Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

HỐ HỐ HỐ

Lần đầu tiên trong đời có một mơ ước, mơ ước
cháy bỏng mình thuộc tốp leo lên nóc mả, nhưng không phải để ngồi vẫy vẫy thần
dân, mà là dí mồm vào micro bá ngọ đứa nào tổng đạo diễn chương trình diễu binh
diễu hành được tuyên truyền lớn nhất trong lịch sử, vừa kết thúc hồi nãy.


Tịnh không thấy bóng dáng hơi hướm Thăng Long
Đông Đô Hà Nội, trừ duy nhất  vợ chồng cụ Lý ngồi đực mặt trên một xe đầy
tua rua  bao quanh, chả đứa nào nó chịu quỳ xuống hay đứng lên thi lễ lúc
cụ đi qua. Lời bình trên VTV như móc lên từ  lần diễu binh hồi mới giải
phóng, sặc mùi tử khí khi chiến tranh hết đã gần 40 năm.


Tịnh không thấy công nghệ thời đại đâu khi 
nữ chiến sĩ binh chủng thông tin vẫn lặc lè cục sắt và cần ăngten sau lưng thay
vì cái 3G bằng ngón tay cái hay  dẫn đầu khối trí thức là cuốn sách, khối doanh
nhân là cụ Thánh Gióng đủ cả tim lẫn trym (ấy là mình đoán thế), khối nhà báo
luận mãi không  biết hình thù gì. Đám lính hỉ hả  phải cho 706 tổng biên tập đi trong đám ấy mới đã.


Điểm sáng chói lòa duy nhất sáng nay là bài
diễn văn chủ tịch nước đọc do cụ Vũ Khiêu soạn. Bác  Philo có giọng đọc
khá truyền cảm, dài thế mà không lạc giọng vào  khúc cuối. Ba câu khẩu
hiệu kết thúc cũng không bị cứng hay quá bốc. Tự dưng thấy yêu bác  Lục
Gío quá đi.


Mình mà làm tổng đạo diễn, lần lượt diễu qua
lễ đài sẽ là các tích về Hà Nội trải qua các thời Đinh Lý Trần Lê…và kết
thúc bằng đoàn quân mặc áo trấn thủ ưỡn ngực đi giữa rừng thiếu nữ áo dài Le
Mur tóc vấn trần. Tại sao lại kết thúc lửng lơ thế bởi theo mình, đấy là thời
điểm cực kỳ quan trọng, nó đặt dấu chấm hết cho ba chữ NGƯỜI HÀ NỘI.