Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

ĐỘC HÀNH ĐÊM



Trước, cho ngày thêm dài, bay đêm. Giờ, thời gian là của mình, vẫn bay đêm. Bỏ lại sau lưng luôn là những nỗi nhớ.
Nhớ Giai xinh Gái đẹp, nhớ Ba Mẹ, nhớ chồng, đa mang thêm nỗi nhớ người đàn ông không đáng nhớ.
Đôi khi nhớ cả tiếng lá dưới chân hay con Chinchila tinh quái trong trò chơi trốn tìm mà nó luôn thua cuộc.
Giai xinh bảo, mammy một mình bao năm qua cửa kiểm soát an ninh là hình ảnh buồn nhất đời con.
Gái đẹp bảo, ngày bé con mơ thành người đàn bà như mẹ, can đảm chèo lái cuộc đời.
Một mình.
Nay con cầu mong sự xớt chia đắng cay từ người đàn ông của mẹ.
Con lớn thật rồi. Và mẹ vẫn đi những chuyến độc hành đêm.

CHUYỆN ANH HẠNH –tiếp



Trước khi kể tiếp câu chuyện, Beo trả lời một bạn có nick Giai Thanh, inbox thế này: Việc TMH dùng báo chí đánh HTH ở Thanh Hóa ngay sau ĐH6 là do Sáu Búa chỉ đạo, thực chất TMH chỉ là tay sai hồng vệ binh (theo một nghĩa nào đó) trong âm mưu chính trị của Lê Đức Thọ mà thôi! Theo em được biết thì HTH cũng bị oan sai, hiện còn đầy tư liệu về việc đó, có liên quan tới các bút tích viết tay của Lê Đức Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Lê Huy Ngọ,...
Beo, tuy không một ngày làm ở TTT nhưng biết khá rõ, biết không thua gì người trong cuộc trong vụ HT Hòa, trả lời bạn thế này: tất cả những vụ đình đám nhất của làng báo, nhân danh chống tiêu cực, liên quan đến các nhân vật chính trị thì, hoặc vô tư làm hồng vệ binh hoặc chủ đích làm tay sai cho những âm mưu chính trị, và “chiến thắng” là vì vậy.
Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy trong vụ án Trương Văn Cam không nằm ngoài “định luật” Beo đúc kết cho bạn trên.

3. Anh Hạnh, trong lần trả lời phỏng vấn (duy nhất-với Đoàn Quang, TBT báo Tiếng nói Việt nam) cho đến nay sau 10 năm, đã nói Nhân tình, thế thái và xã hội đã nhiều đổi thay. Có những thời điểm, con người không những chỉ cần phải im lặng mà còn cần phải biết cách im lặng thế nào, và có những điều phải im lặng đến suốt đời.
Trong cả một trang phỏng vấn dài, Trần Mai Hạnh chỉ chịu nói duy nhất một chi tiết đến nỗi oan khiên của mình:
Tháng 7/2011 khi tìm lại được Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng và Giấy giới thiệu công tác của tôi do đích thân đồng chí Hồ Hữu Phước, Bí thư Đặc khu ủy Quảng Nam - Đà Nẵng ký ngày 7/12/1969 gửi Bộ biên tập Việt Nam Thông tấn xã được lưu giữ và bao quản vĩnh viễn tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, tôi đã chạy thẳng tới báo cáo ông Đỗ Phượng- nguyên TGĐ TTXVN và ông Đinh Trọng Quyền, Bí thư chi bộ đảng Tổ phóng viên VNTT tại chiến trường Quảng Đà thời ấy. Ông Quyền là người giới thiệu và đọc quyết định kết nạp tôi vào Đảng. Ông Đỗ Phượng, ông Đinh Trọng Quyền đã ôm tôi rất chặt, những giọt nước mắt tôi tưởng mình không bao giờ khóc được nữa đã lặng lẽ rơi.
Đây là bằng chứng cực kì quan trọng phản bác lại tội danh B quay mà báo chí ngày ấy làm nhục Trần Mai Hạnh. (Beo đang thuyết phục anh Hạnh cho chụp hình vật chứng này rồi sẽ viết cụ th ở mục 4). Tội danh thứ hai là nhận hối lộ.
Sự thật thế nào và báo chí ngày ấy đã cùng với hệ thống tư pháp bỏ tù Trần Mai Hạnh ra sao?
4.