* Thật ra đề tài này không mới, chỉ là sự lặp lại những năm trước sau mỗi kỳ tuyển sinh. Đó là việc có một thầy cô nào đó quởn việc, khi chấm văn ngồi tỉ mẩn ghi lại những đoạn trong bài của học trò mà thầy cô ấy cho là ngô nghê, cười đứt ruột…bạn Tàu nhanh đăng.
Thứ nhất, tớ chẳng thấy những bình giải ấy của học trò nó ngô nghê. Chính thầy cô phải giật mình, phải thấy mình ngô nghê trước những suy nghĩ mới ấy của học trò khi đã bao năm nay, nhà trường dạy cảm thụ, tớ nhấn vào là dạy cảm thụ chứ không phải dạy phương pháp cảm thụ, văn học theo một cái khuôn cố định, tự coi đó là khung chuẩn mọi thời. Ít nhất những học trò đó đã dám vượt khung và trung thực với chính mình. Với hai ưu điểm đó, từ thực tế của zai xinh gái đẹp, bên New Zealand và Mỹ, những bài văn trên sẽ đạt điểm cao nhất.
Thứ nhì, không gì phi đạo đức hơn khi thầy cô mang học trò mình ra công luận để giễu cợt, chỉ trích.
** Nếu tớ là trưởng ban tổ chức cái nghìn năm Thăng Long, tớ sẽ làm ngay 2 bộ film, một người Pháp đã đô thị hóa Hà Nội ra sao, một kia là dân Nghệ đã nhà quê hóa Hà Nội thế nào. Các nhân vật lịch sử, cuộc đời họ bao giờ cũng là một kho sự kiện đẫm chất cinéma và tiểu thuyết. Người đủ bản lĩnh và tầm nhìn để di dời cả một kinh đô như cụ Lý Công Uẩn hay người cơ mưu thao lược lũng đoạn cả một triều đình như cụ Trần Thủ Độ, kiểu gì làm cũng dễ hay. Nhưng làm được hai film của tớ( ) mới thực sự kỳ tài. Này nhé, người Pháp đã bưng thói quen aỉ đồng của dân annam vào toilet trong nhà, Nghệ mình làm cái nhà mán giữa nơi đẹp nhất xứ ngọa hổ phục long và đưa toilet trở ra ao cá. Tớ ví dụ cái vật thể cho nó dễ hình dung, chứ còn phi vật thể, úi zời, cơ man nào là chi tiết.
Đời tớ tài hèn lực yếu đành chịu, chứ đời con cháu, tớ tin thể nào rồi chúng cũng khai thác đề tài này.