1.
Trong các sản phẩm văn hoá, phát hiện hàng nhái thời trang dễ nhất
và, không thể chối cãi. (Nếu có, chỉ cãi xem ai copy của ai).
Tội đồ duy nhất -nhấn mạnh- là người sử dụng
hàng nhái. Bỏ ra 5 ngàn đô để diện cái váy copy, trong khi váy thật
giá chưa bằng 1/2. Theo bạn, ai đáng buồn cười, đáng thương hơn ai?
(Ấy là Beo dùng thông tin báo chí, chứ thâm tâm Beo chả tin tẹo
nào cái giá 5/10 ngàn Obama kia).
Có hai khả năng xảy ra.
1. Nhóm khách hàng cho nhà thiết kế mượn địa vị danh tiếng để quảng
bá hàng Việt nam chất lượng không thể tin nổi. Mặc một lần "cho mượn"
ấy rồi vứt.
2. Quý vị thành lòng là khách hàng của nhà thiết kế và ko biết
hàng nhái.
Khả năng 1. Việc cả một thời gian rất dài "ko biết" hàng
ăn cắp bản quyền, vô tư quảng bá, theo Beo là cực kì... thú vị. Họ đại diện cho
một tầng lớp đồng tiền đến nhanh hơn văn hoá. Danh tiếng-địa vị, tiền có thể dư
sức mua trong giai đoạn xã hội nhâp nhèm các giá trị hiện nay. Dư sức mua, việc gì phải
coi trọng, phải giữ gìn. Mất danh tiếng-địa vị này bỏ tiền mua cái khác.
Riêng phông văn hoá-muốn nhanh cũng phải từ từ. Ko tiền nào sau một
đêm ngủ dậy, biến mái ghẹ mái dầu thành phượng thành công được.
Khả năng 2. Beo có câu chuyện thật thế này.
Có lần, Beo lượn chợ Tân định, An đông... thấy bán đầy mẫu áo dài
cách tân của nhà tạo mẫu có tiếng. Tốc đến, nói toẹt với chàng, chị thik thế. Copy em, nó còn giáo dục thẩm mĩ cho
công chúng tốt hơn chán vạn
họ tự sáng tạo.
2.
Lần nào Piere Cardin sang VN, Beo đều tìm cách gặp ông cho bằng được,
kể cả dùng mưu hèn kế bẩn. 1h với ông
bằng hàng ngàn h học về văn hoá, ở cả trường đời và trường lớp.
Khi người truyền bá cái đẹp, truyền bá văn hoá mà vô văn hoá, hay
dân dã bảo ăn nói như thằng mất dạy, còn được tung hô, thì muốn nhanh cũng phải
từ từ.
Từ từ vá víu cái phông thủng, dùng tạm.