Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

3 ĐỘT CỦA BEO

*** Sáng nay, Beo đã tự kính
phục mình quá đỗi khi đọc bằng hết hai trang dày cứng chữ về 3 khâu đột phá chiến
lược, đăng trên hầu hết các báo.


Tuổi trẻ, chí ít còn tôn
trọng bạn đọc bằng cách rút tít phụ, thêm ảnh, chêm box. Thanh niên làm một lèo,
như thí cô hồn.


Mượn chữ của bạn EURO. Đọc,
chả hiểu mẹ.


Thừa dẫn giải ý nghĩa mà
thiếu mục đích sẽ đến. Và, không biết đếm kiểu gì ra 3 bởi nếu rút tít phụ như
TT thì tới 5 đột, không phải 3.


5 hay 3, vẫn chỉ loay hoay
với phát triển cơ sở hạ tầng (bao gồm cả con người). Không tìm thấy gì mang
tính đột phá.


Suốt sáng cứ so sánh ngầm với
thông điệp liên bang đầu năm của Tổng thống Mỹ. Chả dây gì đến mình mà năm nào
cũng ngóc cổ chờ nghe, nghe xong tấm tắc đứt lưỡi mấy ngày sau.


*** Nếu cho Beo chọn 3 đột,
kiểu như một nhiệm kỳ thủ tướng, lần lượt Beo sẽ chọn làm thế này.


Đột đầu tiên, thay đổi tận
gốc rễ  nền giáo dục. Giáo dục các bậc hiện
nay có xuất phát điểm theo mô hình của Pháp. Méo mó dị dạng dần dần theo mỗi
trào lưu đổi mới. Không cần phải tốn kém nghiên cứu phát minh thử nghiệm mà
công khai copy một mẫu hình nào đó đang được cho là hiệu quả và tân tiến nhất
trên thế giới, áp đặt vào.


Beo cũng cho sáp nhập  văn hóa chung vào với giáo dục. Lâu nay,
người được chọn đứng đầu ngành văn hóa không phải do tầm vóc văn hóa của ông ta
thế nên, ngành văn hóa giờ đây dường như chỉ thu gọn trong phạm vi quản lí
(không xong) 7 môn nghệ thuật. Sáp nhập vào thì việc định vị ra các giá trị
sống mới của một thế hệ người, từ đó thiết lập ra các giá trị văn hóa cộng đồng
mới, sẽ cụ thể và thực dụng hơn. Nói như ông bà, dạy con từ thuở còn thơ. Từ bé 
nó được dạy phụ nữ vòng một 90 phân là đẹp thì lớn lên, có đi làm báo văn
nghệ không  trợn lòi tròng hú hét mỗi khi
thấy ti em diễn viên.


Đột thứ hai, xác định lại hướng
phát triển, thay vì công nghiệp là nông nghiệp. Rừng vàng, biển bạc, đất phì
nhiêu, không tốn quá nhiều vốn liếng như định hướng phát triển thành một nước
công nghiệp hiện đại vì, các thế mạnh đều sẵn có.


Một định hướng, thực hiện đã hơn
ba mươi năm chưa thành công, mà không chuyển đổi. Vẫn lời ông bà, gọi là cố đấm ăn xôi.


Đột cuối, chuyển đổi công
năng nhà nước, từ điều hành sang kiến tạo phát triển. Đây là điều duy nhất đáng
gọi là đột phá so với hai đột trên, vì nó thay đổi tận gốc tư duy chọn người lãnh
đạo đất nước, từ gia đình trị (phân chia
vùng miền, sự kế thừa tuổi tác…suy cho cùng cũng là hình thức của gia đình trị)
sang kỹ trị. Đây cũng là nền tảng cơ bản để xoá bỏ cơ chế  hành chính cồng kềnh  lỗi thời hiện hành.


*** Chỉ còn  hơn 4 năm nữa, ông Nghìn cân không đủ thời
gian thực hiện bất cứ đột phá nào  đến đầu đến đũa. Trừ khi, được Hitler
nhập hồn.