Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

ĐỪNG LÀM NHỤC ÔNG ĐỨC



- Theo chị, ông Ba Dũng có liiện lụy gì nếu Bầu Đức phá sản ? Tôi tin vào sự trung trực của chị. (Tuan Tran Hau).
- HAGL hiện nợ các ngân hàng hơn 27 nghìn tỷ đồng,  trong đó hơn 8 ngàn tỷ đáo hạn, phải trả trong năm nay.
Lưu ý: Gần 14 ngàn tỷ (hơn 50%) là vay trái phiếu. Một hình thức vay nhanh với lãi xuất rất thấp.
Hiện tại, 3 ngân hàng HAGL có khoản vay lớn nhất là 1. BIDV gần 11 ngàn tỷ. 2.  Eximbank gần 4 ngàn tỷ. 3. VP Bank 2.800 tỷ.
Theo LS Đinh Thế Hưng: Điều 18 Quy chế cho vay 1627:  1. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, 2. Chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn trên khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.
Thứ nhất: Quy định không được cho vay vượt quá 15% vốn tự có là quy định “chết ngay” nếu vi phạm, sẽ không có bất kì một ông bà chủ hay CEO ngân hàng nào dám thò bút kí. Họ sẽ không  đằng thẳng làm điều đó mà sẽ lách luật để tránh khoản 2. Lách thế nào, lại là một câu chuyện dài, vừa đậm tính chuyên môn sâu của ngân hàng, vừa hấp dẫn như tiểu thuyết trinh thám dẫu ông   Conan Doyle có đội mồ sống dậy, cũng không lột tả được sự bí hiểm hấp dẫn. 
Như vậy, thậm chí Thủ tướng có muốn, cũng khó mà "họ" cho được liên can.
Thứ nhì: Việc HAGL đang mất thanh khoản nặng là có thật nhưng cũng đừng quên, tất cả các khoản vay của họ đều có thế chấp. Việc mất thanh khoản này  cực kì bình thường trong nền kinh tế tự do- chữ chính xác mà chúng ta lâu nay trại ra thành kinh tế thị trường.
Nhận định của tôi, khả năng phá sản của ông Đức là bằng 0. Tuy nhiên, truyền thông bâu lại hội đồng họ như đang và sẽ, khéo lại chết thật, chả đùa.
Tôi từng đánh giá trên blog này, media là khâu tồi tệ nhất của HAGL. Cái cách đưa tin về ông như hiện nay, ko rõ vô tình hay hữu ý, tựu như làm nhục ông ấy. Với những gì ông mang lại cho hàng chục vạn công nhân ông, cho vị thế đất nước này trên trường quốc tế dù ở quy mô hẹp, rất xứng đáng để chúng ta kính trọng.
Thứ ba: Việc truyền thông đưa ra hàng tá “hồi môn khốn khó” của nhiệm kì trước nhằm khuyếch trương nhiệm kì sau là bài học cũ vẹt trong làng báo. Chỉ khác trước đây, giờ nó không còn vô tư miễn phí nữa.
Trừ khi họ vi phạm pháp luật có bằng chứng, không một nền báo chí nào khơi khơi đánh vào doanh nghiệp. Bởi ngay cả khi phải phục vụ cho sân sau của một nhóm chính giới, h cũng không bao giờ chọn cách cướp đi miếng cơm hẩm của người lao động, như Việt nam.