*** Cho đến chiều nay mới
nuốt hết đống sách mua từ Hội (chợ) sách. Cuốn để dành đọc cuối cùng là Kín của Nguyễn Đình Tú.
Đọc xong cứ tủm tỉm cười một mình rất có duyên do: mình tin rằng cả cái hội
bánh khảo giải văn chương Hà lội mới đây léo có ai bỏ công đọc kĩ cuốn này. Bằng chứng nếu đọc kĩ họ đã
trao giải cho nó thay vì cuốn cũ mèm mọi góc độ của Trần Dần.
Các nhân vật đi kín một vòng
đời khi còn rất trẻ. Chất liệu đầy ngồn ngộn nhưng do tham nên dăm chỗ thừa và
rối không cần thiết. Kín, cũng như mấy cuốn trước của tác giả này, rất hấp dẫn
ở cốt truyện. Triết lí trên giời dưới biển gì không biết nhưng cốt truyện nhạt
hoét là vứt. Mình còn thú bạn này ở điểm kĩ thuật viết. Dẫn dắt câu chuyện lắt
léo qua hết đường ngang này ngõ tắt kia để đến
trang cuối cùng người đọc mới chợt phát hiện, ô hóa ra nó cũng đơn giản.
Trong vòng 40 năm trở lại
đây, Nguyễn Đình Tú là tiểu thuyết gia đáng đọc thứ tư (xếp theo thứ tự tuyệt
cú mèo) sau Nguyễn Bình Phương, Bảo Ninh và Nguyễn Viện. Xếp Nguyễn Bình Phương
đứng đầu bởi sách vị này là sự kết hợp hoàn hảo chiều sâu tư tưởng (như Bảo
Ninh), chữ tuyệt đẹp (như Nguyễn Viện) và Phương cũng là tác giả duy nhất,
trong tất cả các tiểu thuyết chữ Việt xưa nay mình đã đọc, tạo dựng được không
gian đa chiều trong tiểu thuyết. Việc nối kết linh dị với phàm trần, so với
Phương, Tú còn khá thô và vụng.
*** Không mua, mà có đứa cho
cuốn chèo của Nguyễn Huy Thiệp. Hồn cốt
của tất cả các thể loại kịch bản, đặc biệt là ca kịch, chứa trong… diễn viên,
không phải trong chữ nghĩa trên giấy. Mình bị dị ứng bẩm sinh với dạng sách này
nên chưa đọc.
*** Không mua, cũng bởi đã có
đứa tặng cuốn của Ngô Bảo Châu. Tự dưng thấy tủi thân y như mình là Nguyễn Phương Văn đồng tác giả. Văn có cuốn
Thời tiết đô thị rất duyên, hơn hẳn Ki cọt kia, nhưng rơi tõm vào thinh không.
Nay lại bị cái bóng của ông Cánh đồng đón hết danh bán chạy nhất Hội
sách. Mượn chính status blog chú này diễn đạt suy nghĩ của mình Rẻ vừa thôi rẻ
quá đéo ai chịu được.
*** Cũng là đồng tác giả
nhưng số phận cuốn sách cực hay Lãnh đạo tỉnh thức của Đạt Lai Lạt Ma và
Muyzenberg có số phận hẩm hiu hơn nhiều so với Ki cọt khi nằm trong mớ hàng sôn.
Giáo thuyết Phật nhé, cụ ấy biên thế này Theo
đạo Phật, nhiệm vụ đầu tiên của mọi người chủ gia đình là chăm lo được cho bản
thân họ…Tinh thần doanh nhân là một điều tuyệt vời để có thể chăm sóc một người
và những người khác khi nó cung cấp một tiêu chuẩn sống tử tế. Những người
nghèo tiêu dùng ít bởi họ kiếm được ít. Nếu họ kiếm được nhiều hơn thì họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn. Do đó tinh
thần doanh nhân là phương pháp hiệu quả nhất cho phép con người kiếm được nhiều
hơn và nó thành những thành viên của một nền kinh tế.
*** Vớ được cuốn The Zodiac bỏ
túi của nhà Sterling cũng trong đống sôn. Chưa
thấy cuốn sách bói toán nào viết hay đến thế khi bảo những ai tuổi xử nữ thì
rất xinh đẹp, thông minh, hiền hậu, yếu đuối, hài hước, thích chuyển dịch và
luôn đi tiên phong trong chuyện…sex. Âm ỉ tưng bừng sướng vì không hiểu làm sao
ngần ấy đức tính trái ngược nhau trăm
phần trăm thế có thể tồn trong con người cụ thể là mình được. Đây là loại sách
buộc người ta phải suy nghĩ rất lung.
Mình cho rằng, than thở thị
trường sách nghèo nàn gào thét thị hiếu đọc xuống cấp chỉ là của dăm vài chú nhà văn ế khách và thím phê bình ế hàng (thứ hàng của giới Sbiz í). Không
cần ra đến hội, chỉ cần chui vô bất cứ hiệu sách nào ở Sàigòn có thể thấy ngay
mênh mông những sách là sách, từ cuốn đọc mãi không hiểu đến cuốn chưa đọc đã biết tuốt, đọc đến chầu Diêm vương chưa hết chứ
ở đó mà nghèo với nàn. Lại nữa, không biết
dựa vào một bổ ngửa toán học nào mà cứ lấy
con số 1-2 ngàn bản in/đầu sách văn học để
suy luận, bọn mua sách giờ toàn đồ đầu đất.