table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}
-->
*** Bạn diễn viên chính hỏi,
chị thấy tụi em thua gì so với Broadway. Không buồn nghĩ, nói luôn, kịch
bản 5-5, diễn viên trình 5-5, còn cỡ Thành Lộc sang đấy diễn có khi thành bố
chúa, duy có áp công nghệ kỹ xảo vào sân khấu thì sức ai sánh
bằng vì Việt ta giờ vẫn mấy cái đèn xanh đỏ hết quay quay lại nhấp nháy
như năm bảy chục năm trước.
Đi coi Âm binh, vở này Ku làng cát Nguyễn Quang Vinh biên vèo trong hai ba
đêm đem tặng đoàn chứ đến giờ theo mình biết, chửa giả Ku ấy xu nào. Vở rước về
dăm cái vàng hội diễn-một quái thái của làng nghệ, giết không dám mà nuôi phải chiều chuộng hơn mọi đứa bình thường.
Khiếp, diễn viên chính khóc
phát sốt phát rét phát phì cười. Xem xong định nhắn tin xỉ vả cái sự khóc của
nó, nghĩ thế nào lại không sent. Đời riêng con bé này hay cực, không biết sao
bọn báo lá ngón chưa khai thác.
Chuyện kịch dài dằng dặc một đời người túm lại
trong 2 tiếng lại còn bị cắt cúp cho đúng
với tiêu chí Hội diễn quái thái và áp
lực tai tiếng của tác giả kịch bản. Bù lại, vở có đến mấy tình tiết rất hay tuy không mới. Ngược với kịch Lê Hoàng, ắp tình tiết mới mà chả cái
nào hay. Vụ này bọn làm nghệ nó gọi là
tài hoa.
Lấy tiêu chí Broadway thì ku
đạo diễn là đứa duy nhất được trả lương nếu sang Mỹ làm nghề. Nó dùng tranh cát làm bối cảnh, các nhân vật còm cõi
nhỏ nhoi dưới bức phông nền ấy. Tiếc nỗi,
tranh toàn tả thực chả có chỗ nào bay bổng mộng mơ tí cho tranh có tâm hồn, nâng tầm lên hàng tranh nghệ
thuật chứ không chỉ dừng ở mức phụ kể
chuyện như trong vở diễn.
Và nhắn Ku Vinh, nên đặt tên vở là Âm hộ chứ Âm binh chả có
nghĩa gì sất.
*** Bi kịch nhất của Nàng men chàng bóng là mình xem nó ngay
sau Họa bì 2, chứ mình thấy không đến mức la hoảng như báo chí mấy
ngày nay. So ra, còn sạch sẽ chán với mấy cái hài hàng ngày trên TV khắp miền- phương
tiện đại chúng gấp vạn lần rạp phim.
Nhân nào quả ấy, người hay yêu-phàm
nhân dạng kiếp khổ như nhau…ngần ấy thứ
triết lí ngọt nhuyễn trong một bộ phim mà
kĩ xảo khiến người ta mộng mơ, câu chuyện khiến người ta tự tưởng tượng thêm
nếm vào nội dung sau khi rời Họa bì.
Thật đại họa cho văn hóa nước nhà khi người
ta yêu cầu giành giờ vàng giờ ngọc cho
một lũ ngợm thần kinh như Nàng men
chàng bóng và thu hẹp Họa bì, cho dù cũng toàn những yêu cùng ma.