***
Giải cứu bất động sản, song hành với việc giải thoát
phần lớn khối nợ xấu khổng lồ cho ngân hàng, đã được đặt lên bàn nghị sự của chính phủ từ
tháng 8 năm ngoái. Cho đến thời điểm này thì công cuộc giải cứu vĩ đại ấy vẫn
chưa đâu vào đâu. Nó, cũng như hàng trăm công cuộc vĩ đại trên đất nước này, đang
dàn hàng ngang nằm im lìm trước đèn đỏ. Nó, vì sao phải chờ lâu thế khi nước ngập
tới mũi rồi? Câu trả lời cả nước biết: vì binh tướng còn tập trung gân cốt vào võ đài tỉ thí cuối tháng 5 tới (tuy nhiên công cuộc này thuộc đề
tài khác nên chưa đề cập ở đây).
Ý kiến chung tư vấn cho chính phủ có hai hướng
chính: một là bơm tiền ra xã hội thúc đẩy sức mua, hai là mau chóng vận hành
Công ty mua bán nợ.
Hướng thứ hai cơ bản đã xong vì không quá phức tạp
khi đã có mẫu hình bài bản từ nhiều năm tại các quốc gia khác.
Hướng thứ nhất, vấp phải những vấn đề, nguyên là hệ
quả từ lối điều hành một thứ kinh tế trọng cung không trọng chứng và không có một cơ quan thống kê dữ liệu hay điều nghiên xã hội đáng tin. Chứng ở đây là tập quán trong đời sống xã hội và nhu cầu thị trường.
Nay thúc đẩy thị trường bất động sản bằng nhã ý cho người nghèo vay tiền mua nhà, những ổ voi không hề mới nảy sinh:
Các công trình xây dựng được chia thành 5 cấp, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II,
cấp III và cấp IV. Cấp III và IV đương nhiên không được duyệt ngay từ trong quy hoạch tổng thể chung. Như vậy, hiện
nay tuyệt đại đa số hàng tồn kho là cấp I và II.
Chính phủ sẽ
phải ưu đãi cho người nghèo trả góp trong bao lâu để thu hồi vốn của mình khi
họ mua những căn nhà ấy.
Cũng đã có
ý kiến (ngoại đạo) đề nghị chia nhỏ diện tích hiện trạng để giảm giá bán nhưng
điều này vướng vào quy định (đã thành luật xây dựng) trong thiết
kế đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu vực dự án.
10 người ở phải có tối thiểu 10 mét đi tè 100 mét cây xanh... chẳng hạn thế.
Ổ voi thứ nhì, xét về tập quán, tỉ lệ người vô gia cư Việt nam có lẽ vào hàng thấp
nhất thế giới. Ai dám khẳng định hàng chục ngàn công nhân của các khu công nghiệp, hàng ngàn người ăn
xin ăn mày, đang chui rúc thuê mướn trong những khu ổ chuột hay vạ vật vỉa hè gầm
cầu kia, ở quê họ cũng không tấc đất cắm dùi?
Người tối nghèo đã vậy, nói gì đến giới trung lưu và
nhà giàu. Giới mà mua nhà gắn với việc lên đời nhiều hơn là nhu cầu để ở.
***
Trong bối cảnh cả doanh nghiệp lẫn chính phủ đang rối
bời bời như thế, Alain Đờlông Phan buông một lời gọn hơ, như ban thánh chỉ: hãy
để nó (các doanh nghiệp bất động sản ấy) chết đi. Không mới, gần nhất với ý tưởng nhà nước bỏ mặc thị trường, hay gọi theo
sì tai Beo chết tuốt, của Alain Đờlông
Phan, là bàn tay vô hình của bậc cụ
tổ lí thuyết kinh tế thị trường Adam Smith. Nhưng hàng thập kỉ nay, trong các trường kinh tế,
người ta dạy học sinh rằng lí thuyết ấy đã được chứng minh là sai trong thực tế.
Và vì, Alain Đờlông Phan không nói rõ cách giải quyết những hệ lụy để lại khi nó chết và cũng không đưa ra được những luận cứ khoa học khả tín nào cho quan điểm chết tuốt của mình, nên Hiệp hội BĐS mới nêu ra các câu hỏi xoay quanh 2 vấn đề chính yếu trên, thêm dăm câu đá đểu sự nghiệp kinh doanh của tiến sĩ Alain Đờlông Phan. 15, cả thảy.
Và vì, Alain Đờlông Phan không nói rõ cách giải quyết những hệ lụy để lại khi nó chết và cũng không đưa ra được những luận cứ khoa học khả tín nào cho quan điểm chết tuốt của mình, nên Hiệp hội BĐS mới nêu ra các câu hỏi xoay quanh 2 vấn đề chính yếu trên, thêm dăm câu đá đểu sự nghiệp kinh doanh của tiến sĩ Alain Đờlông Phan. 15, cả thảy.
Đây ra cơ hội kim cương để Alain Đờlông Phan bộc lộ
kiến thức tiến sĩ tây học và bộc lộ tư duy của một doanh nhân tầm xuyên quốc
gia ( như Alain Đờlông Phan vẫn tự khoe trên blog).
Nhưng, Alain Đờlông Phan đã không trả lời được (nói
ngay thế cho vuông) cả hai vấn đề và hướng sự quan tâm của công luận vào đạo đức doanh nhân, thứ mà tuyệt
nhiên Alain Đờlông Phan không có.
Một người có tiền án lừa đảo, chính xác vụ Sở chứng
khoán Hoa kì kiện Alain Đờlông Phan phải gọi như thế (link ĐÂY), đã lộ
nguyên hình sau bài trả lời ba lăng nhăng về kiến thức cũng như thực tế thị trường BĐS Việt nam và thừa mứa sự ma lanh vặt.
P/s: Thế hệ Beo, hẳn đàn bà con gái không ai không
biết đến gã trai Alain Delon điển mã mê hồn. Gã, sống ở xứ sinh ra những trào
lưu điện ảnh lớn cho thế giới, xứ có cái
liên hoan phim mà siêu sao ta đứng cạnh ku bảo vệ thảm đỏ đã phớn phở phun tràn ảnh về nước...Nhưng trong gần trăm phim gã đóng, chịu không để lại dấu ấn nào
trong đầu để nhớ ra tên.
Còn
cái tên Alain Đờlông Phan là Beo cọp từ một bạn nào đó trên mạng có edit chút
chút cho ra màu lổn nhổn tây-ta. Cáo lỗi ko nhớ ra tên tác giả và cáo lỗi Alain
Delon.