Hồn nhiên xỉ nhục Long Biên
Không biết nên định nghĩa “Ký ức cầu Long Biên” như thế nào? Mấy hôm trước trong tâm trạng không thể bức xúc hơn, tôi tạm gọi đó là “ Quá ức Nong Biên”. Nói như thế kể ra cũng là hơi quá lời đối với những “mong muốn’ của nhà tổ chức. Nhưng chỉ tiếc rằng “mong muốn” ấy có thân xác quá lớn và… hung hãn nên đã đè bẹp dúm năng lực tổ chức sự kiện còm cõi và một chút tình yêu Hà Nội mong manh. Hoặc giả “mong muốn” đó giống như một quả bóng bay bị người ta bơm nhồi hơi quá tay nên…
Bao năm qua, Long Biên cho tôi một sân tập trong sạch mỗi sáng mai, những bóng đổ xuống bãi cát đẹp tựa bức tranh giữa trưa hè và những ngọn rau bí ngô mát ngọt trong bữa tối… Tôi và các con đã có nhiều lần nằm dưới những hố cát Bãi Giữa hay ngâm mình trên sông Hồng để ngắm Long Biên… Tôi nói với các con rằng: Có lẽ người thiết kế đã mượn thế dáng của Ba Vì, Tản Viên, Tam Đảo hay Yên Phụ, Yên Tử… để vẽ nên 19 nhịp lớn nhỏ cho cây cầu bắc qua sông Cái. Con sông đã bao đời vật vã tạo dựng đồng bằng châu thổ và Hà Nội. May mắn thay cho thành phố, hơn 100 năm trước “ bọn thực dân ngu xuẩn và tàn bạo” đã kịp dựng nên một kiến trúc mang theo cả hình sông thế núi. Và sau 999 năm, có thể nói đây là một kiến trúc duy nhất, hiện tồn của Hà Nội biết cảm nhận và tôn vinh những tinh thần, tình cảm và khát vọng mà Lý Công Uẩn đã cô đúc trong chiếu dời đô.
Gần đây Hà Nội có nhiều công trình, nhiều cây cầu nhưng chẳng có cái nào đáng để mà dừng lặng, ngắm nhìn và suy ngẫm. Bây giờ Hà Nội lại có nhiều nhà cao tầng nên rất khó tìm một góc ngắm nhìn Long Biên lý tưởng. Hôm nay Hà Nội vẫn còn quá thiếu sắt thép để giúp Long Biên thoát cảnh lỡ nhịp… Vì sao Hà nội quay lưng với sông Hồng? Vì sao Hà Nội lãng quên Long Biên…Tại sao người Hà Nội bây giờ chỉ cần “qua sông…” Và cho đến “Ký ức cầu Long Biên” tôi chợt phát hiện ra rằng đây là lần đầu tiên người ta đã thực sự hồn nhiên xỉ nhục Long Biên.
Cuộc diễu hành rạng danh đất Việt. Muôn cờ hoa lung linh cầu thép. Đỉnh đầu rồng sáng láng cờ sao (Vương Tâm)
Hãy đi đi những tên chiến bại. Chúng lủi thủi trên cầu lạnh lẽo gió sương. Sông phẳng lặng khác hẳn ngày thường. Gió cũng im chim cũng thôi lảnh lót. Những giây phút chết cho một ngày tiễn biệt. Lưỡi lê súng ống ngày nào. Và thôi nghe tiếng nhí nhố lao xao. Cùng những bước chân say của những tên mũi lõ (Vương Tâm)
Vai ba lô tũi xách trĩu lưng. Thất thểu cùng bước chân câm lặng … Những đôi mắt xanh lét láo lơ. Không dám ngoái lại nhìn thành phố. Sông Hồng cứ âm thầm phù sa đỏ. Ngậm hờn căm Cho chúng thầm lặng cút về. Và thôi nhé hãy bước hãy lê…(Vương Tâm)
Mái ngói lô xô hắt hiu nghiêng đổ Bóng người đi thấp thoáng giăng mờ Còng lưng bước trong chiều ngược gió Vành nón lật nghiêng choàng mái phố Xao xác thu gày (Vương Tâm)
Yêu…Cầu…?
chữ nghia vất vưởng: "Bụi thời gian xóa mờ đi tất cả. Chỉ có tình ở lại trong tim ta". ( chép lại trong bài Tình viết trên bức màu trắng ở góc trái của ảnh). Thật không?
Nhịp thứ ... 20
Ngành biểu tượng học nên nghiên cứu kỹ cái này để chuẩn bị tốt cho... sang năm!
vẩy rồng
Có những loài diêu không bao rờ bay
không nhời
Dưới đây xin ghi lại một số đối thoại Long Biên.
1- Báo Tiền Phong: “Thành công hơn cả của festival có lẽ lại nằm ở chính hai dải vải trắng được căng dọc thành cầu để người xem có thể ghi lại cảm xúc của mình. Những bộc bạch về tình yêu Hà Nội, về hoài niệm trên cầu Long Biên mới chính là thứ mang lại nhiều cảm xúc cho lễ hội”.
Nếu phóng viên đọc kỹ thơ của Vương Tâm và các dòng lưu bút thì sẽ không viết ” Vô Tâm” như thế! (Nhắc Đoàn Công Huynh dẫn con gái đi chơi nhều hơn lữa heheheh)
“Em cùng tôi trong mỗi chiến hào và từng trận đánh
Nụ cười luôn ngọt thắm bờ môi
Theo đoàn quân tôi đến tận cùng trời
Dồn dập chín năm gian khó
Chuẩn bị từ Phan Đình Giót La Văn Cầu… pháo và thuốc nổ
Và cả những lời ca
Đều đưa vào trận giáp lá cà”
(Vương Tâm)
2- Với nhà báo (người Việt) làm cho một hãng thông tấn phương Tây rất có tiếng:
Gần hết đời người rồi ( 84 tuổi) nay mới biết cầu long biên. Tôi từ chiến khu Việt Bắc, chỉ biết ăn măng rừng đuổi nhật đánh tây rồi chống mỹ để có ngày hôm nay, chắc là hếtc/đời Xin chào người Hà Nội Đất nước Việt Nam ngàn lần anh hùng (ông nguyễn văn (Bào?) không biết chữ nhờ người viết hộ)
3- Với nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm Tiến sỹ Cung Khắc Lược:
- Thầy cảm nhận về sự kiện này thế nào?
- (Tiến sỹ nhăn mày và chỉ tay lên hàng quốc kỳ các nước) Anh có thấy cờ đẹp không?
-…
- ( Tiến sỹ chỉ tay lên trời) Anh có thấy trời đẹp không?
-….
- Anh có thấy đông người không?
-…
- Bố con anh có vui không?
- Dạ, không!
- Tôi ngồi đây hai ngày. Mỗi ngày bán vài xấp giấy. Nếu người ta tổ chức lễ hội quanh năm thì tôi cũng ngồi đây quanh năm. Thế là được rồi, đòi hỏi gì hơn…
Bóng Tiến sỹ đỏ ối một góc cầu. Sau lưng ông nguệch ngoạng bài thơ khuyết danh:
Xóm nổi sông Hồng đã bao lần
Loi thoi mấy hộ khác chi bèo
Nghìn năm sắp đọng (đặng) bao nhiêu cá
Cây cầu mất nhịp có hắt hiu
Có phải đây là zòng sông đỏ?
Và Long Biên cầu nhất Đông Dương