Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

NỖI LO TRONG SA LÔNG (tiếp)

Trí thức là tầng lớp luôn đi tiên phong trong xã hội. Anh
ta tiên lượng được những diễn tiến phát triển ở thì tương lai. Và như vậy, anh
ta mới là giới bị phản biện, thậm chí bị ném đá chứ không phải lẽo đẽo chạy
theo sau lưng giới chính trị để “xin”, để “đòi quyền” được phản biện. Tệ hơn nữa
là dùng phản biện để xác định sự tồn tại của mình trong xã hội. ( thế nên một số
bạn trẻ trong nước mới coi cuộc tranh luận dấy lên từ ông Chu Hảo gần đây về đề
tài trí thức-phản biện là quá cũ kĩ, tào lao).


Entry hôm qua Beo viết, những phản biện xã hội (không phải
khoa học) của Sakharov có tiếng vang sâu rộng, cơ bản nó có bệ đỡ bằng… quả bom
H của ông. Bác Tuấn viết, người ta thẩm định
một trí thức qua thái độ của người này
. Chính xác. Vấn đề còn lại chỉ là
cách bày tỏ thái độ thế nào, để số đông nhìn vào không đánh đồng với đám…du thủ
du thực.


Dăm vài ông, tuổi tác trên dưới 80, mà nói thật, là thế hệ
hưởng nhiều bổng lộc của chế độ hơn hẳn thế hệ trí thức bỏ vàng son nhung lụa
theo ông Hồ trước đó, hay thế hệ theo Mỹ theo Pháp sau này. Có những người ăn lộc
chế độ cả tên tuổi chứ công trình ấy, tác phẩm ấy, đã đủ thời gian để kiểm nghiệm,
chỉ ngang ngửa với luận văn tốt nghiệp đại học của Giai xinh Gái đẹp. Các ông
có chung một đặc điểm: vớ gì cũng phản biện bạ đâu cũng phát ngôn.  Trên cái bệ đỡ cà phê quán nhậu như thế-thay vì quả bom H, cộng với một thái độ nghèo
tính xây dựng và giàu tính đập phá thì chuyện xã hội trong nước bỏ qua các ông,
âu cũng là điều hợp lẽ đời, lẽ trời.


Dựa vào mấy ông già ấy để nói bất cứ điều gì về trí thức
trong nước hiện thời, giống hệt hình ảnh vào Goodwill rồi la toáng lên, ôi nước
Mỹ nghèo nhất thế giới.