***
Trong văn bản
trả lời cử tri các tỉnh về yêu cầu chính phủ phải xử lí triệt để hơn nữa các vụ
việc tiêu cực, tham nhũng, bộ Công an đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội bổ sung, hoàn thiện
hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Một trong đề xuất đó là nghiên cứu sửa đổi điều 7 Luật Báo chí, theo hướng: viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án toà án nhân dân và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 7 Luật Báo chí hiện hành quy định thế này: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân hoặc chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên ...”.
Một trong đề xuất đó là nghiên cứu sửa đổi điều 7 Luật Báo chí, theo hướng: viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án toà án nhân dân và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 7 Luật Báo chí hiện hành quy định thế này: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân hoặc chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên ...”.
So sánh có thể thấy, Bộ công an chỉ đề xuất thêm vào
một đối tượng: thủ trưởng cơ quan điều tra, tức người lãnh đạo cao nhất đang
trực tiếp làm án, được quyền biết nguồn thông tin, so với luật báo chí.
***
Tuyệt
đại đa số các vụ việc tiêu cực tham nhũng do báo chí phát hiện,
nguồn tin lấy được, thông qua các ngả thế này:
1.
Từ mối thân quen riêng với...công an và viện kiểm sát, tuồn tài liệu cho.
Một chuyện ngoài lề nhưng có thật. Thời cụ Phan Văn
Khải, Thông tấn xã VN có lệ làm báo cáo mật tổng hợp tình hình trong nước gửi riêng
các UV Bộ chính trị. Cụ Khải có lần bực mình: tại sao cứ chép một đoạn báo cáo của công an làm báo cáo riêng không đầy
đủ thế này.
2.
Nội bộ đơn vị đấu đá, tay trong cung cấp thông tin nhằm mượn báo chí diệt nhau.
3.Cấp
cao đấu đá, chỉ đạo cung cấp thông tin cho báo chí, cũng nhằm mượn báo chí diệt
nhau nốt.
Ở hai trường hợp sau, tạm gọi tình thế của báo chí
là ngư ông đắc lợi, nếu tờ báo đó giữ vững tôn
chỉ vì một xã hội lành mạnh và trong sạch.
Cầm bằng ngược lại, thì việc bắt buộc xác định nguồn tin (từ bất cứ cơ quan nào) thực sự là...thảm họa không chỉ của tờ báo đó.
Chiểu theo quy trình (thông dụng hiện hành) này, có
thể thấy, việc báo chí hợp tác chia sẻ nguồn tin với công an là cần thiết vì: bên
cạnh việc đẩy nhanh tiến độ phanh phui sự thật nó còn giúp báo chí cẩn trọng
(và tự trọng) hơn trong việc sử dụng nguồn tin.
Theo luật, biết được nguồn tin để
rồi từ đó sàng lọc, xác định mức độ của sự việc hay xác định hướng điều tra,
công an phải đề nghị Viện Kiểm sát phê chuẩn. Nghiễm nhiên, việc phê chuẩn yêu
cầu báo chí mở miệng phải đi trước việc phê chuẩn khởi tố.
Hãy hình dung đường đi và thời gian di chuyển của những
văn bản đó, có thừa sức để tội nhân xóa sạch sẽ dấu vết?
Nếu có gì cần nói thêm, thì điều 7 luật báo chí
hình như từ ngày ra đời đến nay chưa được mang ra dùng bao giờ. Bởi nhẽ, những
vụ chống tiêu cực nổi nang của báo chí lâu nay mới chỉ lòe
được đám chúng dân, chưa qua mặt được nghiệp vụ của cơ quan chức năng để mà được
yêu cầu...cung cấp nguồn tin.
***
Nếu có gì đáng bàn nhất trong đề xuất của bộ Công an,
thì nó nằm ở chỗ: liệu các anh có bảo vệ được những người tố cáo trung thực
trong quá trình trấn áp cái xấu? Câu trả lời của Beo dứt khoát là: không. Việc
báo chí từ chối hay cung cấp nguồn tin cho công an, chẳng có chút ảnh hưởng nào tới câu trả lời ấy. Giữ điều
7 hay mở rộng điều 7, cũng vậy mà thôi.
Thời buổi này, chỉ có những thằng Alếchxan đờ Ếch ao
lắm lắm mới nhận định rằng, bộ công an (hay bất cứ bộ nào) đủ khả năng triệt
thoái được (cái gọi là) tinh thần của
báo chí.
Tinh
thần thế, nguồn tin thế, giữ-để mà tế ai à!