1.
Khảo sát này được thực hiện ở lớp
12A1 trường THPT Hương Sơn, kết quả gồm 6 ý được thầy Trần Đình Trợ chia sẻ
trên mạng xã hội như sau:
1. Có 45/45 em đi học bằng xe đạp.
Trong đó 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và
không có em nào biết sửa xe.
2. Có 41/45 em thường đi qua sông
suối. Trong đó chỉ 4 em biết bơi. Số còn lại chỉ biết lặn, kiểu lặn "xuống
nước, ba ngày sau mới nổi".
3. Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm.
Trong đó chỉ 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ 5 em thường
xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng rửa bát.
4. Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3
người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình.
5. Có 45/45 em đọc sách (nhưng là
đọc các sách giáo khoa). Trong đó 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ
cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng ký mượn sách thường xuyên tại tủ sách
miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi.
6. Có 45/45 em thường xuyên đi học
thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà
nước.
2.
Entry trước, Beo đã copy từ một bạn,
lên án tư cách người thầy của thầy Trợ khi công bố những câu trả lời của học
trò mình lên mạng xã hội, để cho chúng nhận lại những “phân tích khoa học” hết
sức xúc phạm đến sự thành thật của chúng. (Không thành thật làm sao dám
nói mượn sách thầy nhưng bị bố mẹ cấm nên thôi).
Entry này Beo bình luận về 6 câu
“vọng cổ hòai xích líp” của thầy Trợ.
Nói về lý do làm khảo sát, thầy Trợ
cho biết, gần đây sinh viên học xong thất nghiệp đại trà, các em phải lăn lộn
với cuộc sống và làm những công việc không được đào tạo. Do kỹ năng sống kém,
nên nhiều em không biết ứng phó với hoàn cảnh rồi xảy ra bi kịch.
Trước tiên phải thống nhất với nhau
kĩ năng sống bao gồm những gì, sau đó quy trách nhiệm việc để kĩ năng
sống kém tới mức dẫn đến bi kịch với “nhiều em” thuộc về ai, gia đình,
nhà trường, hay đảng và nhà nước.
Kĩ năng sống bao gồm: 1. Những hiểu
biết để tự vệ khi gặp thiên tai (hỏa họan, lũ lụt, động đất…) và nhân tai (cướp
giật, hãm hiếp, tai nạn giao thông…); 2. Khả năng tồn tại trong cộng đồng. Kĩ
năng 2 này là chính yếu.
Về kĩ năng thứ nhất. Cần và buộc
phải phải phân biệt giữa cái cần thiết và không cần thiết. Cái gì có thể phù
hợp với hiện tại nhưng trong tương lai gần, nó không còn cần thiết nữa. Cái gì
cũng bắt học trò biết tất để rồi quy kết đứa này có kĩ năng đứa kia không, là
phi khoa học và phi…giáo dục.
Kĩ năng này thuộc về giáo dục gia
đình và tự thân đứa trẻ phải tích lũy thành kinh nghiệm cho mình.
Ngược lại, các kĩ năng để tồn tại
trong cộng đồng chủ yếu tiếp nhận từ nhà trường.
Nhà trường, phải dạy cho chúng phương
cách đúng đắn nhất để sống trong cộng đồng. Ví như, muốn làm từ thiện
thì có những cách thế này thế kia; Nếu muốn từ 1 đồng sinh lãi ra 10 đồng thì
có những cách thế kia thế này; Lúc nào cần tôn trọng đám đông lúc nào cần cương
quyết bảo vệ ý kiến riêng; Muốn nhận được sự kính trọng hay yêu thương, cần
phải hội đủ các bước lần lượt a b c d…
Bất hạnh hay may mắn lớn nhất trong
đời một con người, phụ thuộc rất lớn vào những kỹ năng sống như thế. Một xã hội
văn minh hay không, phụ thuộc vào số người có kĩ năng giao tiếp cộng
đồng có giáo dục nhiều hay ít.
Còn tiếp