Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

RÁC MỸ

*** Tầm cuối tháng này, khắp các
thành phố trong Silicon Valey có thể thấy trước cửa nhiều nhà, chất đống  đồ cũ (cũ - không phải phế thải) như bàn ghế
nệm tủ TV lò nướng…chủ nhà bỏ đi để thay mới. Tiếc của nhất là nôi và xe đạp
trẻ con, nhiều cái còn mới tinh.


Lác đác thấy có người chạy xe
đi lượm. Thường là phụ nữ và già, cỡ ...Beo.


Nghèo, có thể trang bị  nguyên căn nhà trong dịp này mà không tốn một
xu cho bọn chuyên bán đồ nội thất IKEA.


Sau chừng 5/7 ngày, một sáng
ngủ dậy, xe rác đã dọn sạch bách.


*** Beo quen một ông chủ  của hàng loạt các shop bán rượu và đồ uống.
Ông này gốc Tàu và có chiêu kinh doanh khá độc, chuyên thửa các loại gần hết
date với giá  cực rẻ và dĩ nhiên, bán ra
cũng rẻ không kém. Một bình nước cam loại 1 gallon (quãng gần 4 lít) trong siêu
thị 23USD thì cửa hàng ông chỉ 5USD và ông bảo, đã lãi gần…4USD trong đó. Hay
một lốc CocaCola 6 lon, giá ở đây chưa đến 1 USD.


Vào đúng ngày hết date, nếu
không tiêu thụ hết, ông phải loại khỏi kệ tắp lự.


Xuất thân nghèo khó, trước khi
đổ bỏ, ông cho nhân viên xếp vào các bao nilon nhỏ để người đi lượm lại tiện
xách về.


*** Có lẽ người ăn xin ở New York chỉ  đứng sau…Sài gòn. Chập choạng tối rất ngại
xuống tàu điện ngầm vì các chiếu nghỉ cầu thang đầy người vô gia cư. Rác thực
phẩm từ siêu thị, giống như của ông chủ người Tàu trên, New York mới thực sự bố chúa sơn lâm. Nhiều
nhất là bánh kẹo, nước trái cây…


Người đi lượm rất đông, thậm
chí còn xếp hàng vì  đường đổ rác  thường nhỏ. Beo từng lượm được một hộp
Chocolat, đồ bên trong đã đổ mốc nhưng cái vỏ tuyệt đẹp, về đựng kim chỉ cực
xinh.

Một góc chợ trời ở San Jose. Vào đây chỉ cần
3 chục đô, người nghèo hết rách rưới, thậm chí (người Việt) không  lo hèn kém khi ra đường.

***  Nước Mỹ có nhiều  cấp độ siêu thị, Walmart thấp nhất, 99% hàng
hóa là đồ Tàu, 1% còn lại sản xuất ở…Việt nam. Một số thành phố  không cho phép mở Walmart để giữ chuẩn mực
sống cao.


Sai lầm lớn nhất của khách du
lịch Việt khi qua Mỹ là đâm đầu vào Walmart. Hàng hóa trong hệ thống siêu thị
này tính ra đắt hơn ở Việt nam rất nhiều. 
Một cái quần lửng quãng 15 USD, y chang thế vào chợ Bến thành không quá
70 ngàn.


Cái rẻ nhất lại nằm chính ở
chỗ tưởng đắt. Với 70 USD đã có thể mua một cái váy hàng hiệu rất đẹp trong hệ
thống Macy. Chưa kể, chịu khó lục lạo trong Outlet, nơi chuyên bán hàng hiệu bị
lỗi hoặc thanh lí do trái mùa, rất dễ nhặt được đồ cao cấp, độc bản, giá chỉ
vài ba chục đô.


Thi thoảng, Beo bắt gặp những
đồ vài ba chục ấy trong Diamond, không cái nào dưới 6 triệu. Giày Aldo, đôi trong Vincom
đề giá 4,2tr mua tại Mỹ chỉ…47USD, tức chưa đến 1tr.


Có một chuyện buồn cười. Gái
đẹp, người kiệm chi nhất nhà, từng xếp hàng 3 tiếng chỉ để mua món đồ rẻ hơn  vài đô  nhưng  lại thề không bao giờ bước chân vào Walmart. Lí
do: Gái đẹp nghe một bà cụ chẵn 70 làm nơi quầy tính tiền than thở, phải làm ca
tối lạnh ngăn ngắt thì lương mới được 9 đô/giờ chứ ca ngày chỉ 7 đô.


Đả đảo bọn bóc lột. Một lí do
chính trị hết sức.


<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->



<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

NHẮN BẠN

Nhóm bạn học thời Minsk.

Một cháu thực tập sinh.

Một phó phòng tín dụng nay chuyển nghề.

Một nhân viên nay định cư ở Úc.

Thảy đều trông mong Beo, có cách gì nhắn cho Bạn những lời (nguyên văn) sau:

Hải ơi, anh em hiểu và thương Hải lắm. Mọi trân quý dành cho Hải không gì có thể suy suyển. Mong Hải và cha già, vợ trẻ của Hải  bình tâm đi qua giông bão.

Chiều nay, là đúng hai tháng rưỡi.