Cọ, phải sang Mã, nó phủ các cành dương xỉ che cái
thân cây quê kệch đi, mới đã mắt. Thế nên, đến 3 lượt nghệ xĩ Vịt xải bước trên
thảm đỏ ở xứ cọ xấu hoắc ấy, mình chả buồn biên viết.
Vả lại, những kinh nghiệm của mình với Cannes cũng
khí cũ. Tuy thế, như tất cả các lễ-hội văn hóa khác ở xứ châu Âu già nua, nó ít
chịu đột phá lí luận mà thay đổi tận gốc lắm. Biên ra đây, cái gì còn trúng thì trúng
cái gì trật, bỏ.
Trước tiên chuyện mời. Tất cả các nhà tài trợ cho
Liên hoan đều có một số xuất vé mời. Thằng lắm tiền có cả vé mời hai buổi lễ trọng nhất khai và bế mạc,
thằng ít hơn thì chỉ các buổi công chiếu các phim dự liên hoan...Thằng chi lắm nhất còn
được nó tổ chức cho một buổi ăn tối với các sao. Thời buổi thóc cao gạo kém,
Cannes mấy năm nay có tới vài ba buổi tiệc
đêm như thế thay vì chỉ của một nhãn hàng duy nhất như hồi xưa. Nghĩa là một
gói tài trợ, đến mấy thằng chia để chịu.
Thằng tài trợ, nó đem các xuất mời ưu đãi,
chia ra khắp thế giới cho những thằng điện
ko ảnh. Đương nhiên, bắt thằng hãng nhậu bình chọn người đi Cannes cho xứng tầm
danh tiếng nước nhà, nó mà chuyển cho Hội hay Cục Điện ảnh bình chọn hộ, lạy hồn,
thách đứa phóng viên văn hóa nào dám nghĩ tiếp.
Thế nên, mình ủng hộ mấy em gầm cao váy dài, tha thướt
ra thế giới, mát mắt hơn mấy bác vận com lê Tàu ngực đẫy huân chương lụm cụm
trên thảm đỏ.
Ngắm nghía những tấm hình tự chụp nhau bằng máy ảnh
du lịch của sao ta, thoáng chút xót xa. Thương ở chỗ, khách mời loại này, thường
phải vào khán phòng trước bọn sao là khách mời chính thức của BTC Liên hoan ít
nhất ...một tiếng đồng hồ. Ngồi tít tắp phía sau và hầu như các hoạt động bên lề
nặng tính trình diễn váy áo chính thức của LH, không được tham dự.
Công nghệ tổ chức của Cannes siêu hạng. Sao ở lung
tung trong thành phố nhưng hạ cánh xuống thảm đỏ duýt từng phút. Thảm đỏ không
lúc nào vắng và cũng không đạp chân nhau vài ba ẻm. Bên ngoài, cũng không có cảnh
xếp hàng dài dằng dặc chờ đến lân mình được xướng tên như LH cuốc tế Hà nội. Chừng 30 phút, khi sao cuối cùng bước vào là nó tò
te tí khai màn, luôn và ngay, không nói
nhiều.
Giữ đúng chất màu mè riêu cua của bọn quý tộc châu
Âu, Cannes có cả một đội quân trang điểm, váy áo miễn phí của BTC, phục vụ loại
khách mời diệu như quân ta.
Có một điều, nói thể nào cũng bị ném đá, nhưng im lặng
ngứa mồm không gãi được.
Em Phạm Băng Băng, thực ra
cũng chả có phim phiếc gì tham dự sất nhưng đầu ngẩng mặt vênh và cả thế giới
phải like điên đảo. Cái váy ẻm mặc cách nay hai năm, đẹp đến
mức được đưa vào bảo tàng Victoria and Albert bên Anh, nơi
lưu giữ vĩnh viễn những kiệt tác về thời trang của thế giới.
Nó cho thấy, người Tàu coi trọng việc xuất khẩu gái xứ
mình ra thế giới ra sao, nó mang tính biểu tượng quốc gái.
Và, không biết mua bán mặc cả hớ hênh hay thế nào, mà cái váy ấy
chỉ ngang giá với cái em Lí Kì Kì mặc bữa rày.