Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

ĐIỆN HỘT NHƯN

*** Diễn đạt một cách nôm na về
thủy điện, nó là thế này:


Tất cả những vị trí thuận lợi
nhất, của tất cả các con sông trên toàn quốc để làm nhà máy thủy điện, đều đã
được be bờ đắp đập làm cả.


Vì địa thế thuận lợi nên chi
phí đầu tư thấp, kéo nhiều thứ thấp theo. 1kwh chi phí hết 1 đồng và 10 năm thì
thu hồi xong vốn.


Hết nạc vạc đến xương. Giờ
đây người ta phải xây cất nhà máy công suất nhỏ xíu 3-5 mv và ở những nơi, để
làm ra 1kwh chi phí tới 10 đồng. Chưa kể dẫn theo hàng chục hệ lụy lâu dài về
môi trường, về dân sinh….


Đây cũng là nguyên nhân chính
dẫn tới việc tăng giá bán điện lâu nay. Các nguyên nhân vẫn tuyên truyền, thực
tế chỉ là phụ.


Không ít đại gia thầu thủy
điện ôm cũng dở xoay xở cũng khó như Tân tạo của bà Hoàng Yến, HAGL của bầu Đức….
khi chi phí đầu tư đội lên mà giá bán điện bị không chế.


Mà không khống chế, để tư
nhân làm giá điện như một vài tờ báo đang cổ vũ, võ đoán mấy cũng thấy ít nhất
nửa dân chúng Việt quay lại thời hồng hoang đốt bùi nhùi lấy ánh sáng.


Và rồi,  ngay cả xương, thì cũng đến lúc hết, vì cũng
chỉ ngần ấy con sông.


Nhiệt điện, nguồn nguyên liệu
than và xăng không phải là vô tận nếu không muốn nói, đang cạn kiệt.


Lấy gì bù đắp lượng điện
thiếu hụt, nếu không xây nhà máy điện hạt nhân.


Có một con số rất hấp dẫn thế
này: cùng  1 suất đầu tư 1676 USD/kwh,
giá bán của điện hạt nhân là 3.5 xu, điện than là 4.3 và điện xăng là 5.0


*** Mình khinh cựu nghị
Thuyết bởi, những điều kể  trên Thuyết
biết không? Ngồi chai đít cuốc hội chả nhẽ không biết. Nhưng nếu không chống
đối, không đi ngược số đông (mà số đông này lại trùng khớp với lợi ích đất
nước) làm sao Thuyết giữ danh người hùng chuyên chửi để đám lá cải xưng tụng.


Còn nếu nhận thức thật của
Thuyết chỉ đến thế, thì nhục quá.


Với điện hột nhưn, Thuyết và đồng chí hải ngoại của Thuyết có muốn
kích động dân, cũng muộn mất rồi.


Chính  phủ lần này làm tuyên truyền khá bài bản và
cẩn thận. Riêng cái đoạn cho hàng đoàn nông dân sang Nhật tham quan, trăm nghe
không bằng một thấy, nhát ma họ hơi bị khó. Mang chuyện nước Nhật đóng cửa điện
hột nhưn ra dọa, họ đủ trình vặn lại: So với sóng thần động đất, số người chết
vì sự cố nhà máy điện là bao nhiêu? Đóng cửa hột nhưn, Nhật bản có bị mất cân
đối cung cầu điện hay nó dư điện rồi, đóng bớt ngừa thiên tai? Và thiên tai cỡ
chao đảo được nhà máy điện hột nhưn, liệu có xảy ra đều đều  năm mấy bận, ở Việt nam?

THƠ VÀ CẢM GIÁC NHỤC THỂ

Mình bẩm sinh
không dại trai, một Lão í đủ dùng để giải trí hai chục năm chưa có ý thay khẩu
vị. Chỉ chết lăn lóc vì mấy đứa làm thơ.


Không nhớ chính
xác tập Gửi VB của Phan Thị Vàng Anh
in khi nào, nhưng nhớ như in cảm giác thốn vào ngực gai hết người khi đọc những
dòng  thơ sắc lạnh, tinh tế đến mức như
dùng kính hiển vi soi rọi vào từng lỗ chân lông cảm giác. Gửi VB mỏng dính mà đọc cũng đến mấy lần mới xong bởi phải gập vội
lại khi đọc đến những bài như Tân hôn
hay Về nhà. Hôm trước Tết nhân dọn tủ
sách, ngồi đọc lại vẫn thấy nôn nao hay, như những lần đầu.


Thằng Hà Cao có
hàng chùm thơ từ hay tới cực hay về thân phận đàn bà, nhất là về các cô gái
điếm. Một vài bài đọc chảy nước mắt. Mình tán tỉnh nó cho in suốt, dễ cũng đến
7/8 lần, không hiểu sao nó toàn chối thẳng thừng.


Có một loại thơ,
cũng tạo cảm giác nhục thể, nhưng 
buồn nôn ói  từ sự bỉ ổi của tư cách
những thằng viết ra. Ví dụ  
RẤT SINH ĐỘNG Ở ĐÂY.


Lang thang trên mạng, đôi khi
vớ được những bài thơ rất dễ chịu, tưởng thô mộc hoá ra không. Như cái thằng
lừa tình trong bài này, ẩn sau những câu chữ Sở khanh  có thể nhìn thấy hàng nước mắt chảy vào trong
của nó.


Khóc được thế, khó bỏ mẹ.


 


Thôi em đừng buồn
nữa
Chuyện đã có gì đâu
Hết thương, thì giải tán
Vấn vương chi nhức đầu.

Em hãy về, bên đó
Lại con bế, con bồng
Và hãy cười, như thể
Ngày nao, bước theo chồng

Chuyện đời mà, đơn giản
Anh – cũng như bao thằng
Đàn ông, thời khốn nạn
Buồn gì, chút gió trăng!

Chiều nay anh về vội
Lòng nhẹ tênh, hẳn rồi
Nhớ gì đâu, tóc rối
Thương gì đâu, xa xôi…


  Nguồn:  http://an-hoang-trung-tuong.blogspot.com/2012/04/liberation-giai-phong.html?commentPage=2