Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

MUỐN NHANH CŨNG PHẢI TỪ TỪ



1.
Trong các sản phẩm văn hoá, phát hiện hàng nhái thời trang dễ nhất và, không thể chối cãi. (Nếu có, chỉ cãi xem ai copy của ai).
Tội đồ duy nhất -nhấn mạnh- là người sử dụng hàng nhái. Bỏ ra 5 ngàn đô để diện cái váy copy, trong khi váy thật  giá chưa bằng 1/2. Theo bạn, ai đáng buồn cười, đáng thương hơn ai?
(Ấy là Beo dùng thông tin báo chí, chứ thâm tâm Beo chả tin tẹo nào cái giá 5/10 ngàn Obama kia).
Có hai khả năng xảy ra.  
1. Nhóm khách hàng cho nhà thiết kế mượn địa vị danh tiếng để quảng bá hàng Việt nam chất lượng không thể tin nổi. Mặc một lần "cho mượn" ấy rồi vứt.
2. Quý vị thành lòng là khách hàng của nhà thiết kế và ko biết hàng nhái.
Khả năng 1. Việc cả một thời gian rất dài "ko biết" hàng ăn cắp bản quyền, vô tư quảng bá, theo Beo là cực kì... thú vị. Họ đại diện cho một tầng lớp đồng tiền đến nhanh hơn văn hoá. Danh tiếng-địa vị, tiền có thể dư sức mua trong giai đoạn xã hội nhâp nhèm các giá trị hiện nay. Dư sức mua, việc gì phải coi trọng, phải giữ gìn. Mất danh tiếng-địa vị này bỏ tiền mua cái khác. 
Riêng phông văn hoá-muốn nhanh cũng phải từ từ. Ko tiền nào sau một đêm ngủ dậy, biến mái ghẹ mái dầu thành phượng thành công được.
Khả năng 2. Beo có câu chuyện thật thế này.
Có lần, Beo lượn chợ Tân định, An đông... thấy bán đầy mẫu áo dài cách tân của nhà tạo mẫu có tiếng. Tốc đến, nói toẹt với chàng, chị thik thế.  Copy em, nó còn giáo dục thẩm mĩ cho công chúng tốt  hơn chán vạn họ tự sáng tạo.
2.
Lần nào Piere Cardin sang VN, Beo đều tìm cách gặp ông cho bằng được, kể cả dùng mưu hèn kế bẩn. 1h với ông bằng hàng ngàn h học về văn hoá, ở cả trường đời và trường lớp.
Khi người truyền bá cái đẹp, truyền bá văn hoá mà vô văn hoá, hay dân dã bảo ăn nói như thằng mất dạy, còn được tung hô, thì muốn nhanh cũng phải từ từ.

Từ từ vá víu cái phông thủng, dùng tạm.

THƯ BÙI CHỦ TỊCH GỬI HỌC SINH


Sắp tới kì thi đại học rồi. Về cơ bản mà nói, học hành tốt sẽ đem lại cho các em cuộc đời tươi sáng hơn. Dĩ nhiên đấy chỉ là điều kiện cần, cuộc đời là một sân chơi khác, áp dụng những quy luật khác nên điều kiện đủ để thành công nó còn mênh mông lắm.
Thật chứ nếu cứ học là thành tỉ phú, thành vĩ nhân thì với số lượng tiến sĩ, thạc sĩ nhiều như lá rụng nước ta, đất nước hoá rồng, hoá hổ hay bét cũng hoá cáo rồi chứ chả cưỡi pet Nhật Tân như giờ.
Không phải ngẫu nhiên và dân tốt nghiệp Harvard, Oxfords, Paris X nào đó ra luôn có những vị thế cao trong xã hội.
Các em đừng nghe lời mấy cha phét lác, nguỵ biện hay bao biện rằng bọn bỏ học đi gây dựng sự nghiệp sẽ thành công.
Vạn anh tiều phu thì chỉ có một anh trở thành anh Đức. Số còn lại vẫn đang ngày đêm đẵn gỗ bán làm củi hay trốn chui, trốn nhủi chở lậu gỗ ra bìa rừng bán vội, bán vàng mà thôi.
Tuy nhiên, học gì thì học nó phải phú hợp với năng lực và sở thích. Các em là người hiểu bản thân nhất chứ không phải bố mẹ các em. Phụ huynh họ rất hay hiểu lầm vì họ chỉ thích hiểu theo ý định của họ vạch trước ra cho cuộc đời các em mà thôi. Kể cả vì trí tuệ tốt, học gì cũng khá ổn thì việc chọn sai sở trường và sở thích sẽ làm cuộc sống sau này trở nên dơ dở, thậm chí là thảm hoạ.
Nếu các em muốn kiếm tiền, đừng chọn làm chính trị hay công chức. Lương của bộ trưởng bây giờ cũng chưa bằng một nửa lương anh đâu. Cán bộ của ta đa số đều không tham nhũng, trong sạch, liêm khiết và sống cuộc đời giản dị, thanh bạch. Số rất ít còn lại sẽ được tổ chức tiến hành phê và tự phê để loại bỏ hết sớm thôi.
Nếu các em kém chịu được nhiệt thì đừng có làm bác sĩ, công an, nhà báo. Anh tin, thậm chí trong số họ vẫn có những người tốt nhưng dân mình chửi quen mồm rồi.
Nếu các em muốn thay đổi thế giới thì hãy chọn ngành điện tử hoặc lập trình bảo mật tại Bách Khoa. Chỉ cần xin được vào BKAV là các em đã có cơ hội khi được làm việc ở nơi sáng tạo ra sản phẩm không thể tin được.
Còn nếu không thi được đại học thì cũng không sao. Còn khối con đường để đi. Y tá cũng không phải là lựa chọn tồi đâu khi sống ở một đất nước đang trong thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chúc các em bình tĩnh và tự tin vào lựa chọn của mình. Chả việc đéo gì mà phải xoắn.

                                                 BY LỌC CHỌN BÙI