Vụ
án oan Nguyễn Thanh Chấn tưởng như đã tới hồi kết. Nhưng những thông tin tường
thuật phiên toà xét xử vụ giết người của Lý Nguyễn Chung khiến cho tôi có cảm giác hình như vụ án chưa thể
dừng lại. Đúng như ông bà ta thường nói "30 chưa phải là tết".
1.
Trong
phiên toà này, dư luận rất quan tâm tới nhân chứng mới xuất hiên là bà Nguyễn Thị
Thu Hà. Thực ra lời khai của bà Hà trước Toà chưa đáng tin cậy bởi không có
bằng chứng cụ thể nào nhưng có nhiều điều rất đáng suy nghĩ. Thứ nhất, tại sao bà Hà lại tự nguyện đứng ra làm
chứng lật lại một vụ án giết người khi mà hung thủ đã đứng ra nhận tội?
Động cơ nào, lương tâm, trách nhiệm công dân hay thù hằn cá nhân? Thứ hai, nếu bà Hà khai đúng thì được gì, phải chăng
chỉ được tiếng thơm "gió thoảng mây bay", đổi lại là phải đối mặt với
nguy hiểm bởi sự hận thù của các thế lực muốn vụ án đi theo sắp đặt của họ. Còn
như khai sai thì hậu quả cũng rất khó
lường, không những bị cả xã hội chê cười, bưới móc, xỉa sói mà còn có thể
phải lãnh sự trừng phạt của pháp luật. Xét cho cùng, đằng nào bà Hà cũng thiệt
nhưng bà vẫn làm. Lý giải ra sao về vấn đề này?
2.
Gác
qua chuyện bà Hà, không có chuyện này thì vụ án còn lắm chuyện phải bàn.
Tại
toà, bị cáo Chung tỏ ra rất bình tĩnh, tự tin khai mình là hung thủ duy nhất.
Chung khai mang sẵn con dao trong người, thấy nạn nhân có tiền nên nảy sinh ý
định giết người để cướp. Chung không chỉ đâm nạn nhân mười mấy nhát mà còn đuổi
theo túm tóc nạn nhân rồi đập đầu xuống đất, nhúng đầu nạn nhân xuống nước, lấy
gối đè lên mặt... Lúc gây án Chung mới 14 tuổi, một thằng bé nhà quê chừng ấy
tuổi có đủ lực, đủ ý thức, đủ ý chí để thực hiện hành vi giết người một cách
chuyên nghiệp như vậy?
Câu
hỏi cần đặt ra là lúc đó Chung cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu, nạn nhân cũng cao
bao nhiêu, nặng bao nhiêu mà Chung có thể giết nạn nhân quá dễ dàng? Nên nhớ
những người buôn bán ở nông thôn thường là "thứ dữ", hiền lành khó
làm nghề này. Dù thế nào đi nữa, nạn nhân cũng có phản kháng, không chịu bó tay
để cho một thằng bé mới 14 tuổi tha hồ đâm chém, đánh đập, nhất là lúc phải đối
mặt với cái sống cái chết.
Đánh
giá qua khía cạnh tâm lý cũng rất khó hiểu việc Chung ra tự thú khi vụ án đã
kết thúc sau 10 năm, hung thủ đã bị bắt và bị kết án, không còn bị áp lực bức
bách bởi sự truy đuổi của cơ quan pháp luật. Có đúng là do lương tâm cắn rứt?
Rất khó tin. Theo những gì thể hiện tại toà, mới 14 tuổi mà Chung đã rất hung
dữ, sau vụ giết người Chung còn hăm doạ giết người thân vì không cho mượn tiền.
Môt con người vốn có bản năng như vậy thì câu chuyện cắn rứt lương tâm cũng có
thể có nhưng thật sự là khó như "đi lên giời".
Người
đời thường nói "hổ dữ không ăn thịt
con". Tuy nhiên trong vụ án này lại nảy ra cái chuyện người thân của
Chung chỉ chăm chăm quy tội cho Chung. Tai sao thế nhỉ? Vì cái gì mà họ lại làm
trái với luân thường đạo lý?
3.
Tất
cả những điều nêu trên cũng là nhưng vấn đề cần được giải quyết bằng khám
nghiệm hiện trường, thực nghiêm lại hành vi giết người của Chung, bằng so sánh
khám nghiệm tử thi, thu hồi vật chứng (nhất là con dao), đối chiếu lại hồ sơ
của bản án cũ và cả việc lý giải về tâm sinh lý. Đáng tiếc là cho tới giờ những
điều này chưa đươc đặt ra mổ xẻ trước toà, nếu có thì cũng rất lớt phớt, mờ
mịt.
LÊ THANH TÂM