Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

VƯƠNG QUỐC LIÊN HIỆP ANH: HÀNH PHÁP, LẬP PHÁP VÀ TƯ PHÁP

(Viết riêng cho bạn Cấn Đình Việt)
United Kingdom, mặc dù trong tên có chữ United (hợp chủng) như United States (Hợp chủng quốc Hoa Kì), nhưng chữ United ở đây mang một ý nghĩa Hành pháp hòan tòan khác. UK, ngược lại với United States, Germany, Australia… (đều là Liên Bang),  là một nhà nước tập quyền trung ương. Tức tuy hình thức Scotland, Wales hay Bắc Ireland đều được công nhận là các nước độc lập, trên thực tế họ chỉ “độc lập” về mặt quyền lực mềm.
1. Hành pháp
Về thể chế chính trị, quan trọng nhất là Hành pháp. Trong UK, Britain (hay Anh như thường gọi) nắm tòan bộ quyền này. Scotland, Wales và Bắc Ireland được quyền tự bầu ra các nghị sĩ đại diện cho chính họ, nhưng các nghị sĩ này, bản thân họ hoặc là đã nằm trong một đảng có sẵn của Anh (đảng Lao động và đảng Dân chủ là 2 ví dụ điển hình), hoặc họ có quyền tự lập đảng mang tính chất “quốc gia” riêng, nhưng vì chế độ Nghị viện của Anh, các đảng nhỏ này luôn luôn mang lá phiếu thiểu số và do đó cũng phải liên minh/lệ thuộc vào các đảng lớn của Anh.
Vậy nên, tuy Scotland có văn hóa, lịch sử riêng, cũng như trên danh nghĩa có hệ thống chính trị riêng, trên thực tế, Scots hoàn tòan không khác gì Đà Nẵng nếu quy chiếu sang hệ thống của Việt ta.
2. Lập pháp
Quyền lập pháp gắn mật thiết trong quan hệ cộng sinh với quyền Hành pháp, do đó, mặc dù Scotland, Wales và Bắc Ireland có quyền trưng cầu dân ý, quyền kiến nghị và quyền biểu quyết sửa đổi Hiến Pháp, nhưng quyền này thực tế  chỉ với tới mức “đề nghị”.
3. Tư pháp
Tư pháp là lĩnh vực duy nhất thỏa mãn sự mong đợi ở cái tên của nó, tuy nhiên điều này phần lớn cũng phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt của hệ thống tư pháp Anh.
Nếu như trong hệ thống luật dân sự (Việt Nam hay Pháp là ví dụ điển hình), tòa án phải xét xử theo một bộ Luật được viết ra bởi hệ thống Lập pháp, nước Anh còn có bộ “Luật tiền lệ” của các tòa án đời trước và sử dụng khá thông dụng.
Chính nhờ điều này mà Tư pháp của Scotland, Wales và Bắc Ireland được phép tự tạo nên tiền lệ riêng phù hợp với hòan cảnh, văn hóa và lịch sử của họ. Tuy nhiên, sau khi UK gia nhập Liên minh châu Âu, UK  bị áp lực phải thực thi các  luật dân sự cơ bản của tổ chức này khiến bộ Luật tiền lệ của Scotland, Wales và Bắc Ireland bị thu hẹp đi đáng kể.