Beo về SG muộn, không kịp xem phiên tòa xử hai thanh niên Uyên và Kha.
Như đã biết trước, hầu hết blogger đều tả tình tả cảnh
ngoài vỉa hè tòa án và cố sống cố chết nhặt nhạnh những tình tiết nhạy cảm có lợi,
hòng kêu gọi sự đồng cảm, ủng hộ của công luận.
Và lẽ đương nhiên, tịt lờ đi việc chúng đã tự tạo mìn, đã rải truyền đơn
kêu gọi lật đổ chế độ này và phục dựng chế độ cờ vàng ba sọc cũ...
Beo có niềm tin chắc chắn rằng, các ông Trần Mạnh Hảo,
Nguyễn Quang Lập, cùng một lô các ông đang tung hô hai bé Uyên-Kha và vợ các ông, sẽ không dạy dỗ khuyến khích các
con mình theo đó mà làm gương treo cờ vàng thay cờ đỏ. Cũng chắc chắn, các vị lại càng không
hân hoan đến thế khi chính con các vị giam hãm gần hết tuổi thanh xuân trong tù,
để rửa hận cho việc thực hiện một lí tưởng mà đời các vị làm không nổi không
xong. Cái mùi xót thương hai bé bằng
chữ nghĩa của các vị, không thể che nổi dã tâm hân hoan ấy.
Thế hệ những Gái Đẹp, Giò Bò, Mấy chú lính Biên
phòng...hay Kha-Uyên, chúng tự chọn cho mình một phương cách tham gia vào sự chuyển động xã hội.
Tốt-xấu hay-dở, hãy để chúng tự chịu trách nhiệm và chính chúng cũng dư đủ nhận
thức để không mượn bậc phụ huynh chịu trách nhiệm thay. Làm bố làm mẹ, ăn bám
vào chúng đã tệ, dùng nỗi khốn khổ có thật của chúng để rửa hận cho sự bất lực nhục nhã của mình, có dụng
hết vốn từ vựng tiếng Việt cũng không tả hết sự thảm hại.
Trong tâm thức của một người mẹ, nếu có gì cần nói nốt về
Kha-Uyên, Beo mượn lời của Giai Xinh (viết nhảm trên Facebook) ứng vào thế này:
“Tôi
đã cố gắng hết sức và không hối hận” là câu biện minh tồi nhất của người thua
cuộc. Khi đã tham gia cuộc đua, cố gắng hết sức là không đủ, tôi phải đảm bảo
thắng cuộc. Cạnh tranh không phải là một cuộc chơi vui vẻ, mà phải học hỏi từ
sai lầm của mình và điểm mạnh đối phương, để tận dụng cơ hội lật ngược thế cờ.