Ngày xửa ngày xưa, nội bộ diệt nhau, hào
sảng thế này.
Văn Chủng cùng Phạm Lãi
giúp vua Câu Tiễn khôi phục nước Việt not Nam. Sau chiến thắng, Câu Tiễn thân
chinh đến gặp Văn Chủng, nhìn thẳng vào mắt ân nhân mà rằng: “Anh có 7 thuật, em
mới chơi 3 đã tiêu đời Ngô. 4 thuật còn lại, "xin" anh mang nốt xuống
âm phủ tạ lỗi với tiền nhân Ngô”.
Câu Tiễn ra về, để lại
thanh kiếm cho Chủng tự kết liễu đời, thứ đời đã phò chúa lại còn giỏi hơn chúa.
Không phải ma nhà mình mà
cúng, ấy là xiểm nịnh, trong thời bài Tàu đến tận xương, khôn hẳn né đi. Thôi
thì lấy sử ta làm nhân chứng vật chứng
cho sự tiếm ngôi sang trọng của người xưa.
Năm 1400, Quý Ly máu ngôi
vương lắm rồi, nhưng còn sĩ diện liêm xỉ, ngầm bảo các quan làm biểu khuyến tiến.
Lần đầu giả lả từ chối:”Ta già sắp chết, làm thế mặt mũi nào gặp Tiên đế dưới
suối vàng”. Cũng đến biểu thứ 3 mới thèn thẹn gật đầu và ngay lập tức sau đó, đổi
tên nước là Đại Ngu, đổi cả họ từ Lê sang Hồ.
Ấy trong đầu cụ sẵn bao ý
tưởng đổi mới, bao đột phá lí luận cần có uy quyền để thực thi, chứ cụ đâu chỉ thèm
ngôi vương cho mỗi cái bàn tọa được ngồi mát trên long ngai.
Bằng chứng, suốt chiều dài
lịch sử tính từ ngày cụ Lý ra chiếu dời đô về Thăng Long đến hết nhiệm kì 11
năm 2015 tới, cụ - cùng với ông con giai, vẫn là nhà cải cách vĩ đại nhất. Sổ hộ
khẩu, sổ đỏ sổ hồng, giao thương theo nguyên tắc đúp-tô (WTO)...dám đem nhà cải
cách thời hiện đại nào ra mà sánh.
Ngày xưa xa quá, lấy chuyện vài ba chục năm đổ lại.
Nguyên những năm cụ Lê ĐứcThọ làm nhân sự ( từ 1973 cho đến
hết đại hội VI năm 1986), có bất đồng, vẫn còn chỉ vì những điều sang trọng lắm, về quan điểm điều hành
đất nước hay quan điểm đối ngoại, chẳng hạn thế.
Các sách lược quân sự áp dụng đại thắng trong chiến
tranh như đánh du kích, tập hậu, đánh dưới thắt lưng..., các cụ không áp dụng
với đồng chí mình. Người đàn-ông-chân-chính theo nghĩa cổ điển chỉ thẳng mặt nhau mà rằng:
anh về dạy vợ con anh trước đi rồi hãy
nói chuyện chống tham nhũng. Sau đó, họ vẫn thuận chèo, cùng lái con thuyền
chung.
Cũng thời cụ Lê Đức Thọ, mới có những quan chức mà
nhân cách, đáng ngả mũ kính chào.
Mấy ai biết, Tướng Đồng Sĩ Nguyên bắt cậu Út cưng
của mình ra biên giới phía Bắc năm 79, khi cậu đã cầm trong tay giấy báo nhập
học tại Liên Xô. Và con trai đương kim quan nhị phẩm triều đình thành liệt sĩ trong
cuộc chiến tranh vệ quốc ngắn ngủi giữa thời...cha mình hét ra lửa.
Giờ, ngẫm mà khinh bỉ tận đáy quần, những thằng đàn-ông-không-cả-chân-phụ.
Văn hóa chỉ thưởng lãm cái đũng quần, đo thời tiết
chính trị, cũng lấy cái đũng quần làm hàn thử biểu. Đũng quần, nay là thứ doping cho mọi
vận động xã hội.
Ai không tin, hãy so thử Quan làm báo và Tusangnhamhiem. Cả một đám, ngụp lặn dưới cái đũng quần.
Bonus xả xì trét: Giữa tháng ngày mệt mỏi của sự-độc-ác, trong tiếng kêu khản giọng gọi cha của những đứa trẻ mù, bên đám đông dối trá vẫn đang tiếp tục ám hại nhau suốt kiếp này qua kiếp khác, thơ đã cất tiếng gọi
Và điều kì diệu của thơ là:
Không-Một-Ai-Nghe-Thấy-Nó (Như Huy)
Bonus xả xì trét: Giữa tháng ngày mệt mỏi của sự-độc-ác, trong tiếng kêu khản giọng gọi cha của những đứa trẻ mù, bên đám đông dối trá vẫn đang tiếp tục ám hại nhau suốt kiếp này qua kiếp khác, thơ đã cất tiếng gọi
Và điều kì diệu của thơ là:
Không-Một-Ai-Nghe-Thấy-Nó (Như Huy)