Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

Copy từ diễn đàn vanhoathethao.net

Dời đố ơ, dời đố ơ!
1. Anh chàng rống lên câu hát này đội một cái khăn xếp nhiều tầng
mầu trắng với độ cao cỡ hơn gang tay người lớn khiến nó giống như chiếc khăn
hay ngự trên đầu dân Hồi giáo, áo trắng vằn vện một đường cong cong màu vàng
với ngụ ý rõ ràng để người ta nhớ tới hình tượng con rồng, chân đi giày tây màu
đen. Bài hát nửa ngâm thơ nửa xẩm trong tiếng trống lùng tùng đã mở đầu cho
buổi khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long, tổ chức tại vườn hoa Indira Gandi
(cũ), dưới chân tượng vua Lý – bức tượng ăn mặc chẳng khác gì nhân vật Tam Quốc
nhưng không hiểu vì sao chưa bị các nhà phê bình dõng dạc lên tiếng đòi đập đi.
2. Quan sát trên tivi, trời Hà Nội có vẻ âm u, không thấy mây
trắng bồng bềnh. Thời tiết chừng như oi ả vì quan khách và người tham gia phía
dưới quạt phành phạch. Việc chuẩn bị đối phó với mưa nắng rõ ràng là chu đáo,
ai ai cũng có sẵn một chiếc quạt cá nhân (hoặc đó là đạo cụ để trình diễn múa
tập thể ở các màn diễn sau này cũng nên). Bài hát thơ xẩm kết thúc, thời may cô
ca sỹ hát bài Người Hà Nội tiếp theo có giọng của “dân opera”. Lâu lắm rồi mới
nghe một ca sỹ hát bài hát ấy với giọng Hà Nội, không suỵt soạt sờ soạng chờ
trờ giả giọng miền Nam
lai Bắc. Vậy là cảnh Lý Công Uẩn với chiếu dời đô được nối ngay với hình ảnh
các chiến sỹ ôm bom ba càng. Lịch sử tái hiện bằng ca khúc trên sân khấu đã bị
hổng mất gần ngàn năm. Nhưng không sao, sử ta nó vậy
3. Bài hát tiếp theo là Nhớ Hà Nội của Hoàng Hiệp. Vẫn một ca sỹ
giọng Hà Nội, rõ lời. Tuyệt! Trong con mắt của tôi, Người Hà Nội là bài của thế
hệ cha mẹ mình, còn Nhớ Hà Nội chính là bài hát dành cho thế hệ tôi, cùng với
Hà Nội ơi một trái tim hồng, Bài ca Hà Nội ... Có những bài nổi tiếng, của nhạc
sỹ nổi tiếng mà tôi hâm mộ, như bài Hà Nội mùa thu của Trịnh Công Sơn chẳng
hạn, nếu nghe tinh thì đó không phải là bài được một người từng sống ở Hà Nội
sáng tác, thế nên nó đẹp nhưng có nhiều chi tiết phi lý và không gần gũi. Giời
ạ, giờ mới để ý ca sỹ hát bài Nhớ Hà Nội là Hồng Nhung. Thảo nào, bài tủ của
cô, tuy không còn chất hoang dã như hồi mới hát. Hồng Nhung hát kiểu Sài Gòn
showbiz đã mười mấy năm, nhưng rõ ràng cô vẫn có thể hát một cách tử tế theo
giọng Hà Nội
4. Trước buổi ca nhạc này, bà đại diện cho Unesco đã trân trọng
trao cho ông Chủ tịch Hà Nội bằng công nhận di sản thé giới của Unesco cho Hoàng
thành Hà Nội. Trong phát biểu ngắn của mình, bà cho rằng mọi người cần gìn giữ
những di sản ấy, để sau này kể cho con cháu, rồi đến lượt mình, họ sẽ kể cho
con cháu họ. Để ví dụ, bà nói rằng chẳng hạn như chúng ta sẽ kể cho con cháu về
bức tượng vua Lý đang ngự đằng sau tôi đây. Nghe tới đoạn ấy, suýt sặc!
5. Bài tiếp theo là Ca ngợi Tổ Quốc với bộ tam cũ kỹ Trọng Tấn,
Việt Hoàn, Đăng Dương, dĩ nhiên là hay. Ca sỹ được đào tạo bài bản có khác. May
mà không như bóng đá, thỉnh thoảng lại có cầu thủ chấn thương như anh Công
Vinh, các ca sỹ chạy show chỉ mất giọng tạm thời. Với đẳng cấp nhạc viện, ca sỹ
bị cúm hát vẫn “sâu” hơn ca sỹ thị trường kiểu Đàm Vĩnh Hưng hay Phương Thanh.
Bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng đã kết thúc lễ khai mạc
Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Giản dị, nghèo nàn thiếu thốn nhưng ấm cúng cây nhà
lá vườn, đó là cảm nhận sơ khởi về buổi lễ này


Lai thai duong


  Sáng nay đúng 6:15 trời bắt
đầu mưa rào, may mà về sau tạnh bớt, nhưng cũng âm u lắm chứ không rực rỡ mùa
thu như mong muốn, nói chung phải đem thằng có "công năng đặc dị" ra
làm thịt, toàn phán như đúng rồi cứ làm như ngăn mưa dễ lắm!
Những khuôn mặt hớn hở vô thức, ôi những khuôn mặt...


Tomca


 Nhiều
người chọn cách ngồi quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm để mừng Hà Nội 1000 tuổi.


http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.as...01962&CatId=23
Vỡ mẹ nó bụng mất!!!!!

Rị
nhân đi uống bia, mát xa để nạp năng lượng hô phong hoán vũ, 2 ông bà mù dở
cũng "hướng về lễ nhớn". Bây giờ lại thêm kiểu ngồi để mừng Hà Lội 1k
tuổi!!!!


MyBe