Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

ANH DOANH VÀ ANH TÂY

Anh Doanh là chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh. Giống cựu nghị Thuyết rất hay lên báo. Hơn cái, Doanh chỉ nói về một lĩnh vực chuyên sâu, không như Thuyết, báo chí cứ cần xoi móc chọc ngoáy bất cứ cái gì, Thuyết cho thuê mồm luôn.
Anh Tây là công ty BMI của Anh, chuyên phân tích các rủi ro quốc gia về nhiều lĩnh vực. Dĩ nhiên, anh Tây không bỏ sức bỏ của ra để làm các báo cáo cho  những đứa như Thị Beo quởn việc đọc chùa. Sống khỏe hơn hai chục năm nay, hẳn các dữ liệu của anh ý có mức độ khả tín không hề thấp.
Anh Doanh phát biểu ở đây:   http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/06/lam-phat-giam-do-suc-mua-cua-nguoi-dan-kiet-que/.
(Chữ in nghiêng là của anh Doanh)
Beo so sánh sự sai biệt giữa hai anh, thấy nó thế này:
***
Các siêu thị báo cáo giảm doanh số -30%, còn tiểu thương thì đóng cửa sạp trong chợ.
Bỏ qua chi tiết có thể do lỗi kĩ thuật (giảm âm 30, tức là tăng), vì không thấy anh Doanh dẫn nguồn báo cáo từ đâu nên không bình. Các con số của anh Tây cho thấy, ví dụ hàng điện máy, lượng tiêu thụ trong quý 1/2012 tăng 12% so với cùng kì năm ngoái.
Có thể  gúgồ thêm trên web công ty Masan, hàng thực phẩm của công ty này quý 1 lượng tiêu thụ tăng 26,2%. Vianamilk và một vài công ty thực phẩm chế biến khác, có con số tăng tương tự.
Còn con số của Thị Beo: sáng chủ nhật rồi xếp hàng gần nửa tiếng mới đến lượt tính tiền tại siêu thị Coopmark Nguyễn Đình Chiểu. Kiệt quệ mà còn thế, phát triển không biết sức mua dân ta  tới đâu.
***
một điều đáng chú ý là những mặt hàng xa xỉ như ôtô hạng sang trong mấy tháng gần đây vẫn tăng. Điều này chứng tỏ tầng lớp giàu sang có thể vẫn tiếp tục giàu lên hoặc không bị ảnh hưởng gì bởi suy giảm kinh
tế như đại đa số dân cư.
Beo cho rằng nhận định  như trên là cảm tính khi không dẫn nguồn điều
tra (điều không được phép với một người làm phân tích kinh tế) vì hoàn toàn có thể bẻ ngược lại: hàng xa xỉ tăng chứng tỏ tầng lớp nghèo đã giàu lên.
các biện pháp hỗ trợ nhằm vào những doanh nghiệp đang hoạt động chứ chưa giúp hồi phục được những đơn vị đã đóng cửa.
Đóng cửa và phá sản là hai khái niệm khác nhau một trời một vực. Đã đóng cửa thì chỉ còn mỗi cái nhân phẩm may ra cần hồi phục.  Beo nghi rằng nhầm lẫn ấu trĩ đến mức này có thể do lỗi phóng viên ghi sai ý còn không, thì bó toàn thân chấm vi en với chuyên gia kinh thế.
Chỉ riêng có ngành điện khả quan vì doanh nghiệp "chết" nhiều, sản xuất khó khăn nên lượng tiêu thụ điện không còn căng thẳng
 Khả quan, theo thiển ý của Beo, tức là nguồn thu  khấm khá lên. Lượng
tiêu thụ giảm mà ngành điện lại khả quan, có ai hiểu anh Doanh đang dạy gì không, trời!