinh ở mức phổ thông là
kiến thức chung của nhân loại, dạy hay dạy dở thì nó vẫn thế, chẳng khác nhau
mấy. Hơn nữa với sự phổ cập internet thì con bạn có thể kiểm tra thầy dạy đúng
hay sai. Không thể nào ở trường Ams họ dạy 2+2 = 4, còn trường làng thì 2+2= 5.
Đơn giản là không thể, cho dù giáo viên có kém đến đâu.
Kiến thức là đồng nhất ở mọi nơi. Có thể dân chủ của ta gấp
triệu lần dân chủ Mĩ, nhưng toán - lí - hoá - sinh ở mức phổ thông thì như nhau
cả.
Tôi có đứa cháu con bà chị. Nó học một trường PT ở tỉnh lẻ. Bố
nó phải đi tù vì một chuyện lãng xẹt, mẹ buôn thúng bán mẹt. Vì chẳng thần thế
gì nên nó bị phân vào lớp mà ngoại ngữ là tiếng Pháp, bọn con nhà khá giả được
vào lớp tiếng Anh.
Năm 1999, hội francophony tổ chức thi tiếng Pháp. Nó tham gia và được giải cao,
chính phủ Pháp cho nó học bổng học đại học ở Pháp. Trong khi những người khác
đi học bằng tiền ngân sách chọn tỉnh lẻ như Toulouse, Lyon, Marseille cho nhẹ
thì nó chọn trường ở Paris, khó hơn. Nó luôn đứng đầu lớp và luôn được cấp học
bổng. Nó tiết kiệm học phí, thuê nhà, tự nấu ăn đến mức còn thừa tiền nuôi được
thằng anh sang học ké. Tốt nghiệp xuất sắc, nó được một tập đoàn viễn thông của
Đức nhận làm việc ở Paris, đã 8 năm, lương cao, đủ mua căn hộ đẹp.
Một đứa nữa con bà chị khác, học 1 trường PT rất bình thường ở
HN. Bố mất sớm, mẹ buôn bán nhì nhằng. Nó bằng tuổi con gái tôi. Hết lớp 11 con
gái tôi đi Anh học. Nó cũng muốn đi nước ngoài, nhưng mẹ nó nghèo, ko có tiền
cho nó đi. Nó hỏi tôi. Tôi bảo cháu cứ lên mạng, hỏi tất cả các trường, nhất là
các trường Mĩ. Trong khi chờ đợi thì học thêm tiếng Anh. Một trường nhận nó vào
lớp Foundation. Nó bảo chỉ có đủ tiền mua vé 1 chiều. Trường cho toàn bộ học
phí và homestay, mẹ phải lo tiền ăn. Tôi chỉ giúp nó làm chứng minh tài chính
để có visa đi Mĩ. Thế thôi.
Nó thoả thuận với bà chủ nhà là sẽ giúp bà cắt cỏ trong vườn vào
cuối tuần, bà đỡ phải thuê người cắt, dần dần nó cắt cỏ cho cả hàng xóm, tiện
thể mà. Tiền cắt cỏ thừa tiền ăn. Chương trình đại học 4 năm nó học trong 2 năm
rưỡi, lại còn để dành được ít tiền. Bây giò nó là Giám đốc 1 bộ phận của 1 ngân
hàng lớn ở Việt Nam, lương net 90 triệu. Nó mới 32 tuổi nhưng đã đi làm 11 năm,
mua được nhà riêng ở Hà nội, và thêm 1 bằng mba với hàng chục chứng chỉ đào tạo
các ngành mà nó cần cho công việc ở một ngân hàng. Chẳng cần ai giúp cả.
Từ đáy lòng tôi rất khâm phục 2 cháu này.
Tiện thể cũng nói rằng, những thông tin kiểu như cháu nọ cháu kia
đỗ đầu vào 5-6 trường đại học của Anh, Mĩ là tin vịt thôi. Người ta có bắt thi
đâu mà đỗ đầu hay đít. Bạn chỉ cần tốt nghiệp phổ thông, biết tiếng Anh ở mức
nghe hiểu, nộp hồ sơ là tất cả các trường đại học nhận tuốt. Trừ một số trường
danh giá như Harvard, Stanford, Cambrige ... phải có thêm essay, phỏng vấn.
Khi con tôi chuẩn bị đi học đại học nước ngoài, tôi đã thử làm
vài bộ hồ sơ với tên giả gửi chục trường hàng đầu của Mĩ, Anh. Nhận tất. Vài
trường còn cho học bổng.
Lưu ý các bạn là bộ phận tuyển sinh đánh giá cao việc bạn tham
gia các hoạt động tập thể như đội trưởng đội bóng, tổng biên tập báo trường,
ban nhạc của lớp hơn hẳn các thành tích cá nhân như huy chương vàng olimpique
toán quốc tế.
Vậy nếu con bạn có ý thức học hành thì trường nào cũng được.
Còn vào đại học, nếu có điều kiện thì nên chọn trường khá 1 chút
ở nước ngoài, không thì học trong nước. Thực ra cũng chẳng quan trọng lắm đâu.
Chỉ có 20% số người có bằng đại học làm đúng nghề đã học. Bằng
đại học chỉ để loè người quen và phòng cán bộ thôi.
By Minh Triết